Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

Bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột ở gà thịt do vi khuẩn Clostridium perfringens typ C (Gram +) gây ra dưới mọi hình thức chăn nuôi. Đây là bệnh khá nguy hiểm và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời và thích hợp.

Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà nhưng thường gặp nhất là sau 3 tuần tuổi trở lên. Clostridium perfingens là một loại vi khuẩn yếm khí sống trong đường ruột và ít gây gệnh cho gà nếu không có các yếu tố thúc đẩy như: Cầu trùng, rối loạn tiêu hóa, giun sán, thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn bị ôi thiu,… Bệnh làm giảm khả năng tăng trọng của gà. Tỷ lệ chết 4 – 8%.

viem-ruot-hoai-tu.png

Triệu chứng bệnh:

  • Clostrium perfringens thường cư trú trong đường ruột, gây biến đổi làm tăng pH ruột và giảm hàm lượng ôxy trong các khu vực này. Đôi khi, bệnh viêm ruột hoại tử trên gà gây hiện tượng xuất huyết qua thành ruột. Bệnh xảy ra ở thể cấp tính với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Bệnh có tính dịch địa phương và thường xảy ra ở đàn thịt 4 – 8 tuần tuổi.
  • Bệnh xảy ra với thể cấp tính và thể mãn tính. Gà bị bệnh giảm ăn, chậm chạp, ỉa phân khô có màu đen, đôi khi có lẫn máu và nhầy gần giống như triệu chứng của bệnh cầu trùng.
  • Gà hay nằm sấp, gục đầu, xõa cánh, không thể tự đứng và không thể đi lại được. Tỷ lệ chết 5 – 25%.
  • Trong thể mãn tính triệu chứng lâm sàng không điển hình. Gà chậm lớn, giảm cân, trong khi vẫn ăn uống bình thường và bị chết do gầy.
Bệnh tích

Khi mổ khám gà có các bệnh tích sau:

  • Xác gầy ốm;
  • Niêm nạc ruột non sưng phồng, viêm, xuất huyết;
  • Trong ruột niêm mạc sưng có dịch màu xanh sau chuyển sang mà nâu. Giai đoạn cuối có chất bựa màu xanh hoặc nâu phủ trên niêm nạc ruột. Lớp phủ này mỏng và bóc ra dễ dàng;
  • Tổn thương ở đường tiêu hóa có khác nhau. Đặc biệt ở phần ruột già, chất chứa trong đường tiêu hóa có màu đậm, dính chặt và thối;
  • Bệnh viêm loét kéo dài có thể gây thủng ruột, phân tràn ra ngoài gây viêm dính phúc mạc.
viem-ruot-hoai-tu-ga.jpg

Viêm ruột hoại tử từ nhẹ đến nặng​
Cách phòng bệnh:


– Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thức ăn, nước uống.

– Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách thường xuyên bổ sung các vitamin, axit amin, khoáng… cần thiết. Nâng cao sức đề kháng của gia cầm, hạn chế stress, chống nắng nóng bằng cách hòa nước điện giải Gluco K-C, vitamin.

– Sử dụng khẩu phần ăn chứa hàm lượng protein thấp hoặc có nguồn protein dễ tiêu hóa kết hợp với các enzyme, men vi sinh, chế phẩm sinh học sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trong đường ruột.

– Không nên cho gà ăn những thức ăn có kích thước hạt khác có độ đồng đều không cao, thức ăn bị nhiễm nấm mốc và sản sinh độc tố. Đặc biệt, hạn chế thay đổi khẩu phần ăn và phương thức cho ăn một cách đột ngột.

– Khi nuôi phải tuân thủ quy trình an toàn sinh học, diệt cầu trùng khi gà 3 – 5 ngày tuổi.

Hướng dẫn chữa trị:
IMG_7209 11111111111-Recovered.jpg

Cần tiến hành chữa trị cho gà kịp thời. ( ảnh: Gà ta thả vườn công ty Cao Khanh)​
Tiến hành tách riêng những con bị bệnh. Cho gà ăn những thức ăn dễ tiêu hóa. Một số thuốc được khuyến cáo điều trị hiệu quả nhất khi được trộn vào thức ăn: Oxytetra-cycline dehydrate (OTC 50%) hoặc Doxy-cycline Hydrochloride, Amoxicillin…

Người nuôi có thể tham khảo một số phác đồ điều trị sau:

– Phác đồ 1: Trộn LINCO 25% vào thức ăn theo liều 1 g/4 lít nước uống tương đương 1 g/15 – 20 kg thể trọng kết hợp bổ trợ bù nước và điện giải bằng điện giải Gluco K-C 2 g/lít nước tương đương 100 g/50 kg thức ăn trong 3 – 5 ngày.

– Phác đồ 2: Trộn CHLOTETRA liều 1 g/4 – 6 kg thể trọng vào thức ăn hoặc hòa nước uống 1 g/ 1 lít nước uống kết hợp hòa Gluco K-C 2 g/lít nước trong 3 – 5 ngày. – Phác đồ 3: Trộn SULFATRIMIX vào thức ăn 1 g/2 lít nước uống, tương đương 3 – 4 kg thể trọng kết hợp Gluco K-C liều 2 g/lít nước uống tương đương 1 g/6 – 8 kg thể trọng.
 




Back
Top