Theo tiến sĩ Ashley Peterson, phó chủ tịch khoa học và công nghệ, Hội Đồng Chăn Nuôi Gà Quốc Gia Hoa Kì, người tiêu dùng trên thế giới vẫn còn rất mù mờ về các khái niệm chăn nuôi gà thịt không kháng sinh.
Tại Hội Nghị CEVA về Kháng Sinh Thú Y Trên Gia Cầm vừa qua, các chuyên gia đã nêu ra và phân tích những khía cạnh, quan điểm khác nhau về chủ đề này (chăn nuôi gia cầm không sử dụng kháng sinh).
Ngày nay, ngành chăn nuôi và ngành cung cấp thịt nói chung gặp nhiều khó khăn vì những vấn đề liên quan đến chăn nuôi gia cầm an toàn, không sử dụng kháng sinh và áp lực của dư luận lên nó.
Theo ước tính của các chuyên gia, có đến 20% sản lượng của ngành chăn nuôi bị hao hụt do dịch bệnh. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải tăng cường bảo vệ nguồn đạm của mình. Thế nhưng, làm sao bảo vệ nó mà không cần dùng kháng sinh?
Chăn nuôi không kháng sinh là chủ đề chính trong phiên thảo luận đầu tiên của Hội Nghị CEVA Về Kháng Sinh Thú Y Trên Gia Cầm được tổ chức vào ngày 14 tháng 3 tại Barcelona, Tây Ban Nha. Tiến sĩ Ashley Peterson, phó chủ tịch khoa học và công nghệ của Hội Đồng Chăn Nuôi Gà Quốc Gia (NCC) đã có bài trình bày về quan điểm của Hoa Kì trong vấn đề này.
Có một điều đáng lưu ý là NCC đại diện cho tiếng nói của hơn 95% tổng sản lượng gia cầm sản xuất trong nước và hơn 22% sản lượng xuất khẩu. Ý kiến của họ chính là tiếng nói mạnh nhất trong ngành.
1. Sản Phẩm Gà Không Kháng Sinh Và Áp Lực Từ Thị Trường
Hiện nay 10 - 15% số gà được sản xuất tại Mỹ là gà không kháng sinh, 40% là gà sử dụng kháng sinh hạn chế. Ngành chăn nuôi không kháng sinh (ABF), hay "hoàn toàn không sử dụng kháng sinh" (NAE - no antibiotics ever) cũng có thể có rủi ro về dịch bệnh và sức khoẻ, nhưng sản phẩm được bán theo những kênh hoàn toàn khác.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều từ ngữ mang ý nghĩa về ngành chăn nuôi không kháng sinh trên thị trường, nhưng theo tiến sĩ Peterson thì "Trên thị trường, nếu như thấy sản phẩm gà không được dán nhãn hiệu "không kháng sinh" thì người tiêu dùng sẽ mặc nhiên hiểu rằng "vậy là có sử dụng kháng sinh". Điều này hoàn toàn không đúng."
Tiến sĩ Peterson cũng đã đưa ra câu hỏi rằng, trong số các bên liên đới - chẳng hạn như người tiêu dùng, nhà làm luật/chính phủ, kênh bán lẻ, doanh nghiệp - thì ai là người có tiếng nói quan trọng nhất trong ngành? Bởi vì rõ ràng rằng ngành chăn nuôi gà đang chịu áp lực từ phía người tiêu dùng và đang cố đưa ra những giải pháp để điều chỉnh theo hướng đó, thậm chí khi những giải pháp đó chưa đủ dữ liệu khoa học cũng như đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế.
Thêm một điểm quan trọng nữa là hầu hết các loại kháng sinh đang được dùng trong chăn nuôi không nằm trong danh mục thuốc dành cho người, và cũng không phải là kháng sinh tăng trọng (AGP) cho người.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cứ thấy: "Ngày càng có nhiều công ty muốn đăng kí chứng nhận chăn nuôi không sử dụng kháng sinh."
Có một điều cần phải lưu ý, rằng khi thị trường có đầy rẫy các thuật ngữ, mà những thuật ngữ đó lại khác nhau đủ kiểu, thì người tiêu dùng sẽ bị rối, và cuối cùng sẽ dẫn đến sự "lờn thuốc". Ví dụ, theo một nghiên cứu mới đây của NCC, người tiêu dùng tin rằng nhà sản xuất sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi "bởi vì người ta muốn hành hạ động vật, hay muốn chúng tăng trưởng nhanh hơn", thực tế rõ ràng không phải như vậy.
2. Gà Không Kháng Sinh Có Bắt Buộc Phải Là Gà Không Kháng Sinh 100%?
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn nói về vấn đề này, đó là khi con gà bị bệnh thì bắt buộc người quản lý phải cho tiêm kháng sinh, vì đó là đạo đức và an sinh động vật.
Theo tiến sĩ Peterson tác động của việc giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi có bốn yếu tố chính, đó là:
+ Tỷ lệ chết
+ Ngày xuất chuồng (chu kì chăn nuôi)
+ Khoảng nghỉ giữa hai đợt nuôi
+ Mật độ nuôi
Cũng theo tiến sĩ Peterson, cứ mỗi trại chăn nuôi chuyển sang hình thức nuôi không kháng sinh thì mỗi năm sẽ có thêm 300 người không có thịt gà để ăn. Mặc dù vậy nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua yếu tố bền vững và an sinh động vật, bởi vì chuồng gà nuôi mật độ cao thì sẽ sinh ra độ ẩm cao và sinh dịch bệnh, chẳng hạn như bệnh viêm hoại tử đường tiêu hoá (necrotic enteritis)
3. Vậy thì xu hướng tương lai của ngành chăn nuôi gà không kháng sinh là gì?
Có ba vấn đề chủ đạo sau: việc sử dụng vaccine bệnh cầu trùng (coccidiosis), nghiên cứu sản xuất ra các loại kháng sinh thay thế và dùng vaccine thay vì kháng sinh; và ba điều này có nghĩa là "chúng ta cần phải có nhiều phát minh hơn trong ngành thú y".
Các chuyên gia đầu ngành đang phân tích mổ xẻ những bí quyết của mô hình chăn nuôi gà không kháng sinh thành công. Gợi ý: Không có bí quyết nào cả - thành công chủ yếu dựa trên sự chấp hành nghiêm túc các giá trị cơ bản của ngành chăn nuôi.
Nếu có bí quyết đi chăng nữa, thì trong hầu hết các trường hợp, đều là những cách chăn nuôi cũ, nhưng được thực hành tốt hơn so với trước kia. Khi người chăn nuôi kết hợp những biện pháp có thể áp dụng đồng nhất như sử dụng prebiotics, probiotics và các axit hữu cơ để tạo thành một công thức thực hành tốt thì sẽ đảm bảo năng suất cao trong chăn nuôi không kháng sinh.
Ha Thu
Đại diện Tổng Biên Tập
Tạp chí Asian Agribiz Magazine
Chuyên Ngành: Thị trường Thịt, Chăn Nuôi Châu Á
Mobile: _84.988.692.338
Email: corazondehathu@gmail.com
http://www.asian-agribiz.com/
Tại Hội Nghị CEVA về Kháng Sinh Thú Y Trên Gia Cầm vừa qua, các chuyên gia đã nêu ra và phân tích những khía cạnh, quan điểm khác nhau về chủ đề này (chăn nuôi gia cầm không sử dụng kháng sinh).
Ngày nay, ngành chăn nuôi và ngành cung cấp thịt nói chung gặp nhiều khó khăn vì những vấn đề liên quan đến chăn nuôi gia cầm an toàn, không sử dụng kháng sinh và áp lực của dư luận lên nó.
Theo ước tính của các chuyên gia, có đến 20% sản lượng của ngành chăn nuôi bị hao hụt do dịch bệnh. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải tăng cường bảo vệ nguồn đạm của mình. Thế nhưng, làm sao bảo vệ nó mà không cần dùng kháng sinh?
Chăn nuôi không kháng sinh là chủ đề chính trong phiên thảo luận đầu tiên của Hội Nghị CEVA Về Kháng Sinh Thú Y Trên Gia Cầm được tổ chức vào ngày 14 tháng 3 tại Barcelona, Tây Ban Nha. Tiến sĩ Ashley Peterson, phó chủ tịch khoa học và công nghệ của Hội Đồng Chăn Nuôi Gà Quốc Gia (NCC) đã có bài trình bày về quan điểm của Hoa Kì trong vấn đề này.
Có một điều đáng lưu ý là NCC đại diện cho tiếng nói của hơn 95% tổng sản lượng gia cầm sản xuất trong nước và hơn 22% sản lượng xuất khẩu. Ý kiến của họ chính là tiếng nói mạnh nhất trong ngành.
1. Sản Phẩm Gà Không Kháng Sinh Và Áp Lực Từ Thị Trường
Hiện nay 10 - 15% số gà được sản xuất tại Mỹ là gà không kháng sinh, 40% là gà sử dụng kháng sinh hạn chế. Ngành chăn nuôi không kháng sinh (ABF), hay "hoàn toàn không sử dụng kháng sinh" (NAE - no antibiotics ever) cũng có thể có rủi ro về dịch bệnh và sức khoẻ, nhưng sản phẩm được bán theo những kênh hoàn toàn khác.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều từ ngữ mang ý nghĩa về ngành chăn nuôi không kháng sinh trên thị trường, nhưng theo tiến sĩ Peterson thì "Trên thị trường, nếu như thấy sản phẩm gà không được dán nhãn hiệu "không kháng sinh" thì người tiêu dùng sẽ mặc nhiên hiểu rằng "vậy là có sử dụng kháng sinh". Điều này hoàn toàn không đúng."
Tiến sĩ Peterson cũng đã đưa ra câu hỏi rằng, trong số các bên liên đới - chẳng hạn như người tiêu dùng, nhà làm luật/chính phủ, kênh bán lẻ, doanh nghiệp - thì ai là người có tiếng nói quan trọng nhất trong ngành? Bởi vì rõ ràng rằng ngành chăn nuôi gà đang chịu áp lực từ phía người tiêu dùng và đang cố đưa ra những giải pháp để điều chỉnh theo hướng đó, thậm chí khi những giải pháp đó chưa đủ dữ liệu khoa học cũng như đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế.
Thêm một điểm quan trọng nữa là hầu hết các loại kháng sinh đang được dùng trong chăn nuôi không nằm trong danh mục thuốc dành cho người, và cũng không phải là kháng sinh tăng trọng (AGP) cho người.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cứ thấy: "Ngày càng có nhiều công ty muốn đăng kí chứng nhận chăn nuôi không sử dụng kháng sinh."
Có một điều cần phải lưu ý, rằng khi thị trường có đầy rẫy các thuật ngữ, mà những thuật ngữ đó lại khác nhau đủ kiểu, thì người tiêu dùng sẽ bị rối, và cuối cùng sẽ dẫn đến sự "lờn thuốc". Ví dụ, theo một nghiên cứu mới đây của NCC, người tiêu dùng tin rằng nhà sản xuất sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi "bởi vì người ta muốn hành hạ động vật, hay muốn chúng tăng trưởng nhanh hơn", thực tế rõ ràng không phải như vậy.
2. Gà Không Kháng Sinh Có Bắt Buộc Phải Là Gà Không Kháng Sinh 100%?
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn nói về vấn đề này, đó là khi con gà bị bệnh thì bắt buộc người quản lý phải cho tiêm kháng sinh, vì đó là đạo đức và an sinh động vật.
Theo tiến sĩ Peterson tác động của việc giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi có bốn yếu tố chính, đó là:
+ Tỷ lệ chết
+ Ngày xuất chuồng (chu kì chăn nuôi)
+ Khoảng nghỉ giữa hai đợt nuôi
+ Mật độ nuôi
Cũng theo tiến sĩ Peterson, cứ mỗi trại chăn nuôi chuyển sang hình thức nuôi không kháng sinh thì mỗi năm sẽ có thêm 300 người không có thịt gà để ăn. Mặc dù vậy nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua yếu tố bền vững và an sinh động vật, bởi vì chuồng gà nuôi mật độ cao thì sẽ sinh ra độ ẩm cao và sinh dịch bệnh, chẳng hạn như bệnh viêm hoại tử đường tiêu hoá (necrotic enteritis)
3. Vậy thì xu hướng tương lai của ngành chăn nuôi gà không kháng sinh là gì?
Có ba vấn đề chủ đạo sau: việc sử dụng vaccine bệnh cầu trùng (coccidiosis), nghiên cứu sản xuất ra các loại kháng sinh thay thế và dùng vaccine thay vì kháng sinh; và ba điều này có nghĩa là "chúng ta cần phải có nhiều phát minh hơn trong ngành thú y".
Các chuyên gia đầu ngành đang phân tích mổ xẻ những bí quyết của mô hình chăn nuôi gà không kháng sinh thành công. Gợi ý: Không có bí quyết nào cả - thành công chủ yếu dựa trên sự chấp hành nghiêm túc các giá trị cơ bản của ngành chăn nuôi.
Nếu có bí quyết đi chăng nữa, thì trong hầu hết các trường hợp, đều là những cách chăn nuôi cũ, nhưng được thực hành tốt hơn so với trước kia. Khi người chăn nuôi kết hợp những biện pháp có thể áp dụng đồng nhất như sử dụng prebiotics, probiotics và các axit hữu cơ để tạo thành một công thức thực hành tốt thì sẽ đảm bảo năng suất cao trong chăn nuôi không kháng sinh.
Ha Thu
Đại diện Tổng Biên Tập
Tạp chí Asian Agribiz Magazine
Chuyên Ngành: Thị trường Thịt, Chăn Nuôi Châu Á
Mobile: _84.988.692.338
Email: corazondehathu@gmail.com
http://www.asian-agribiz.com/