Những năm gần đây, ốc bươu vàng đã thật sự là một trong những loài dịch hại quan trọng nhất cho nghề sản xuất lúa ở nước ta. Theo số liệu của Dự án "Tổng hợp dịch hại ốc bươu vàng trên cây lúa Việt Nam” thì OBV đã xuất hiện ở khắp nơi, đặc biệt là khu vực ĐBSCL.
Ở ĐBSCL sau khi thu hoạch lúa hè thu, ruộng bị ngập nước và mùa lũ thường kéo dài vài tháng. Trong mùa lũ nguồn sinh vật phù du và các thức ăn khác cho OBV rất phong phú nên chúng sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Trung bình sau mùa lũ, mỗi ha ruộng sau khi bơm nước ra để làm lúa đông xuân bắt được cả tấn ốc lớn, còn số ốc con thì nhiều vô kể. Lượng trứng ốc thu được trên bờ ruộng suốt vụ cũng phải vài chục kg.
Sau khi sạ lúa đông xuân, ở những chỗ trũng trong ruộng, nếu không diệt được hết OBV thì chúng sẽ ăn sạch lúa. Qua nhiều vụ bà con nông dân trồng lúa cho biết mỗi ha trung bình phải cấy dặm 1,0-1,5 công đất, chi phí gần 2 triệu đ/ha. Một đặc điểm nguy hại của OBV là khi ăn lúa chúng tiết ra một loại chất nhầy bám vào vết cắn và làm cho cây lúa không thể ra đọt và hồi phục được nên nhiều chân ruộng phải cấy tới 2-3 lần.
Các biện pháp mà nông dân thường sử dụng để quản lý OBV là bắt bằng tay, đào rãnh cho nước chảy và để ốc dồn đến và bắt, thu gom trứng ốc, thả vịt cho chúng ăn ốc nhỏ và trứng ốc, nuôi cá tôm bằng ốc, sử dụng các loại thuốc hóa học. Trước đây rất ít người biết dùng OBV để nuôi gia cầm và thủy sản, nhưng đến nay thì việc dùng OBV để nuôi vịt đẻ và tôm cá trong mùa lũ là rất phổ biến.
Theo anh Phạm Văn Tâm (P. Trà Nóc, TP. Cần Thơ) bước đầu cho các loài cá nuôi như cá tra, cá trê, tôm càng xanh ăn thử OBV thấy cá ăn nhiều mà lại mau lớn nên nhiều nông dân nuôi cá ở Trà Nóc chuyển hẳn nguồn thức ăn cho cá từ cá tạp, cám, thức ăn công nghiệp sang ăn OBV. Mấy năm trước anh Tâm nuôi cá bằng OBV đã rất thành công. Gần đây anh chuyển hẳn vuông với diện tích hơn 4 ha sang nuôi tôm càng xanh. Trong vòng 1 tháng đầu, khi tôm còn nhỏ cho tôm ăn bằng thức ăn tổng hợp. Từ tháng thứ hai trở đi anh kết hợp cho tôm ăn thêm bằng OBV và giảm bớt khẩu phần thức ăn công nghiệp.
Trong vuông tôm của anh Tâm có đặt nhiều tấm vèo rải rác để kiểm tra lượng thức ăn của tôm và theo dõi tiến trình phát triển của tôm. Vụ tôm vừa rồi mỗi ngày anh Tâm phải cho tôm ăn 50 kg thức ăn công nghiệp và 300 kg ốc thịt. Qua kết quả theo dõi của anh thì từ khi cho tôm ăn OBV thấy tôm phát triển rất tốt và lượng ốc mà tôm tiêu thụ mỗi ngày một tăng. Lượng OBV tiêu thụ mỗi ngày là gần một tấn ốc vỏ (khoảng 3 kg ốc vỏ thì được 1 kg ốc thịt). Vụ tôm năm ngoái anh dùng hết khoảng 25 tấn ốc cho việc nuôi tôm.
Anh Hai Phước, một chủ đại lý OBV ở chợ Thới Long cho biết mỗi ngày lượng OBV được tiêu thụ cho chăn nuôi khoảng vài tấn. Nếu để lượng ốc này tự do sinh đẻ qua mùa lũ thì số lượng ốc trong vụ lúa đông xuân sẽ gấp bội phần. Người dân khi sạ lúa cũng sẽ phải tốn rất nhiều công sức và một lượng thuốc hóa học rất lớn để diệt chúng, lúc ấy sẽ rất tốn kém và gây ô nhiễm môi trường.
Tuy việc bắt OBV trong mùa lũ rất dễ dàng nhưng với lượng lớn như thế gia đình anh cũng không đủ nhân công để thực hiện và mỗi ngày anh đặt mua thêm 200 kg ốc thịt nữa với giá 2.000-3.000 đ/kg (ốc đã lột vỏ). Nếu không cho ăn bằng OBV mà chỉ dùng thức ăn công nghiệp thì mỗi ngày anh cũng phải tốn gần 100 kg (giá 15.000 đ/kg), như thế mỗi ngày anh Tâm cũng tiết kiệm được vài trăm ngàn từ việc dùng OBV để nuôi tôm.
Anh Lê Văn Thức Thức ở huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) nuôi 200 con vịt đẻ, hàng ngày anh ra đồng bắt 2 bao ốc để nuôi vịt. Vịt đẻ rất thích ăn ốc, trên cánh đồng mà có vài ngàn con vịt thả từ nay đến khi xuống giống thì sẽ không phải sử dụng đến thuốc để diệt ốc. Vịt ăn ốc tỷ lệ trứng rất cao, trung bình mỗi ngày anh Thức thu 190 quả trứng, bỏ mối với giá 1.700 đ/trứng thu trên 300.000 đồng. Nếu không có nguồn OBV thì anh phải mất 2 bao lúa cho vịt ăn hàng ngày mà lượng trứng thu không được như trên. Ngoài ra anh Thức còn bắt ốc để bán cho những chủ vuông tôm càng xanh, người nuôi cá, vịt đẻ khác.
Việc sử dụng OBV để nuôi tôm càng xanh và vịt đẻ đã đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân lúc nông nhàn là giảm được tiền mua thức ăn cho chúng mỗi ngày, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động vào mùa lũ. Nhưng đấy chỉ là cái lợi trước mắt mà cái lợi lớn hơn nhiều là sẽ giảm được một áp lực rất lớn do OBV gây ra cho vụ lúa đông xuân.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Ở ĐBSCL sau khi thu hoạch lúa hè thu, ruộng bị ngập nước và mùa lũ thường kéo dài vài tháng. Trong mùa lũ nguồn sinh vật phù du và các thức ăn khác cho OBV rất phong phú nên chúng sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Trung bình sau mùa lũ, mỗi ha ruộng sau khi bơm nước ra để làm lúa đông xuân bắt được cả tấn ốc lớn, còn số ốc con thì nhiều vô kể. Lượng trứng ốc thu được trên bờ ruộng suốt vụ cũng phải vài chục kg.
Sau khi sạ lúa đông xuân, ở những chỗ trũng trong ruộng, nếu không diệt được hết OBV thì chúng sẽ ăn sạch lúa. Qua nhiều vụ bà con nông dân trồng lúa cho biết mỗi ha trung bình phải cấy dặm 1,0-1,5 công đất, chi phí gần 2 triệu đ/ha. Một đặc điểm nguy hại của OBV là khi ăn lúa chúng tiết ra một loại chất nhầy bám vào vết cắn và làm cho cây lúa không thể ra đọt và hồi phục được nên nhiều chân ruộng phải cấy tới 2-3 lần.
Các biện pháp mà nông dân thường sử dụng để quản lý OBV là bắt bằng tay, đào rãnh cho nước chảy và để ốc dồn đến và bắt, thu gom trứng ốc, thả vịt cho chúng ăn ốc nhỏ và trứng ốc, nuôi cá tôm bằng ốc, sử dụng các loại thuốc hóa học. Trước đây rất ít người biết dùng OBV để nuôi gia cầm và thủy sản, nhưng đến nay thì việc dùng OBV để nuôi vịt đẻ và tôm cá trong mùa lũ là rất phổ biến.
Theo anh Phạm Văn Tâm (P. Trà Nóc, TP. Cần Thơ) bước đầu cho các loài cá nuôi như cá tra, cá trê, tôm càng xanh ăn thử OBV thấy cá ăn nhiều mà lại mau lớn nên nhiều nông dân nuôi cá ở Trà Nóc chuyển hẳn nguồn thức ăn cho cá từ cá tạp, cám, thức ăn công nghiệp sang ăn OBV. Mấy năm trước anh Tâm nuôi cá bằng OBV đã rất thành công. Gần đây anh chuyển hẳn vuông với diện tích hơn 4 ha sang nuôi tôm càng xanh. Trong vòng 1 tháng đầu, khi tôm còn nhỏ cho tôm ăn bằng thức ăn tổng hợp. Từ tháng thứ hai trở đi anh kết hợp cho tôm ăn thêm bằng OBV và giảm bớt khẩu phần thức ăn công nghiệp.
Trong vuông tôm của anh Tâm có đặt nhiều tấm vèo rải rác để kiểm tra lượng thức ăn của tôm và theo dõi tiến trình phát triển của tôm. Vụ tôm vừa rồi mỗi ngày anh Tâm phải cho tôm ăn 50 kg thức ăn công nghiệp và 300 kg ốc thịt. Qua kết quả theo dõi của anh thì từ khi cho tôm ăn OBV thấy tôm phát triển rất tốt và lượng ốc mà tôm tiêu thụ mỗi ngày một tăng. Lượng OBV tiêu thụ mỗi ngày là gần một tấn ốc vỏ (khoảng 3 kg ốc vỏ thì được 1 kg ốc thịt). Vụ tôm năm ngoái anh dùng hết khoảng 25 tấn ốc cho việc nuôi tôm.
Anh Hai Phước, một chủ đại lý OBV ở chợ Thới Long cho biết mỗi ngày lượng OBV được tiêu thụ cho chăn nuôi khoảng vài tấn. Nếu để lượng ốc này tự do sinh đẻ qua mùa lũ thì số lượng ốc trong vụ lúa đông xuân sẽ gấp bội phần. Người dân khi sạ lúa cũng sẽ phải tốn rất nhiều công sức và một lượng thuốc hóa học rất lớn để diệt chúng, lúc ấy sẽ rất tốn kém và gây ô nhiễm môi trường.
Tuy việc bắt OBV trong mùa lũ rất dễ dàng nhưng với lượng lớn như thế gia đình anh cũng không đủ nhân công để thực hiện và mỗi ngày anh đặt mua thêm 200 kg ốc thịt nữa với giá 2.000-3.000 đ/kg (ốc đã lột vỏ). Nếu không cho ăn bằng OBV mà chỉ dùng thức ăn công nghiệp thì mỗi ngày anh cũng phải tốn gần 100 kg (giá 15.000 đ/kg), như thế mỗi ngày anh Tâm cũng tiết kiệm được vài trăm ngàn từ việc dùng OBV để nuôi tôm.
Anh Lê Văn Thức Thức ở huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) nuôi 200 con vịt đẻ, hàng ngày anh ra đồng bắt 2 bao ốc để nuôi vịt. Vịt đẻ rất thích ăn ốc, trên cánh đồng mà có vài ngàn con vịt thả từ nay đến khi xuống giống thì sẽ không phải sử dụng đến thuốc để diệt ốc. Vịt ăn ốc tỷ lệ trứng rất cao, trung bình mỗi ngày anh Thức thu 190 quả trứng, bỏ mối với giá 1.700 đ/trứng thu trên 300.000 đồng. Nếu không có nguồn OBV thì anh phải mất 2 bao lúa cho vịt ăn hàng ngày mà lượng trứng thu không được như trên. Ngoài ra anh Thức còn bắt ốc để bán cho những chủ vuông tôm càng xanh, người nuôi cá, vịt đẻ khác.
Việc sử dụng OBV để nuôi tôm càng xanh và vịt đẻ đã đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân lúc nông nhàn là giảm được tiền mua thức ăn cho chúng mỗi ngày, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động vào mùa lũ. Nhưng đấy chỉ là cái lợi trước mắt mà cái lợi lớn hơn nhiều là sẽ giảm được một áp lực rất lớn do OBV gây ra cho vụ lúa đông xuân.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: