bồ câu lại bị ốm chết :(

  • Thread starter phuonglinhdao
  • Ngày gửi
bồ câu nhà e sau gần 1 tháng bị đi ỉa, chữa đủ mọi loại thuốc thì chỉ còn da bọc xương. 2 hôm nay thấy nó ỉa đỡ nước nhưng lại lười ăn, lim rim mắt, xù lông. e lôi ra tiêm cho 2ml kháng thể hanvet nó lăn quay ra chết luôn các bác ạ :( khổ thân con chim to lớn oai vệ thế mà 1 mũi tiêm chết luôn. con vợ nó thì đang ấp trứng sắp đến ngày nở rồi, ko biết mất chồng nó có còn ấp tiếp ko nữa.
chim nhà e thế là bị bệnh gì hở các bác? còn 1 con nữa cũng tình trạng tương tự, e tiêm hanvet thì ko chết nhưng cũng đang lơ đơ. buồn quá.
 


Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Chào bạn! Chia buồn với bạn nhé!
Quan điểm trong nhân y hay thú y cũng vậy. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi thời tiết thay đổi, đổi cám,.... hay bất kỳ yếu tố stress nào khác người chăn nuôi cần cho vật nuôi uống điện giải, thuốc bổ, kháng sinh liều phòng,... Chim của bạn mà bị bệnh thì cách ly con đó ra, điều trị 5 ngày 1 liệu trình không đỡ thì đổi thuốc điều trị tiếp. Nếu vẫn không tiến triển thì "làm lễ tiễn đưa" không thương tiếc. Các con khỏe còn lại cho dùng thuốc phòng. Khi mua chim đực ở nơi khác về bạn cho nuôi khu riêng 1 tuần rồi hãy cho tiếp xúc với con khác.
Chăn nuôi cũng có chút duyên, chút may mắn, hehe có thể bạn sắp gặp chúng trong tương lai.:anggry:
 


bồ câu mà đi phân nước khó trị lắm bạn ơi,mình có 1 em bị mà trị hơn tháng trời cũng không khỏi,thuốc thì cho uống tùm lum,chít tè le mà cũng không xong,cuối cùng đem ra cho người ta hầm thuốc bắc ( chứ thịt nó dai lắm rùi )
con nào bệnh bác phải cách ly em nó ra,chứ để lây cả đàn mệt lắm,mà chổ của bác sạch sẽ thế kia mà chim dễ bệnh vậy,xem lại nguồn nước,mình nuôi đc 30 đôi mà cả tháng mới dọn 1 lần:wacko: chim vẫn không sao.
ánh sáng mặt trời cũng quang trọng không kém đâu nhé.
vài lời chia sẽ cùng bác..........

ẹc bác tiêm chích cho nó đủ kiểu rồi mà còn mang cho người ta hầm thuốc bắc sao? ác quá :D

Streptomycine là thuốc tây, chỉ 5k/lọ + 1 lộ nước cất 5ml 1K nữa. Với con chó 10kg mình mới tiêm 1cc/5cc, với Bồ Câu thì không biết thế nào???

thế thì thôi mình ko dám dùng đâu, có khi tiêm xong lại thành giết nó thì tội lắm

--------

e có 1 đôi bồ câu hôm nay là ấp được 18 ngày kể từ ngày quá trứng thứ hai ra đời, thế mà ko hiểu sao nó mổ vỏ từ hôm kia mà đến trưa nay vẫn chưa đạp vỏ ra được. e đánh liều bóc nó ra thì máu be bét và phần đít nó vẫn chưa phát triển hết, như là vẫn còn một chút lòng đỏ. đã bóc thì bóc cho trót e bóc hết ra, khổ thân 20 phút sau nó lạnh dần. thế là sao nhỉ? bình thường chỉ 16 ngày là mổ vỏ, 17 ngày là nở rồi cơ mà?
 
Last edited by a moderator:
khổ thân 20 phút sau nó lạnh dần.

Nếu nó lạnh dần thì bạn làm ấm cho nó bằng cách bỏ vào nồi nước sôi tầm 5 phút, sau đó vớt ra.
Dùng răng nghiền nát rồi đưa vào bụng tiếp tục sưởi ấm cho nó, nếu có thể, bạn cho thêm vào chút rượu nữa, càng ấm hơn.
Rất tuyệt, sau 7 lần 7 là 49 ngày, nó sẽ đầu thai lại, rất khỏe mạnh ?!:huh:
 
chim nhà mình rất hay bị thế, chẳng hiểu lý do làm sao nữa. ko biết có phải do tay nuôi hay ko. mình thấy cạnh nhà mình có 1 anh nuôi 5 đôi ở trong diện tích 4m2, thế mà chúng vẫn đẻ bt, con nào con ấy béo ú, chẳng bệnh tật bao jo (chỉ thi thoảng mổ nhau một tý). thế mà tại sao mình nuôi đúng kỹ thuật, cho ăn uống đầy đủ, chuồng trại rộng rãi thoáng mát mà tại sao chim luôn bị ốm? từ khi nuôi đén giờ mình bị chết nhiều lắm rồi. 2 đôi chim ta non, 2 đôi chim pháp non và cả một đàn chim pháp già. hức hức

Lý do loanh quanh luẩn quẩn từ đầu vẫn chỉ là bệnh đường ruột .Con này bị thải bệnh ra môi trường ... rồi lại đến con khác ... Đọc phần lớn các chủ đề bệnh tật của chim nhà bạn chốt lại vẫn chỉ dính bệnh tiêu hóa

Có thể bạn mua phải giống chim có dính bệnh từ nhỏ , hoặc chim non bạn mua ở chợ sức đề kháng yếu ... Về nhà thành dịch lai rai

Chưa kể bạn sử dụng kháng sinh thường xuyên làm chim yếu,hoặc kháng thuốc ,nhờn thuốc

Nhà bạn rộng,tốt nhất là nhốt chim lại ,kiểm soát đàn chặt chẽ,em nào lai nhai cho ra đi luôn,thay thế bằng những cá thể khỏa mạnh...

Giờ tôi ko nuôi nhiều chim nữa,chỉ để vài cặp thi thoảng lấy chim ăn cho khỏe ... tôi nuôi ở ngoài trời,chuồng kín,che nắng,mưa tốt ... phân chim thả tự do xuống nền,dưới nền để vài cái thùng xốp,dưới thùng xốp lót đất.phân thải xuống sẽ bị ví sinh vật phân hủy,ko có mùi mấy,chim ko có bệnh gì hết bất kể thời tiết nóng lạnh,chỉ cho ăn cám,cơm nguội,khoáng,thi thoảng vào lúc chim mới nở,cho thêm tí peramix cho chim con dễ tiêu hóa ... thậm chí là ko soi trứng,ko thay lót ổ ... chuồng lúc nào cũng sạch vì phân rơi xuống nền thùng xốp..... tôi thấy cũng nhàn lắm . Mà sao bạn nuôi có vài đôi thôi suốt ngày thấy kêu bệnh

Tôi nghĩ bạn nên kiên quyết loại bỏ những con bị bệnh và nuôi từng đôi trong chuồng để hạn chế lây lan ... mà cái loại chim dùng kháng sinh thường xuyên,ăn con chim nó hôi lắm ... đừng tiếc mà ăn mấy con đó bạn nhé ...
 
ẹc bác tiêm chích cho nó đủ kiểu rồi mà còn mang cho người ta hầm thuốc bắc sao? ác quá :D



thế thì thôi mình ko dám dùng đâu, có khi tiêm xong lại thành giết nó thì tội lắm

--------

e có 1 đôi bồ câu hôm nay là ấp được 18 ngày kể từ ngày quá trứng thứ hai ra đời, thế mà ko hiểu sao nó mổ vỏ từ hôm kia mà đến trưa nay vẫn chưa đạp vỏ ra được. e đánh liều bóc nó ra thì máu be bét và phần đít nó vẫn chưa phát triển hết, như là vẫn còn một chút lòng đỏ. đã bóc thì bóc cho trót e bóc hết ra, khổ thân 20 phút sau nó lạnh dần. thế là sao nhỉ? bình thường chỉ 16 ngày là mổ vỏ, 17 ngày là nở rồi cơ mà?
Mình cũng bị y như bạn,, cứ mong đến ngày nở ra xem thấy mổ vỏ là bóc ra cuối cùng chết cũng 3 con rồi, nên rút KN ko bóc hết, bóc 1 lỗ chổ mỗ vỏ để chim thở thôi, rồi nó cũng tự chui ra được.hehe
 
Ủng hộ bạn nuoide vì ý kiến hay.
Chăn nuôi nên có quan điểm "phát xít" và cân đối giữa kinh tế và việc điều trị. Chim nuôi thả dông rất dễ nhiễm bệnh và không biết nguồn bệnh đó từ đâu mang tới. Điều trị bệnh căn cứ vào triệu trứng và nguyên nhân. Thông thường nguyên nhân gồm:
1. Con giống
2. Vận chuyển
3. Chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo
4. Thời tiết khí hậu thay đổi
5. Dùng thuốc không kịp thời, không đúng chủng loại hoặc chất lượng thuốc kém.
6. Không phải ai cũng nuôi được chim (theo duy tâm) ... cái này mình nói qua thôi.

--------

chim nở ra để tự nhiên là khỏe nhất... Đó là thách thức ban đầu của quy luật sinh tồn. Bản năng tự mổ vỏ để tạo cho chim thích nghi nhanh với cuộc sống ngoài vỏ trứng. Con người tác động vào sẽ làm chim yếu đi vì đột ngột thay đổi hệ hô hấp của chúng. Con nào không ra được khỏi vỏ là phôi yếu, ấp không đảm bảo nhiệt và độ ẩm.
 
Last edited by a moderator:
Lý do loanh quanh luẩn quẩn từ đầu vẫn chỉ là bệnh đường ruột .Con này bị thải bệnh ra môi trường ... rồi lại đến con khác ... Đọc phần lớn các chủ đề bệnh tật của chim nhà bạn chốt lại vẫn chỉ dính bệnh tiêu hóa

C

vâng e đã bảo chim nhà e toàn là bị đi ỉa mà lị. chết nhiều lắm rồi, e nuôi chim gần 1 năm rồi mà vẫn chưa có kn chữa vụ đi ỉa này vì có con thì khỏi có con thì chết. từ ngày e nuôi cứ liên tục có chim chết, cứ con này ốm quá-> thịt-> lại có con khác ốm. e nghĩ là
1. là do e thay đổi cám nhiều quá làm hệ tiêu hóa chim ko kịp thích nghi-> hay bị đi ỉa.
2. là do 1 con e mua ngoài về nhập vào đàn bị newcastle, e đã nhanh tay thịt e ấy và phun khử trùng nhưng mầm bệnh vẫn còn và lây lan.

e sẽ cố khắc phục 2 vấn đề trên, thử xem có tiến triển hay không. nếu vẫn còn có chim bệnh nữa thì chắc là do tay nuôi thật rồi :lol:
 

e có 1 đôi bồ câu hôm nay là ấp được 18 ngày kể từ ngày quá trứng thứ hai ra đời, thế mà ko hiểu sao nó mổ vỏ từ hôm kia mà đến trưa nay vẫn chưa đạp vỏ ra được. e đánh liều bóc nó ra thì máu be bét và phần đít nó vẫn chưa phát triển hết, như là vẫn còn một chút lòng đỏ. đã bóc thì bóc cho trót e bóc hết ra, khổ thân 20 phút sau nó lạnh dần. thế là sao nhỉ? bình thường chỉ 16 ngày là mổ vỏ, 17 ngày là nở rồi cơ mà?

Thường thì ngày 17 (kể từ ngày rớt trứng đầu tiên) là mình đi kiểm tra từng cặp xem tình hình thế nào, ngày 18 cũng xem qua. Cuối ngày 18 hoặc đầu ngày 19 mà trứng thứ 2 vẫn chưa nở thì mình phụ bóc ra. Khi bóc phải từ từ, nếu thấy máu chảy nhiều thì ko chạm đến phần chảy máu đó, bóc chung quanh cho đến khi nào thấy 1 cái cánh hoặc 1 cái chân của chim con ngọ ngoạy và bung ra (có khi phải bóc luôn cái màng, và có chảy máu) và bóc chỗ đầu chim con luôn đề nó lò cái đầu ra. Vậy thôi, tránh bóc phần đít chim con. Tính ra bóc cũng gần 2/3 quả trứng, rồi thả lại ổ. Cũng có nhiều em ra đi, nhưng dù sao vẫn cưú được những em còn khoẻ. Hehehe
 
ko nên bóc vỏ đâu...tóm lại còn nào đi thì cho nó đi do số nó quá đen sẽ sớm đầu thai thôi....
còn nguyên nhân và lý do thì có rất nhiều như các bác đã trình bày.....:angry:
 
Mình vẫn bóc mà, số lượng sống sót trên 50% mà. Nói chung, còn nước còn tát :p
 
Mình vẫn bóc mà, số lượng sống sót trên 50% mà. Nói chung, còn nước còn tát :p
sao canh được khi nào mà bóc bác? có canh được cũng đâu canh được hết, nuôi nhiều thì sao?cứ để nó nở rồi lấy vỏ trứng ra thôi, cặp nào khôn thì tự gắp vỏ trứng xuống đất.
nếu bóc sớm là xịt máu ngay. còn bóc đúng lúc ko chảy máu thì để vài tiếng chim nó cũng tự chui ra rồi. còn bóc giúp nó được 1 nửa quả trứng rồi để lại tiếp thì đừng bóc làm gì vì khả năng chết còn cao hơn, nguyên nhân là do chim bố mẹ đạp vào thứ gọi là "nửa trứng nửa chim. trứng ko ra trứng chim ko ra chim :wacko:"1 phát là bẹp dí còn như chim con tự mổ mỏ thì vỏ vẫn còn rất cứng.....
trước mình mới nuôi đẻ vài cặp cũng hay bóc vỏ giúp nó, giờ đẻ nhiều rồi muốn bóc cũng chẳng biết nó mổ vỏ lúc nào mà bóc, mà chim vẫn nở đều đều, thỉnh thoảng vẫn có vài cặp bị tạch.
túm lại ai cho là bóc vỏ là okê hơn thì cứ bóc.... :wub:
 
Chim mình mỗi ngày chỉ có vài cặp nở, hôm nào cao thì hơn 10 cặp nở nên mình theo dõi thường xuyên được (mình ko làm gì, chỉ nuôi chim). Trong số đó thường chỉ có một, hai hoặc ba trứng bị tình trạng đó. Cũng có ngày ko bị như vậy. Thường thì ngày 18 mình kiểm tra các ổ chưa nở hết xem trứng thứ hai đã mổ vỏ tí nào chưa. Những trứng thứ hai mở muộn thì ngày 18 là đã mổ vỏ và có thể nhìn thấy cái mỏ chim con rùi. Sang ngày 19 mà mình thấy nó vẫn giống y như ngày hôm trước là mình bóc phụ. Rảnh mừ :lol:. Còn thấy nó có dấu hiệu tự nở được thì thôi. Trường hợp bóc mà chim chết, theo trường hợp của mình, thì đa phần là do mình bóc sớm quá làm chim non chảy máu nhiều, còn sang ngày 19 thì hầu như là chảy máu ít và nó không nở được là vì không thoát ra khỏi lớp màng được thôi. Mình can thiệp lúc này chủ yếu là giúp nó tách khỏi lớp màng đó. Theo mình là vậy ^_^
 
tại thấy sách nói chim nào yếu quá ko tự mổ vỏ được thì phải bóc nên mình cứ săm soi, 18 ngày mà chưa đạp vỏ ra được là mình cho là yếu và bóc nó ra :lol: con chim mình bóc vỏ hôm trước tưởng là chết thế mà ko chết các bác ạ, nhưng nó bị sinh non 2 ngày (chắc là thế vì khi mình bóc nó vẫn còn một cục như là lòng đỏ ở đít), giờ nó còi cọc hơn con chị (anh) của nó nhiều, nhưng ko sao ko chết là may rồi :lol:
 
Chim ko nở được chưa chắc đã phải là do nó yếu . Mà còn do vị trí của quả trứng nữa.

Nếu cái đầu nằm ở vị trí sát với đáy của ổ . cơ hội để nó tự mổ vỏ sẽ kém hơn so với đầu quay lên trên

Vị trí mỏ sát với đáy,ko có khoảng trống ở bên ngoài trứng lẫn bên trong trứng ...quẫy làm sao cho vỏ vỡ được

Trường hợp này cũng dẫn đến vỡ trứng.nhưng chỉ vỡ khoảng 1/4 quả trứng ... đúng ở vị trí hai cái chân. ...nơi đó có chút lòng vàng,vỏ mà sọc vào vỡ lòng vàng là con chim chắc chắn sẽ chết,dù có bóc hay ko bóc nó vẫn chết

Trong trường hợp chim khẽ mổ vỏ mà quá ngày chưa nở bóc ra hoàn toàn cũng ko chết đâu . tôi làm hoài ... sợ nhất là khi nhìn quả trứng nó bị dẹp đi một phần rất nhỏ,đó là phần giữa hai cái chân mà tôi nói ở bên trên đó ...gặp phải ca này toàn chết thôi ... các bác cứ để ý kỹ lại mà xem .... vì khu vực đó nó nuôi sống con chim trong những ngày cuối cùng trước khi nở hoàn toàn,mạch máu lại nhằng nhịt chỉ vỡ chút thôi là cái mạch máu đó hỏng rồi . Và thường trong trường hợp này,chúng ta hay đổ do chim yếu . Nhưng tôi nghĩ tư thế ,vị trí quả trứng được chim mẹ ấp cũng quan trọng lắm

Bản năng của chim có thể nó nhận biết được điều đó nên khi đảo trứng,con nào ấp khéo nó sẽ đảo sao cho thuận tiện việc nở của trứng,dẫn đến tỉ lệ nở cao ...còn mình nuôi mà cứ hay soi soi nhiều lần/chu kỳ ấp ... hay bị hỏng là vì thế, . Ai ko tin mấy ngày cuối cứ bỏ ra bỏ vào trứng chim vài lần xem ...
 
Thực ra chim đã không tự ra khỏi được vỏ trứng là chim có vấn đề. hehehe... Bản năng sinh tồn thì chim mẹ cũng trợ giúp việc này. Đến ngày 19 can thiệp bằng tay người (theo kinh nghiệm) thì người bóc tự biết con nào có thể qua khỏi hay không. Những con như vậy cần đc chăm sóc cẩn thận hơn...
Thread này hay đấy. RÔM RẢ GHÊ!
 
bác nuoide nói quá chuẩn rồi! soi mó nhiều thì tỉ lệ hư rất cao, riêng khoản thò tay vào chim nó vỗ cánh đập cũng rất dễ vỡ trứng rồi.
còn chim bao nhiêu ngày nở phụ thuộc vào yếu tố ấp của chim bố mẹ và nhiệt độ, độ ẩm thời tiết bên ngoài ......nhưng chênh lệch nhau ko quá lâu và trứng đầu nở sớm hơn trứng sau chứ ko phải cứ 18 ngày là phải trứng thành chim bạn àh!
còn bác nào muốn bóc trứng thì đó cũng là 1 thú vui lúc rảnh rỗi để nghiên cứu thêm về chim con lúc chào đời :huh:
 
Theo kinh nghiệm của mình chim bồ câu nuôi đông nó hay dính mấy bệnh cùng lúc nên nhiều khi mình điều trị không đúng thuốc hoặc quá liều nó cũng tạch, mình thì mua mấy gói thuốc thú y giành cho gia cầm gà vịt về cho uống, ví dụ nó đi ỉa nhưng 0 rõ là do ecoli hay bị phân xanh hay bị sao thì cứ mua mấy gói mấy loại về pha với nước cho uống với liều lượng vừa phải, dính bệnh nào nó trị bệnh đó là ok, chữa nhầm lượng nhỏ còn hơn bỏ xót :D

Mới đầu nuôi cũng bị đi ỉa chết gần chục đôi thử đủ kiểu chữa của các bác trên mạng mà vẫn tạch, giờ thì đàn chim nhà mình khỏe re rùi
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top