TT - Thời gian gần đây, khi lúa rớt giá thê thảm, nhiều nông dân ở An Giang thi nhau đào ao, vuông rầm rộ để nuôi cá lóc giống và cá lóc thịt.
Nông dân đào ao, vuông nuôi cá lóc giống - Ảnh: V.Hải
Với cách làm chạy theo phong trào này, nhiều người lo ngại cung sẽ vượt cầu dẫn đến rủi ro và phá sản như con cá tra hiện nay.
Về xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân (An Giang) dưới cái nắng hanh, ngoài đồng rất đông người đang miệt mài vít đất. Ông Phạm Văn Tờ (Út Tờ, 49 tuổi, ngụ ấp Hòa An) đang hối thúc nhân công đào đất ruộng để kịp hoàn thành vuông nuôi cá lóc. Ngồi bên bờ mẫu ruộng, ông Tờ giải thích: “Làm ruộng bây giờ bấp bênh quá, nếu năm nào trúng mùa thì rớt giá. Vụ đông xuân vừa rồi tôi làm 30 công ruộng, trừ tất cả chi phí không có lời. Thấy những hộ xung quanh đào vuông nuôi cá lóc giống hiệu quả nên tôi phá 1 công đất ruộng để đào vuông nuôi cá”.
Khi chúng tôi đến, ông Huỳnh Văn Lẫy (50 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc) đang gọi điện cho mối lái ở Hồng Ngự (Đồng Tháp) hỏi giá cá lóc bố mẹ. Vụ lúa đông xuân vừa rồi thấy giá lúa thấp, nên lúa đang chuẩn bị làm đòng ông Lẫy vẫn đánh liều phá bỏ lúa để đào vuông nuôi cá lóc giống. Vừa bơm nước vào những vuông nuôi cá lóc để chuẩn bị thả cá giống cho vụ tiếp theo, ông Lẫy vừa nói: “Tôi làm 10 công ruộng, năm nào cũng phá huề, thử hỏi làm sao nuôi sắp nhỏ ăn học. Thấy người dân ở xã Khánh Hòa đào vuông nuôi cá lóc hiệu quả, tôi bắt chước làm theo. Từ đầu năm đến nay, tôi ương nuôi cá lóc giống được ba đợt, mỗi đợt (một tháng) trừ chi phí, kiếm lời hơn 25 triệu đồng. Nông dân tụi tôi nhẩm tính 1 công vuông nuôi cá gấp hàng chục lần trồng lúa”.
Xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú (An Giang) là xã tiên phong trong nghề ương nuôi cá lóc giống. Từ con lộ nông thôn ấp Khánh Lợi, nhìn hai bên toàn là vuông nuôi cá lóc giống. Chạy sâu vào trong, lâu lâu mới thấy mảnh ruộng trồng lúa. Hầu như ở ấp Khánh Lợi nông dân nào cũng phá đất ruộng, rẫy, vườn tạp để đào vuông nuôi cá. Ông Thái Văn Thanh, một nông dân ở đây, tiết lộ: “Ở tiểu vùng Khánh Lợi có khoảng 2.200 công đất ruộng. Hồi trước toàn trồng lúa hoặc lập vườn, nay người dân đều đào ao, vuông ương nuôi cá lóc giống...”. Chỉ tay về khu vực trồng lúa gần đó, ông Thanh khẳng định: “Chỉ còn vài hecta trồng lúa thôi, nhưng ăn hết vụ lúa này chắc họ sẽ chuyển sang đào vuông ương nuôi cá lóc giống...”.
Làm lúa không hiệu quả, có thể chuyển đổi
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nói hiện nay nông dân trồng cây gì, nuôi con gì cũng gặp khó khăn về đầu ra và lỗ lã. Khi nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không xin phép địa phương thì phạm luật. “Tuy nhiên, nếu chính quyền địa phương đến xử phạt, mà nông dân hỏi: “Tôi trồng lúa, anh có tiêu thụ và đảm bảo có lời cho nông dân không?” thì trả lời sao? Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất có hiệu quả thì người dân có thể làm, nhưng về lâu dài có thể xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa như vết xe đổ của con cá tra” - ông Nhị cảnh báo.
Ngồi bên chiếc ao với diện tích 4.000m2 đất, ông Thanh nói với chúng tôi: “Chú em thử nghĩ coi, trồng lúa lỗ hoài thì lấy gì mà sống. Trong khi đó, ương nuôi cá lóc giống lời thấy mà ham! Tôi tính như vầy, 1 công đất thuê nhân công đào được 36 vuông, mỗi vuông có diện tích 3m2, sâu 1,5m thả một cặp cá lóc giống. Sau khoảng 20 ngày ép và chăm sóc đàn cá đẻ từ 3-4kg cá giống (mỗi con bằng đầu đũa ăn), bán với giá 320.000 đồng/kg. Sau đó, mình đem vôi, muối khử nước, rồi thả cá ép tiếp... Cứ như thế sau một tháng là bỏ túi 25 triệu đồng, với lợi nhuận như vậy thì bỏ xa cây lúa...”.
Tuy nhiên, khi hỏi về thị trường tiêu thụ thì hầu hết nông dân đều mập mờ. Chúng tôi tìm đến hộ ông Thái Văn Luông nuôi cá gần đó. Ông Luông là người đầu tiên “khởi xướng” phong trào ương nuôi cá lóc giống ở xã Khánh Hòa được rất nhiều hộ khác học hỏi. Ông cho biết: “Thật ra nuôi cá lóc giống rủi ro rất cao. Tôi đã có mười năm kinh nghiệm trong nghề ương nuôi cá lóc giống mà đôi lúc còn bị thất bại. Hiện thị trường tiêu thụ chủ yếu ở ĐBSCL, nhưng đôi lúc cũng gặp khó đầu ra. Năm ngoái, giá cá lóc giống 550.000 đồng/kg, hiện giảm chỉ còn 320.000 đồng/kg”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Văn Tùng - phó chủ tịch UBND xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - cho biết: “Hai năm gần đây phong trào ương nuôi cá lóc giống ở xã phát triển mạnh. Gần đây, xã đã có quy hoạch và định hướng tuyên truyền cho bà con. Thời gian tới, xã sẽ kiên quyết xử lý đối với những hộ nào đào ao nuôi tự phát nhằm tránh chạy theo phong trào như con cá tra hiện nay”.
Còn bà Phạm Thị Hòa, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, cho biết sở đã yêu cầu Chi cục Thủy sản nắm lại tình hình để chấn chỉnh, đồng thời khuyến cáo người dân không nên tiếp tục phát triển nuôi cá lóc giống tự phát. Theo bà Hòa, cá lóc chủ yếu tiêu thụ nội địa nên hoàn toàn có khả năng khủng hoảng thừa, rớt giá.
VĂN HẢI - ĐỨC VỊNH
http://www.baomoi.com/Bo-lua-dao-ao-nuoi-ca-loc/45/11237163.epi
Nông dân đào ao, vuông nuôi cá lóc giống - Ảnh: V.Hải
Với cách làm chạy theo phong trào này, nhiều người lo ngại cung sẽ vượt cầu dẫn đến rủi ro và phá sản như con cá tra hiện nay.
Về xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân (An Giang) dưới cái nắng hanh, ngoài đồng rất đông người đang miệt mài vít đất. Ông Phạm Văn Tờ (Út Tờ, 49 tuổi, ngụ ấp Hòa An) đang hối thúc nhân công đào đất ruộng để kịp hoàn thành vuông nuôi cá lóc. Ngồi bên bờ mẫu ruộng, ông Tờ giải thích: “Làm ruộng bây giờ bấp bênh quá, nếu năm nào trúng mùa thì rớt giá. Vụ đông xuân vừa rồi tôi làm 30 công ruộng, trừ tất cả chi phí không có lời. Thấy những hộ xung quanh đào vuông nuôi cá lóc giống hiệu quả nên tôi phá 1 công đất ruộng để đào vuông nuôi cá”.
Khi chúng tôi đến, ông Huỳnh Văn Lẫy (50 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc) đang gọi điện cho mối lái ở Hồng Ngự (Đồng Tháp) hỏi giá cá lóc bố mẹ. Vụ lúa đông xuân vừa rồi thấy giá lúa thấp, nên lúa đang chuẩn bị làm đòng ông Lẫy vẫn đánh liều phá bỏ lúa để đào vuông nuôi cá lóc giống. Vừa bơm nước vào những vuông nuôi cá lóc để chuẩn bị thả cá giống cho vụ tiếp theo, ông Lẫy vừa nói: “Tôi làm 10 công ruộng, năm nào cũng phá huề, thử hỏi làm sao nuôi sắp nhỏ ăn học. Thấy người dân ở xã Khánh Hòa đào vuông nuôi cá lóc hiệu quả, tôi bắt chước làm theo. Từ đầu năm đến nay, tôi ương nuôi cá lóc giống được ba đợt, mỗi đợt (một tháng) trừ chi phí, kiếm lời hơn 25 triệu đồng. Nông dân tụi tôi nhẩm tính 1 công vuông nuôi cá gấp hàng chục lần trồng lúa”.
Xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú (An Giang) là xã tiên phong trong nghề ương nuôi cá lóc giống. Từ con lộ nông thôn ấp Khánh Lợi, nhìn hai bên toàn là vuông nuôi cá lóc giống. Chạy sâu vào trong, lâu lâu mới thấy mảnh ruộng trồng lúa. Hầu như ở ấp Khánh Lợi nông dân nào cũng phá đất ruộng, rẫy, vườn tạp để đào vuông nuôi cá. Ông Thái Văn Thanh, một nông dân ở đây, tiết lộ: “Ở tiểu vùng Khánh Lợi có khoảng 2.200 công đất ruộng. Hồi trước toàn trồng lúa hoặc lập vườn, nay người dân đều đào ao, vuông ương nuôi cá lóc giống...”. Chỉ tay về khu vực trồng lúa gần đó, ông Thanh khẳng định: “Chỉ còn vài hecta trồng lúa thôi, nhưng ăn hết vụ lúa này chắc họ sẽ chuyển sang đào vuông ương nuôi cá lóc giống...”.
Làm lúa không hiệu quả, có thể chuyển đổi
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nói hiện nay nông dân trồng cây gì, nuôi con gì cũng gặp khó khăn về đầu ra và lỗ lã. Khi nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không xin phép địa phương thì phạm luật. “Tuy nhiên, nếu chính quyền địa phương đến xử phạt, mà nông dân hỏi: “Tôi trồng lúa, anh có tiêu thụ và đảm bảo có lời cho nông dân không?” thì trả lời sao? Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất có hiệu quả thì người dân có thể làm, nhưng về lâu dài có thể xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa như vết xe đổ của con cá tra” - ông Nhị cảnh báo.
Ngồi bên chiếc ao với diện tích 4.000m2 đất, ông Thanh nói với chúng tôi: “Chú em thử nghĩ coi, trồng lúa lỗ hoài thì lấy gì mà sống. Trong khi đó, ương nuôi cá lóc giống lời thấy mà ham! Tôi tính như vầy, 1 công đất thuê nhân công đào được 36 vuông, mỗi vuông có diện tích 3m2, sâu 1,5m thả một cặp cá lóc giống. Sau khoảng 20 ngày ép và chăm sóc đàn cá đẻ từ 3-4kg cá giống (mỗi con bằng đầu đũa ăn), bán với giá 320.000 đồng/kg. Sau đó, mình đem vôi, muối khử nước, rồi thả cá ép tiếp... Cứ như thế sau một tháng là bỏ túi 25 triệu đồng, với lợi nhuận như vậy thì bỏ xa cây lúa...”.
Tuy nhiên, khi hỏi về thị trường tiêu thụ thì hầu hết nông dân đều mập mờ. Chúng tôi tìm đến hộ ông Thái Văn Luông nuôi cá gần đó. Ông Luông là người đầu tiên “khởi xướng” phong trào ương nuôi cá lóc giống ở xã Khánh Hòa được rất nhiều hộ khác học hỏi. Ông cho biết: “Thật ra nuôi cá lóc giống rủi ro rất cao. Tôi đã có mười năm kinh nghiệm trong nghề ương nuôi cá lóc giống mà đôi lúc còn bị thất bại. Hiện thị trường tiêu thụ chủ yếu ở ĐBSCL, nhưng đôi lúc cũng gặp khó đầu ra. Năm ngoái, giá cá lóc giống 550.000 đồng/kg, hiện giảm chỉ còn 320.000 đồng/kg”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Văn Tùng - phó chủ tịch UBND xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - cho biết: “Hai năm gần đây phong trào ương nuôi cá lóc giống ở xã phát triển mạnh. Gần đây, xã đã có quy hoạch và định hướng tuyên truyền cho bà con. Thời gian tới, xã sẽ kiên quyết xử lý đối với những hộ nào đào ao nuôi tự phát nhằm tránh chạy theo phong trào như con cá tra hiện nay”.
Còn bà Phạm Thị Hòa, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, cho biết sở đã yêu cầu Chi cục Thủy sản nắm lại tình hình để chấn chỉnh, đồng thời khuyến cáo người dân không nên tiếp tục phát triển nuôi cá lóc giống tự phát. Theo bà Hòa, cá lóc chủ yếu tiêu thụ nội địa nên hoàn toàn có khả năng khủng hoảng thừa, rớt giá.
VĂN HẢI - ĐỨC VỊNH
http://www.baomoi.com/Bo-lua-dao-ao-nuoi-ca-loc/45/11237163.epi