MIỀN NAM (Cà Mau) bán Bồ Câu Pháp giống to con....

  • Thread starter anhdungpvcmpc
  • Ngày gửi
A

anhdungpvcmpc

Guest
Hiện tại mình đã có số lượng Bồ Câu Pháp giống khoẻ mạnh, to con để cung cấp cho thị trường


Liên hệ:
Add: Đường số 5 khu tái định cư Tân Xuyên, Phường 9, TP Cà Mau
Phone: 0913.120.093 (Mr.An)
0914.678.248 (Mrs.Trang)



Một số hình ảnh tham khảo:













Bonus thêm vài cặp Gà Banh với Xoè Nhật :-bd:-bd








Công dụng tuyệt vời của chim bồ câu
-----------------------------------------------------
Bồ câu còn có tên khác là: Bồ câu nhà, bồ câu, ca tử, bồ câu rừng, bồ câu đá, cáp điểu. Bồ câu có giá trị dinh dưỡng rất lớn.

Bồ câu chọn để lấy thịt là loài chim có thân gọn, hình thoi. Đầu tròn, nhỏ. Mỏ ngắn, có cánh mũi phồng lên như hai hạt gạo. Cánh khoẻ và nhọn. Chân có 4 ngón. Đuôi ngắn. Lông nhiều màu, thường màu xám đen. Khối lượng thường từ 500g - 1.500g. Con cái nhỏ hơn con đực. Bộ phận dùng: Thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), trứng chim (cáp điểu noãn) và phân chim (cáp điểu phẩn).

Chim bồ câu có tác dụng chữa chứng ra mồ hôi trộm

Thành phần dinh dưỡng: Thịt bồ câu chứa 22,14% protid; 1% lipid và các muối khoáng. Tiết chim có nhiều đạm, chất sắt và huyết sắc tố.

Tính vị qui kinh: Thịt chim vị mặn, tính bình, vào can thận. Tiết chim vị ngọt mặn, tính ấm. Phân chim vị đắng tính ôn. Trứng chim vị ngọt chua mặn, tính bình.

Công năng chủ trị: Thịt chim bổ ngũ tạng, bổ thận, bổ âm, khu phong giải độc, kích thích tiêu hoá. Dùng cho các trường hợp suy kiệt thiểu dưỡng, lao phổi, tiểu đường, bế kinh thống kinh, người cao tuổi suy nhược, khí huyết hư (xanh tái, gầy sút, mệt mỏi). Tiết chim có tác dụng giải độc, bổ huyết điều kinh. Phân chim có tác dụng giảm đau tiêu tích. Trứng bồ câu bổ thận ích khí. Dùng cho các trường hợp thận hư khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, di tinh, mất ngủ.

Một số thực đơn và bài thuốc chữa bệnh

Bồ câu hầm kỷ tử hoàng tinh: Bồ câu 1 con, kỷ tử 24g, hoàng tinh 30g. Bồ câu làm sạch, cho vào nồi cùng hoàng tinh, kỷ tử, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; đun nhỏ lửa hầm nhừ. Dùng cho người cao tuổi, cơ thể suy nhược.

Bồ câu hầm: Bồ câu 1 con. Làm sạch, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; hầm nhừ. Dùng cho người bệnh sốt rét lâu ngày.

Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc: Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch; tất cả cùng cho vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

Bồ câu hầm qui bản, miết giáp, bá tử nhân, đại táo: Bồ câu 1 con, miết giáp 15g, qui bản 15g, bá tử nhân 15g, đại táo 30g (khoảng 10 quả). Bồ câu làm sạch. Qui bản, miết giáp nướng và đập vụn. Nấu miếp giáp, quy bản, bá tử nhân lấy nước, bỏ bã. Dùng nước dược liệu nấu với chim câu, thêm đại táo và gia vị thích hợp. Đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho phụ nữ huyết hư âm hư, da xanh, thiếu máu, hay xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm, bế kinh, kinh khí ít.

Trứng bồ câu hầm đông trùng hạ thảo: Trứng bồ câu 2 - 4 quả, trùng thảo 5g, long nhãn 30g, kỷ tử 20g, ngũ vị tử 10g. Trứng chim luộc qua, bóc bỏ vỏ, hầm cách thuỷ với các vị thuốc. Nếu không có trùng thảo thì hầm trứng bồ câu với 3 dược liệu trên cũng được. Chữa thận hư, khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, di tinh, mất ngủ.

Chữa đái tháo đường: Chim câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 20g, mộc nhĩ trắng 15g. Chim câu làm sạch, chặt nhỏ; nấu với các dược liệu đến chín nhừ. Ăn cả nước lẫn cái, 1 lần trong ngày.

Chữa chứng ra mồ hôi trộm: Bồ câu non 1 con, hoàng kỳ 20g, kỷ tử 25g. Bồ câu làm sạch, mổ moi bỏ nội tạng, rửa sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào trong bụng. Hấp cách thủy 1 giờ, ăn thịt chim và nước. Dùng 3 - 5 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.
Cháo bồ câu tăng "dũng khí" mày râu khi ân ái
(Theo http://danviet.vn/doi-song/chao-bo-cau-tang-dung-khi-may-rau-khi-an-ai-100671.html )

Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ Bồ câu (Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục, từng gia đình có thể nuôi chim bồ câu để sử dụng.
Theo Đông y, chim bồ câu có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa nên được liệt vào loại thuốc quý với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), phân chim (cáp điểu phẩn) và trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng.

Sách “Bản Thảo Cương Mục” của danh y Lý Thời Trân có viết: “Thịt chim bồ câu rất nổi tiếng là có tính kích thích công năng tình dục mạnh mẽ”. Kể cả trứng chim bồ câu có tác dụng bổ thận, ích khí. Nhưng sử dụng hiệu quả nhất vẫn là chim bồ câu non (ra ràng), dưới 1 tháng tuổi.

Chim bồ câu ra ràng.

Theo các nhà dinh dưỡng, lượng protein chứa trong thịt chim cao tới 24.4%, cao hơn 3% so với thịt gà, 4% so với thịt bò, 13.3% so với thịt dê. Nhưng hàm lượng chất mỡ chỉ có 0.73%.... Đồng thời trong thịt chim bồ câu còn có các loại Vitamin A, Vitamin B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là loại nguyên liệu tạo máu.

Thịt chim câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ bị lãnh cảm, trẻ em phát triển chậm, dùng dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng. Trong dân gian chim bồ câu còn có tác dụng chữa được một số bệnh. Ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường, bồi bổ khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Tiết chim: Chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh.

Chim bồ câu ra ràng nướng.

Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông, lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.

Để chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng, gỗi mõi, lưng đau…, lấy chim bồ câu ra ràng 1 con và chim sẻ 5 con, làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang 4g. Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương).

Trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tac dụng ích khí, giải độc…Chim bồ câu ra ràng được chế biến các món như hấp, nướng, nấu cháo, chiên giòn…, đều thơm ngon và nhiều dinh dưỡng, rât có lợi cho sức khỏe mọi người.

Chim bồ câu hấp xôi.

Đặc biệt, xương chim bồ câu rất mềm, giàu sinh tố Chondroizin có thể sánh với nhung hươu, thường xuyên ăn sẽ tăng hoạt lực tế bào da, tăng tính đàn hồi da, tăng tuần hoàn máu, phụ nữ thương xuyên ăn bồ câu ra ràng khiến làn da tươi nhuận, hồng hào, trẻ trung. Trong gan tạng chim bồ câu có loại sinh tố mật tốt nhất có thể giúp cơ thể hấp thụ cholesterol. Hơn nữa cholesterol trong thịt chim bồ câu rất thấp có thể phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch.

Bát chim bồ câu hấp hạt sen thơm ngon, bổ dưỡng.

Món cháo bồ câu ra ràng có tác dụng bổ dưỡng, tạo thêm “dũng khí” cho cánh mày râu và “thích yêu” của phụ nữ được nấu như sau: Chim bồ câu ra ràng 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần. Đễ chữa đái tháo đường, lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày… Trong đời sống thường ngày ta có thể hầm chim bồ câu ra ràng với đỗ xanh, nếp hương, mộc nhĩ, và các gia vị thông thường cho ta được món ăn ngon, bổ dưỡng, rẽ và rất tốt cho mọi lứa tuổi.

Bát chim bồ câu hầm thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng.

Với những thông tin đáng tin cậy nói trên, rõ ràng, bồ câu ra ràng là vị thuốc “thần kỳ”, là loại “sâm cầm” rất quý và giàu dinh dưỡng cho mọi người. Hơn nữa, chim bồ câu ra ràng hiện nay khá rẽ và được xem là nguồn dinh dưỡng tin cậy, an toàn trong tương lai bởi vì bồ câu chủ yếu chỉ ăn lúa, gạo, ngô, đậu xanh (ngũ cốc ”sạch”)…

Hiện nay, trong mỗi gia đình đều có thể nuôi bồ câu nhốt, vì vốn ban đầu ít, chăm sóc đơn giản nhờ bồ câu có khả năng miễn dịch rất tốt; đầu ra ổn định; tốc độ phát triển của bồ câu rất nhanh và nuôi bồ câu không cần diện tích lớn rất phù hợp với xu thế diện tích đất vườn của nông dân ngày càng thu hẹp trong tiến trình đô thị hóa. Tuy nhiên, người nuôi cần chọn mua con giống ở các trại nuôi bồ câu có uy tín, thương hiệu, để đàn bồ câu nuôi được an toàn, phát triển tốt, mang lại hiệu quả cao.




Liên hệ:
Add: Đường số 5 khu tái định cư Tân Xuyên, Phường 9, TP Cà Mau
Phone: 0913.120.093 (Mr.An)
0914.678.248 (Mrs.Trang)
 


BỒ CÂU MIMAS






Theo tài liệu của Pháp (Hãng Grimaud Freres). Dòng "siêu lợi" MiMas có màu lông trắng đồng nhất, mỗi cặp có thể cho15-16 chim non/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590 gam. Dòng "siêu nặng" TiTan có màu lông lốm đốm, mỗi cặp trung bình cho 13-14 chim non/năm với khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700 gam.

Dòng MiMas có màu lông đồng nhất màu trắng, dòng Titan có màu lông đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu kết quả được thể hiện ở

Do dòng TiTan là dòng "siêu nặng", tính năng sản xuất nghiêng về năng suất thịt là chính, trong khi đó dòng MiMas là dòng "siêu sinh sản", tính năng sản xuất nghiêng về khả năng sinh sản là chính, do đó dòng TiTan có chiều cao và chiều dài lớn hơn MiMas, đặc biệt ở con trống.

Mặc dù đã được thuần hoá từ lâu đời, đã được nuôi theo phương pháp công nghiệp nhưng bản năng ấp trứng của chim bồ câu vẫn được giữ nguyên. Thông thường chim bồ câu đẻ 2 trứng/lứa, mỗi quả cách nhau 36-48h. Do đó chim non nở ra không cùng 1 ngày. Trong quá trình ấp trứng, chim bố và chim mẹ thay phiên nhau ấp: chim mái ấp buổi sáng và ban đêm, chim trống ấp buổi chiều.
Khi chim non nở ra được 1-2 giờ, chim bố mẹ đã mớm cho chim non 1 dung dịch trắng như sữa. Sau khi chim non được 5-6 ngày tuổi, dịch sữa dần dần mất đi thay vào đó là thức ăn đã được tẩm dịch tiêu hoá. Chim non có thể tự mổ thức ăn sau 20-24 ngày tuổi, tuy vậy vẫn cần sự chăm sóc của chim bố mẹ.

+ Do dòng Mimas là dòng siêu đẻ trứng, dòng TiTan là dòng siêu thịt nên khoảng cách giữa hai lứa đẻ đối với dòng MiMas tương ứng ở thế hệ xuất phát và thế hệ I là: 37,5 ngày &39 ngày, đối với dòng TiTan tương ứng là: 42,6 ngày & 44,5 ngày.

+ Điểm khác biệt của chim bồ câu so với các loài gia cầm khác là chúng tự ấp và tự nuôi con cho đến khi chim non đạt 2-3 tuần tuổi thì con người mới bắt đầu có sự can thiệp. Chính vì vậy tỷ lệ nuôi sống chim non từ 0-28 ngày tuổi phụ thuộc phần lớn vào chính khả năng nuôi con của chim bố mẹ.





Liên hệ:
Add: Đường số 5 khu tái định cư Tân Xuyên, Phường 9, TP Cà Mau
Phone: 0913.120.093 (Mr.An)
0914.678.248 (Mrs.Trang)
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top