Các điều kiện nuôi trồng nấm

  • Thread starter camlong2004
  • Ngày gửi
CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG NẤM


1. Chuẩn bị nguyên liệu.

Các phế thải của ngành Nông nghiệp giàu chất Xenlulo đều là nguyên liệu chính để trồng nấm. Chúng tôi chỉ thống kê những nguyên liệu thông dụng nhất.

a. Rơm, rạ:

Rơm rạ phơi khô, không bị mốc, đánh đống bảo quản dùng dần. Nếu rơm, rạ đã bị mốc, có màu đen, vụn nát do phơi không được nắng, bị thấm nước mưa nhiều ngày thì không nên dùng để trồng nấm vì năng suất rất thấp.

b. Bông phế thải:

Nguyên liệu được tạo ra ở các nhà máy dệt sợi sau khi đã lấy gần hết, phần còn lại là các hạt và bông vụn. Nguyên liệu không được mốc, phơi thật khô.

c. Mùn cưa:

Các loại mùn cưa gỗ mềm, không có tinh dầu, phơi khô (cao su, mít, xoan, sau sau....)

d. Thân cây gỗ:

Cành lá còn xanh tốt, có độ tuổi từ 3-5 năm, gỗ mềm có nhựa màu trắng(mít, sung, ngái, bồ đề, so đũa, dâu da xoan, da búp đỏ,duối, dừa, cao su, sau sau...). Đường kính thân gỗ từ 5 -20 cm

* Các loại phụ gia (phân vô cơ, hữu cơ...):

Tỷ lệ phối trộn và số lượng tuỳ theo từng loại nấm khác nhau.

2. Giống nấm.

Giống nấm có thể được nhân trên các cơ chất khác nhau: hạt đại mạch, thóc, mùn cưa, vỏ trấu, bông vụn, rơm rạ và các chất phụ gia.

Bao bì đựng giống ở các dạng: chai thuỷ tinh, chai nhựa, túi nilon... Dù trên môi trường hay bao bì nào giống nấm cũng phải đảm bảo chất lượng:

a. Không bị nhiễm bệnh :

Quan sát bên ngoài có màu sắc đặc trưng và đồng nhất, sợi mọc đều từ trên xuống dưới, không xuất hiện các màu sắc lạ: màu xanh, đen, vàng... không có các vùng loang lỗ.

b. Giống có mùi thơm dễ chịu:

Nếu có mùi chua, khó chịu là giống đã bị nhiễm vi khuẩn, nấm dại...

c. Giống không già hoặc non:

Nếu thấy có mô sẹo hay cây nấm mọc trong chai, màu chai giống chuyển sang vàng , nâu sẫm là giống đã quá già. Giống chưa ăn kín hết đáy bao bì là giống còn non.

Sử dụng tốt nhất khi giống đã ăn kín hết đáy chai (hoặc túi) sau 3-4 ngày. Riêng đối với nấm Linh Chi, giống sử dụng tốt nhất là khi giống vừa ăn chớm đáy chai. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh (Đối với giống nấm Sò, Linh chi bảo quản ở nhiệt độ từ 2 -5°C, kéo dài 30 - 45 ngày; giống nấm rơm và mộc nhĩ bảo quản ở nhiệt độ từ 15-20°C ) kéo dài 15-30 ngày.

d. Các chủng giống phù hợp với điều kiện và nhiệt độ (theo mùa vụ), năng suất cao có khả năng chống chịu sâu bệnh...

e. Quá trình vận chuyển giống, phải hết sức nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, dựng đứng chai giống (nút bông quay lên phía trên).

Không được mở nút bông ra xem, ngửi... Để giống nơi thoáng mát, sạch sẽ, không có ánh sáng trực tiếp.

f. Số lượng giống nấm phải được tính toán đủ với khối lượng nguyên liệu đem ra trồng. Tuỳ thuộc từng loại nấm khác nhau tỷ lệ khối lượng giống/nguyên liệu sẽ khác nhau (Sẽ giới thiệu cụ thể ở phần quy trình nuôi trồng các loại giống nấm cụ thể).

Tóm lại: Người nuôi trồng nấm cần hết sức lưu ý khi mua giống về sản xuất, đây là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại. Nếu giống tốt năng suất nấm sẽ cao và ngược lại.

3. Nhà xưởng:

Yêu cầu chung về nhà xưởng trồng nấm cần đảm bảo các yếu tố: có hệ thống nhà cửa để điều chỉnh độ thông thoáng khi cần thiết, sạch sẽ, càng mát càng tốt, độ ẩm cao. Trước và sau mỗi đợt trồng nấm cần phải vệ sinh thật tốt quanh khu vực nuôi trông và trong nhà. Có thể xông (đốt) bột lưu huỳnh hay phun foocmon tỷ lệ 0,5 % trước khi đưa nguyên liệu vào nhà trồng nấm 1 tuần. Để thuận tiện và phù hợp với điều kiện nông thôn nước ta, người ta thường thì dùng nước vôi quét xung quanh và rải vôi bột xuống dưới nền nhà trước khi nuôi trồng nấm và sau khi thu hoạch hết vụ. Đây là vấn đề rất quan trọng trong quá trình trồng nấm, đặc biệt là nhà trồng nấm liên tục, nếu vệ sinh không tốt sẽ làm giảm năng suất nấm sau mỗi vụ nuôi trồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sâu bệnh đã phát triển nhanh chóng trong nhà và quanh khu vực trồng nấm. Một số dạng nhà trồng nấm như sau:

a. Nhà kiểu chữ A:

Dùng cọc tre, cây gỗ thẳng, đường kính từ 7- 12 cm có chiều dài 2,4 m.

Các thanh tre, gỗ nhỏ dài tối đa 20m làm nan dọc theo nhà, thanh dài 2,4 cm làm nan song song với cọc trụ.

Trung bình một nhà trồng nấm hình chữ A nên làm dài từ 10-20m, cứ cách 2m có một cặp trụ.

Chiều rộng nhà khoảng 2m , có lối đi ở giữa rộng 0,4 m.

Mái phủ nilon, phía trên mái lợp một lớp lá mía, thân ngô, lá chuối , lớp lá bên ngoài tạo độ mát (nẹp chắc hai lớp lại).




clip_image001.gif










Hình 1: Kiểu nhà chữ A.

Trong đó:

AB: Chiều dài nhà từ 10 - 20m. CD: Chiều rộng nhà: 2m.

h: Chiều cao nhà 1,8m.

E: Mái nhà làm bằng khung tre, hoặc gỗ,.. lợp nilon, lá mía,.

G: Cửa ra vào có cánh.

Nền nhà dưới các tán cây ăn quả (chuối, nhãn, vải ,mít ...)hoặc cây lấy gỗ , bóng mát... Nếu không có tán cây ,có thể làm trên các khu trống, sân gạch nơi dễ thoát nước. Có thể trồng các loại cây có dây (mướp, bí ngô, gấc, đậu,..) cho bò trên mái càng tốt. Phần mái giáp đất có rãnh thoát nước.

Hai đầu hồi làm cửa ra vào để điều chỉnh ánh sáng và thông thoáng khi cần thiết.

Loại nhà này thích hợp với việc trồng nấm rơm.

b. Kiểu nhà bình thường:

(Dùng trồng các loại nấm sò, mộc nhĩ và linh chi trên mùn cưa...)

Tận dụng các nhà hiện có, tạo độ mát, có cửa ra vào điều chỉnh ánh sáng và độ thông thoáng...

Nếu xây dựng nhà mới thì theo kiểu kiến trúc sau:

Mái lót một lớp nilon sau đó lợp rơm rạ, lá mía , thân lá ngô, lá cọ...

Giá đặt túi (bịch) làm bằng tre ngâm nước trước khi sử dụng một tháng.

Làm 5- 6 tầng giá, mỗi tầng cách nhau tối thiểu 40 cm, giá thấp nhất cách mặt đất 30 cm .

clip_image002.gif
Chiều rộng giá nấm 1,2- 1,3m. (hình 2).





Bộ giá đặt túi nấm Giá đặt túi nấm






Hình 2: Bộ giá và giá đặt túi nấm

Tuỳ theo diện tích nhà thực tế khi kê giá nấm sao cho dễ đi lại để chăm sóc, thu hái (thông thường trong giữa hai bộ giá liền kề nhau nên để dành lối đi khoảng 60cm là vừa). Tạo lỗ thông gió hai phía đầu hồi và xung quanh nhà.

Diện tích trồng nấm rơm và nấm sò, mộc nhĩ hết 70m2 /1 tấn nguyên liệu.

c. Tủ và phòng cấy giống nấm để trồng nấm sò, mộc nhĩ trên mùn cưa

Trong trường hợp khử trùng nguyên liệu ở nhiệt độ cao (100 -125°C) phương pháp này áp dụng cho những cơ sở trồng nấm trên quy mô công nghiệp hoặc có điều kiện về trang thiết bị. Yêu cầu vệ sinh tương tự như các phòng cấy giống vi sinh vật.

4. Các dụng cụ và vật tư khác.

a. Khuôn gỗ để trồng nấm rơm.

Khuôn có cấu tạo hình thang, mặt trong phẳng, khá nặng, kích thước cụ thể (xem hình bên).

clip_image003.gif








a: Chiều rộng đáy dưới 0,4m. b: Chiều rộng đáy trên 0,3m.

c: Chiều dài đáy dưới 1,2m. d: Chiều dài đáy trên 1,1m.

e: Gờ hai đầu khuôn. f: Chiều cao khuôn 0,4m.

b. Dụng cụ tưới:

Bình ô doa, bình phun sương, máy bơm.

c. Các dụng cụ khác:

- Cào sắt 3-5 răng để đảo rơm; xe cải tiến để vận chuyển nguyên liệu; xô; chậu; rổ rá; dao nhỏ bằng inox để thu hái nấm.

- Dụng cụ muối nấm: (túi nilon không thủng, chum vại, can nhựa nắp rộng.. không bị ăn mòn bởi muối và axit..)

- Than củi, bếp đun, xoong nồi để chần nấm (khi muối).

- Nhiệt kế dài trên 30cm, ẩm kế đo độ ẩm không khí, baume kế đo độ muối, giấy thử pH,...

d. Muối ăn và axit xitric:

- Chuẩn bị dung dịch muối bão hoà:

Đun sôi nước cho muối vào khuấy từ từ (1 lít nước + 0,3kg muối khô) đến khi muối không tan được nữa là được. Để dung dịch tự lắng, gạn lấy phần trong, đó là dung dịch muối bão hoà. Định lượng nấm muối như sau:

Nấm tươi: 1000kg.

Dung dịch muối bão hoà 200lít.

Muối khô 300kg.

Axit xitric 3kg.

Có thể xây bể để chứa nước tạm thời bằng gạch. Bể không cần kiên cố, có chiều cao khoảng 60cm, đáy có lỗ thoát nước.

e. Kệ lót đống ủ:

Dùng tre hoặc gỗ đóng theo kiểu vạc giường cách mặt đất 15 -20cm. Nên đóng thành 2 tấm có chiều dài 1,5m x rộng 0,75m (hình bên). Khi ủ đống ghép hai tấm lại với nhau sẽ có hình vuông cạnh 1,5m.

clip_image004.gif








Hình 4: Kệ lót đống ủ.

f. Cọc tre hoặc gỗ:

Có đường kính từ 10 - 15cm, chiều dài 2 - 2,2m, dùng để thông khí trong quá trình ủ nguyên liệu (cứ 1 đống ủ khoảng 500kg cần có 1 cọc).

g. Nguồn nước tưới:

Nguồn nước tưới phải sạch, độ pH của nước trung tính.

5. Lao động.

Tuỳ theo lượng nguyên liệu để trồng nấm nhiều hay ít mà bố trí nhân lực làm việc.

Giai đoạn tập trung nhiều công lao động nhất là lúc xử lý nguyên liệu, giai đoạn chăm sóc và thu hái phụ thuộc theo số lượng nấm lên trong ngày. Nếu tính trung bình một lao động chuyên nghiệp có thể đảm bảo từ khâu xử lý nguyên liệu đến chăm sóc, thu hái từ 1,2 - 2 tấn nguyên liệu trong một tháng. Đây là một vấn đề phức tạp rất khó sắp xếp và bố trí lao động sát với khối lượng công việc. Người quản lý đòi hỏi phải hết sức năng động, điều chỉnh từng ngày công một cách hợp lý. Nếu tổ chức không tốt thì công lao động kết cấu trong giá thành 1kg nấm sẽ lên rất cao. Tổng số ngày công để trồng các loại nấm trung bình cho một tấn nguyên liệu từ đầu đến khi kết thúc một chu kỳ sản xuất như sau:

- Nấm rơm: 20 công.

- Nấm sò: 30 - 40 công.

- Linh chi: 30-40 công

Giá trị của một ngày công khoảng từ 120.000 - 150.000đ.



6. Vốn đầu tư.

a. Nguyên liệu:

Tuỳ theo từng vùng, giá trị trung bình từ 1.200.000 – 1.600.000đồng/tấn nguyên liệu rơm khô; 320.000-360.000đ/m3 mùn cưa Cao su

b. Giống nấm:

Tuỳ theo từng loại nấm.

- Nấm rơm: 15kg/1tấn nguyên liệu Û 300.000đ.

- Nấm sò: 40kg/1tấn nguyên liệu Û 800.000đ

- Nấm Linh chi: 10 chai/m3 Û 250.000đ

c. Hoá chất và các dụng cụ khác.

- Nấm sò: hết khoảng 500.000đ/tấn rơm

- Nấm Rơm: hết khoảng 300.000đ/tấn rơm

Để sử dụng 1 tấn nguyên liệu rơm trồng nấm (trừ tiền mua nguyên liệu, dụng cụ, công lao động, nhà xưởng sản xuất là những thứ có thể tận dụng được) cần chuẩn bị từ 500.000 - 800.000đ.
 




Back
Top