CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG KIỂNG XƯƠNG RỒNG

Theo Martínes (2000), Họ xương rồng – Cactaceae bao gồm khoảng 2000 loài phân bố ở vùng sa mạc hoặc ở những nơi có khí hậu khô.
Đặc điểm chung của các cây trong họ Cactaceae là có thân mọng nước, đặc trưng của thực vật ở sa mạc, thân của chúng rất phát triển và có kích thước, kiểu dáng rất khác nhau (đặc trưng riêng của từng giống). Lá của các cây thuộc họ Cactaceae bị tiêu biến trở thành vảy nhỏ hoặc biến đổi thành các gai trên thân.

Cây xương rồng có nguồn gốc từ vùng sa mạc nên có đặc tính ưa sáng và không yêu cầu nhiều nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhìn chung cây xương rồng yêu cầu điều kiện khô hạn cả về phương diện đất và không khí, có tính chống chịu cao với điều kiện khô hạn vì bản thân chúng đã hình thành hàng loạt các cơ chế bảo vệ khi bị khô hạn trong thời gian dài.
GIÂM CÀNH:

Cách nhân giống tốt nhất đối vơi xương rồng là giâm cành (nhánh). Đây là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất. Với những cây giống quí hiếm, mới lạ, ai cũng muốn tìm cánh nhân giống ra được nhiều, và cách nhân giống giâm cành (nhánh) được coi là nhanh nhất.

Qui trình thực hiện giâm cành :

Dùng dao tách những cành (nhánh) cần thiết ra khỏi cây mẹ, tránh để vết cắt bị xước giập.

Cành (nhánh) mới được tách không nên đem giâm xuống đất ngay mà nên treo vào một nơi mát mẻ khoảng 10-15 ngày cho vết cắt thành sẹo, sau đó mới đem trồng. Đối với những cành giâm lớn, thông thường cành giâm được cắm vào lớp cát được đặt ở nơi ấm, mát khỏang 15-20 ngày trước khi đem trồng vào đất. Sau một thời gian ngắn, rễ xương rồng sẽ được mọc ra từ cái sẹo này, và cành (nhánh) cắt sẽ trở thành một cây xương rồng mới mang đặc tính như cây mẹ.

GHÉP:

Việc ghép cây sẽ tận dụng được những khả năng tái sinh các cây (cành giâm). Nên dùng dao thật sắc cắt cành giâm, tại vết cắt phải được rắc lên một lớp than gỗ nghiễn nát hay những chất kích thích (Hồ Thị Bích Vân, 2001b). Cành giâm sinh sản ở thân được cắt bỏ chủ yếu phần lá của nó. Nên để các cành này trong trạng thái tự do khoảng vài ngày để cho vết cắt khô đi hoàn toàn (trước khi trồng vào hỗn hợp cát và sỏi) nên để chỗ nóng khoảng 300C có bóng râm, ẩm. Có thể phủ lên cây một mặt kính râm hay tờ giấy nhựa mỏng. Đất trồng phải hơi ẩm. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp cành giâm có lá, từ những cành giâm này sẽ có được những cá thể mới trong một vài tuần.

Ở một số loài khó đâm rễ, tăng trưởng chậm hay có một vài cây đặc biệt cần phải nhờ vào việc ghép cành. Những gốc ghép được chọn bởi đặc điểm tăng trưởng nhanh. Ở họ xương rồng, những loài thuộc nhóm xương rồng khế là những gốc ghép có giá trị: Cereus peruvianus, Eriocereus spp., Hylocereus spp., Celenicereus spp.

Những cành to có thể ghép trên Ehinopsis spp., hay Pereskiopsis spp. … Trong những dòng họ khác của cây mọng nước, chúng ta cần nhớ đến khả năng: những loài thuộc họ Apocynaceae có thể ghép trên củ của Ceropegia Woodo hay trên những loài chống chịu tốt như: Stapelia, Ceropegia; những loài thuộc họ Didiereaceae có thể ghép trên Allaudia poccera vững chắc, những loài thuộc họ Crassulaceae (loài có thân phát triển) ghép trên những cây như Kalanchoe tubifloraK. daigremontiana. Các mô chỉ liên kết chặt chẽ trong thời kỳ tăng trưởng và vì vậy chúng ta nên cấy ghép cho cây vào mùa thuận lợi. Những ngày mưa hoặc đất trong chậu quá ướt thì không nên cấy ghép vì như vậy cây dễ bị nhiễm trùng, hư thối.

GIEO HẠT:

Theo Hồ Thị Bích Vân (2001b), nhân giống bằng hạt là một trong những phương diện lý thú nhất khi trồng cây mọng nước, vì vậy cần phải bố trí cho ít nhất hai cây nở hoa cùng một lúc. Phần lớn hạt nảy mầm nhanh và tốt nhất là sau mùa thu hoạch nhưng thường thì mùa tốt nhất để gieo hạt là mùa xuân. Khoảng cuối mùa xuân hay đầu hè, khi nhiệt độ từ 20 – 270C là có thể đạt điều kiện cho hạt nảy mầm tốt.

Nên ưu tiên gieo hạt trong cốc nhỏ hay những chậu nhựa được phủ một lớp nhựa trong suốt hay hơi mờ, nhưng thường thì cũng có thể sử dụng những chậu gốm đặt trong môt túi nhựa nhỏ bọc kín. Trước khi gieo hạt nên khử trùng chậu bằng nước thật nóng. Sau đó đổ đầy đất trồng vào chậu đã trộn cát, sỏi, đất vườn tốt với tỷ lệ bằng nhau. Đất trồng phải được diệt trùng, tốt nhất là khử bằng cách phơi ải, cho bay hơi. Thường hạt phải được xử lý hoặc được rửa trong một dung dịch khử trùng ( Peroxide d’hydrogene 3%, Chinosol….) hay được xử lý bằng thuốc diệt nấm (Benlate) nhiệt độ tối ưu để nảy mầm của những loài ở vùng nhiệt đới là khoảng 300C, đối với những loài có nguồn gốc từ những vùng ít nóng hơn thì nhiệt độ tối ưu là khoảng 220C. Độ ẩm cao, ánh sáng đầy đủ là cần thiết để có một kết quả tốt. Tuy nhiên ánh nắng trực tiếp sẽ rất nguy hiểm, vì vậy chúng ta nên chú ý bảo quản hạt ở bóng râm hoặc nơi có ánh sáng khoảng 45% trong ngày. Sau nhiều tuần thì phải cấy lại những cây con (chuyển sang những chật lớn hơn với hàm lượng dinh dưỡng khác hơn). Những cây con này có sức tăng trưởng mạnh và nhu cầu dinh dưỡng rất quan trọng. Khí đó chúng ta chú ý tưới nước cho cây với
NGAVOI.jpg



dung dịch có đầy đủ các loại phân bón. Lúc đó những cây con sẽ đạt tới một kích thước tối đa ở thời đầu tăng trưởng như mong muốn. Do đó cần phải duy trì cây ở nơi có nhiệt độ tối ưu từ 25 – 350C, bón phân và giữ đất ẩm. Để cây khô khoảng 2 – 4 tuần (tạo tiền đề cho cây mọng nước tăng trưởng mạnh trong thời gian sau đó ), thông gió tối đa nhằm làm cho cây héo đi, các mô sẽ co lại, lúc này tưới nước sẽ dẫn đến một phản ứng mạnh mẻ là cây bắt đầu tăng trưởng mãnh liệt hơn.
 




Back
Top