Hiện tượng sâu đục trái bưởi đã làm đau đầu nhiều hộ nông dân trồng bưởi da xanh. Sâu tấn công gây hại làm cho trái rụng hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng bưởi.
A. Tiêu hủy sâu đục trái bưởi bằng nước vôi
Ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Tân Thành Bình (Mỏ Cày Bắc - Bến Tre) bao trái bưởi.
Ảnh: Ng. Sơn
Để xử lý, nhà vườn sử dụng nhiều biện pháp bước đầu có hiệu quả như: đào hố chôn trái bưởi bị sâu đục, bỏ xuống mương nước, bỏ vào túi ni-lon phơi nắng. Các giải pháp này tuy có hiệu quả nhưng không triệt để bởi khi đào hố chôn sẽ tốn công, sâu non có thể chui lên đất hóa nhộng; còn bỏ xuống mương thì một số sâu trôi vào bờ, cũng sẽ bò lên tìm đất hóa nhộng để tiếp tục hoàn thành dòng đời của mình; cho vào túi ni-lon phơi nắng thì một số sâu đã cắn túi ni-lon chui ra ngoài, và túi ni-lon sau khi sử dụng rất khó phân hủy, dễ gây ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết bức xúc này, KS. Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre đã có giải pháp hiệu quả với cách tiêu hủy sâu bằng nước vôi. Theo bà Nguyệt, sử dụng vôi bột, 4 thùng chứa nước, cách làm như sau: cho bưởi bị sâu vào nước vôi với 3 nồng độ khác nhau: 1/50, 1/80, 1/100 và đối chứng (nước lã). Mỗi nghiệm thức cho vào 6 trái bưởi bị sâu. Bố trí thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Tiếp tục theo dõi tỷ lệ sâu chết theo từng giai đoạn 1, 2, 3 ngày sau khi xử lý. Kết quả cho thấy, đã khắc phục được nhược điểm của các phương pháp cũ, hiệu quả cao hơn. Nhà vườn có thể dùng một dụng cụ đựng nước như thùng nhựa, lu để cố định trong vườn rồi pha vôi vào nước với tỷ lệ 1kg vôi pha 100 lít nước và xử lý 100 trái bưởi. Sau đó, thu gom những trái bưởi bị sâu hại trong vườn cho vào lu nước vôi đã pha sẵn. Khoảng 24 giờ sau, sâu trong trái bưởi tự động chui ra ngoài hoặc số còn lại trong trái cũng chết. Phần nước vôi sau khi không sử dụng sẽ tưới trong vườn để cung cấp canxi cho cây.
Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các vườn cây có múi bị sâu đục trái gây hại. Cách này rất dễ làm, ít tốn kém và hiệu quả cao, khắc phục những hạn chế của các giải pháp trước đây; được nông dân đồng thuận cao và đã ứng dụng trong sản xuất từ tháng 5-2013. Ngoài ra, vật liệu phế thải không làm ảnh hưởng môi trường và còn tận dụng bón lại cho cây, cung cấp chất canxi là một trong những nguyên tố trung lượng giúp cây phát triển. Đây là một giải pháp được tác giả trình bày trong hội thảo khoa học chuyên đề “Quản lý sâu đục trái trên cây có múi”, do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức năm 2013 và được các nhà khoa học trong ngành đánh giá cao. Đây là giải pháp hoàn toàn mới lần đầu tiên thực hiện ở đồng bằng sông Cửu Long, mang lại hiệu quả cao, góp phần đáng kể trong quản lý sâu bệnh.
SKH - Báo Đồng Khởi, 6/3/2014
B. Một số đặc điểm về sâu đục trái bưởi và biện pháp quản lý
Bao trái cũng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Ảnh: H.H
Trong Hội thảo khoa học với chuyên đề “Nâng cao năng lực quản lý sâu đục trái bưởi da xanh” trong Ngày hội Cây - trái ngon năm 2013 tại huyện Chợ Lách, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huỳnh, Trường Đại học Cần Thơ đã có tham luận ”Một số đặc điểm về sinh học và sinh thái của sâu đục trái bưởi và biện pháp quản lý trước mắt” như sau:
Tên loài và khả năng gây hại
Tình hình sâu đục trái bưởi được phát hiện trên địa bàn dọc tuyến sông Hậu vào cuối năm 2011, cụ thể là ở hai huyện liền kề nhau là Châu Thành (Hậu Giang) và Kế Sách (Sóc Trăng). Khác với loại sâu đục vỏ trái (Prays citri) thường tạo u ngoài vỏ làm mất giá trị thương phẩm, loài này đục luôn vào trong ruột trái, từ non cho tới trái đã chín, nên gây thiệt hại rất lớn về năng suất lẫn thương phẩm. Ngoài trái bưởi, chúng cũng gây hại cho trái cam, chanh và cả quít. Loài này đã xuất hiện và gây hại từ lâu ở Indonesia, Malaysia mà chúng tôi đã tham khảo trong sách Côn trùng gây hại cây trồng chính (NXB Nông nghiệp, 2011) dưới tên khoa học là Citripestis sagittiferella Moore, thuộc họ phụ Phycitinae của họ Pyralidae, bộ Lepidoptera (bộ Cánh vảy).
Một số đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái quan trọng
Sâu đẻ trứng thành chùm 4-5 cái, tròn dẹp, ở bên ngoài vỏ của nửa phần dưới trái, thường là trái non nhưng cũng ngay cả trái già khi mật số của chúng cao. Thời gian để trứng nở khoảng 4-5 ngày. Ấu trùng (sâu) nở ra vào buổi sáng, đục ngay vỏ trái để chui vào bên trong, ăn vỏ rồi đục luôn vào ăn trong thịt trái. Sâu còn non có màu trắng đầu đen, lớn dần sẽ chuyển sang màu nâu hồng, dài đến 15mm, rất lanh lẹ và thường sống tập thể bên trong ruột của trái. Ấu trùng có 4 ngày tuổi và thời gian phát triển bên trong trái khoảng 2 tuần trở lại. Khi lớn đủ sâu đục ra ngoài rồi rơi xuống đất, nhả tơ tạo kén để làm nhộng trong đất và nở ra thành bướm. Bướm có màu nâu đậm, hẹp và dài do cánh xếp dọc thân mình, dài khoảng 10-12mm, khi đậu đầu hơi nhô cao và có 2 râu sờ cong lên trước mũi. Bướm không sống lâu, độ 1 tuần lễ và đẻ trứng trên mặt vỏ trái vào ban đêm. Bướm cái có thể đẻ hàng trăm trứng thành chùm trên nhiều trái trong vườn. Thời gian hoạt động của bướm mạnh nhất là vào đầu đêm, từ 6-9 giờ tối.
Đề xuất biện pháp phòng trừ trước mắt và hướng quản lý bền vững
Trước mắt, để giảm thiệt hại và hạn chế sự lây lan, bà con nông dân cần theo dõi sự gia tăng mật số và lây lan trên bưởi và các loại cây có múi khác để có thông tin kịp thời. Giới hạn khả năng gây hại bằng cách thu nhặt trái rụng do bị sâu đục và chôn sâu để diệt sâu còn ở bên trong, vì khi đủ lớn sâu sẽ chui ra ngoài làm nhộng trong đất. Xử lý thuốc một cách an toàn các trái bị đục, tỉa trái và bao lại. Nên dùng loại thuốc chuyên trị đối với sâu và ít độc đối với thiên địch và môi trường. Nên tỉa cành và tỉa trái để cho ra hoa đồng loạt, tránh để trái “tầm loang” hoặc xen canh với các loại cây có múi khác có trái không cùng mùa. Nuôi giữ kiến vàng trong vườn rất có lợi vì loài kiến này sẽ ăn trứng, sâu và quấy rối sự đẻ trứng của bướm (nhưng phải chú ý diệt kiến hôi vì chúng thường tấn công kiến vàng để tranh giành lãnh thổ).
TS. Nguyễn Văn Huỳnh (Trường Đại học Cần Thơ), Báo Đồng Khởi, 25/6/2013
C. Cách phòng trừ sâu đục trái bưởi
Ngày 22/3/2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi hội thảo chuyên đề “Quản lý sâu đục trái bưởi” có các nhà khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tham dự. Buổi hội thảo đã có nhiều thông tin và rút ra kết luận tạm thời về cách quản lý, phòng trừ sâu đục trái bưởi.
Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera, đã có mặt tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Việt Nam... Ở Campuchia, loài này nằm trong danh sách kiểm dịch nhưng chưa chắc quản lý được. Ở Việt Nam đã có từ Khánh Hòa, Bình Phước và khắp các vùng cây có múi ở ĐBSCL.
Loài sâu này tấn công bưởi, cam sành, chanh, quýt hồng, gây hại nặng nhất trên bưởi, trong đó nặng nhất là bưởi da xanh và bưởi năm roi.
Loài sâu này lây lan nhờ bướm bay mạnh. Ngoài ra, vận chuyển trái nhiễm sâu, trái mang trứng từ vùng này sang vùng khác cũng sẽ lây lan rộng.
Đặc điểm sinh học của sâu đục trái bưởi
Con bướm sau khi vũ hóa 2-3 ngày thì bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm, trên nửa phần dưới của trái bưởi khi trái từ 2-5cm, 15-20 ngày sau khi đậu trái cho đến cả những trái sắp thu hoạch. Ban ngày, bướm thường nằm yên trong tán lá. Bướm có thể sống đến 6 ngày và một con cái đẻ khoảng 30 trứng.
Trứng nở ra ở trên bề mặt vỏ trái, sau 5-6 ngày trứng dính trên vỏ bưởi và nở; sau khi nở 1-2 giờ thì sâu non đục thẳng, nhanh chóng chui vào bên trong vỏ trái để gây hại, đây là giai đoạn rất quan trọng cần được xác định trước đó để phun xịt kịp thời và hiệu quả; nếu sau đó rất khó trị do sâu đã chui vào bên trong trái, ăn vỏ, ăn phần xốp và ăn hột của trái, sau đó sâu lớn dần, ít chịu ảnh hưởng của thuốc.
Thường thì trên cùng một trái có một hay nhiều hang do chúng đục khoét, mỗi hang một con sâu non chui vào tấn công. Chúng tuôn ra ngoài miệng hang các chất nhầy nên rất dễ phát hiện. Khi trái bị tấn công thì sau một thời gian bị rụng.
Qua 4 lần lột xác cư trú, phá hại trong ruột trái bưởi khoảng 2 tuần, sâu dài khoảng 20mm thì chui ra khỏi vết đục và rơi ngay xuống đất để hóa nhộng trong đất, thời gian thành nhộng là 9 đến 12 ngày, sau đó quay lại trở thành con bướm.
Các biện pháp phòng trừ trước mắt
1. Biện pháp bao trái
Do cây bưởi có nhiều đợt ra trái khác nhau, sử dụng thuốc hóa học nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng ít lần thì cơ hội của trứng vẫn có thể nở ra sâu và chui vào bên trong trái không kiểm soát được. Vì thế, nếu sử dụng thuốc hóa học thì nên dùng nhóm cúc tổng hợp như Alpha-Cypermethrin, Deltamethrin với dầu khoáng DC Tron Plus để tăng tính hiệu quả và hạn chế sự kháng thuốc của sâu. Sau khi phun xịt thì bao ngay trái lại. Bao trái là hữu hiệu và an toàn nhất hiện nay.
2. Biện pháp canh tác
Thường xuyên thu gom, hái tất cả các trái bị sâu đục, sau đó chặt nhỏ bỏ vào túi nhựa, buộc kín, đem chôn xuống hố sâu hoặc đem phơi nắng 4-5 giờ để diệt sâu còn ở bên trong trái.
Khi trái khoảng 2-3 tuần tuổi, bằng cái ly nhỏ nên pha thuốc vào bình nhỏ xịt trực tiếp vào trái rồi bao ngay trái bằng loại bao thích hợp. Nếu trái bưởi ở trên cao, hoặc xa ngoài mương thì dùng bình xịt có cần dài điều chỉnh tia nhỏ xịt thuốc vào trái, sau đó dùng cây bao tráo bằng Inox hay bằng cây trúc máng túi vào đưa lên để bao trái lại.
Nuôi dưỡng và bảo vệ đàn kiến vàng bởi vì chúng sẽ ăn trứng, sâu và tấn công bướm, rất có lợi.
3. Áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp
Dùng thuốc Alpha-Cypermethrin và Deltamethrin có pha dầu khoáng DC Tron Plus hoặc từng loại riêng lẻ có pha dầu khoáng DC Tron Plus để phun xịt; luân phiên dùng loại nầy, lần sau loại thuốc kia để sâu, bướm không kháng thuốc.
Đồng thời sau đó bao trái lại. Quan sát chung quanh dưới gốc thu gom và hái những trái bị sâu ăn, bổ nhỏ cho vào túi nhựa buộc kín phơi nắng ít nhất 4-5 giờ đem chôn sâu.
Làm cỏ, dọn sạch rác mục dưới gốc cho sâu không nơi làm nhộng.
Tưới phun nước đẫm trên cây vào buổi chiều mát để hạn chế bướm đẻ trứng và nướcngập vườn để diệt nhộng dưới đất. Vì lúc bướm đẻ thích nơi khô ráo, khoảng 5-7 giờ chiều tối.
Về lâu dài, các nhà khoa học cùng nông dân cần tìm kiếm, phát hiện những phương pháp mới phòng trừ sâu đục trái bưởi hữu hiệu nhất.
Đỗ Văn Công - Sở NN và PTNT, Báo Bến Tre, 27/03/2013
D. Giải pháp để bưởi không bị sâu đục trái
Nhiều nhà vườn trồng bưởi đã phải “đau đầu” vì sâu đục trái. Khi sâu đục trái làm cho trái non phát triển chậm và bị rụng sớm, khi trái trưởng thành dễ bị thối do bội nhiễm và cũng có thể sẽ bị rụng sớm. Những trái chưa rụng phần thịt bị hư hại, chất lượng kém, không thể tiêu thụ, gây nhiều thiệt hại cho các chủ vườn.
KẺ “PHÁ HOẠI” NGUY HIỂM
Thạc sĩ Mai Văn Trị, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ cho biết, sâu đục trái bưởi có tên khoa học là Citripestis sagittiferelle Moore. Khi sâu đục trái, vết đục của sâu còn tạo điều kiện cho vi sinh xâm nhập và gây bội nhiễm làm trái bị thối và rụng sớm. Sâu non đục vào vỏ trái chui sâu vào phần thịt tạo thành những đường hầm, lỗ đục của sâu thường kèm với phân sâu đùn ra ngoài và có thể thấy nhựa trái tiết ra theo vết đục.
Sâu đục trái trưởng thành ở dạng ngài, khoảng 9-12mm, màu nâu xám với cánh trước có màu nâu vàng đến nâu xám, cánh sau trong suốt. Trứng được đẻ thành chùm ở mặt dưới hoặc các bộ phận khác quanh vị trí trái. Trứng có thể được đẻ khi cây bắt đầu có hoa. Sau khi trứng nở, sâu non đục đường hầm vào vỏ trái, thậm chí vào sâu bên trong phần thịt trái. Cuối giai đoạn phát triển, sâu nhả tơ thả mình xuống đất và hóa nhộng trong đất.
Sâu đục trái lây lan khoảng cách xa qua sự di chuyển của trái có sâu hay sự di chuyển của đất chứa nhộng.Ngoài ra khi gió mạnh cũng là “trợ thủ đắc lực” giúp cho ngài sâu đục trái phát tán xa qua các vườn bưởi gần nhau. Đây chính là nguyên nhân làm cho các vườn bưởi tiếp giáp nhau có khả năng bị lây nhiễm sâu đục trái cao.
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
Giải pháp thông dụng và hiệu quả để phòng chống sâu đục trái là bao trái. Theo thạc sĩ Mai Văn Trị, bưởi có số quả trên cây không nhiều nên biện pháp này dễ áp dụng. Nên tiến hành bao trái khi hoa bưởi bắt đầu nở kết hợp với việc tỉa thưa hoa hoặc muộn nhất là khi trái vừa hình thành. Nếu bao trái muộn, sau khi bao trái xong nên tiến hành một đợt phun thuốc hóa học để diệt số lượng sâu xuất hiện trước khi bao trái. Nên dùng bao chuyên dụng hay dùng lưới có lỗ nhỏ để bao trái.
Cũng có thể sử dụng biện pháp thuốc hóa học để diệt sâu. Một số nhà vườn đã sử dụng Virtako 40WG (50-75g/ha, lượng nước 400-600 lít). Hoặc sử dụng Fipronil 80WG (40g/ha, lượng nước phun 500 lít/ha). Phun thuốc trên tán, tập trung vào các khu vực có hoa và trái. Do sâu non mới nở và lúc sâu chưa đục vào trong trái dễ bị diệt bởi thuốc hơn, do vậy khi phun thuốc không đúng thời điểm khi sâu đã trưởng thành chui sâu vào trái hiệu quả sử dụng thuốc diệt sâu sẽ thấp hơn. Ngoài ra khi sâu chui vào trái chất lượng thương phẩm của trái sẽ giảm nhiều.
Một giải pháp mang tính cộng đồng đó là tránh việc di chuyển trái bị nhiễm sâu, hay đất có chứa nhộng sâu đục trái. Cần ngăn ngừa sự lây lan giữa các vùng trồng thông qua kiểm soát sự di chuyển của trái cây có múi, của đất trồng từ vùng bị nhiễm. Những vùng đã bị nhiễm sâu nên tỉa và tiêu hủy trái bị nhiễm sâu bằng cách thu gom và tiêu hủy những trái bị sâu đục rụng trên đất.
TRẦN ÂN PHONG - Báo BR-VT, 10/8/2012
A. Tiêu hủy sâu đục trái bưởi bằng nước vôi
Ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Tân Thành Bình (Mỏ Cày Bắc - Bến Tre) bao trái bưởi.
Ảnh: Ng. Sơn
Để xử lý, nhà vườn sử dụng nhiều biện pháp bước đầu có hiệu quả như: đào hố chôn trái bưởi bị sâu đục, bỏ xuống mương nước, bỏ vào túi ni-lon phơi nắng. Các giải pháp này tuy có hiệu quả nhưng không triệt để bởi khi đào hố chôn sẽ tốn công, sâu non có thể chui lên đất hóa nhộng; còn bỏ xuống mương thì một số sâu trôi vào bờ, cũng sẽ bò lên tìm đất hóa nhộng để tiếp tục hoàn thành dòng đời của mình; cho vào túi ni-lon phơi nắng thì một số sâu đã cắn túi ni-lon chui ra ngoài, và túi ni-lon sau khi sử dụng rất khó phân hủy, dễ gây ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết bức xúc này, KS. Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre đã có giải pháp hiệu quả với cách tiêu hủy sâu bằng nước vôi. Theo bà Nguyệt, sử dụng vôi bột, 4 thùng chứa nước, cách làm như sau: cho bưởi bị sâu vào nước vôi với 3 nồng độ khác nhau: 1/50, 1/80, 1/100 và đối chứng (nước lã). Mỗi nghiệm thức cho vào 6 trái bưởi bị sâu. Bố trí thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Tiếp tục theo dõi tỷ lệ sâu chết theo từng giai đoạn 1, 2, 3 ngày sau khi xử lý. Kết quả cho thấy, đã khắc phục được nhược điểm của các phương pháp cũ, hiệu quả cao hơn. Nhà vườn có thể dùng một dụng cụ đựng nước như thùng nhựa, lu để cố định trong vườn rồi pha vôi vào nước với tỷ lệ 1kg vôi pha 100 lít nước và xử lý 100 trái bưởi. Sau đó, thu gom những trái bưởi bị sâu hại trong vườn cho vào lu nước vôi đã pha sẵn. Khoảng 24 giờ sau, sâu trong trái bưởi tự động chui ra ngoài hoặc số còn lại trong trái cũng chết. Phần nước vôi sau khi không sử dụng sẽ tưới trong vườn để cung cấp canxi cho cây.
Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các vườn cây có múi bị sâu đục trái gây hại. Cách này rất dễ làm, ít tốn kém và hiệu quả cao, khắc phục những hạn chế của các giải pháp trước đây; được nông dân đồng thuận cao và đã ứng dụng trong sản xuất từ tháng 5-2013. Ngoài ra, vật liệu phế thải không làm ảnh hưởng môi trường và còn tận dụng bón lại cho cây, cung cấp chất canxi là một trong những nguyên tố trung lượng giúp cây phát triển. Đây là một giải pháp được tác giả trình bày trong hội thảo khoa học chuyên đề “Quản lý sâu đục trái trên cây có múi”, do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức năm 2013 và được các nhà khoa học trong ngành đánh giá cao. Đây là giải pháp hoàn toàn mới lần đầu tiên thực hiện ở đồng bằng sông Cửu Long, mang lại hiệu quả cao, góp phần đáng kể trong quản lý sâu bệnh.
SKH - Báo Đồng Khởi, 6/3/2014
B. Một số đặc điểm về sâu đục trái bưởi và biện pháp quản lý
Bao trái cũng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Ảnh: H.H
Trong Hội thảo khoa học với chuyên đề “Nâng cao năng lực quản lý sâu đục trái bưởi da xanh” trong Ngày hội Cây - trái ngon năm 2013 tại huyện Chợ Lách, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huỳnh, Trường Đại học Cần Thơ đã có tham luận ”Một số đặc điểm về sinh học và sinh thái của sâu đục trái bưởi và biện pháp quản lý trước mắt” như sau:
Tên loài và khả năng gây hại
Tình hình sâu đục trái bưởi được phát hiện trên địa bàn dọc tuyến sông Hậu vào cuối năm 2011, cụ thể là ở hai huyện liền kề nhau là Châu Thành (Hậu Giang) và Kế Sách (Sóc Trăng). Khác với loại sâu đục vỏ trái (Prays citri) thường tạo u ngoài vỏ làm mất giá trị thương phẩm, loài này đục luôn vào trong ruột trái, từ non cho tới trái đã chín, nên gây thiệt hại rất lớn về năng suất lẫn thương phẩm. Ngoài trái bưởi, chúng cũng gây hại cho trái cam, chanh và cả quít. Loài này đã xuất hiện và gây hại từ lâu ở Indonesia, Malaysia mà chúng tôi đã tham khảo trong sách Côn trùng gây hại cây trồng chính (NXB Nông nghiệp, 2011) dưới tên khoa học là Citripestis sagittiferella Moore, thuộc họ phụ Phycitinae của họ Pyralidae, bộ Lepidoptera (bộ Cánh vảy).
Một số đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái quan trọng
Sâu đẻ trứng thành chùm 4-5 cái, tròn dẹp, ở bên ngoài vỏ của nửa phần dưới trái, thường là trái non nhưng cũng ngay cả trái già khi mật số của chúng cao. Thời gian để trứng nở khoảng 4-5 ngày. Ấu trùng (sâu) nở ra vào buổi sáng, đục ngay vỏ trái để chui vào bên trong, ăn vỏ rồi đục luôn vào ăn trong thịt trái. Sâu còn non có màu trắng đầu đen, lớn dần sẽ chuyển sang màu nâu hồng, dài đến 15mm, rất lanh lẹ và thường sống tập thể bên trong ruột của trái. Ấu trùng có 4 ngày tuổi và thời gian phát triển bên trong trái khoảng 2 tuần trở lại. Khi lớn đủ sâu đục ra ngoài rồi rơi xuống đất, nhả tơ tạo kén để làm nhộng trong đất và nở ra thành bướm. Bướm có màu nâu đậm, hẹp và dài do cánh xếp dọc thân mình, dài khoảng 10-12mm, khi đậu đầu hơi nhô cao và có 2 râu sờ cong lên trước mũi. Bướm không sống lâu, độ 1 tuần lễ và đẻ trứng trên mặt vỏ trái vào ban đêm. Bướm cái có thể đẻ hàng trăm trứng thành chùm trên nhiều trái trong vườn. Thời gian hoạt động của bướm mạnh nhất là vào đầu đêm, từ 6-9 giờ tối.
Đề xuất biện pháp phòng trừ trước mắt và hướng quản lý bền vững
Trước mắt, để giảm thiệt hại và hạn chế sự lây lan, bà con nông dân cần theo dõi sự gia tăng mật số và lây lan trên bưởi và các loại cây có múi khác để có thông tin kịp thời. Giới hạn khả năng gây hại bằng cách thu nhặt trái rụng do bị sâu đục và chôn sâu để diệt sâu còn ở bên trong, vì khi đủ lớn sâu sẽ chui ra ngoài làm nhộng trong đất. Xử lý thuốc một cách an toàn các trái bị đục, tỉa trái và bao lại. Nên dùng loại thuốc chuyên trị đối với sâu và ít độc đối với thiên địch và môi trường. Nên tỉa cành và tỉa trái để cho ra hoa đồng loạt, tránh để trái “tầm loang” hoặc xen canh với các loại cây có múi khác có trái không cùng mùa. Nuôi giữ kiến vàng trong vườn rất có lợi vì loài kiến này sẽ ăn trứng, sâu và quấy rối sự đẻ trứng của bướm (nhưng phải chú ý diệt kiến hôi vì chúng thường tấn công kiến vàng để tranh giành lãnh thổ).
TS. Nguyễn Văn Huỳnh (Trường Đại học Cần Thơ), Báo Đồng Khởi, 25/6/2013
C. Cách phòng trừ sâu đục trái bưởi
Ngày 22/3/2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi hội thảo chuyên đề “Quản lý sâu đục trái bưởi” có các nhà khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tham dự. Buổi hội thảo đã có nhiều thông tin và rút ra kết luận tạm thời về cách quản lý, phòng trừ sâu đục trái bưởi.
Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera, đã có mặt tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Việt Nam... Ở Campuchia, loài này nằm trong danh sách kiểm dịch nhưng chưa chắc quản lý được. Ở Việt Nam đã có từ Khánh Hòa, Bình Phước và khắp các vùng cây có múi ở ĐBSCL.
Loài sâu này tấn công bưởi, cam sành, chanh, quýt hồng, gây hại nặng nhất trên bưởi, trong đó nặng nhất là bưởi da xanh và bưởi năm roi.
Loài sâu này lây lan nhờ bướm bay mạnh. Ngoài ra, vận chuyển trái nhiễm sâu, trái mang trứng từ vùng này sang vùng khác cũng sẽ lây lan rộng.
Đặc điểm sinh học của sâu đục trái bưởi
Con bướm sau khi vũ hóa 2-3 ngày thì bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm, trên nửa phần dưới của trái bưởi khi trái từ 2-5cm, 15-20 ngày sau khi đậu trái cho đến cả những trái sắp thu hoạch. Ban ngày, bướm thường nằm yên trong tán lá. Bướm có thể sống đến 6 ngày và một con cái đẻ khoảng 30 trứng.
Trứng nở ra ở trên bề mặt vỏ trái, sau 5-6 ngày trứng dính trên vỏ bưởi và nở; sau khi nở 1-2 giờ thì sâu non đục thẳng, nhanh chóng chui vào bên trong vỏ trái để gây hại, đây là giai đoạn rất quan trọng cần được xác định trước đó để phun xịt kịp thời và hiệu quả; nếu sau đó rất khó trị do sâu đã chui vào bên trong trái, ăn vỏ, ăn phần xốp và ăn hột của trái, sau đó sâu lớn dần, ít chịu ảnh hưởng của thuốc.
Thường thì trên cùng một trái có một hay nhiều hang do chúng đục khoét, mỗi hang một con sâu non chui vào tấn công. Chúng tuôn ra ngoài miệng hang các chất nhầy nên rất dễ phát hiện. Khi trái bị tấn công thì sau một thời gian bị rụng.
Qua 4 lần lột xác cư trú, phá hại trong ruột trái bưởi khoảng 2 tuần, sâu dài khoảng 20mm thì chui ra khỏi vết đục và rơi ngay xuống đất để hóa nhộng trong đất, thời gian thành nhộng là 9 đến 12 ngày, sau đó quay lại trở thành con bướm.
Các biện pháp phòng trừ trước mắt
1. Biện pháp bao trái
Do cây bưởi có nhiều đợt ra trái khác nhau, sử dụng thuốc hóa học nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng ít lần thì cơ hội của trứng vẫn có thể nở ra sâu và chui vào bên trong trái không kiểm soát được. Vì thế, nếu sử dụng thuốc hóa học thì nên dùng nhóm cúc tổng hợp như Alpha-Cypermethrin, Deltamethrin với dầu khoáng DC Tron Plus để tăng tính hiệu quả và hạn chế sự kháng thuốc của sâu. Sau khi phun xịt thì bao ngay trái lại. Bao trái là hữu hiệu và an toàn nhất hiện nay.
2. Biện pháp canh tác
Thường xuyên thu gom, hái tất cả các trái bị sâu đục, sau đó chặt nhỏ bỏ vào túi nhựa, buộc kín, đem chôn xuống hố sâu hoặc đem phơi nắng 4-5 giờ để diệt sâu còn ở bên trong trái.
Khi trái khoảng 2-3 tuần tuổi, bằng cái ly nhỏ nên pha thuốc vào bình nhỏ xịt trực tiếp vào trái rồi bao ngay trái bằng loại bao thích hợp. Nếu trái bưởi ở trên cao, hoặc xa ngoài mương thì dùng bình xịt có cần dài điều chỉnh tia nhỏ xịt thuốc vào trái, sau đó dùng cây bao tráo bằng Inox hay bằng cây trúc máng túi vào đưa lên để bao trái lại.
Nuôi dưỡng và bảo vệ đàn kiến vàng bởi vì chúng sẽ ăn trứng, sâu và tấn công bướm, rất có lợi.
3. Áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp
Dùng thuốc Alpha-Cypermethrin và Deltamethrin có pha dầu khoáng DC Tron Plus hoặc từng loại riêng lẻ có pha dầu khoáng DC Tron Plus để phun xịt; luân phiên dùng loại nầy, lần sau loại thuốc kia để sâu, bướm không kháng thuốc.
Đồng thời sau đó bao trái lại. Quan sát chung quanh dưới gốc thu gom và hái những trái bị sâu ăn, bổ nhỏ cho vào túi nhựa buộc kín phơi nắng ít nhất 4-5 giờ đem chôn sâu.
Làm cỏ, dọn sạch rác mục dưới gốc cho sâu không nơi làm nhộng.
Tưới phun nước đẫm trên cây vào buổi chiều mát để hạn chế bướm đẻ trứng và nướcngập vườn để diệt nhộng dưới đất. Vì lúc bướm đẻ thích nơi khô ráo, khoảng 5-7 giờ chiều tối.
Về lâu dài, các nhà khoa học cùng nông dân cần tìm kiếm, phát hiện những phương pháp mới phòng trừ sâu đục trái bưởi hữu hiệu nhất.
- Nghiên cứu sử dụng pheromone hấp dẫn bướm tập trung để diệt.
- Nghiên cứu sử dụng chất xua đuổi, thuốc thảo mộc, ong, nhện, mối bắt ăn mồi.
- Tìm kiếm các loài ký sinh có khả năng ký sinh trên các giai đoạn chuyển hóa của sâu đục trái bưởi.
Đỗ Văn Công - Sở NN và PTNT, Báo Bến Tre, 27/03/2013
D. Giải pháp để bưởi không bị sâu đục trái
Nhiều nhà vườn trồng bưởi đã phải “đau đầu” vì sâu đục trái. Khi sâu đục trái làm cho trái non phát triển chậm và bị rụng sớm, khi trái trưởng thành dễ bị thối do bội nhiễm và cũng có thể sẽ bị rụng sớm. Những trái chưa rụng phần thịt bị hư hại, chất lượng kém, không thể tiêu thụ, gây nhiều thiệt hại cho các chủ vườn.
KẺ “PHÁ HOẠI” NGUY HIỂM
Thạc sĩ Mai Văn Trị, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ cho biết, sâu đục trái bưởi có tên khoa học là Citripestis sagittiferelle Moore. Khi sâu đục trái, vết đục của sâu còn tạo điều kiện cho vi sinh xâm nhập và gây bội nhiễm làm trái bị thối và rụng sớm. Sâu non đục vào vỏ trái chui sâu vào phần thịt tạo thành những đường hầm, lỗ đục của sâu thường kèm với phân sâu đùn ra ngoài và có thể thấy nhựa trái tiết ra theo vết đục.
Sâu đục trái trưởng thành ở dạng ngài, khoảng 9-12mm, màu nâu xám với cánh trước có màu nâu vàng đến nâu xám, cánh sau trong suốt. Trứng được đẻ thành chùm ở mặt dưới hoặc các bộ phận khác quanh vị trí trái. Trứng có thể được đẻ khi cây bắt đầu có hoa. Sau khi trứng nở, sâu non đục đường hầm vào vỏ trái, thậm chí vào sâu bên trong phần thịt trái. Cuối giai đoạn phát triển, sâu nhả tơ thả mình xuống đất và hóa nhộng trong đất.
Sâu đục trái lây lan khoảng cách xa qua sự di chuyển của trái có sâu hay sự di chuyển của đất chứa nhộng.Ngoài ra khi gió mạnh cũng là “trợ thủ đắc lực” giúp cho ngài sâu đục trái phát tán xa qua các vườn bưởi gần nhau. Đây chính là nguyên nhân làm cho các vườn bưởi tiếp giáp nhau có khả năng bị lây nhiễm sâu đục trái cao.
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
Giải pháp thông dụng và hiệu quả để phòng chống sâu đục trái là bao trái. Theo thạc sĩ Mai Văn Trị, bưởi có số quả trên cây không nhiều nên biện pháp này dễ áp dụng. Nên tiến hành bao trái khi hoa bưởi bắt đầu nở kết hợp với việc tỉa thưa hoa hoặc muộn nhất là khi trái vừa hình thành. Nếu bao trái muộn, sau khi bao trái xong nên tiến hành một đợt phun thuốc hóa học để diệt số lượng sâu xuất hiện trước khi bao trái. Nên dùng bao chuyên dụng hay dùng lưới có lỗ nhỏ để bao trái.
Cũng có thể sử dụng biện pháp thuốc hóa học để diệt sâu. Một số nhà vườn đã sử dụng Virtako 40WG (50-75g/ha, lượng nước 400-600 lít). Hoặc sử dụng Fipronil 80WG (40g/ha, lượng nước phun 500 lít/ha). Phun thuốc trên tán, tập trung vào các khu vực có hoa và trái. Do sâu non mới nở và lúc sâu chưa đục vào trong trái dễ bị diệt bởi thuốc hơn, do vậy khi phun thuốc không đúng thời điểm khi sâu đã trưởng thành chui sâu vào trái hiệu quả sử dụng thuốc diệt sâu sẽ thấp hơn. Ngoài ra khi sâu chui vào trái chất lượng thương phẩm của trái sẽ giảm nhiều.
Một giải pháp mang tính cộng đồng đó là tránh việc di chuyển trái bị nhiễm sâu, hay đất có chứa nhộng sâu đục trái. Cần ngăn ngừa sự lây lan giữa các vùng trồng thông qua kiểm soát sự di chuyển của trái cây có múi, của đất trồng từ vùng bị nhiễm. Những vùng đã bị nhiễm sâu nên tỉa và tiêu hủy trái bị nhiễm sâu bằng cách thu gom và tiêu hủy những trái bị sâu đục rụng trên đất.
TRẦN ÂN PHONG - Báo BR-VT, 10/8/2012