CÁCH TÍNH LIỀU THUỐC CHO ĐỘNG VẬT HOANG DÃ (Phần 1)

  • Thread starter Nguyễn Ngọc Chí
  • Ngày gửi
Tôi xin trích lại nguyên bản chính cuốn ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ của TS Võ Đình Sơn – Giám đốc Thảo cầm viên SG – Biên soạn năm 2010.

(Tài liệu biên soạn dung cho sinh viên Khoa CNTY các trường ĐH)



(Bắt đầu từ trang 20 đến trang 26)

Trích nguyên bản quyền.



IV. Tính liều thuốc cho các loài động vật.

4.1 Một số khác biệt cơ bản giữa động vật hoang dã và gia súc.

Hầu hết các việc trị bệnh ở động vật hoang dã đều dựa vào kinh nghiệm và tương tự như ở gia súc. Từ những kiến thức cơ bản, chúng ta biết loại kháng sinh (antibiotic) nào dùng để điều trị loại vi trùng nào, làm thế nào để hồi tỉnh thú bị trụy tim mạch, bị (shook), thú bị suy dinh dưỡng v.v… Đây chỉ là 1 số ví dụ và các kiến thức cơ bản này từ gia súc tạo nên ngành thú y động vật hoang dã.

Tuy nhiên, ngoài kiến thức trên, chúng ta cần phải sáng tạo, vì so với gia súc việc điều trị động vật hoang dã có một số đặc điểm khác biệt sẽ được trình bày sau đây.

- Việc tiếp cận

Có 3 trở ngại khi cấp thuốc cho động vật hoang dã, một là nguy hiểm, hai là sợ hãi và ba là động vật dễ bị stress. Các động vật hoang dã cảm thấy bất an khi có sự hiện diện của con người, điều này cho thấy việc cấp thuốc cho phải kiên nhẫn và sáng tạo.

- Cấp thuốc

Có thể cấp thuốc: cấp qua miệng (oral) hay chích.

- Cấp thuốc qua miệng (oral)

Cần lưu ý điểm sau:

Trộn với thức ăn hay nước uống, lưu ý đến liều giữa 2 lần cấp thuốc, mùi vị của thuốc đối với sự ngon miệng và chấp nhận của thú.

- Chích thuốc

Thuốc cần cô đặc, thể tích hợp lí và có thể là hỗn hợp thuốc thích hợp.

Liều cần thiết để việc điều trị được hiệu quả và thời gian giữa 2 lần cấp thuốc.

Có thể dung Hyaluronidase để tăng nhanh sự hấp thu của thuốc*

Trang 20

- Một số vấn đề trong việc xác định liều thuốc



Định liều thuốc cho gia súc tương đối đơn giản so với động vật hoang dã, trước khi sử dụng 1 loại thuốc, cần có các hiểu biết cơ bản sau:

- Có được các thông tin về dược lí của thuốc

- Biết được liều sử dụng của thuốc đối với 1 loài đã biết

- Biết được trình trạng sức khỏe của động vật điều trị.

Khi biết được các thong tin trên, chúng ta có thể:

- Tính liều cho loài có quan hệ gần (ví dụ như mèo nhà và mèo rừng v.v…)



4.2 Tính liều thuốc cho động vật hoang dã

Phương pháp này giúp tính liều thuốc cho một loài mà chúng ta không có thông tin về cách sử dụng liều thuốc trên động vật đó. Tuy nhiên không sử dụng khi đã có chỉ dẫn về dược học cụ thể của nhà sản xuất thuốc.

Một số hạn chế của phương pháp này như sau:

- Chỉ ước tính liều dựa vào sự so sánh giữa 2 loài.

- Không xem xét đến sự khác biệt về biến dưỡng của thuốc đối với sự biến dưỡng của gan, sự biến dưỡng ở thận, khả năng chấp nhận về sinh học.



4.3 Tỷ lệ trao đổi chất, nhóm phân loại và trọng lượng cơ thể



Cho đến nay các nhà sinh lý học đã tính toán được tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (Basal metabolic rate) của nhiều loài động vật có xương sống. Các đo lường này được thực hiện trên các động vật ở trạng thái bình thường: khỏe mạnh, ở trạng thái nghỉ.

Kết quả cho thấy tỉ lệ trao đổi chất cơ bản (cần cho các hoạt động ở trạng thái nghỉ của động vật như thở, nhịp tim, hoạt động của các cơ v.v…) không tăng theo tỉ lệ khi khối lượng cơ thể tăng.

Đa số các động vật có xương sống trên cạn, tỉ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể tỉ lệ với lũy thừa 0,75 đối với khối lượng cơ thể.

Các nghiên cứu ở chim cho thấy, loài này nhỏ và có sự trao đổi chất nhanh hơn so với gia súc. Chim ăn nhiều hơn và bài tiết phân nhiều hơn so với một con thú có trọng lượng cơ thể tương đương.



Trang 21

Đối với các động vật có xương sống sống trên cạn, tỉ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể được tính bằng phương trình:



Q (kcalo/ngày) = K(BW)



K = một hằng số: thú = 70, chim = 78 (ngoại trừ chim sẻ), bò sát = 10*

BW = trọng lượng cơ thể động vật (kg)

* Ở nhiệt độ tối ưu của loài.

Phương trình trên giúp chúng ta tính toán được nhu cầu năng lượng cơ bản (basal energy requirement) cho hầu hết các loài.



Ví dụ:

Trao đổi chất cơ bản ở:



- Chim cú mèo nặng 1,2 kg: 78 x (1,2)0,75 = 89kcal/ngày

- Chó nặng 20kg 70 x (20)0,75 = 662kcal/ngày



Cách tính nhanh lũy thừa như sau: ta có: an/m = căn bậc m cơ số a mũ n (máy không hỗ trợ dấu căn bậc)



(20)0,75 = 203/4 = căn bậc 4 cơ số 20 mũ 3 = 9,45 x 70 = 622



Nhu cầu trao đổi chất cơ bản của 1 kg tronhj lượng cơ thể (q)



q = Q/BW = K(BW)0,75/BW
Luỹ thừa 0,75 chứ không phải nhân cho 0,75 [giao diện của phong chữ không hổ trợ cho việc viết luỹ thừa (dấu mũ)]



Động vật có khối lượng cơ thể nhỏ cần nhiều năng lượng cho 1 kg khối lượng cơ thể hơn so với động vật có khối lượng cơ thể lớn hơn.



Ví dụ:

Chim nặng 100g:

Q = 78 x 0,100 x 0,75 = 13,5 kcal/ngày, q = 13,5/ 0,1 = 135 kcal/kg



Chim nặng 1000g

Q = 78 x 1 x 0,75 = 78 kcal/ngày, q = 78/1 = 78 kcal/kg



Trang 22

--------

Viết như thế này các bạn dễ hiểu nhầm về cách tính toán, vì giao diện của Word không hỗ trợ cho việc dùng viết luỹ thừa (dấu mũ)...! Coppy từ Word pots qua cũng không được mong các bạn thông cảm...!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thì tôi sẽ viết tiếp phần căn bản thôi, chứ chép nguyên văn thì không ổn rồi..!
Cám ơn các bạn đã đọc.
 


Last edited by a moderator:
Hay quá. Chưa đọc hết vì ko có thời gian . Đánh dấu để đọc sau vậy ... cảm ơn anh nhiều nha
 
Cám ơn các bạn đã quan tâm chia sẻ tài liệu...nếu các bạn muốn tìm hiểu kĩ về vấn đề này thì các bạn có thể gặp trực tiếp Ông Võ Đình Sơn - Giám đốc Thảo cầm viên Sài Gòn hoặc gặp tôi để chia sẻ tài liệu...hay là các bạn muốn tôi viết chia ra đăng nhiều kì để tham khảo..?
Một điều hơi buồn là giao diện trong Word này không hổ trợ chức năng cao nên các dấu căn & lũy thừa không viết được..!
Thân chào các bạn.
 
Tài liệu này, nếu có bản mền thì AE nghiên cứu thuận tiện hơn nhỉ?
 
Bác lấy ví dụ thực tế, theo công thức đó bác tính dùm em các thuốc trị tiêu chảy, viêm phổi cho rắn con, rắn 1kg được không bác nhỉ? vd em có mua thuốc trị phổi cho 70kg gà dùng 10ml, em suy ra 1kg bao nhiêu rồi ước cho 1kg rắn,hii Từ 1kg gà vịt rồi áp qua 1kg rắn thì em thấy không ổn. hii
 
Bác lấy ví dụ thực tế, theo công thức đó bác tính dùm em các thuốc trị tiêu chảy, viêm phổi cho rắn con, rắn 1kg được không bác nhỉ? vd em có mua thuốc trị phổi cho 70kg gà dùng 10ml, em suy ra 1kg bao nhiêu rồi ước cho 1kg rắn,hii Từ 1kg gà vịt rồi áp qua 1kg rắn thì em thấy không ổn. hii

@TranTTuan...à tiếc thật vì không có phần mền hổ trợ nên viết ra đọc rất khó hiểu...không biết ACE có thích nghiên cứu không.

* Cái nội dung chính của nó là phải biết được sự biến dưỡng của gan, sự biến diễn của thận và sự biến dưỡng thức ăn của từng loài...mới tính được..!

** Nói cho dễ hiểu là sự hấp thu thuốc ở gan, sự đào thải thuốc ở thận và sự tiêu hóa nhanh hay chậm về thức ăn của từng loài mà ta suy ra được cách tính liều lượng của thuốc cũng như thời gian cấp thuốc giữa 2 lần.

*** Theo tài liệu thì còn 3 trang nữa mới hết.
_ Theo anh thì rắn là động vật có thân nhiệt "biến nhiệt" (máu lạnh) có 1 lỗ huyệt nên cơ chế hấp thu thuốc rất chậm và đào thải thuốc cũng rất chậm, vì 5 đến 7 ngày chúng mới ăn 1 lần nên lượng thuốc đưa vào cơ thể từ 3 đến 5 ngày mới cấp thuốc 1 lần...! Về liều lượng thì 1/5 của động vật & 1/7 của gà.

Có nghĩa là trọng lượng 5kg rắn thì dùng thuốc theo động vật (heo, bò) chỉ bằng 1kg trọng lượng của heo...thôi. Còn tính theo gà thì trọng lượng 7kg rắn thì bằng 1 kg gà.

***Kết luận: Rắn và trăn (riêng 2 loài này) rất nhẹ thuốc...
Theo lời của Tuan thì 70kg gà thì dùng.........10ml
Ý Tuan hỏi là 10ml thuốc sẽ dùng được bao nhiêu kg rắn (thể trọng)

**
**
Bây giờ bắt đầu ta tính nhé:
1kg (thể trọng của gà).....thì được 7kg (thể trọng rắn)

Vậy 70kg (TT gà)...........................Xkg (TT rắn)

=>> X = 70 x 7 = 490 kg thể trọng của rắn.

Nếu Tuan nói là dùng 10ml thuốc cho 70 kg thể trọng gà, thì cũng 10ml thuốc đó đem dùng qua cho rắn được 490 kg thể trọng rắn...!

+ Vậy 1ml thuốc sẽ dùng được cho rắn là 49kg thể trọng.
++ Nếu chúng ta có tăng liều lượng thì khoảng 35 kg thể trọng là vừa.

_ Thời gian giữa 2 lần cấp thuốc cách nhau từ 4 đến 5 ngày...!

***
** Chính vì cái sự "Biến dưỡng" ấy mà chúng ta mắc phải sai nhầm, nên cấp thuốc như động vật máu nóng thì sẽ quá gấp 4 đến 7 lần so với heo - gà...!
_ Còn thời gian giữa 2 lần cấp thuốc thì xa nhau đến 5 ngày...! Nếu ngày nào cũng cấp thì dư thuốc ở gan & thận gấp 5 lần....!
+ Nên có khi rắn chưa chắc đã chết vì do bịnh mà rắn chết vì ta dùng thuốc quá liều...!
+ Nếu dùng thuốc để tiêm thì nên pha loãng thuốc ra để dễ chích.
+ Nếu đã có thuốc mà Dược Thú Y chế ra dùng riêng cho trăn, rắn...thì làm theo sự hướng dẫn của toa (đơn) thuốc...không dùng theo cách quy ra liều như anh đã chie nhé...!
Thân chào.
 

Last edited by a moderator:
Vậy trước giờ em làm trật lất rồi hả ta? Sao bác không tính theo tuổi hả bác? Vì gà 1kg là gà tơ, còn rắn 1kg là rắn già rồi,hii, và theo liều lượng đó thì rắn 1 kg bằng 1/7 so với gà, rồi có xem xét lại con rắn trưởng thành sẽ dùng nhiều thuốc hơn chút không bác nhỉ?
 
Vậy trước giờ em làm trật lất rồi hả ta? Sao bác không tính theo tuổi hả bác? Vì gà 1kg là gà tơ, còn rắn 1kg là rắn già rồi,hii, và theo liều lượng đó thì rắn 1 kg bằng 1/7 so với gà, rồi có xem xét lại con rắn trưởng thành sẽ dùng nhiều thuốc hơn chút không bác nhỉ?

Nói cho bạn dễ hiểu nha.
Con vật nào ăn thức ăn nhiều trong ngày so với trọng lượng cơ thể của chúng thì:
_Hấp thu thuốc nhanh hơn & thải thuốc cũng nhanh hơn..có nghĩa là đồng thuận với thức ăn, ví dụ gà thì ăn nhiều hơn heo nên thuốc dùng cho gà liều lượng cũng lớn hơn heo. Đây là so sánh lượng thức ăn so với trọng lượng cơ thể.
(Nếu lấy trọng lượng của voi mà so với trọng lượng của gà...thì con voi phải tiêm 1 lần là 5000ml (5 lít) thuốc...thì con voi nào mà sống nổi...!!!!!!!!!!

* Do vậy loài trăn, rắn ăn 1 lần sau 5 đến 7 ngày mới thải phân ra...thì lượng hấp thu thức ăn rất chậm và nhỏ so với con gà cùng thể trọng, mà bạn đem so sánh với con gà cùng trọng lượng và cấp thuốc như nhau thì dư thuốc tới 7 lần..! Dẫn đến là Nghoẽo ngay..!

* Thuốc & thức ăn phải đào thải ra ngoài rồi mới cấp tiếp, nếu cấp liên tục dẫn đến tồn dư trong gan & thận...! Nguy hiểm...!

Sao lâu nay bạn dùng liều lượng như thế nào...? Và thời gian giữa 2 lần cấp thuốc là bao lâu...? Bạn nói rõ đã dùng thuốc gì và liều lượng ra sao..?

Đây là Blog chia sẻ bạn cứ mạnh dạn nói ra cùng học hỏi nha..!
Cám ơn bạn đã quan tâm.
 
Last edited by a moderator:
EM trị 1 lần nên chưa có nhớ tên thuốc nữa( hình như cùng dòng với Paytril ). Nói chung rắn cũng ít khi phải uống thuốc, em cho uống mỗi ngày 2 lần, uống 1 tuần lễ, nên theo thông tin của anh thì em thực hiện sai.
Vậy khi cho uống vitamin thì sao bác nhỉ? Vd rắn con 3ngày ăn 1 lần thì rắn cũng uống nước 3 ngày 1 lần rồi mình cho uống vitamin cũng 3 ngày 1 lần phải không?
Em thì hôm nay uống men, ngày sau uống nước, hôm sau uống vitamin C, vậy có dồn dập quá không bác? Vì khoảng 3 ngày rắn con mới đi tiêu 1 lần mà.hii
 
EM trị 1 lần nên chưa có nhớ tên thuốc nữa( hình như cùng dòng với Paytril ). Nói chung rắn cũng ít khi phải uống thuốc, em cho uống mỗi ngày 2 lần, uống 1 tuần lễ, nên theo thông tin của anh thì em thực hiện sai.
Vậy khi cho uống vitamin thì sao bác nhỉ? Vd rắn con 3ngày ăn 1 lần thì rắn cũng uống nước 3 ngày 1 lần rồi mình cho uống vitamin cũng 3 ngày 1 lần phải không?
Em thì hôm nay uống men, ngày sau uống nước, hôm sau uống vitamin C, vậy có dồn dập quá không bác? Vì khoảng 3 ngày rắn con mới đi tiêu 1 lần mà.hii
* Theo cơ chế "Biến dưỡng" của thức ăn mà tính được liều thuốc cho loài bò sát.

** Để dễ hiểu là:" Có nhập thì có xuất" nên sự hấp thu và đào thải phải cân đối (tương đương) với nhau thì mới cân bằng được...!
Dùng nhiều thuốc 1 cách dồn dập mà chưa thải ra hết dẫn tới sự tích tụ thuốc ở gan và thận rất nguy hiểm có thể gây tử vong và sinh ra ngộ độc...

*** Đối với rắn, trăn, kì đà thì 3 ngày cấp thuốc 1 lần, còn nước thì cứ để cho uống thoải mái...thế là ổn...(theo lí thuyết).
 
Last edited by a moderator:
Một số bài viết thường nói động vật máu lạnh phải dùng thuốc gấp 2,3 lần động vật máu nóng??? Theo lý thuyết này thì ngược lại nhỉ??
 
Một số bài viết thường nói động vật máu lạnh phải dùng thuốc gấp 2,3 lần động vật máu nóng??? Theo lý thuyết này thì ngược lại nhỉ??

Nước ta chỉ có 1 vài trung tâm nghiên cứu về động vật hoang dã (Vườn quốc gia, Thảo cầm viên & Viện nghiên cứu), mãi sau này mới đưa vào giảng dạy cho Khoa CNTY ở các trường ĐH nên tài liệu này chưa được phổ cập nhều..!
Phần đông bà con chăn nuôi tự mày mò nghiên cứu nên chưa hoàn chỉnh được vì dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu...
Nên tôi đưa vấn đề này từ những tài liệu được nghiên cứu của chuyên ngành để chúng ta tham khảo.
Nội dung trên là dựa vào sự "Biến dưỡng" là sự hấp thu của thuốc, sự phân giải của thuốc tùy theo từng loài ở gan, thận.
Chúng ta thường hay mắc phải sai nhầm về quan niệm là "máu nóng & máu lạnh" nên tự đoán không có cơ sở là vậy...!
 
Vậy theo bác kết luận lại, con rắn sẽ hấp thu thuốc chậm, lâu hơn động vật máu nóng. Như vậy mình đưa 1 liều lượng đúng và so ra thì ít hơn các động vật kia nên nồng độ thuốc trong dạ dày rắn sẽ ít hơn, nên rắn hấp thu lượng kháng sinh thấp là đương nhiên với liều lượng đó thì đúng với con rắn vậy có đủ để diệt con vi khuẩn không bác? Và thời gian điều trị chắc 1 đến 2 tháng mới hết Bác hả?
 
Vậy theo bác kết luận lại, con rắn sẽ hấp thu thuốc chậm, lâu hơn động vật máu nóng. Như vậy mình đưa 1 liều lượng đúng và so ra thì ít hơn các động vật kia nên nồng độ thuốc trong dạ dày rắn sẽ ít hơn, nên rắn hấp thu lượng kháng sinh thấp là đương nhiên với liều lượng đó thì đúng với con rắn vậy có đủ để diệt con vi khuẩn không bác? Và thời gian điều trị chắc 1 đến 2 tháng mới hết Bác hả?

Đã diệt vi khuẩn (vi trùng) thì tối đa là 5 đến 7 ngày....còn lâu hơn làm sao diệt được...! Nếu lâu hơn thời gian đó mà vi trùng còn sống thì đó là hiện tượng lờn thuốc (kháng thuốc)..!
Người ta tính độ "biến dưỡng" riêng từng loài rất khác nhau, chỉ riêng loài Bò sát có độ biến dưỡng thấp, nên hấp thu thuốc chậm nên nồng độ thuốc duy trì ở trong máu rất lâu, vì nó đào thải chậm..! Với nồng độ "bảo lưu" lâu và cao trong máu như vậy là đủ diệt vi trùng rồi.

** Còn rắn lâu bình phục không chịu ăn uống là do tồn dư thuốc ở gan. Gan là nhà máy xử lí chất độc đa năng, nhưng vì gan nhiễm độc quá nặng chưa đào thải hết độc tố ra ngoài thì làm tuyến Tụy ngưng trệ và dịch mật ít tiết ra tiêu hóa thức ăn...dẫn tới rắn không ăn ta tưởng chừng rắn chưa hết bịnh...!

*** Trong những trường hợp như rắn hết tiêu chảy mà vẫn không ăn là do gan ngộ độc, ta tiến hành giải độc gan, cho rắn ra ngoài vận động phơi nắng...để cơ thể tiến hành trao đổi chất làm cho tuyến Tụy hoạt động trở lại, thì dịch mật sẽ tiết vào ống ruột và tiêu hóa thức ăn...rắn rẽ ăn lại từ từ và nhanh hẳn.
**
** Nhiều cái sai nhầm khi thấy rắn không chịu ăn lừ đừ tưởng là rắn chưa hết bịnh mà tiếp tục dùng kháng sinh lâu ngày gây ngộ độc gan dẫn tới rắn sẽ Nghoẻo..!

+ Rắn là động vật hoang dã mới được thuần hóa nên rất mẫn cảm (độ nhạy cao) với thuốc...không giống như gà, heo...đã lờn thuốc vì ta nuôi dùng rất nhiều thuốc từ trong bào thai đến trưởng thành..!
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề tiêu diệt virus, vi trùng liên quan đến nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương máu. Ví dụ: tiêm thì nhanh hơn uống..., máu lạnh với máu nóng liên quan đến quá trình đạt đỉnh này từ đó tiêu diệt virus cần liều lượng khác nhau. Việc tiêu hóa chậm hay nhanh chắc không liên qua gì đến tốc độ di chuyển thuốc trong máu? Đó chỉ là cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa mà thôi, thuốc thì khác hơn thức ăn. Gan và thận trong việc này liên quan đến đào thải thuốc, tuy Rắn 2-3 ngày mới đi tiểu nhưng không có nghĩa là thuốc phụ thuộc vào quá trình này, nó vẫn đào thải, chỉ khác là chưa đẩy ra ngoài mà thôi.
 
Vấn đề tiêu diệt virus, vi trùng liên quan đến nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương máu. Ví dụ: tiêm thì nhanh hơn uống..., máu lạnh với máu nóng liên quan đến quá trình đạt đỉnh này từ đó tiêu diệt virus cần liều lượng khác nhau. Việc tiêu hóa chậm hay nhanh chắc không liên qua gì đến tốc độ di chuyển thuốc trong máu? Đó chỉ là cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa mà thôi, thuốc thì khác hơn thức ăn. Gan và thận trong việc này liên quan đến đào thải thuốc, tuy Rắn 2-3 ngày mới đi tiểu nhưng không có nghĩa là thuốc phụ thuộc vào quá trình này, nó vẫn đào thải, chỉ khác là chưa đẩy ra ngoài mà thôi.

Chúng ta cùng tâm đắc với câu của Lê - Nin bạn nhé: " Học nữa và học mãi..."
Vì trí thức là rộng vô cùng, tất cả đều có nền tảng từ đại cương xây dựng nên, vậy tôi cùng bạn cùng nhau tìm hiểu và học bạn nhé.

* Việc đào thải thuốc có rất nhiều cơ quan như:
_ Bài tiết qua da là tiết mồ hôi, nhưng rắn ko thực hiện được vì da rắn là 1 lớp vảy sừng.
_ Hô hấp: hơi thở là không đáng kể.
_ Tiêu hóa: rắn chỉ thải qua phân kết hợp với nước tiểu thông qua 1 lỗ huyệt, đây là đường bài thải chủ yếu..!

+ Gan là nơi hấp thu có chọn lọc và cũng là nơi xử lí chất độc để bài thải qua thận. Vậy thuốc cũng theo cơ chế ấy mà bài thải ra ngoài...

* Còn vi trùng thì được diệt được qua nhiều cách nhưng chủ yếu vẫn là dùng kháng sinh để diệt và diệt được dễ dàng. Vì nó nằm ở ngoài nhân của hồng huyết cầu.

* Còn virus thì không có thuốc chữa...! Chưa có thuốc chữa cho 1 loại bịnh nào mang mầm bịnh là Virus..! Vì Virus nằm bên trong nhân hồng huyết cầu, nếu đưa thuốc vào bên trong nhân để diệt Virus thì toàn bộ Hồng huyết cầu bị phá hủy, mà toàn bộ cơ thể sống của động vật đều sống được là nhờ Hồng huyết cầu (tế bào máu)..! Bạn phải phân biệt như vậy chứ không phải là cần diệt Virus ta đưa liều thuốc có nồng độ cao hơn diệt vi trùng..!

** Có những phương pháp giúp cho sự sống còn tồn tại đó là nâng cao sức đề kháng cơ thể để chống lại Virus, có loại Virus có vòng đời ngắn thì chúng tự chết và thải ra ngoài...(Ví dụ như Virus cúm...) & dùng kháng thể để trung hòa kháng nguyên như Virus Dại, tuy rằng khoa học đã tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải bó tay những Virus có độ thông minh cao như đại dịch HIV (si-da)... là vậy.
Ví dụ ở động vật thì có Virus Dịch tả heo, bò, trâu...Newcastle ở gà...! (Không có kháng sinh đặc hiệu).

+ Còn những Virus có tuổi thọ kéo dài ta không diệt được thì đưa chúng về trạng thái mãng tính (ngủ yên), bằng cách nâng cao sức đề kháng...sống cho qua ngày nhưng rất nguy hiểm vì cơ thể mang trùng thải ra hàng ngày có nguy cơ lây nhiễm cao cho cá thể khác..!

Như vậy chia sẻ với các bạn là một việc mà những người khác cho tôi là muốn làm thầy và làm chuyện Bao đồng, theo các bạn thì nên im lặng là Vàng...đúng không..!

Cám ơn và bỏ qua.
 
Last edited by a moderator:
Chúng ta cùng tâm đắc với câu của Lê - Nin bạn nhé: " Học nữa và học mãi..."
Vì trí thức là rộng vô cùng, tất cả đều có nền tảng từ đại cương xây dựng nên, vậy tôi cùng bạn cùng nhau tìm hiểu và học bạn nhé.

* Việc đào thải thuốc có rất nhiều cơ quan như:
_ Bài tiết qua da là tiết mồ hôi, nhưng rắn ko thực hiện được vì da rắn là 1 lớp vảy sừng.
_ Hô hấp: hơi thở là không đáng kể.
_ Tiêu hóa: rắn chỉ thải qua phân kết hợp với nước tiểu thông qua 1 lỗ huyệt, đây là đường bài thải chủ yếu..!

+ Gan là nơi hấp thu có chọn lọc và cũng là nơi xử lí chất độc để bài thải qua thận. Vậy thuốc cũng theo cơ chế ấy mà bài thải ra ngoài...

* Còn vi trùng thì được diệt được qua nhiều cách nhưng chủ yếu vẫn là dùng kháng sinh để diệt và diệt được dễ dàng. Vì nó nằm ở ngoài nhân của hồng huyết cầu.

* Còn virus thì không có thuốc chữa...! Chưa có thuốc chữa cho 1 loại bịnh nào mang mầm bịnh là Virus..! Vì Virus nằm bên trong nhân hồng huyết cầu, nếu đưa thuốc vào bên trong nhân để diệt Virus thì toàn bộ Hồng huyết cầu bị phá hủy, mà toàn bộ cơ thể sống của động vật đều sống được là nhờ Hồng huyết cầu (tế bào máu)..! Bạn phải phân biệt như vậy chứ không phải là cần diệt Virus ta đưa liều thuốc có nồng độ cao hơn diệt vi trùng..!

** Có những phương pháp giúp cho sự sống còn tồn tại đó là nâng cao sức đề kháng cơ thể để chống lại Virus, có loại Virus có vòng đời ngắn thì chúng tự chết và thải ra ngoài...(Ví dụ như Virus cúm...) & dùng kháng thể để trung hòa kháng nguyên như Virus Dại, tuy rằng khoa học đã tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải bó tay những Virus có độ thông minh cao như đại dịch HIV (si-da)... là vậy.
Ví dụ ở động vật thì có Virus Dịch tả heo, bò, trâu...Newcastle ở gà...!

+ Còn những Virus có tuổi thọ kéo dài ta không diệt được thì đưa chúng về trạng thái mãng tính (ngủ yên), bằng cách nâng cao sức đề kháng...sống cho qua ngày nhưng rất nguy hiểm vì cơ thể mang trùng thải ra hàng ngày có nguy cơ lây nhiễm cao cho cá thể khác..!

Như vậy chia sẻ với các bạn là một việc mà những người khác cho tôi là muốn làm thầy và làm chuyện Bao đồng, theo các bạn thì nên im lặng là Vàng...đúng không..!

Cám ơn và bỏ qua.
Ý kiến của bạn rất hay. Nhưng bạn chưa nói rõ hơn về cơ chế đạt đỉnh của thuốc trong máu, nó có liên qua đến việc tiêu hóa nhanh hay chậm không? hay liên quan đến "chất của máu"? Mình không phải dân ngành sinh-hóa nên chưa rõ lắm về vấn đề này.
 
Ý kiến của bạn rất hay. Nhưng bạn chưa nói rõ hơn về cơ chế đạt đỉnh của thuốc trong máu, nó có liên qua đến việc tiêu hóa nhanh hay chậm không? hay liên quan đến "chất của máu"? Mình không phải dân ngành sinh-hóa nên chưa rõ lắm về vấn đề này.

Chí không hiểu bạn muốn hỏi gì...!
Nếu trong phạm vi hiểu biết của mình thì Chí sẽ góp ý cho bạn.
Hay là bạn hỏi là khi nồng độ thuốc đạt đỉnh điểm trong máu có ảnh hưởng gì đến sự tiêu hóa ko??? Phải vậy ko bạn???

** Xin thưa là có, vì thuốc luôn có 2 tác dụng:
_ Tác dụng chính là chữa bịnh mà mình cần hướng tới...
_ Tác dụng phụ là (tác dụng không mong muốn) thì rất nhiều loại có tác dụng phụ khác nhau, ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau...nhưng tất cả đều không tốt cho gan & mật. Nên con vật bị bệnh khi khỏi bịnh thì kém ăn nên ta phải dùng nhiều loại nhóm thuốc khác đẻ hổ trợ...
 
Last edited by a moderator:


Back
Top