Cần bán dừa xiêm dứa - Dừa dứa Thái Lan Số Lượng lớn

Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận

khucthuydu

ĐT/zalo/fb: 0948.101010
Trang Trại Dừa Dứa Nam Phương ở Kiên Giang có diện tích 20ha. Chuyên canh dừa xiêm dứa và Dừa dứa Thái Lan.
Địa điểm dể thuận tiện vận chuyển đường sông và đường bộ
Năng lực để cung cấp 20.000 đến 30.000 quả/ tháng . Giá cả : tuỳ theo thời điểm
Mong hợp tác với các khách hàng có nhu cầu buôn bán nội địa hoặc xuất khẩu .

Tôi tên Trịnh Xuân Nghĩa
Địa chỉ Xả An Minh Bắc - U Minh Thượng-Kiên Giang
Đt : 0946440999-0773884999
Email :xuannghia365@yahoo.com


Chân thành cám ơn !
Agriviet.Com-DSC00396.JPG
Agriviet.Com-DSC00401.JPG
Agriviet.Com-DSC00315.JPG
Agriviet.Com-DSC00324.JPG
Agriviet.Com-DSC00325.JPG
Agriviet.Com-DSC00328.JPG
Agriviet.Com-DSC00369.JPG
Agriviet.Com-DSC00379.JPG
Agriviet.Com-DSC00385.JPG
Agriviet.Com-DSC00391.JPG




14122012101527.JPG

<tbody>
</tbody>
Là ông chủ nhà hàng, khách sạn ở ngay trung tâm huyện nhưng anh Trịnh Xuân Nghĩa lại quyết định bán tất cả, gom góp vốn liếng về quê làm nông dân với trang trại dừa dứa rộng 20 ha. Nhiều người cho là “không bình thường” nhưng anh Nghĩa vẫn vui vẻ: “Thời buổi kinh tế khó khăn, về nông thôn đầu tư cho ăn chắc, vừa nhẹ đầu vừa thanh thản”.Anh Nghĩa thường tranh thủ lúc rảnh rỗi để đọc sách báo, tìm hướng làm ăn mới Bỏ giám đốc
Sinh năm 1962, Trịnh Xuân Nghĩa từng trải qua thời kỳ thơ ấu với bao khó khăn, cơ cực. Anh Nghĩa là con thứ 4 trong gia đình nghèo có 7 anh chị em. “Do cuộc sống gia đình quá khó khăn, năm 1979, cha tôi quyết định vào miền Nam tìm kế sinh nhai, tôi cũng khăn gói theo cha “tha phương cầu thực”. Chẳng biết có ai giới thiệu hay không mà cha tôi lại chọn vùng đất U Minh (Kiên Giang) làm điểm dừng chân, rồi bám trụ cho tới tận bây giờ”, anh Nghĩa nhớ lại.
Hồi đó, nơi đây đất rộng người thưa nhưng đa phần người dân vẫn còn nghèo. Nước sông lúc nào cũng đục ngầu do nước phèn từ những cánh rừng tràm bạt ngàn đổ ra nên SX gặp nhiều khó khăn, vất vả. Một số nơi được người dân khai phá để trồng lúa mùa nhưng năng suất rất thấp.
Anh Nghĩa kể: “Vào đây với hai bàn tay trắng, hai cha con phải làm thuê, làm mướn đủ thứ việc để kiếm sống. Nhờ chịu thương chịu khó nên đi đến đâu ai cũng quý mến, có việc gì cũng kêu làm. Dần già cũng có dư giả chút đỉnh mua đất làm nhà”.
Năm 29 tuổi, anh Nghĩa lập gia đình và ra ở riêng. Sống ở vùng sông nước, đi lại khó khăn mà mỗi lần người dân muốn mua thứ gì cũng phải đi đò ra tận chợ mới có. Thấy vậy, anh Nghĩa bàn với vợ gom hết vốn liếng tích cóp được từ những năm làm thuê, làm mướn để mở của hàng tạp hóa buôn bán.
Nhờ biết tích góp mà kinh tế gia đình ngày càng ổn định. Có vốn, anh Nghĩa đầu tư mua ghe, vừa đi lấy hàng về bán, vừa đi bỏ mối, bán lẻ dọc theo các tuyến sông. Việc kinh doanh “thuận buồm xuôi gió” nên chẳng bao lâu vợ chồng anh đã có của ăn của để.
Theo anh Nghĩa, việc kinh doanh buôn bán tạp hóa lời nhiều nhưng lại quá vất vả. Có khi khách đông quá bán không kịp nghỉ tay, ăn uống, sinh hoạt thất thường nên vợ anh bị mắc bệnh đường tiêu hóa, phải đưa lên tận TPHCM điều trị mới hết. Thấy vậy, anh Nghĩa bàn với vợ nghỉ bán tạp hóa, gom vốn tìm ngành nghề khác đỡ cực hơn để làm.
Có sẵn đất mặt bằng ngay tại thị trấn thứ 11 (trung tâm huyện An Minh, Kiên Giang), nhiều người bàn với anh nên mở nhà hàng, khách sạn vì “nơi đây chưa có”. Và chẳng bao lâu, tổ hợp nhà hàng, khách sạn khá bề thế được xây dựng xong, đi vào hoạt động.
Về nông thôn
Lên làm giám đốc nhà hàng, khách sạn, công việc không còn cực nhọc như trước nhưng anh Nghĩa lại thấy cuộc sống ngột ngạt khi tối ngày phải ở trong môi trường “tường xây, máy lạnh”. Những lúc rảnh rỗi, anh lại tìm về khu đất vườn của gia đình để trồng cây ăn trái, hít thở không khí tự nhiên.
Biết trồng cây nhiều khi chẳng được thu hoạch, vì bị trẻ con phá do không có người quản lý nhưng anh Nghĩa vẫn làm. Kinh doanh có tiền, anh Nghĩa lại đầu tư mua hàng chục ha đất rừng để trồng tràm. Hồi đó, cây tràm U Minh được nhiều người sử dụng để làm cừ xây nhà, mỗi công tràm có giá trị bằng cả cây vàng.
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhiều tiền nhưng lại là nghề “nhạy cảm”. Anh Nghĩa bảo: “Làm nghề này không khéo là mất hết bạn bè. Nhậu vào, khách thường yêu cầu phải có em út “phục vụ”, trong khi vợ chồng tôi lại tối kỵ vấn đề này. Thế là lắm kẻ giận hờn, nói nặng nói nhẹ, thề không đến nữa… Thấy làm nghề này không ổn, hơn nữa con cái ngày một lớn, sợ chúng bị ảnh hưởng nên tôi quyết định bán khách sạn để đầu tư hẳn về nông thôn”.
Có diện tích đất lớn trong tay nhưng trồng rừng tràm bây giờ không còn hiệu quả như trước vì cừ tràm ít ai dùng, giá cả rất thấp. Sẵn có vốn trong tay anh Nghĩa cho lên đê bao để làm trang trại. Nhưng đất rừng U Minh nhiễm phèn rất nặng, chỉ có một số ít loại cây trồng thích hợp như mía, chuối, khóm…
“Đang trăn trở chưa biết chọn cây trồng gì để phát triển kinh tế thì tình cờ coi trên truyền hình thấy giới thiệu về cây dừa dứa, dễ trồng mà lại cho hiệu quả cao. Vậy là tôi quyết định tìm hiểu kỹ thuật để trồng giống dừa này”, anh Nghĩa nói.
Ngoài tìm tài liệu trên sách báo, anh Nghĩa còn đến trại giống Nông nghiệp U Minh Thượng (Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang), nơi đang cung cấp giống dừa dứa để học hỏi kỹ thuật. Rồi lên tận Bến Tre, Tiền Giang học hỏi các mô hình trồng dừa dứa. Đến tham quan các mô hình, được mời thưởng thức trái dừa dứa tươi, anh Nghĩa đã bị quyến rũ bởi vị thơm, ngọt lạ thường của giống dừa này. Vậy là anh quyết định mua 3.000 cây giống để trồng, năm sau lại mua tiếp 1.000 cây nữa để phủ kín trang trại rộng 20 ha.
14122012101526.JPG

Trang trại dừa dứa đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Nghĩa
Về kỹ thuật trồng dừa dứa, anh Nghĩa chia sẻ: “Trước hết cần lên liếp cao để rửa phèn và tránh bị ngập, dùng phân hữu cơ trộn với đất đắp thành mô cao khoảng 20-25 cm so với mặt liếp, rồi trồng dừa giống lên chính giữa mô. Khoảng cách giữa cây này với cây kia là 7m để có đủ khoảng trống cho cây phát triển và quang hợp.
Sau khi trồng nên phủ rơm, cỏ khô, lục bình quanh gốc để gữa ẩm, đỡ phải tưới nước vào mùa khô. Định kỳ phun thuốc hoặc dùng loại gói (có bán sẵn trên thị trường) treo lên cây để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, nếu không dừa sẽ bị mất sức, cho trái ít và nhỏ”.
Theo anh Nghĩa, dừa dứa rất dễ trồng, ban đầu có thể trồng xen ngay trong liếp mía để “lấy ngắn nuôi dài”, dừa lớn đến đâu thì thu hẹp dần diện tích mía lại, nông dân không mất thu nhập khi mới phát triển vườn dừa.
Sau hơn 3 năm trồng, chăm sóc, 3.000 cây dừa dứa trồng đợt đầu của anh Nghĩa đã bắt đầu cho trái. Anh Nghĩa cho biết, do dừa mới cho trái nên chất lượng chưa đồng đều nhưng giá bán hiện nay là 8.000 đồng/trái tươi, thương lái vào tận vườn thu mua. Còn khi dừa đã trưởng thành (từ năm thứ 5 trở đi), trái đều thì giá sẽ cao hơn.

“Khi bán nhà hàng, khách sạn về trồng dừa dứa, những năm đầu chưa có thu nhập cuộc sống cũng gặp không ít khó khăn. Bây giờ dừa cho trái, thấy có hiệu quả cao nên vợ con mới tin là quyết định đầu tư vào cây dừa của mình là đúng đắn. Và quan trọng hơn, đầu tư vào nông thôn tuy lợi nhuận thấp hơn so với kinh doanh ở thành thị nhưng đảm bảo ổn định, đầu óc cũng thảnh thơi hơn”, anh Nghĩa tâm sự.

<tbody>
</tbody>
Theo anh Nghĩa, dừa dứa nếu được trồng và chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao gấp đôi so với dừa thường, từ 100-150 trái/cây/năm, dừa dứa lại bán giá cao hơn nên tính ra lợi nhuận gấp 3 lần so với các giống dừa khác. Dự kiến năm nay vườn dừa dứa của anh Nghĩa sẽ cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng từ việc bán dừa tươi và dừa giống.
“Khi vườn dừa đã trưởng thành, trung bình mỗi cây cho thu nhập khoảng 1 triệu đồng/năm, mỗi năm trang trại dừa dứa rộng 20 ha sẽ cho thu 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, tôi chỉ cần doanh thu 3 tỷ đồng là đạt yêu cầu, trừ hết chi phí còn lãi khoảng 70%”, anh Nghĩa khiêm tốn.
Nói về định hướng đầu ra cho sản phẩm dừa dứa, anh Nghĩa cho biết: “Ngoài thị trường trong nước, bán cho các khu du lịch, tôi còn dự định sẽ liên kết với các đơn vị xuất khẩu dừa để làm thương hiệu và xuất khẩu đi các nước như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… Bà con nông dân có nhu cầu trồng dừa dứa hoặc tiêu thụ dừa dứa có thể liên hệ với trang trại của tôi ở ấp An Hưng, xã An Minh Bắc, U Minh Thượng, Kiên Giang, số điện thoại 0773.884999”.




yua5.jpg

qrwe.jpg


http://img28.imageshack.us/img28/6990/nizm.jpg
http://img5.imageshack.us/img5/7203/0o6h.jpg
http://img9.imageshack.us/img9/2660/wd8d.jpg
http://img21.imageshack.us/img21/9828/0jel.jpg
http://img600.imageshack.us/img600/5397/foq6.jpg

http://img198.imageshack.us/img198/3193/pjwz.jpg
http://img585.imageshack.us/img585/8743/qbyf.jpg
http://img819.imageshack.us/img819/9056/jccx.jpg



Lưu ý:Đây là tin quảng cáo, không phải của BQT Website Agriviet, Để mua hàng vui lòng liên hệ 0946.440.999
 


Last edited:
bạn có cung cấp được bưởi để ép nước không? mình đang cần dừa và bưởi để cung cấp cho hệ thống đại sứ quán, siêu thị, nhà hàng...
 
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận


Back
Top