Bán Cần bán nhím thịt tại Bình Dương - HCM - Các tỉnh miền nam

  • Thread starter vuive1085
  • Ngày gửi
V

vuive1085

Guest
Trại chúng tôi chuyên cung cấp nhím giống, nhím thịt cho cá nhân, tổ chức, nhà hàng chất lượng đảm bảo.
Ai có nhu cầu xin liên hệ Anh Cường
- Điện thoại: 01658 843 948 -0988 800 824
- Địa chỉ: 36 Tổ 2, Ấp Cầu Sắt, Xã Lai Hưng, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
- Giá nhím giống: giá thỏa thuận.
- Giá nhím thịt: 200.000đ/kg


Với thịt nhím các bạn có thể làm các món ăn như:

Nhím hấp gừng
Agriviet.Com-789639.jpg

- 300 g thịt nhím, cắt miếng mỏng
- 1 khúc gừng non, cắt sợi
- 3 nhánh đầu hành lá, cắt khúc
- 1,5 muỗng cà phê hạt nêm từ thịt Knorr
- 1 muỗng canh rượu trắng
- 1/2 muỗng canh tiêu sọ
- 1 chén nước dùng
Nước chấm
- Nước mắm gừng
Thực hiện
1. Đun sôi nước trong nồi hấp.
2. Luộc sơ thịt nhím với ít rượu để loại bỏ mùi tanh và tạp chất.
3. Sắp thịt nhím, gừng non, đầu hành lá vào dĩa inox và nêm với hạt nêm từ thịt Knorr, tiêu sọ, rượu trắng và nước dùng.
4. Cho vào nồi hấp, hấp khoảng 5 phút là chín.
5. Lấy thịt nhím hấp gừng non ra khỏi nồi hấp, dùng nóng với nước mắm gừng.
- Để loại bỏ mùi tanh và tạp chất của thịt nhím: Luộc sơ trước khi hấp.
- Để thịt nhím mau chín: Không nên cắt thịt nhím quá dày.

Nhím nhúng tía tô
8276959.jpg

- Thịt nhím thái mỏng bày ra đĩa.
- Một cái lẩu nước dùng nấu từ xương nêm sẵn gia vị gồm giấm, sả, riềng, muối, bột ngọt...
- Lá tía tô thái nhỏ.
- Giá sống.
Nhúng thịt nhím vào lẩu nước dùng đang sôi, cho tía tô, giá vào rồi vớt ngay ra ăn nóng.
Món ăn này vừa ngon, vừa có tác dụng giải cảm. Nhưng phải đảm bảo là thịt nhím tươi và con nhím đừng lớn quá.

Dé nhím

(Gié hay dé cũng không rõ nữa, chỉ bít là đắng lém, nhưng nếu vật con nhím ra mà quên chế biến món này thì phí cả cái công vặt lông)
Nguyên liệu:
- Gan nhím
- Lòng non nhím (còn gọi là phèo)
- Thức ăn trong bao tử nhím
- Lá dang
- Rau ngổ cắt khúc.
- Gia vị
Chế biến:
Gan và lòng non thái vừa ăn, bỏ vào xoong nước dùng đang sôi (để dé không quá đắng có thể sử dụng nước dùng nấu từ xương nhím). Lấy 1 ít thức ăn trong bao tử nhím bỏ thêm vào xoong.
Bỏ lá dang vò giập và rau ngổ vào, nêm gia vị vừa ăn. Cho sôi bùng rồi tắt bếp.
Ăn nóng.
Lưu ý: Món ăn tuy có vị đắng khó ăn nhưng rất bổ. Và vì sử dụng ruột non và thức ăn trong bao tử nên phải chọn nhím rừng mới có tác dụng.
Các món còn lại để cuối tuần lên quán thịt rừng kiếm con nhím rồi lân la hỏi đầu bếp cách chế biến mới pót lên được.

Thịt nhím nướng
8757979.jpg


Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt nhím thái con trì
riềng củ giã nhỏ
Xả đập dập
Mẻ 1 muỗng
Mắm tôm
1 chai sốt nướng satay
Gia vị: Đường, mì chính, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn.

Thực hiện
-Thịt Nhím thái con trì cho vào tẩm ướp đầy đủ gia vị đã chuẩn bị ở trên, sau đó cho riềng, xả vào trộn đều. cuối cùng trộn sốt nướng satay vào cho đẹp màu để 10-15 phút cho ngấm gia vị.
- Cho thịt nhím đã tẩm ướp vào vỉ nướng và nướng trên bếp than hoa. Lưu ý quạt đều tay và dở thịt cho đều, khi nướng ta phải trộn thêm dầu ăn vào để miếng thịt mềm, thơm và không bị cháy.

Rượu bao tử nhím
439057.jpg

Nhím là loài hay bới đào để ăn rễ những cây thuốc mọc sâu dưới đất, nên người dân cũng bắt nhím mổ lấy bao tử ngâm rượu cho rằng rất tốt.
Nhiều nghiên cứu y học và kinh nghiệm thực hành cho thấy thịt và các bộ phận khác của nhím rất giàu dinh dưỡng, đồng thời có tác dụng tốt trong bào chế ra những bài thuốc dân gian.
Nhím là động vật hoang dã sống trong thiên nhiên nhưng nay đã được người ta nuôi thả nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng tăng vì thịt nhím có tiếng nạc chắc, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Từ xa xưa, thịt và các bộ phận khác của nhím đã có mặt trong các bài thuốc dân gian. Lông nhím vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí, chỉ thống (giảm đau), giải độc; thịt nhím vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng; mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp khi bị chấn thương; ruột già, gan và phổi nhím có thể chữa bệnh phong nhiệt… Đặc biệt dạ dày (bao tử) nhím có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, giảm đau và giải độc, thường dùng chữa các chứng bệnh như ngộ độc, trĩ xuất huyết, lòi đom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu và đau dạ dày. Trong sách Bản thảo cương mục, nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân cũng cho rằng dạ dày nhím không độc và được dùng để chữa bệnh dạ dày. Trong dân gian, người ta thường dùng dạ dày nhím để:

Chữa trĩ và lòi đom chảy máu: dạ dày nhím cắt nhỏ, sao cho phồng lên rồi tán bột, mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần 2 – 4g với nước sắc hoa hoè.

Chữa ngộ độc: lấy một cái dạ dày nhím rửa sạch, sấy khô, giã nhỏ, trộn với 100g gạo cẩm rang vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 10g.

Nhím xào gừng
7268099.jpg

Thịt rửa sạch, thái mỏng rồi ướp với chút rượu để khử mùi tanh. Tiếp đến cho bột nêm, tiêu, gừng, hành vào thịt, trộn đều, để thấm độ 15 phút. Sau cùng, thịt được xào đến khi bốc mùi thơm lừng mới cho thêm củ hành vào xào tiếp cho tới lúc chín.

Thịt nhím xào gừng vừa là món lai rai vừa là món ăn chính. Gắp một miếng thịt nhím, chấm vào nước mắm gừng hoặc nước tương cay rồi cho vào miệng nhẩn nha, gai vị giác của bạn sẽ từ từ thăng hoa cùng vị ngòn ngọt, độ dai dai của thịt hòa quyện cùng mùi cay cay của gừng và nồng nồng của củ hành. Món này thử qua một lần rất dễ bị ghiền!

--------

Thit nhím ăn ngon lam bà con ơi.
 


Last edited by a moderator:


Back
Top