Cận cảnh ổ le le hơn 500 con ở làng Chăm An Giang

  • Thread starter vincent
  • Ngày gửi
[h=2](Dân trí) - Đặt chân đến làng Chăm thuộc xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hỏi thăm “vua le le” Sa Lê hầu như người dân nào cũng biết. Hiện tại anh Sa Lê đang sở hữu “ổ le le” hơn 500 con và chuẩn bị xuất chuồng với giá từ 400.000 - 500.000 đồng/con.[/h]Bị giựt nợ, về nhà... nuôi le leNghề mua bán vải là nghề chính của những người đàn ông dân tộc Chăm sống ở vùng An Giang. Trước khi được dân làng gọi là “vua le le”, anh Sa Lê là một trong những người đàn ông buôn bán vải giỏi nhất làng. Tuy nhiên, một hai năm về trước anh Sa Lê bị nhiều khách hàng giựt tiền vải hàng trăm triệu đồng làm anh mất vốn, dẫn đến thất nghiệp…Nhớ lại chuyện cũ, anh không khỏi ngậm ngùi: “Hồi đó đi bán vải cũng có nhiều tiền lắm nên mình khoái chí tăng vốn, làm nhiều hơn. Ai ngờ hàng trăm khách hàng lấy vải, rồi không trả tiền. Lúc đó, mình nhờ anh em trong dòng họ chia nhau đi đòi nợ, nhưng đòi mãi người ta không trả, mất vốn rồi nghỉ ở nhà luôn”.
1-16861.JPG

Do bị giựt nợ, anh Sa Lê về nhà học cách nuôi le le và nay trở thành người sở hữu đàn le le lớn nhất nhì ở ĐBSCL

Khi anh Sa Lê thất nghiệp, anh em họ hàng góp vốn cho anh “tái đầu tư”. Có vốn, anh trở lại với nghề truyền thống nhưng do vốn yếu, ít mặt hàng cộng với trào lưu người dân thích quần áo may sẵn (có nhiều kiểu, giá rẻ...) nên công việc buôn vải của anh càng lúc càng khó khăn hơn.“Tổng số tiền bị giựt nợ lúc đó gần cả tỷ đồng. Nghĩ đến số nợ và gặp thêm cảnh buôn bán khó khăn, tôi đã quyết tâm phải tìm một việc làm khác để lo cho kinh tế gia đình. Trong lúc ở nhà, xem báo đài thấy mô hình nuôi le le cũng dễ, hiệu quả kinh tế lại cao và đặc biệt là “nguyên liệu” ở địa phương mình có nên từ đó tôi bắt đầu tập tành nuôi le le”, anh Sa Lê kể lại.
le-le-16861.JPG

Khoảng tháng 7-8 anh Sa lê xuất chuồng le le, với giá từ 400.000 - 500.000 đồng/con

Ban đầu anh chỉ nuôi vài chục cặp le le, dần dà thấy đã thạo với tập tính con le le nên anh tiếp tục thu mua con giống nhiều hơn, mở rộng qui mô chuồng trại gần cả 1.000m[SUP]2[/SUP]. Và hiện tại anh đang sở hữu trên 500 con le le, có trọng lượng trên 200g. Theo kế hoạch, đến tháng 7-8, anh cho xuất chuống đàn le le này với giá 400.000 - 500.000 đồng/con.Nghĩ đến chuyện cung cấp con giốngQuan sát khu chuồng nuôi le le của anh Sa Lê cũng khá đơn giản, với diện tích hơn 800m[SUP]2[/SUP] đất sau nhà, anh đào ao và chỉ chưa lại 1/3 diện tích đất để trồng thêm cỏ, dưới ao anh thả thêm lục bình, bèo,… để le le “gặm nhấm” thêm ngoài thức ăn chín là lúa. Ngoài ra, để bảo vệ đàn le le khỏi đám chuột, rắn, hoặc bỏ đàn, anh Sa Lê làm một cái nhà kín nhưng chỉ dùng lưới màn nhỏ bao chặt xung quanh.“Khi nghe về giá bán một con le le lên đến nửa triệu đồng, người ngoài không biết sẽ nghĩ mình lời to. Nhưng thực tế, một con giống đã lên đến 200.000 - 300.000 đồng (tuỳ theo mùa), do vậy, nếu trừ hết chi phí thì mình cũng chẳng còn lời bao nhiêu”, anh thật thà cho biết.
bat-cap-16861.JPG

Khi đến mùa sinh sản, le le tự bắt cặp với nhau và anh Sa Lê đeo "nhẫn cưới" cho chúng để phân đàn

Cũng từ lí do này, anh đã nghĩ đến việc cho le le đẻ để không mất số tiền lớn đầu tư cho con giống. “Con le le bắt đầu mùa sinh sản vào tháng 7-8, khi đó những con đến tuổi sinh sản bắt cặp với nhau. Nhìn vào các cặp đôi này, mình chọn ra những cặp khoẻ mạnh rồi tách đàn, tạo ổ cho chúng đẻ. Trung bình một con le le cái đẻ từ 8-15 trứng”.Về cách cho le le đẻ, ấp tự nhiên anh Sa Lê đã thạo và đã cho đẻ được mấy đàn. Tuy nhiên, với nhu cầu số lượng con giống lớn, anh đang tìm hiểu đến máy ấp trứng công nghiệp. Nếu không có gì thay đổi, sau khi xuất chuồng đàn le le, anh sẽ đầu tư máy ấp trứng và bắt đầu cho le le đẻ vào tháng 7-8 tới.
o-tam-16861.JPG

Bỏ cách ấp truyền thống, anh Sa Lê sẽ đầu tư máy ấp trứng công nghiệp để hướng đến cung cấp con giống le le

Le le là loại động vật hoang dã,
chúng thích sống ở bưng biền hoặc những cánh đồng hoang vắng, nơi có nhiều lung, đầm lầy hay những khu rừng tràm yên tĩnh ít có bóng người. Cũng chính đặc điểm hoang dã nên bản thân le le có sức đề kháng rất cao, hiếm khi bị bệnh.
Nếu từ khi trứng le le nở nuôi đến lúc bán mất khoảng 8 tháng và trọng lượng nặng nhất mỗi con le le chỉ đạt khoảng 300g. Hiện tại, thịt le le đang được các nhà hàng sang trọng săn tìm để chế biến các món đại bổ cho cáckhách VIP, vì thế đàn le le của anh Sa Lê lúc nào cũng trong tình trạng “hết hàng” do các nhà hàng ở An Giang, Cần Thơ và cả TPHCM… đến tận nơi bao tiêu với giá 400.000 - 500.000 đồng/con.
Nguyễn Hành

 
Vịt trời => thuần hoá => lai tạo => vịt nuôi => công nghiệp => giá thấp
Sao ko đi ngược lại :
Vịt giá thấp => ko công nghiệp => ko thuần hoá => Vịt hoang

Cuối cùng : vịt hoang = vứt - Vịt trời = 400 k :lol:

Vịt nhà + công nghiệp => cho trăn ăn
Vịt trời + công nghiệp => cho VIP ăn

Kết luận : mấy ngàn năm làm một việc ngu dốt -----:8^:
 
Last edited by a moderator:
Vịt nhà không chuộng bằng vịt trời.
Heo nhà chẳng ai thèm ăn, ăn heo rừng.
Chỉ còn bò nhà vẫn ăn, mà không ăn bò rừng.


Ở Mỹ, ngừoi ta không ăn động vật hoang dã,
không phải vì sợ bệnh lây, mà chính là chê
thịt không ngon, dai, có mùi hôi, màu xỉn.
Người Á, như Việt và Tàu còn ăn Bồ Câu, Vịt,
nhưng người Mỹ thì không. Họ có nuôi chút Vịt
nhưng Vịt Xiêm để bán cho người Việt. Có một
số trại nuôi Vịt Mán chứ không ai nuôi vịt cỏ
hay le le như ta. Họ nói mấy con Vịt cỏ, le le
nhỏ quá, không có thịt. Thái ra đĩa chỉ được
những miếng thịt vụn. Vịt Mán thì bán cho các
tiệm Tàu để làm Vịt Quay Bắc Kinh. Quả thực,
món Vịt Quay này mà chỉ nhằn thịt, thì chẳng
được bao nhiêu. Nó hầu hết chỉ là Da và Xương
thôi. Anh nào bợm nhậu thì ăn được. Người nào
kiêng Mỡ (sợ bị bệnh tim mạch chết trúng gió)
phải bỏ da đi, thì chẳng còn có gì đáng ăn.
 
Vịt trời => thuần hoá => lai tạo => vịt nuôi => công nghiệp => giá thấp
Sao ko đi ngược lại :
Vịt giá thấp => ko công nghiệp => ko thuần hoá => Vịt hoang

Cuối cùng : vịt hoang = vứt - Vịt trời = 400 k :lol:

Vịt nhà + công nghiệp => cho trăn ăn
Vịt trời + công nghiệp => cho VIP ăn

Kết luận : mấy ngàn năm làm một việc ngu dốt -----:8^:

Lý luận cũng hay, nhưng khoan đánh giá là ngu dốt, bởi vì chưa biết ai dốt, ai ngu? tất cả do thị trường quyết định. không có xu thế nào là cố định vĩnh viễn, tất cả đều sẽ thay đổi theo thời gian, tất cả đều vận động...

Những nhà kinh doanh thông minh, họ lý luận rằng, làm và bán những gì người mua cần, chứ không phải làm và bán những gì mình có. Liệu rằng họ có dốt hay ngu không?

Trước đây vài chục năm, người ta chỉ đi du lịch ở những nơi sang trọng, bây giờ người ta lại có xu hướng đi du lịch sinh thái, một khái niệm chưa hề có trước đây, họ thích đi về những vùng hoang sơ, sống với thiên nhiên cây cỏ...vậy thì tại sao?

 
Rủi ro là điều ko bao giờ tránh khỏi ... Người ta chỉ có thể tính toán làm giảm đi tối đa có thể. Ngay cả những hệ thống phóng tên lửa, các nhà khoa học đã sử dụng hàng triệu thuật toán, giải pháp, sử dụng Siêu máy tính điều khiển, Hệ thống giả lập vô cùng tinh vi. Nhưng khi phóng lên còn thất bại nhiều lần. Huống hồ chi làm kinh tế, mà còn là kinh tế nông nghiệp nữa chứ.

Vẫn còn nhớ bài học về chiếc nón, từ khi ban hành quy định bắt buộc đội nón bảo hiểm, hàng loạt cty sản xuất nón kết tự diệt, hàng loạt shop nón biến mất.
Hay vụ nước tương có 3MCPD, hãng nước tương Song Mã không còn ai nhắc đến.

Với biến động xã hội, biến động thị trường liên tục, 1 Ông nông dân với cái cơ nghơi tầm vài chục, vài trăm triệu hay vài chục tỉ chết là chuyện thường thôi.
 
vụ này hay à nha, để hôm nào tui nuôi cò trắng, mà con này thuần hoá dể lắm, sáng thả cho nó bay đi kiếm ăn,chiều tự động bay về, tới tháng thu hoạch=> có thể làm giàu,ai ở miền tây thì biết điều này.
p/s: ai cùng sở thích thì nt nha.
 
vậy mình sẽ thuần và nuôi chim sâm cầm ,loại này thì ưu điểm vượt trội hơn hẳn
 
Lý luận cũng hay, nhưng khoan đánh giá là ngu dốt, bởi vì chưa biết ai dốt, ai ngu? tất cả do thị trường quyết định. không có xu thế nào là cố định vĩnh viễn, tất cả đều sẽ thay đổi theo thời gian, tất cả đều vận động...

Những nhà kinh doanh thông minh, họ lý luận rằng, làm và bán những gì người mua cần, chứ không phải làm và bán những gì mình có. Liệu rằng họ có dốt hay ngu không?

Trước đây vài chục năm, người ta chỉ đi du lịch ở những nơi sang trọng, bây giờ người ta lại có xu hướng đi du lịch sinh thái, một khái niệm chưa hề có trước đây, họ thích đi về những vùng hoang sơ, sống với thiên nhiên cây cỏ...vậy thì tại sao?


Ọc ọc - hóc xương rùi !
Cái này ko giải thích rõ thì hiểu nhầm to. Ko giải thích cũng ko sao. Nhưng có người tranh luận về tầm vĩ mô nên cũng thích .
Chủ đề nuôi vịt trời - ai cũng nghĩ về kinh tế :huh:
Em kết luận ko rõ ràng để anh em vào tranh luận ( toppic 2 ngày bị ế . hì hì ) cho zui : mấy ngàn năm làm một việc - chứ em có nói rõ là làm việc gì đâu
Em thì kết luận bỏ ngõ theo ý em là : mấy ngàn năm uổng công thuần hoá, lai tạo giờ lại ko sử dụng.
Các bạn lại cứ nhìn vào góc độ kinh tế nghĩ rằng em nói là ko nên nuôi vịt trời.

Giải thích thêm :
Khi ta gọi đèn pin vào con vịt - ta sẽ thấy bóng tối phía sau con vịt
Khi ta cho 1 chùm tia sáng ( kinh tế, văn hoá, lịch sử, du lịch, sinh học ...) vào 1 điểm ( con le le ) ta sẽ thấy 1 luồn bóng tối phía sau điểm đó (mấy ngàn năm lai tạo giờ ko sử dụng) . Nhưng mổi người đứng trên 1 tia sáng khác nhau sẽ nhìn thấy khác nhau về luồn bóng tối ấy

Cũng như chúng ta cùng ngắm tranh của PICASSO - các bạn nhìn thẳng thì thấy nàng công chúa - em đứng góc 60 độ so với các bạn em lại thấy đó là hình bà phù thuỷ - bạn em đứng góc bên kia lai thấy hình 2 con đại bàng - người ở xa kia lại thấy một dãi mây và núi ....

Tóm lại - chủ đề con le le này - như 1 bức tranh của PICASSO - mạnh ai nấy nhìn - chứ đừng nhìn nhận theo 1 ai
- Em nhìn thấy bà phù thuỷ thì em nói em thấy cái hình đó vẽ chân dung bà phù thuỷ.

1 Vấn đề có nhiều cách nhìn các bạn ạ - cũng như 1 món đồ có nhiều công dụng vậy - tuỳ thuộc vào người dùng thôi.
 
Last edited by a moderator:
Trên một diễn đàn, ý kiến tranh luận trái chiều là không thể tránh khỏi. Đúng có, sai có...em hàng ngày đọc qua các bình luận, thấy hay thấy không hay...
Tuy nhiên đọc kỹ sau này em thấy bác lecongtuananh cũng có cái hay của bác ấy! phản biện một vấn đề cũng là cách làm hay để mọi người nhìn nhận toàn diện về vấn đế ấy!
Ai cũng có những cái rất hay!
 
vụ này hay à nha, để hôm nào tui nuôi cò trắng, mà con này thuần hoá dể lắm, sáng thả cho nó bay đi kiếm ăn,chiều tự động bay về, tới tháng thu hoạch=> có thể làm giàu,ai ở miền tây thì biết điều này.
p/s: ai cùng sở thích thì nt nha.

Nhắn tin tui nè ! :lol:
Đọc cho kỹ nè " uổng công xúc tép nuôi cò - nuôi cho cò lớn cò vò cò bay " kha kha !

Nói zay thôi chứ thực rế nó ko bay đi đâu hết - muốn nuôi cũng được - lúc nhỏ tui nuôi 2 con cò trắng 1 con cò đỏ - con chim chóc hoang dả thì ôi đủ loại - nhớ lại mà zui ghê.

Nuôi cò mục đích là nó ăn ruồi - bán cho trại trâu bò heo dê .....
Giá bán ko dưới 500 k / con - ngon hơn cả le le

Xuống Thốt Nốt Cần Thơ - hoặc lên Cao Lãnh Đồng Tháp - đặt người chủ vườn họ bắt cho mình
Mua cò trắng ( cò trâu ) ấy
Mua cò con tập bay về - cho nó ăn tép cá vài ngày rùi thả nó ra nó tự mổ ruồi mà ăn
Muốn nó ko bay đi thì chỉ cần chặt bỏ chót cánh độ 2 cm là xong - 1 bên thôi nhe

Tui nuôi con cò đỏ cũng zui lắm - nó ăn tép cá nên tui chơi chiêu với nó - cột chỉ vá chài trên 2 cánh nó - vừa đủ lấy thăng bằng đi lại mà ko dang rộng bay được - rùi thả nó ở cái cù lao - vậy mà nó vẩn đi kiếm ăn và vẩn sống - nghĩ lại ác thật mà zui ghê .

Thả nó bay đi kiếm ăn - chiều tự động bay về - chắc ông nằm mơ
Con bồ câu nó khôn vừa gì - mà nó còn theo gái - nó mà kéo bạn nó về - ông bắt thử 1 con đi nó đi luôn ko cho ông biết
Con cò nuôi thì nó ko tập bay nên nó ko đi xa - nó mà đi thì khó mong ngày về đấy

3 công đất vườn của ông - trồng tre với tầm vong xen lẩn - khi 1 vài con đi lạc tối về ngủ thì ông đừng có ngó ngàn tới nó - nó sẽ tụ về có đống cho ông coi - bắn phá 1 bữa là tụi nó kéo nhau đi hết

Nếu nuôi 2 con trống mái thì theo tui biết là 6 năm nó mới đẻ - ngoài tự nhiên thì tui ko biết

Mua cò con về nuôi bán thì cũng ngon - vấn đề là công đi lại để bán 1 con cò - tính ra ko có lời
Nếu ông thích thì nuôi - bán cho người ta diệt ruồi cũng là 1 việc làm từ thiện quá tốt ! :lol:
 
Last edited by a moderator:
Nuôi Cò cũng rất hay. Từ lâu tôi đã có ý định này.
Cần ít nhất chừng 1 héc ta nuôi Cò. Ngoài ra, cách
nơi đó chừng 1 cây số thì phải yên ắng, không có
nhiều người, xe cộ hay nhà máy ồn ào. Trong khu vực
nuôi cò, cần trồng Tre hay Nữa. Khu vực này phải ở
miền ruộng lúa, như đồng bằng hay trung du miền Bắc,
suốt giải bờ biển miền Trung, và đồng bằng miền Nam.
Nói tóm lại, trừ Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn, vùng
Cao Nguyên cho đến Đồng Nai là không nuôi được thôi.


Làm nghề nuôi Cò rất hay, thích hợp với người già.
Thỉnh thoảng mở cửa cho người du lịch cũng tốt. Ở
miền Bắc gần Hà Nội đã từng có nghề nuôi Cò này, và
họ bắt cò làm thức ăn cho khách. Vì thế, vườn Cò này
một thời nổi tiếng, bây giờ tiêu điều xơ xác. Cò là
giống Thiện. Chúng không ở chung với Ác. Đất lành thì
Cò đậu. Cò đã ra đi, thì cuộc đời của chủ đất cũng mờ
theo luôn.
 
Đính chính vài câu bác nhé :

Vườn cò Thốt Nốt Cần Thơ - cách lộ giới chừng 100 m thôi - chỉ cần đừng phá nó là được
Người miền nam quan niệm đất lành chim đậu - nên để yên cho nó sống - chỉ cho coi thôi - người ta nghèo nhưng người ta ko vì tiền nên nó mới tu tập về

Bắt cò con là phải đợi lúc cò mẹ đi ăn xa - leo lén lén lên mà bắt

Nó mà bỏ đi thì chủ đất cũng đi luôn - chỉ là truyền thuyết - chưa ai chứng minh - những chổ em biết thì nó ở hoài vì có ai phá nó đâu mà mình chứng minh thực tế ! hì hì.
 
Last edited by a moderator:
quay lại chủ đề chính: chán và thù nhất thông tin từ các bác báo chí vô lương tâm:bang::bash:, mấy năm sv ở bình dương, làm thêm mòn giày cho các nhà hàng, quán nhậu, đi đãi tiệc, lập nhóm đi đãi từa lưa các loại tiệc cưới hỏi, tổng kết, ,...,cả theo nhóm khác đãi trong xì gòn nữa chứ! .. em chỉ thấy giá thực đơn cho món le le cao nhất là 200k đến 300k/con ( khi đã lên trên dĩa, bày ra bàn nhậu), (giá mấy loại như: le le, hổ chúa, .., niên thường nằm trong thực đơn "kín" ko có trong thực đơn để ngoài bàn đâu). :bang: nhà báo ..đê đê :bash::bash: phóng viên ..tiện tiện
 
Bài viết có nội dung tương tự
Back
Top