Cần hướng dẫn trồng xen cây ngắn ngày

Chào các bác. Em đang chuẩn bị trồng Xoan ta với khoảng cách 2mx2m, trong mấy năm đầu em thấy nếu để đất trống thì phí quá nên nhờ các bác hướng dẫn có thể trồng xen cây gì được. Đất chỗ em là đất cát ven biển và chưa có sẵn nguồn nước tưới nhưng có thể đầu tư giếng khoan và sử dụng bơm dầu được.
Mong các bác tư vấn giúp.
 


Last edited:
mình thì thấy tỉa cành xoan lúc cây còn nhỏ là tốt nhất ,và tỉa cành đến khi chiều cao thân cây mà ta cần,tốt nhất là cách mặt đất khoảng 6-8m,sau đó để cây ra cành tự nhiên,nếu tỉa quá cao làm cho cây chậm lớn,mình thấy ý kiến bác anhmytran tỉa cành quá to và quá sát sẽ làm cây bị sam và bọng,chỉ có thể tỉa sát khi cành còn nhỏ vì sau này vết thương đó sẽ lành lại và ko thấy nữa,nếu cành đã quá to thì nên tỉa cách thân cây khoảng 1 m ,phần còn lại là do ông trời có cho ta ăn hay ko thôi! còn về cây xoan có độc là có thật nhưng chưa đủ liều lượng để có thể gây tử vong cho con người lẫn gia súc,vì ở chổ tui người ta còn lấy lá xoan nuôi dê nữa, tuy nhiên rễ ,quả xoan là nơi có lượng độc tố cao,nếu ăn phải sẽ có hiện tượng nôn mửa,đau bụng,chán ăn,khó chịu trong người,nếu ở liều cao có thể gây rối loạn hệ tuần hoàn, nhưng xoan vẫn an toàn khi ta ko nếm hoặc ăn quá nhiều!còn về phần cây mì,cây mì có nhiều loại,mì vàng,mì đỏ ,mì trắng,mì rừng...vv, nhưng trồng làm bột ngọt thì chỉ có mì trắng thôi,loại mì này có lượng tinh bột cao,nhưng lương độc tố cũng rất cao thậm chí có thể gây tử vong cho người lẫn gia súc,độc tố của cây mì chủ yếu nằm ở phần nhựa cây(mủ cây)màu trắng sữa,còn những loại mì khác hầu như ko độc nếu ko tiếp xúc với nhựa cây và phải rữa ,nấu kỹ khi ăn!
 


Tôi trồng Xoan chỉ đến 6 mét là cùng, thì để cành mọc tự nhiên .
Những lúc Xoan lớn lên, bao giờ tôi cũng để cành cho cây mọc tốt,
không bao giờ tỉa hết để cây thẳng đuột đến 6 mét cả . Năm sau,
khi Xoan mọc cao lên tán trên, tôi mới cắt tỉa tán dưới đi .
Lúc đó, cành tán dưới có thể to bằng ngón tay cái rồi, nếu cắt
không cẩn thận, rất dễ gây ra hỏng cây, nhưng cắt tốt, ngay lúc
ấy đã biết chắc cây liền sẹo, không để lại dấu vết gì cả .
Để cành 2 năm mới cắt, thì khó liền sẹo lắm, và dù có liền sẹo,
trong cây gỗ vẫn có mắt của cành đó .
*
Xoan tự nhiên có dường kính hơn 1 mét, thường chỉ được 1 khúc
nạc dài 2 mét thôi, vì trên đó là mắt gỗ rồi. Vì vậy, muốn có
thân gỗ lớn, phải để cành mọc sớm ở dưới thấp . Đương nhiên,
cây lâu năm thì ngọn và cành có thể cao mấy chục mét, nhưng
không thể là một khúc nạc dài được. Muốn có khúc gỗ nạc dài
8 mét, có lẽ phải kế hoạch nuôi cành và tỉa cành thật kỹ lưỡng,
và còn phải chăm bón và khoảng cách lớn nữa, và điều này tôi
không chắc, vì chưa làm, cũng chưa thấy bao giờ cả .
*
Có lẽ Xoan là giống xứ nóng, không chịu được lạnh, nên không
thể mọc thẳng tuột như các cây khác . Ở rừng tự nhiên, có rất
nhiều cây mọc thẳng như cây nến mấy chục mét không hề có cành .
Thực tế trong đời nó, nó mọc rất mạnh cả mùa đông, và cành nó
mọc rải rác trên thân cây suốt cuộc đời, nhưng ngọn mọc cành
đến đâu, thì những cành dưới tự chết, tự rụng, tự liền sẹo .
Đến khi đốn gỗ, miền bắc núi dốc, không có máy móc hiện đại,
đành phải cắt ra dài nhất là 6 mét nếu đường kính 3 gang tay,
còn đường kính hơn 1 mét, chỉ dài nhất 5 mét thôi, và nhiều
khi chỉ có 2 mét . Cắt vụn thì vừa tốn gỗ, vừa không có tấm lớn,
nhưng hoàn cảnh khó khăn đành phải làm, chứ cây gỗ thực sự rất
dài, mấy chục mét . Đoạn ngọn đường kính 20 centimet còn bị
bỏ đi, vì không bõ đưa qua bao khe dốc núi hiểm trở mà về .
*
Vì vậy, nếu Xoan trồng trong nam, có thể tình hình mọc cành và
phát triển thân khác với xoan ngoài bắc, dễ được dài 8 mét hay
hơn nữa. Mong các bạn phấn chấn mạnh bạo làm, và phổ biến kinh
nghiệm cho bà con.
*
 
cây của mình tàn tấp nhất cũng 6 m, cao nhất là 12m toàn xuôn từ gốc đến ngọn, nơi mình tỉa cành từ lúc còn nhỏ chứ ko để cành to vì ko cẩn thận có thể làm sam và bọng cây, tiếc là ko có đầu đọc thẻ nhớ ko thôi gửi hình cho các bác xem rồi ! còn về cây xoan ngoài bắc thì hình như ko cao to bằng cây xoan trong nam có lẽ do thời tiết lạnh,cây xoan rừng có thể đạt đường kính đến 1m, nhưng cây xoan công nghiệp thì ko được như vậy vì ở đường kính 50cm cây đã sâu bọng,ko còn sử dụng được nữa! chỉ nên khai thác nở đường kính 30-45cm thôi !
---------------
cây này mình chụp ở hàng ranh thôi, còn ở đất thâm canh thì mình cưa mất rồi!

42011a1302761102hnhnh03.jpg

42011a1302761104hnhnh03.jpg

42011a1302761106hnhnh03.jpg

42011a1302761108hnhnh04.jpg

42011a1302761111hnhnh04.jpg

42011a1302761113hnhnh05.jpg

42011a1302761115hnhnh05.jpg
 
Last edited by a moderator:
Cây càng to, đương nhiên phải nhiều năm mới to, thì chất lượng gỗ càng tốt chứ bác, chứ sau lại cây có đường kính trên 50cm lại bị bọng. Bác chia sẽ kinh nghiệm cho cô bác biết với.
*****
Bác khai thác Xoan rồi thì chắc biết giá trị kinh tế của nó, bác có thể cho em biết để mạnh dạn đầu tư được không. Em đang xuống giống 1 ngàn cây để trồng với khoảng cách 2mx2m, nhiều người khuyên nên trồng thử nghiệm 1 ít nhưng qua tìm hiểu e rất tin tưởng vào loại cây này nên chơi luôn 1 lần. Dự định của e là sau 4 năm sẽ tỉa thưa bớt, cách 1 cây tỉa 1 cây. Nếu như vậy thì cây trồng được 4 năm sẽ đạt đường kính bao nhiêu và có giá trị kinh tế gì không hay là chỉ để làm củi? Kế hoạch tỉa thưa của em như vậy có hợp lý không các bác. Mong được hướng dẫn thêm.
 
cây xoan công nghiệp là vậy cư to cỡ 50cm là bị bọng do giống cây! còn xoan rừng nếu ko cắt tỉa thì to vô tư ko sâu bọng gì cả! giá tri kinh tế thì cũng có nhưng mà lâu với lại cũng ko cao lắm, hiện giá 1 mét khối gỗ xoan bán ra chỉ 1.500-2.500tr/m3 tương đương giá keo lai,nếu bạn tính trồng để thu hoạch trong 4 năm thì thua, chẳng ăn uống gì đâu, mà phải mất 7-10 năm mới bán được giá cao chứ 4 năm thì rất rẻ,còn về cách tỉa thưa này chắc có lẽ bạn chưa làm nông dân bao giờ thì phải, cây trồng theo khoảng cách nhất định sẽ ko lớn theo khoảng cách nhất định thì làm sao có thể tỉa thưa theo cách cây cách cây được, nên tỉa những cây còi cọc ko còn khả năng phát triển nữa để những cây khác phát triển,có thể tỉa thưa từ năm thứ 4-6 lấy gỗ nhỏ bán lấy tiền uống cà phê, đợi những cây khác to hơn mới cưa , vậy là thu hoạch 2 lần! còn về kế hoạch trồng thì thây vì trồng ồ ạt thì nên chia ra vài loại cây để đa dạng hóa sản phẩm để tránh thứ này có giá hơn thứ kia ,còn quyết định là của bạn!
 
Hi.hi.hi...Bạn nói đúng, đây là lần đầu tiên mình làm nông nghiệp và mình thấy diễn đàn này là nơi rất thích hợp để học hỏi trở thành một nông dân tốt, cũng vì tình cờ lang thang lên diễn đàn này mà mình quyết định làm nông nghiệp. Khu đất của mình bỏ trống đã mấy năm rồi.
*****
Nhưng cách tỉa thưa của mình có gì không hợp lý mong bạn chỉ giáo thêm cho rõ. Vì mình nghĩ trồng dày quá nên khi cây đã phát triển hết mức hoặc khi rừng đã khép tán thì phải tỉa thưa bớt cho cây phát triển thêm. Có thể tỉa thưa năm thứ 4, nhưng nếu cây vẫn phát triển thì mình vẫn để cho nó phát triển cho hết rồi mới tiến hành tỉa thưa hoặc giả sử cũng có thể không cần phải tỉa thưa ... Kế hoạch của mình cũng giống như ý của bạn là thu hoạch 2 lần, lần thứ nhất cũng là lần tỉa thưa.
Giá bạn nói trên là bán tại rừng, là gỗ khối tròn hay phải cưa thành gỗ hộp theo qui cách?
Bạn có thể tư vấn giúp cho mình thêm một số cây trồng khác để có thể đa dạng hóa sản phẩm được không? Mình có khoảng hơn 4 ha đất. Trân trọng cảm ơn.
 
Last edited:
Bạn nói xoan trồng cứ to thì bị bọng thì không hẳn đúng .
Bị bọng chỉ vì cắt tỉa cành khi cành quá lớn và cắt ẩu thôi .
Nếu cắt cành khi nhỏ hơn ngón tay, và cắt sắc gọn, sát ngay
thân cây, thì đảm bảo không bị bọng .
*
Bạn nói xoan tự nhiên không có bọng thì cũng sai .
Xoan tự nhiên bị bọng rất nhiều, có cây bọng to tướng, gãy
đổ, chỉ còn hình như một nòng pháo cối thôi, vẫn nảy mầm
xung quanh cối như thường . Bọng xảy ra với Xoan tự nhiên
là do gãy cành . Cành to mà gãy thì không thể liền sẹo được,
và nước mưa ngấm vào . Xoan là gỗ mềm, bị ẩm là mục ngay.
Gỗ Xoan mục thì có màu nâu, mềm và ngấm nước, làm vết mục
càng loang thêm ngay vào thịt còn đang tươi sống của Xoan.
Con bần bật - giống như con xén tóc màu đen mờ - rất thích
đẻ trứng vào những bọng Xoan, nở ra Đuông nhỏ hơn ngón tay
rồi lớn lên bay đi tìm bọng khác mà đẻ trứng . Gọi là con
bần bật, vì bắt nó nằm ngửa ra, rồi nhấn ngón tay lên ngực
nó, thì nó ưỡn người ra, và bật tách một cái thật cao lên
trên không, rồi rơi xuống . Nếu rơi xuống mà úp, thì nó bò
đi hay bay đi, nhưng rơi xuống mà vẫn nằm ngửa, thì nó phải
bật nhát khác, cho đến khi úp xuống được. Có người gọi là
con bổ củi, vì khi 2 ngóng tay cầm bụng nó mà giơ lên thì
đầu nó cứ bật tanh tách như bổ củi vậy.
*
Ở ngoài bắc, xoan nhà và xoan rừng là cùng một giống, nhưng
mình trồng thì là xoan nhà, mà mọc hoang, thì là xoan rừng .
Xoan rừng đường kính 1 mét chỉ có cách đây nửa thế kỷ, khi
ấy người chưa ở trên miền núi . Khi người lên rừng, thấy xoan
và các cây gỗ khác tốt, mới chặt xuống, thì sau đó không còn
nữa . Lúc tôi xẻ các cây xoan đường kính hơn 1 mét đó là vào
năm 1975, và người chủ nói họ đã chặt chúng hơn 2 chục năm
trước rồi, nhưng chưa góp đủ tiền để thuê thợ xẻ . Lúc xẻ, gỗ
đã khô kiệt, nhẹ như giấy, thẳng như kẻ chỉ, không hề cong vênh
hay nứt nẻ chi cả. Thật là gỗ tốt, thừa tiêu chuẩn làm hộp đàn.
Bà con xẻ vụn ra từng miếng 20 centimet . Đó cũng là cách xẻ
gỗ có chất lượng. Xẻ miếng ván lớn, thì gỗ kém chất lượng, vì
trong một miếng, chất gỗ khác nhau quá xa.
*
À quên tôi chưa nói rõ, không biết con bổ củi đẻ vào bọng Xoan,
hay là nó đẻ vào Xoan thì cây bị bọng, vì chưa thấy đuông bổ
củi ở bọng gỗ Xoan khô, mà chỉ thấy ở bọng cây Xoan còn đang xanh
tốt thôi.
*
Còn trồng cách nhau 2 mét, thì sau 4-5 năm, có thể làm xà gồ,
đòn tay được rồi . Kích thước xà vồ (xà gồ) tiêu chuẩn kiến trúc
của nhà nước là 6cm X 8cm, tương đương với đường kính 10cm ở tiết
diện đầu trên. Tiết diện gốc thì lớn hơn. Khi mua bán Xoan, thông
thường không xẻ vuông vắn, mà tuỳ thợ mộc xẻ vuông hay đẽo tròn.
Người ta còn ngâm xuống nước 1 năm cho đỡ bị mọt, vì mặc dù Xoan
độc, nhưng khí hậu ẩm ướt, sau vài năm, thì chất độc mất đi, và
bắt đầu bị mọt . Con mọt to đường kính 5 ly, dài hơn 1 centimet,
thân trong suốt, 2 răng gọng kìm màu vàng sẫm, đầu to đến 7 ly.
Ngâm gỗ thì chất đường trong gỗ bị tan đi, nên mọt có ăn vào gỗ
thì cũng bị chết đói mà không lớn lên được.
*
Những cây Xoan lớn cả chục năm, người ta không chặt ngang mặt đất,
mà còn đào cả củ nữa. Ở rễ xoan mọc trên mặt đất, gốc phình ra rất
to . Người ta xẻ dọc thân, thì những chỗ phình đó, xẻ ra được những
miếng gỗ dày vụn vặt, ghép lại làm những cái "đấu" là miếng gỗ kê
chân những đòn, những trụ trong kiến trúc đền chùa cổ xưa . Đấu bằng
bạnh rễ gỗ Xoan có vân rất đẹp, và nhà có cột, trụ, đòn tay tròn,
có đế vuông, là nhà rất đẹp và sang, thể hiện nhà giàu .
*
 

Last edited:
xoan có đặc tính sâu bọng tự nhiên, trừ 1 số trường hợp bị côn trùng cắn phá và do gãy cành to khi gió lớn và 1 số trường hợp ko bọng kể cả cây to cũng thường xuyên gặp ! còn về giống xoan có 2 loại lá lớn và lá nhỏ, lá lớn là xoan công nghiệp,lá nhỏ là xoan rừng,ngoài ra xoan rừng thân cây trắng mốc nhiều hơn xoan công nghiệp!
 
Theo nghiên cứu trồng xoan ở nhiều nơi nếu cây xoan trồng phân tán phát triển rất tốt nhưng trồng thành rừng thì chỉ có những cây bên rìa phát triển còn những cây ở trong 2 năm đầu mọc tốt sau đó không phát triển. Theo tôi những cây như xoan, lát, pawlonia, xa cừ chỉ nên trồng phân tán , trồng mật độ thưa không nên trồng thành rừng. Đây là góp ý của nhiều nhà lâm nghiệp các bạn nên tìm hiểu lại xem.
 
Đó là vì thiếu nắng.
Tỉa ra cho thưa, thì mới phát triển được.
Vì thế, gỗ đường kính lớn đắt tiền hơn.
*
Tự nhiên trên rừng, cây to đứng một mình,
vì nó đã giết chết các cây xung quanh nó
ra gỗ mục từ lâu rồi, nhưng trước kia, xung
quanh gần nó cũng có cây chứ ?
*
 
Trồng mì cũng được mà trồng đậu cũng được. Vì gọi là trồng xen là để kiếm thêm thu nhập, lấy ngắn nuôi dài không đặc nặng vấn đề. Khoảng cách 2 m trồng 1 hàng mì thì cũng không ảnh hưởng lắm (không nên trồng hơn 1 hàng), trồng đậu thì quá tốt nhưng chi phí đầu tư cao hơn, kỹ thuật, công chăm sóc, phân, thuốc ... cao hơn, trồng mì thì sướng hơn. Nói chung tùy theo điều kiện mà bạn lựa chọn cây trồng phù hợp.
 
Em nghĩ nếu là trồng xen thì nên trồng các loại cây họ đậu. Vì trồng xoan là đã lấy dinh dưỡng của đất, nay ta lại trồng mì nữa thì khác nào ta dần dần biến đất của mình thành bạc màu.
 


Back
Top