Cần sự tư vấn để bắt đầu nghề nông, xin chân thành cám ơn các anh chị cô chú...

  • Thread starter Quoc Hieu
  • Ngày gửi
Xin kính chào các anh chị cô chú bác trong diễn đàn.

Em tên Hiếu, 1977, đã lập gia đình & chưa có con. Gia đình em ở Q12, TpHCM. Từ trước khi cưới vợ tới giờ đã hơn 5 năm, em loay hoay mãi với các nghề thiết kế nội thất, 3D, thậm chí cả cày game online nước ngoài kiếm tiền, cái gì ra tiền khá hơn đi làm công là em làm, em thích tự chủ công việc & thu nhập. Nhưng do vợ em mất sức lao động, cô ấy là người khuyết tật, em thấy nếu cứ tiếp tục làm "thợ hồ" tháng kiếm chục triệu không cách nào vươn lên được, cuộc sống càng không ổn thì em càng chưa muốn có con mà tuổi vợ em ngày càng lớn, đủ thứ lo lắng.

Em được gia đình cho khoảng 800tr từ khi lập gia đình, nhưng đã từ lâu không dám động tới, chỉ gửi ngân hàng xem như đó là thu nhập ổn định cho vợ mình an tâm. Nhiều lần em tính liều mở quán này nọ (như quán cơm, bida, quán nhậu..v...v...) nhưng cuối cùng ngưng lại, vì biết vợ ko thể giúp mình, lại thấy nguy thất bại trong thành phố quá lớn, do em ko có khả năng điều khiển người khác như nhân viên, ko thích luồn cúi các chú bác ở cơ quan nhà nước, lại ko thích chỗ đông người. Gần đây em nhận ra có một môi trường hợp với tính cách của mình, đó là làm nông. Tình cờ vào được agriviet em như lạc vào thế giới mà mình lãng quên vậy, đọc mãi đọc mãi mà không biết chán, như tìm thấy con đường đi của mình vậy.

Nay em đã bàn với vợ quyết định sẽ dùng tiền mua đất lập trang trại, chăn nuôi. Điều em thấy vui nhất đó là em có thể làm việc, còn vợ chỉ lo việc nhà, không kéo vợ vào công việc như các ngành buôn bán khác. Trong đầu em đang nghĩ tới mua đất thật rẻ ở các vùng xa xôi hẻo lánh, càng rẻ càng tốt để lấy vốn còn lại nuôi bò sữa, tranh thủ nuôi thêm các gia súc, gia cầm khác, áp dụng kỹ thuật khoa học công nghệ từ các kinh nghiệm trên agriviet & internet để cải tạo đất, chất lượng sản phẩm & thậm chí nghiên cứu sản xuất sản phẩm tại chỗ. Nếu cần thiết thì học lái xe & mang sản phẩm đi bán tận các công ty thu mua.

Em mong được các anh chị, cô chú bác trên diễn đàn, bằng kinh nghiệm thực tế của mình, cho em vài lời khuyên để chỉnh sửa lại kế hoạch mà em sẽ trình bày ở dưới đây:
1/ Đọc được thông tin các anh chị đang bán đất nông nghiệp ở Củ Chi, Cẩm Mỹ Đồng Nai, Long Thành, Bảo Lộc, Đức Trọng... em nhận ra mình có thể mua được ~1-2ha trong tầm 250tr, em không ngại xa, vùng cao nguyên lạnh lẽo hay gần Bà Rịa nắng gió cũng ko ngại. Vậy câu hỏi thứ nhất, thật ra em nên chọn vùng đất nào để lập trang trại nuôi bò tốt nhất, liệu có nên thuê đất, hay mua đất trồng rừng giá siêu rẻ về lập trang trại, thấy họ rao hợp đồng còn vài chục năm, nếu làm ăn phát đạt thì em dành dụm mua đất sau cũng được, liệu có thể mua lại của nhà nước?.

2/ Em đã đọc rất nhiều bài viết về các thiết bị công cụ, lương thực, thuốc & các giống cỏ, giống bò... Thấy rằng nếu tiết kiệm được tiền, không tiêu sai, thì chắc chắn hiệu quả làm nông tăng lên rất nhiều. Nhưng nên bắt đầu mua cái gì trước mới khó, vì ko thể mua tất cả, gặp sự tư vấn ở đâu, liệu họ có sẵn lòng truyền nghề, có nên thuê kỹ sư lập kế hoạch, hay nhận hợp tác với công ty (như Vinamilk) hay gặp trực tiếp địa phương nơi mình mua đất (như Sở khuyến nông) để nhận sự đỡ đầu hướng dẫn, dĩ nhiên em sẽ dành chi phí riêng cho những người hướng dẫn. Và liệu có nên mua máy cày, máy chế biến thức ăn cho gia súc, có nên mua nhiều tủ lạnh để trữ sữa, xây nhà kho lớn để chứa thức ăn làm sẵn cho gia súc, có nên mua xe tải để sẵn trong nhà?..v..v...

3/ Liệu một mình em có thể quản lý một trang trại với khoảng 20 con bò sữa, 10 bò con, một ha trồng cỏ cho bò, và vài chuồng gia cầm khác (như gà, vịt, ngỗng..v...v..) mà không phải thuê người? Em không ngại khó, có người làm được thì em sẽ làm được, một ngày làm việc 12 tiếng với em ko thành vấn đề. Và dù có làm được một mình, thì liệu có nên thuê thêm nhân công để tăng năng suất? Em thấy khả năng tìm tài liệu hướng dẫn, sách vở & video của mình cũng khá tốt, nên em có thể chuẩn bị kiến thức, nhưng có nên "đi học" trước khi làm thật?

4/ Trước khi mua đất, liệu có nên vác ba lô lên cùng vợ làm một chuyến thực tế từ Củ Chi, tới Đồng Nai, sang Long Thành, ra Bà Rịa rồi lên Bảo Lộc, Đắc knông..v..v.. để tham khảo kinh nghiệm, họ có tiếp người lạ cũng đang muốn làm chung nghề hay không? Hay là bắt tay vào làm ngay, dựa vào những kinh nghiệm trên internet mà thực hiện, đỡ tốn tiền & thời gian đi khắp nơi. Liệu em mua đất rẻ ở vùng hẻo lánh, chuyên tâm tìm hiểu & thu hoạch, dùng xe tải chạy xa một chút để giao hàng hóa, hay nên bỏ thêm tiền, mua đất ít hơn, mắc hơn, nhưng gần với những "hàng xóm" cùng nuôi bò sữa vốn đã có tiếng tăm trong vùng để bán sản phẩm cho họ hoặc mua lại thức ăn gia súc từ họ, hoặc ít nhất để an ninh hơn vùng ở xa dễ bị trộm cướp cũng như nếu ở gần thì bác sĩ thú y có thể lên trang trại ngay...

5/ Với 800tr, em dự trù 250-300tr mua đất nông nghiệp, 200tr để xây nhà cấp 4 + chuẩn bị cơ sở hạ tầng như xây chuồng trại, hệ thống tưới cỏ, máy nông nghiệp, 200tr để chuẩn bị bò giống + các thứ lương thực thuốc men & công cụ lẻ tẻ liên quan, 100tr để phòng thân bệnh tật, chi phí điện nước + lo ăn uống trong nửa năm đầu không có thu nhập. Như vậy có liều quá & đã hợp lý hay không, em chưa biết nên mua các loại máy nông nghiệp (máy cày, máy làm đất, máy phát điện hay máy làm thức ăn...) gì, giá bao nhiêu, nên nhắm 200tr thấy có vẻ thiếu?

6/ Liệu có sinh bệnh truyền nhiễm từ gia súc & gia cầm sang người? Có nên mua những bộ đồ bảo hộ lao động để phòng thân hay cứ xà lỏn áo thun mà làm, chi phí thuốc thang ngừa & chữa bệnh cho gia súc/gia cầm có cao không, sợ rằng 100tr còn lại bay cái vèo thì chắc em sụp hầm... Trong trang trại nuôi bò có nên dùng nền sinh học tự hủy phân & nước tiểu như các bài viết về chăn nuôi heo mà em đã đọc, hay giữ lại phân & nước tiểu bò để làm hầm biogaz, dùng làm phân nuôi cỏ, hay để bán..v..v.. Em có vốn kiến thức về lập trình cũng tương đối, liệu trong thời gian này, khi còn đang lên kế hoạch, có nên hợp tác cùng các anh chị cô chú bác ở agriviet để viết một phần mềm quản lý gia súc để cho mình và mọi người cùng dùng, hay là chăn nuôi chỉ cần cuốn sổ ghi chép là được.

---------------

Hiện tại em chỉ dám hỏi 6 câu hỏi trên do chỉ biết tới đó, và do thấy bài viết đã quá dài. Rất mong các anh chị cô chú bác dành thời gian giúp đỡ tư vấn, xin chân thành cảm ơn và kính chúc các anh chị cô chú bác cùng gia đình một năm mới đầy sức khỏe, hạnh phúc với công việc, luôn thành công trong những dự tính, vạn sự như ý!
 


đúng là có những người bức xúc, chuyện này nọ, và đó cũng là chuyện có lý. ví dụ chuyện trồng nấm, thì quả là 1 quy trình khá phức tạp, nếu không thì khó đạt hiệu quả cao, vậy nên người chưa thạo thì làm dễ hỏng, chưa kể làm được còn phải bán được. trước mình có chơi với mấy vị làm nấm, kêu rằng làm xong đành đem muối để bán, vì thị trường cũng khó, bảo quản cũng khó ...
hay chuyện cá tránh rét, thực tế thì nước sâu và nhiều rong bèo thì ổn. tôi đã từng có ông chú thích nuôi cá cảnh, có mỗi cái bể rộng 4 m2 sâu 80 cm ở trung tâm hà nội, ông thả rong dày đặc, nuôi hàng đàn cá các loại, mùa đông vô tư, con cá bé bằng đầu đũa cũng chẳng chết.
tuy vậy, có những cái đã sang thời đại khác, đó là nông nghiệp bây giờ nhiều vấn đề hóc như ô nhiễm, độc hại, dịch bệnh ... vì thế, đối phó những cái đó cần kiến thức và kinh nghiệm. ví như đo độ Ph thế nào để khử chua, khử kiềm, dịch tai xanh thì phác đồ điều trị thế nào ... cái đó thì hỏi là 1 chuyện, nhưng người làm cũng phải có kiến thức nhất định để làm chủ cách nghĩ trước các dư luận lộn xộn. ngay như việc nuôi tôm, nuôi ẩu thì ô nhiễm tràn lan, và người nuôi phá sản, nhưng các trại nuôi cao cấp đầu tư khâu xử lý nước thì sản xuất ổn định hơn và có hiệu quả cao. rồi ví dụ nuôi gà, mình gặp nhiều người nuôi không nổi 1.000 con, nhưng các trại có tài họ nuôi vài vạn con, họ rất thạo các kỹ thuật như chế thức ăn, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh....
nhưng có 1 điều cần nói thêm : đó là cần làm thực tế, để kiến thức của mình biến thành sự thực, thành hoàn chỉnh, không còn là những mảnh kiến thức rời rạc, lộn xộn, mâu thuẫn. đó là cái khác nhau giữa người làm với người không làm. còn để tránh rủi ro, thì vẫn nên làm từng bước, và mở rộng dần. năm mới, chúc bạn QH phấn đấu và thành công nhé.
 


Quôc hieu viết

:Bây giờ em đã quyết định sẽ làm từng bước, muốn hỏi ý kiến, nhưng không được thì đành phải tự lực, cứ 9 người thì cả trăm ý chứ không phải 10 ý nữa. Nhìn xuống mà làm, mà học hỏi chứ đừng có nhìn lên. Làm cái gì cũng được, nhưng đừng làm theo ý của người khác, hỏi là một chuyện nhưng động tới thực tế là thân ai nấy lo vốn ai nấy hiểu, sức ai nấy biết, người có kinh nghiệm ở miền Bắc chưa chắc giúp được cho người nông dân ở miền Nam hay miền Trung do khác hoàn toàn về khí hậu thổ nhưỡng & giá cả. Là nông dân cũng không phải là hiểu biết hết tất cả, người trồng trọt không thể góp ý cho người chăn nuôi, người trồng cao su không thể góp ý cho người trồng lúa, ai nuôi gà chưa chắc biết cách nuôi bò để mà chỉ, người làm theo quy mô hộ gia đình không thể góp ý cho mô hình công nghiệp & ngược lại.


Bao nhiêu người dám làm nông nghiệp từ vài chục triệu & đã thành công từ ban đầu chỉ thuê, khoán, nuôi trồng ngắn ngày... không theo gương họ lại nghe theo những công nhân viên chức đang ngày ngày làm công ăn lương, động tới nông nghiệp là họ sợ phát khiếp nói tới là nghe thất bại, cuối cùng mình & họ cứ nghèo hoài. Em có 800tr mà nghe mọi người nói tới phát run, những chú bác miền Bắc, miền Trung, các vùng xa xôi hẻo lánh họ có cầm được 200tr trong tay để khởi nghiệp, họ có phải là Rambo sức lực phi thường, hay họ toàn là kỹ sư nông nghiệp biết giải quyết mọi vấn đề, họ có phải kéo nhau đi cả gia đình làm theo hội phường???... thật ra họ thành công hơn người ta ở chỗ dám làm vì không có nhiều lựa chọn, và họ làm vì phải làm để sống hoặc là phải đi bán vé số, nghị lực của họ gấp 100 lần những người có cuộc sống ổn định, vốn sợ bị thay đổi cái sự ổn định đó mà thôi.

Thà mất lòng trước đặng lòng sau. Em phải làm theo cách của những người miền Bắc, miền Trung, ở các vùng chó ăn đá gà ăn sỏi, những vùng mưa lũ sẵn sàng cuốn đi sạch lúa, cá bất cứ lúc nào, những vùng đất hạn hán lũ lụt bão tố liên miên, làm theo những người có trong tay không tới 100tr dám tha phương lập nghiệp, chứ cứ làm theo những người có cuộc sống ổn định rồi, làm theo kiểu được thì tốt không được thì thôi, nghe lời họ khuyên thì 10 tỷ cũng chết, chưa làm đã chết vì mệt mỏi bởi quá nhiều ý kiến trái chiềum bực bội & stress tới cùng cực, chưa kể cái suy nghĩ cầu tiến học hỏi của mình đặt sai chỗ, thường là nhận được những câu trả lời trớt quớt như: "Cái thằng này cái gì cũng hỏi, thiệt là đáng lo, không biết cái gì hết trơn mà bày đặt làm này làm kia", khổ thân, thấy môi trường cùng nhau ngồi bàn bạc tháo gỡ từng khúc mắc gặp phải, để quyết tâm giữ vững hướng đi mà thèm..."


Link : http://agriviet.com/home/threads/16...am-on-cac-anh-chi-co-chu/page11#ixzz2rc2VzrpS

Đoạn này thì bạn nói đúng , khác làm khác biết
NƯỚC LÃ MÀ VÃ LÊN HỒ
TAY KHÔNG MÀ NỔI CƠ ĐỒ MỚI NGOAN
chúc bạn thành công , chỉ có thực tế thì nó mới vỡ ra nhiều điều , lý thuyết , chỉ là lý thuyết mà thôi
Chỉ khuyến cáo với bạn rằng : làm nông sẽ khá vất vả đấy
-------------------------------
Ngài tieu dien thân mến , cái bể như vậy , mà giữa lòng ha noi , thì chả cần rong bèo gì hết , cá vẫn sống vô tư , như ngài đã biết đấy các hồ thả cá hầu hết rồng ít nhất vài sào , vị trí luôn ở nơi lộng gió ... mà có tới gần một tấn cá rô đồng, hoặc cá chim , trên một sào bắc bộ ...những năm thời tiết âm thì không sao , nhưng những năm rét đậm thì đó là một điều hết sức nan giải
ngoài ra nhiều khi cá rô chết rét thì ít nhưng chết vì bệnh nấm thủy mi thì nhiều , trong bể nước sẽ được sát khuẩn thường xuyên , nhưng sản xuất quy mô lớn , ngoài ao đìa , chuyện sát khuẩn đương nhiên phải thực hiện , như ng thực tế không đơn giản như vậy , khi dùng bất kỳ loại thuốc sát nấm hay khuẩn ... đều có mặt trái của nó , khuẩn tảo chết , chìm xuống đáy .. chỉ vài hôm là thối hết ao , sử dụng biện pháp sinh học .. tốt thôi , nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ , trời không có nắng ... thì không một con men , con vi khuẩn có ích nào phát triển được
*khó bao nhiêu , thì cơ hội lại đến bấy nhiêu , khi ai tìm ra giải pháp cho qua đông được số lượng lớn , mang tính kinh tế thương mại , tức là phải vài tấn trở lên
việc đó đã có cách giải quyết được , đơn giản và hiệu quả tuyệt đối ... chính vì vậy 4 năm nay , dân hà nội vẫn được xơi cá rô đồng sống tươi nguyên giữa mùa đông là vì vậy , trước đó không hề có , hoặc có rất ít , nay nhiều và rẻ số lượng không hạn chế
biện pháp không phải là phủ bèo , hay bạt ni lông ... đâu , chuyện đó số lượng nhỏ thì tạm được nhưng không tuyệt đối , còn số lượng nhiều từ vài tấn trở lên thì không khả thi , và chỉ có chết

bạn nào quan tâm đến vấn đề này thì nhắn tin cho tôi , hiện đang có khá nhiều hồ rất lớn đang để qua đông ( vì hiện nay giá đang rất thấp ) , các bạn có thể xem tận nơi
 
Last edited by a moderator:
@ Cái này là lời tâm sự của em, không liên quan gì tới chủ đề của thread, chỉ là em đang rảnh rỗi, trò chuyện tí cho vui vẻ với mọi người, phần như muốn xả stress vì bức xúc dồn về cuối năm, phần là mong ước thật sự xuất phát từ trong đam mê. Nhưng chỉ là kiểu nói của người chưa có kinh nghiệm, chỉ là cách suy nghĩ của một người VN bình thường, như bao người VN khác, có gì sai mong các anh, các chú bác lượng thứ :)

Hôm nọ em đọc được bài viết nói về Ấn Độ chuẩn bị cho ra mắt căn hộ nhà lắp ghép giá 14tr VNĐ/căn giúp cho người thu nhập thấp có nơi ở tươm tất, rồi hôm nay được anh anhmytran cho đọc các trang về tình hình nuôi bò ở Thái Lan (bài viết có từ những năm 2009 kia), em thấy mình & người nông dân VN nên chủ động tìm xem nước ngoài họ làm gì như thế nào, nhiều cái hay lắm, lại rẻ & dễ thực hiện nữa, không có tiền đi du lịch thì cứ google & youtube mà sử dụng trước. Hỏi sao mà những thương lái rành về kinh doanh mạng, họ cứ nhập hàng ở Ấn Độ, Thái Lan, TQ về bán cho người nông dân VN giá trên trời, vì chỉ họ mới làm điều đó, nhà nước & nông dân thì chưa quan tâm lắm. Họ mua đầu này, bán đầu kia, tự định giá thu vào bán ra, không theo họ thì khổ, thậm chí khoán cho nông dân & bao tiêu sản phẩm thì cũng là ăn trên ngồi trước người nông dân, vì họ nắm rõ thông tin nhu cầu trong nước, và đẩy trở lại ra nước ngoài nếu cần, các lỗ hổng chính sách thì hỗ trợ họ hơn là nông dân, tờ giấy kiểm nghiệm có thể ký khống cho qua hàng loạt cổng kiểm tra, chứ con vật nông dân đang nuôi thì phải giết sạch nếu dịch bệnh tới. Người nông dân nghèo là có lý do, lý do bị tuột hậu kỹ thuật, lý do bị trói trên mảnh đất của mình quanh năm, không bước ra ngoài thế giới để mà nhìn thấy những người cũng là nông dân như mình đã sống khỏe như thế nào, lý do bị người ta lại tới ngay nhà mình ăn hiếp mà không biết, cũng chẳng có ai bảo vệ họ trước chuyện bị làm giá như người tiêu dùng bình thường...

VD: cái máy phát điện Honda mua ở Ấn Độ có gần chục triệu, về tới VN hét giá hơn 30tr, con bò thịt giống ngoại ở ThaiLand - họ vốn coi thường bò lai Sind, chỉ chơi hàng hiệu loại 1 tấn/con trưởng thành, mà giá bò giống của họ chỉ tầm 24k VND/kg, giá thịt bò tại Thái Lan chỉ cỡ 60k/kg. Đọc nghe một đại gia về sữa ở VN nhập 1 con bò sữa Hà Lan trưởng thành về, tính luôn giá máy bay gần 100tr/con mà em nổi da gà, dân VN mình giàu & chịu chơi dữ, khiến các nước bạn cũng khiếp vía, người mới khởi nghiệp có chút đỉnh vốn như em nhìn lên mô hình khủng của các đại gia đã thành công là muốn xỉu, toàn là hàng ngàn con, hàng trăm ha đất, nhìn mà muốn chuyển hướng cho lành. Rồi thì những công ty chế tạo máy nông nghiệp VN bắt chước cách này kia chế tạo máy máy nông cụ mà ở nước ngoài họ vốn chia sẻ hà rầm trên các diễn đàn & youtube, về VN thay đổi mẫu mã & vật liệu, dán made in tự tui, bán lại cho nông dân (em không nhắc tới những sáng chế 100% của người VN nhé, rất đáng trân trọng và cần được đầu tư phát triển để giảm giá thành & phổ biến)...v...v... Trong khi thực tế ở các nước bạn, nào có những cái kinh khủng khiến nông dân sợ hãi tới như thế. Ở VN nhắc tới nuôi bò hết 90% lời khuyên là hãy cẩn thận, coi chừng, hãy chuyển hướng đi, trong khi ở kế bên là Thailand, bạn được chào mừng, hỗ trợ mọi thứ, làm thì chỉ lời ít hay nhiều chứ không có kiểu "bí hiểm", "ghê gớm" như ở VN.

Nông nghiệp VN thực chất chỉ đang bám đuôi các nước khác, ngay cả mô hình nhà máy & trang trại Vinamilk đồ sộ cũng là đi theo mô hình ở Hà Lan hay các nước phát triển về bò sữa chứ chẳng ai ở VN nghĩ ra nổi đâu. Em nghĩ, thế thì nếu có điều kiện nên tìm xem thêm tài liệu & video về cách chăn nuôi bò trực tiếp theo cách các nông dân ở Thái Lan, Hà Lan, Ấn Độ đã & đang làm luôn cho rồi, đầu tiên gõ từ khóa tìm ở VN, kế tiếp gõ tìm ở nước ngoài, cuối cùng gõ địa chỉ trực tiếp đất nước mình muốn quan sát như Ấn Độ, Malaysia, Indo rồi Thailand, mình là nông dân nhỏ lẻ thì cứ thử làm theo nông dân nhỏ lẻ ở các nước bạn, ai là đại gia để họ học hỏi từ các đại gia, chứ chỉ theo các "đồng nghiệp" VN cũng chưa đầy đủ lắm chưa kể ở nước ngoài người ta làm 10, về VN làm tới 7 phổ biến xuống nông dân còn 4, nông dân thực hiện được 2-3 rồi lắc đầu vì không hiệu quả, cuối cùng hỏi nhau thì khuyên nhau đừng nên làm vì bản thân thấy làm không hiệu quả, nghĩ cũng tiếc cho các thông tin bị cắt giảm như vậy chứ nhỉ. Như cái máy gieo hạt đẩy tay bé xíu, trên youtube họ chỉ cách làm khá đơn giản, về VN em xem trên vatgia.com cái máy đó bán có cỡ 12tr VNĐ thôi (http://vatgia.com/raovat/13213/9446...n-phoi-duy-nhat-mien-bac-lh-0966-399-628.html), và em đoán không ít người nông dân cũng đã bấm bụng mua rồi. Nếu em đã biết thông tin qua những lần tìm kiếm, chắc nhiều cái ở VN bây giờ em sẽ không bao giờ mua đâu.

Em không dám đả động gì tới thị trường làm ăn của các công ty cá nhân vì họ cũng cần phải sống, bán cũng đâu có nhiều người mua, làm sao mà giảm giá được, nhưng em hơi ngạc nhiên là sao mọi thứ lại bất hợp lý ở VN tới như vậy, tới cái máy bé xíu, chức năng đơn giản cũng phải nhập, em không phải là dân kỹ thuật mà nhìn thấy cũng biết là mình làm theo được, lý do là không có ai hướng dẫn mới không biết mà thôi. Ở VN nuôi bò khắp nơi, vậy mà 70% thịt bò ở VN nhập từ Thái. Hoặc thay vì chế cái máy cắt cỏ kiểu nhà nông Ấn Độ để dùng cho gia đình đỡ ngồi băm tay tay cỡ 1tr5, thì phải bỏ ra gần 8tr mua cái máy cũng của VN với đa chức năng, đâu phải ai cũng dám bỏ ra số tiền đó dùng đa chức năng trong khi không có nhu cầu cao, tiền học cho con cái còn kiếm không ra nữa là... Mà không sản xuất ra được máy giá bèo, chức năng ít, thì hướng dẫn, chia sẻ cách làm cho mọi người cùng dùng, kinh nghiệm là của riêng, nhưng kiến thức của nhân loại là của chung mà, em tìm trên google không ra các hướng dẫn cho nông dân tự chế máy móc đơn giản, chắc chẳng ai dại gì hướng dẫn, cứ chế thành công là bỏ nghề nông chuyển sang sản xuất máy bán.

Người nông dân VN giống như một thị trường màu mỡ để kiếm tiền của các nhà kinh tế, nếu mà người nông dân họ tự chế, tự nắm bắt kỹ thuật thì chắc nhiều công ty phá sản & nhiều người thất nghiệp mất, ấy là đất nước nông nghiệp được ưu tiên hay sao. Ở Mỹ chỉ có ~5% làm nông nghiệp, nhưng là đất nước có nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới, ấy là do họ áp dụng máy móc thay sức người. Một cái máy tự chế 1tr5 ở VN cũng giúp giảm được hàng tá người & thời gian để ngồi băm cỏ đấy thôi, nhưng ai đã quan tâm mấy cái nhỏ như vậy, không có lời thì đừng nhắc tới. Cái máy làm đất đa năng đẩy tay nếu hàng VN thì cỡ 20tr, hàng nhập thì cỡ 40tr, trong khi cái máy cày kéo cũ của Nhật dù cũ xì đời 90-95 cũng chỉ cần 40tr-50tr là có một cái, đẩy cái máy cầm tay trên 5ha đất với ngồi cái máy cày 4 bánh chạy trên 5-10ha đất nó khác như thế nào chắc ai cũng thấy, bảo cái máy cày 4 bánh cũ nó mau hư, hỏi thử dùng cái máy cầm tay với 5-10ha, vài tháng làm một lần coi cái nào hư trước, em còn thấy những cái máy cày cũ xì tới mức tưởng sắp rớt mọi thứ ra, vậy mà nông dân nước bạn vẫn chạy ầm ầm vừa cày kéo vừa chở đồ, kéo thùng rơ móc chở sản phẩm đi giao, nó cũ nhưng nó được khuyến khích sử dụng vì là máy Nhật, tróc sơn & rỉ sét thì có, chứ đồ bên trong chuyên dùng cho công nghiệp nên dùng ít thì khỏi lo chuyện hư hỏng như mấy cái cầm tay, hơn nữa người ta sửa cái vèo vì đã được quan tâm là khỏi lo mấy chuyện đó, ở VN thì máy cầm tay bán vèo vèo đi đâu cũng nghe đi hội chợ nào cũng thấy, mà giá vẫn còn cao hơn công dụng nhiều quá mức...v.v...

Ngẫm lại mới thấy, ở ngành IT máy tính mà em đã theo hàng chục năm nay, lúc ra cái gì mới ở quốc tế là tụi em share nhau kỹ thuật hết, thậm chí cả cách làm, nơi bán, cách dùng... lúc tìm hiểu về nông nghiệp em thấy thật mù mờ, các trang khuyến nông & kỹ thuật máy móc họ chỉ đưa ra công khai những gì ai cũng biết, còn các kỹ thuật mới họ giấu giấu diếm diếm kinh khủng, cả cái giá cho máy của mình sản xuất mà cũng không dám tự tin treo lên, ép người nông dân giống như khôn nhờ dại chịu vậy, nhìn mặt mà ra giá. Dùng google cố tìm được cái giá cho công nghệ nhà lắp ghép vốn được thổi bay lên mây là giảm giá chỉ còn 1/4 so với xây kiểu truyền thống, vậy mà "cái giá" như thế nào, đố ai moi ra, em gửi email tới các công ty chuyên cung cấp nhà lắp ghép xin tư vấn & báo giá cho nhà cấp 4, cái kho và vài cái chuồng thì cả tuần chả ma nào trả lời, bèo bọt quá ai quan tâm, họ chỉ quan tâm tới những công trường lớn thôi, và chỉ có dân Ấn Độ mới được được hưởng căn nhà cấp 4 giá 14tr VNĐ/căn.

Thông tin nhà nước Thailand miễn phí vacxin cho trâu bò để khuyến nông & lương của nhân viên thú y hơn 20tr/tháng (ở các nước nông nghiệp người bác sĩ thú y được coi trọng còn hơn bác sĩ cho người), em đố trang khuyến nông của nhà nước nào dám gợi ý cho nhà nước mình làm theo, ở VN, tiền vacxin cho gia súc của nông dân có năm lên tới hàng trăm triệu, dạo vài trang VN thấy những câu hỏi "nghề bác sĩ thú y đáng khinh như vậy sao...", tự nhiên xót xa cho ngành nông nghiệp VN quá, cái môi trường mà em đam mê, lại phức tạp tới như vậy. Có lúc em thấy người nông dân VN như bị lừa tập thể, lúc em lạc vào các trang mua bán máy nông nghiệp VN xem giá cả, và lúc đi vào các site như alibaba của HK chuyên cung cấp máy cho đại lý ở VN so sánh lại, cộng tiền thuế, chuyên chở & các thứ phí khác thì một cái máy từ ở nước ngoài giá 8tr VND, không thể tới gần 30tr như ở VN được, cao hơn gấp 4 lần.

Em tới giờ mới hiểu phần nào cái cách mà người nông dân bị điêu đứng ở VN, đó là thông tin sai, cuồn cuộn sai, bị che đi, những lợi nhuận thì mộng mị, mơ hồ, ảo nhiều hơn thực, khiến cho nông dân ào ào nghe theo, rồi mọi thứ cuốn đi, chỉ để lại những người nông dân ôm đầu với mớ nợ của mình... Nếu em không đọc về tình trạng ở Thái Lan, xem video về nông dân & chuồng trại bên ấy, nếu em nói với người nuôi bò ở VN là ở Thailand, họ coi con bò lai Sind ở VN là hạ cấp, lai tới bao nhiêu đời mới lớn nổi, nó chỉ là công nghệ những năm 1980, thì chắc em bị ăn đá tới chết, ở VN hiện nay nuôi được bò lai Sind đã là giàu sang, là lựa chọn thuộc hàng VIP, không thì cứ bò cỏ mà nuôi, vậy mà đi đâu đọc báo mạng nào cũng khuyên nuôi bò lai Sind, chỉ có Vinmilk, đại gia mới dám tự nhập con bò gần trăm triệu về thôi, nông dân thì cứ mơ đi. Đó chỉ là về bò, còn bao nhiêu thứ khác liên quan tới nghề nông, em chắc nhiều vô số kể, không tự nắm bắt thông tin thì cứ bị dắt đi hoài, thực ra người nông dân VN chưa hề đoàn kết, cũng sợ hãi, cảnh giác đủ thứ vì thiếu thông tin chung...

Em viết ra không phải kiểu bất mãn hay than thở, vì em vốn không thích sự tiêu cực như vậy, cũng không dám theo kiểu mới hóng hớt được vài điều đã dám ý kiến này nọ, chỉ là cái nhìn sơ qua hiện trạng của một người muốn khởi nghiệp nghề nông. Khi em bắt đầu gọi điện nhờ các công ty dính tới các vấn đề em đang cần thì phần lớn có cảm giác giống như mò mẫm giữa biển cả, mỗi nơi tư vấn một kiểu, mỗi nơi một giá tuy cùng quy mô cùng nhu cầu, rồi sang bên giống với thuốc & các thiết bị đơn giản họ cứ nghĩ em như đại gia, động tới là vài triệu tới vài chục triệu. Em hơi buồn vì những gì em biết trên thị trường giá trị thật nó không như vậy, nếu em không biết gì về cái vụ làm giá thiết bị điện phục vụ nông nghiệp chắc em cũng ôm đại cái máy gần chục triệu trong khi giá trị của nó chưa tới 5tr, hay thay vì mất ~7tr cho dàn máy lọc nước bị nhiễm độc vừa đủ dùng cho gia đình, em có thể tự chế tạo hồ lọc nước bằng than hoạt tính 5-7 lớp theo mô hình của người nước ngoài đã chia sẻ, chỉ có mua cát & các loại đầu phun, vài chục kg than hoạt tính từ cỡ lớn tới nhỏ & giá chỉ tầm 2-3tr đủ dùng cho cả người & gia súc uống còn hơn vì ko có tiền mua cái bộ lọc kia mà phải chịu liều mạng mình & chất lượng gia súc. Ngay cả bạn học sinh lớp 9 còn lên được kế hoạch làm bộ thiết bị lọc nước giếng gia đình bằng ống nước nhựa giá bèo, tham gia dự giải sáng tạo ở huyện, thì nó có phải là công nghệ cao ghê gớm ví như mạch điện của các con robot???...

Em không mong gì hơn là cùng mọi người tìm ra được những cách để người nông dân, hoặc ít ra những người muốn khởi nghiệp giống em tự tìm hiểu, tự làm chủ & tự vượt ra khỏi rào cản của xã hội, tự nắm bắt lấy thông tin chung của nhân loại để áp dụng cho mình, bắt đầu từ google hoặc youtube, đừng để thông tin bị bưng bít, bị làm nhiễu bởi các nhà đầu cơ trong nông nghiệp, các công ty lớn muốn cạnh tranh không lành mạnh, các quan liêu của bộ máy quản lý, cũng đừng tự tranh đấu với nhau mà hãy cùng tìm những phương pháp hay, những kinh nghiệm hay từ trên thế giới về chia sẽ cho bà con. Khởi đầu từ agriviet chẳng hạn, có một mục chuyên giới thiệu những kỹ thuật mới (chính xác là mới chứ ko phải là mới ở VN, cách vài năm tới chục năm so với nước bạn) & những video hướng dẫn tự chế tạo sưu tầm từ youtube chẳng hạn, rồi những ai mạnh dạn thực hiện thành công kỹ thuật mới, chế được cái máy mới đưa lên diễn đàn làm mẫu, hướng dẫn thêm chẳng hạn...v..v... Em mong rằng một ngày nào đó, ở đất nước nông nghiệp như VN, khi một người mới bắt đầu nghề nông sẽ được nghe những câu như: "An tâm đi, cứ mạnh dạn, đã có mọi hỗ trợ của các đồng nghiệp & nhà nước, hãy làm theo cách này, cách kia, chi phí thế nào, nên làm ở đâu, lúc nào..." chứ không phải đầy những bí ẩn, nguy hiểm, những căng thẳng & tranh cãi nẩy lửa từ trong gia đình ra tới ngoài ngõ như hiện giờ...
 
Last edited by a moderator:
Bạn nói rất đúng , NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ TRÓI TAY
- đầu tiên là ĐẤT , chia nhỏ manh mún , ruộng bằng cái bàn tay thì máy móc gì ạ
-thứ hai là khoa học kỹ thuật , toàn một lũ ăn bám vào ngân sách nhà nước
bằng chứng là : giống lúa 80 % là giống có nguồn gốc ngoại nhập , giống thủy sản cũng vậy, thức ăn chăn nuôi thì 70% công ty ngoại quốc ... và còn nhiều nữa , rất nhiều nữa
ông tieu dien ca tụng nghành nông nghiệp ...., nếu có những tiến bộ nhất định vừa qua ,thì cái đó thuộc về chính người NÔNG DÂN ,khi họ được tự chủ trên mảnh đất của mình , còn bọn trý thức ăn theo người nông dân chỉ là loại vô dụng , ăn hại , và không thiếu kẻ lừa đảo
 
bác chưa làm nông mà kiến thức sâu sắc! em nể sự tự học của bác.
nhà em đến đời em là nông dân không biết bao nhiêu đời. em cũng là dạng chịu học nhưng nếu h bảo kiến thức nông học thì chỉ như thằng tập đánh vần. kểu như bị bệnh ghỉ sắt thì phun thuốc gốc đồng... dân như bọn em ngu thì bảo sao cái nền nông nghiệp nó phát triển được. bọn em ngu cũng do cái lũ thầy nó ngu,nó cơ hội... các bác ạ...!!!
 
bạn QH có thể nghĩ chưa đúng hướng đâu, nên bình tĩnh lại sẽ thấy mọi sự không quá bi quan như vậy.
theo tôi, nhiều cái bế tắc do chỗ bản thân ta thiếu kiến thức thôi.
ví dụ bạn làm nhà kiểu khung sắt tiền chế, thì quả là khó, vì các cty hiện chỉ có dây chuyền làm xưởng lớn, vậy nên làm xưởng nhỏ là họ bó tay. nhưng như bọn tôi thì khác. bọn tôi có các đồng minh, chiến hữu cơ khí, họ lắp dựng các khung thép cho nhà xưởng nhỏ thì quá dễ, và giá cũng là hợp lý, cạnh tranh luôn. mình có thể thương lượng chi tiết từ vật liệu, giải pháp kết cấu cho tới kỹ thuật lắp dựng ... cho nên công việc ấy lại trở nên đơn giản.
về máy móc cũng vậy, nếu mình hiểu máy, sẽ chọn lọc được người cung cấp với giá hợp lý. và thậm chí bọn tôi cũng hay dùng máy cũ, vì bọn tôi đủ sức vận hành và bảo dưỡng nó, nên sẽ tìm được những con máy giá rẻ mà chất lượng lại rất khá, thậm chí là tốt. vì lý do hiện nay sản xuất đình đốn, nên nhiều cơ sở tan rã, thanh lý máy nhiều lắm.
vê lọc nước cũng vậy, nếu bạn nắm được kỹ thuật lọc, bạn có thể tự thiết kế bể, mua vật liệu lọc về, và làm thành bộ lọc cho mình với giá rất vừa phải. tôi ví dụ 1 bộ lõi lọc khử độc 2 lõi kỹ thuật thụy sĩ giá chưa tới 1 triệu, nhưng nếu mua cả vỏ bình, van cấp nước, thì giá gần 2 triệu. nếu bạn tự kiếm lấy 2 cái bình chồng lên nhau và lắp bộ lõi ấy, thì giá sẽ rẻ đi nhiều. mà việc ấy không quá khó như nhiều người nghĩ. nếu bạn quan tâm, tôi sẽ gửi cho bạn tên của loại lõi ấy để bạn tự tìm nhà cung cấp. nhưng cần nói thêm chút về kỹ thuật lọc. với kiểu lọc bằng than hoạt tính thì hiệu quả khử độc chưa đảm bảo, vẫn còn những thành phần độc hại chưa bị khử. mà 2 chất cần khử nhất hiện nay là a môn và a sen (tức thạch tín), vốn có nhiều trong nước giếng khoan. vậy nên công nghệ lọc mới là cần có các khoáng chất hấp thụ được 2 loại độc tố ấy, chứ không đơn thuần chỉ là than hoạt tính, chưa kể kỹ thuật lọc mới còn dùng tới na nô bạc để sát khuẩn, sát trùng. cái này bạn có thể đọc kỹ các tài liệu trên mạng sẽ hiểu. nói thêm là nước ăn, ngoài việc khử độc, thì cần khử ô xýt sắt (dạng kỹ thuật phun mưa) và bổ sung thêm ô xy vào nước. nói vậy để bạn thấy kỹ thuật tạo nguồn nước ăn khá phức tạp, và nếu bạn định tự tạo thì cần có hiểu biết sâu đấy.
về con giống, cũng có tình trạng như bạn nói. nhưng cuộc đời không chỉ vậy. ví dụ bạn nhập ngoại con bò sữa giống, giá có thể trăm triệu thật. nhưng các làng nuôi bò sữa như ở phù đổng (cạnh hà nội) thì giá bê giống chỉ vài chục triệu. cả chó cũng vậy. bạn lên mạng thấy chó GSD (bec giê đức) thuần có thể ngập ngoại giá cả trăm triệu, nhưng tôi biết các ông bạn ở hà nội bán chó giống chỉ trên dưới 10 trđ. hãy nói luôn là chất lượng giống có thể tương đương, nhưng sao giá khác vậy ? có nhiều lý do. nhưng người nuôi có kinh nghiệm thì họ tự tìm và đánh giá chất lượng con giống, nếu đạt chuẩn mà trong nước bán rẻ hơn thì việc gì phải nhập ngoại.
đó là một vài điều muốn minh họa để bạn hiểu thêm : cái mình cần là kiến thức và kinh nghiệm, từ đó mới đủ khả năng đấu tranh với thị trường. vì như nhiều người nói : thị trường cạnh tranh khốc liệt như chiến trường, ai non tay sẽ thiệt nặng, chính là thế. vì thị trường là vô cùng, những con sói già sẽ bịp bợm đủ cách để dụ dỗ những con cừu non. vậy thì đối mặt với thị trường cần phải đủ kinh nghiệm và kiến thức, và ai có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn, sẽ vùng vẫy trên thị trường khỏe hơn, thu lợi hơn. mà minh chứng rõ nhất là vấn đề đấu thầu đã được quy định thành luật. và thực tế là trên thị trường luôn có tình trạng 1 loại hàng có nhiều giá do việc nó phải cộng thêm nhiều loại chi phí. vậy ai có công tìm ra nguồn cung cấp rẻ hơn thì sẽ được hưởng lợi ích hơn. đây là 1 yêu cầu đối với những người kinh doanh.
 
Last edited by a moderator:
Dạ, hì hì, anh tieudien và các anh các chú đừng trách, hôm qua em lỡ uống hơi quá chén với anh em trong nhà một chút, nhất là dạo này em bị mất ngủ nặng luôn, xả ra hết, em cũng thoải mái rồi, chú nói thật thì em bỗng dưng xem mọi người trên diễn đàn như những người thân, đáng tin và rất mạnh dạn để trao đổi, ngoài các anh các chú ra, thực chất em nào có ai làm nghề nông để mà trao đổi, chia sẻ...

Thôi thì em sẽ từ từ mà làm, rồi tổng hợp lại kiến thức rời rạc tới đâu khắc phục tới đó thôi anh, em luôn tin tưởng sẽ có các anh các chú bên cạnh hỗ trợ mà. Bây giờ đã là 29 Tết, chắc tới lúc để tuyên bố: ai bàn bạc công việc nữa là ghi sổ nợ, nếu có dịp gặp nhau trong tương lai du hí Bắc Nam, thì cứ một lần bàn công việc trong ngày Tết năm nay là bị ghi sổ một chai Bầu Đá 2 xị, không uống trả hết thì không được về :)

Mong được cùng các anh, các chú bác cuối năm cũ rồi đầu năm mới, dẹp bỏ mọi công việc qua một bên, hãy cùng nhau hưởng thụ cuộc sống một chút, thở không khí trong lành & hạnh phúc của mùa Xuân bên gia đình :)

Em thì hai ba bữa nay không yên nổi, vừa ngồi xuống bàn máy tính là bị hai ba người vô bẻ tay trói chân khiêng ra ngoài vườn, chạy trời không khỏi nắng... Chúc các anh các chú bác gần giao thừa giữ gìn sức khỏe tốt để vui vẻ với người thân bạn bè, bà con họ hàng. Năm nào cũng thấy mùng một Ba em tới trưa 2-3h về là cứ đứng tháo giày mấy lần mới ra, còn em thì phải tắt cả điện thoại... :)
 

Last edited by a moderator:
bác chưa làm nông mà kiến thức sâu sắc! em nể sự tự học của bác.
nhà em đến đời em là nông dân không biết bao nhiêu đời. em cũng là dạng chịu học nhưng nếu h bảo kiến thức nông học thì chỉ như thằng tập đánh vần. kểu như bị bệnh ghỉ sắt thì phun thuốc gốc đồng... dân như bọn em ngu thì bảo sao cái nền nông nghiệp nó phát triển được. bọn em ngu cũng do cái lũ thầy nó ngu,nó cơ hội... các bác ạ...!!!

Bạn ơi tôi là nông dân già đấy , tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng chiêm trũng , hạt lúa , củ khoai lúc nào với tôi cũng quý ,có thể nói là quý như vàng , mà trong bài thơ hạt gạo làng ta , bạn trần đăng khoa kết luận : HẠT GẠO LÀNG TA , HẠT VÀNG LÀNG TA
Cái đói ,cái nghèo , buộc tôi phải học , phải hành , để làm sao làm ra thật nhiều những sản phẩm nông nghiệp , ban đầu thì cho khỏi đđói , sau thì cho bữa ăn ngon hơn , sau nữa bây giờ thì làm sao bán đi được , để có nhiều tiền .....
Cho nên phải học , học mọi lúc mọi nơi ,
ví dụ:con cá chép giòn , không hề có tài liệu nào của việt nam hướng dẫn cả , mà họ cũng chẳng biết vì sao nó giòn , kể cả đề tài thạc sĩ của ông Kiều minh khuê cũng chưa giải thích nổi TẠI SAO NÓ GIÒN KHI ĂN THỨC ĂN ĐÓ
rồi chuyện cho con cá rô đồng, con cá sấu qua đông ở miền bắc , kể cả trên vùng cao , nhưng những tài liệu hiện có , không đáp ứng được yêu cầu của người sản xuất , thế mà hiện con cá rồ đồng tràn ngập , bất kể trời giá lạnh cỡ nào , con cá sấu cũng vậy
Anh téc nét , là một phương tiện rất văn minh , rất tốt , không thể thiếu được , nhưng nhiều cái vẫn không có đâu , tuy nhiên nước ngoài họ có , các bố nhà ta chả ai chịu dịc cả , hoặc dốt không dịch được
vừa qua , có một đối tượng mới dễ nuôi ,bán đắt và chạy số lượng lớn , nguồn gốc ngoại lai , các tài liệu ở ta không có , nhưng mấy tay tu nghiệp tây nó về nó biết nhưng nhất định nó không đưa lên mạng , nó định cho sinh sản để độc quyền , nó định lòe tôi , tôi nói rằng tôi biết , nó họi tại sao biết , tôi nói trên gúc , nó bảo không có , tôi nói tiếng ăng lê có , nó hỏi không biết ngoại ngữ thì làm sao biết được , tôi nói gúc nó dịch , nó nói thế thì chịu ,tôi lại nói sắp tới tôi cho vào nam ấm áp để sinh sản quy mô lớn , nó nói để cháu giúp , tôi nói không khó đâu , mấy tay cho cá tra sinh sản nó còn thạo gấp mấy lần các vị . gúc dịch không sát nghĩa , hay ngữ cảnh , nhưng nếu có kiến thức đại cương về đối tượng này thì cũng hiểu được
kể câu chuyện như vậy , để cho thấy rằng , giữa học và hành , nó còn một khoảng cách khá xa , và nông nghiệp nước ta sẽ còn đì đẹt , nếu không tập trung ruộng đất lại cho rộng hơn , to hơn ... khi có tư liệu quan trọng nhất này rồi , thì mọi cái nó sẽ dần vỡ ra
 
Bạn ơi tôi là nông dân già đấy , tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng chiêm trũng , hạt lúa , củ khoai lúc nào với tôi cũng quý ,có thể nói là quý như vàng , mà trong bài thơ hạt gạo làng ta , bạn trần đăng khoa kết luận : HẠT GẠO LÀNG TA , HẠT VÀNG LÀNG TA
Cái đói ,cái nghèo , buộc tôi phải học , phải hành , để làm sao làm ra thật nhiều những sản phẩm nông nghiệp , ban đầu thì cho khỏi đđói , sau thì cho bữa ăn ngon hơn , sau nữa bây giờ thì làm sao bán đi được , để có nhiều tiền .....
Cho nên phải học , học mọi lúc mọi nơi ,
ví dụ:con cá chép giòn , không hề có tài liệu nào của việt nam hướng dẫn cả , mà họ cũng chẳng biết vì sao nó giòn , kể cả đề tài thạc sĩ của ông Kiều minh khuê cũng chưa giải thích nổi TẠI SAO NÓ GIÒN KHI ĂN THỨC ĂN ĐÓ
rồi chuyện cho con cá rô đồng, con cá sấu qua đông ở miền bắc , kể cả trên vùng cao , nhưng những tài liệu hiện có , không đáp ứng được yêu cầu của người sản xuất , thế mà hiện con cá rồ đồng tràn ngập , bất kể trời giá lạnh cỡ nào , con cá sấu cũng vậy
Anh téc nét , là một phương tiện rất văn minh , rất tốt , không thể thiếu được , nhưng nhiều cái vẫn không có đâu , tuy nhiên nước ngoài họ có , các bố nhà ta chả ai chịu dịc cả , hoặc dốt không dịch được
vừa qua , có một đối tượng mới dễ nuôi ,bán đắt và chạy số lượng lớn , nguồn gốc ngoại lai , các tài liệu ở ta không có , nhưng mấy tay tu nghiệp tây nó về nó biết nhưng nhất định nó không đưa lên mạng , nó định cho sinh sản để độc quyền , nó định lòe tôi , tôi nói rằng tôi biết , nó họi tại sao biết , tôi nói trên gúc , nó bảo không có , tôi nói tiếng ăng lê có , nó hỏi không biết ngoại ngữ thì làm sao biết được , tôi nói gúc nó dịch , nó nói thế thì chịu ,tôi lại nói sắp tới tôi cho vào nam ấm áp để sinh sản quy mô lớn , nó nói để cháu giúp , tôi nói không khó đâu , mấy tay cho cá tra sinh sản nó còn thạo gấp mấy lần các vị . gúc dịch không sát nghĩa , hay ngữ cảnh , nhưng nếu có kiến thức đại cương về đối tượng này thì cũng hiểu được
kể câu chuyện như vậy , để cho thấy rằng , giữa học và hành , nó còn một khoảng cách khá xa , và nông nghiệp nước ta sẽ còn đì đẹt , nếu không tập trung ruộng đất lại cho rộng hơn , to hơn ... khi có tư liệu quan trọng nhất này rồi , thì mọi cái nó sẽ dần vỡ ra

thì nhà em cũng có khác j bác. cũng đồng chiêm trũng,bùn lội đến háng. vết đỉa cắn dày chân dày tay.
cơ cực quá nhà em mới chuyển vào Nam,lúc đi bà con dòng họ từ mặt. Bảo là bỏ ông bỏ bà,quê cha đất tổ mà đi. nhưng có ai thấu hiểu cái cảnh của cái thời ngăn sông cấm chợ...nồi cơm mở ra đang còn khói ngùn ngụt...con đưa bát lấy cơm mẹ bảo " hết rồi con ạ"...cái thời nghẹn ngào quá các bác ạ!

khốn nạn ở chỗ là thế giới phát triển như thế nào rồi mà 1 nước thuần nông như VN ta vẫn còn người đói. Nhật nó sau thế chiến,sau 2 quả bom nguyên tử san phẳng hirosima và Nagasaki nhưng chỉ có 40năm nó là tóp kinh tế hàng đầu thế giới. So cái giá trị lịch sử hào hùng,con người người Việt mình thua j bọn nó? câu trả lời chỉ tại các cụ nhà ta bất tài nhưng cứ khư khư giữ cái chức,làm khổ dân khổ nước.

Năm mới rồi,hi vọng đất nước ta nói chung,ngành nông nghiệp nói riêng có sự khởi sắc.
Chúc các bác sức khoẻ và làm j trúng nấy!
 
Mạnh dạng lên bạn ơi !
Mình với bạn có rất nhiều điểm giống nhau : bằng tuổi , tư tưởng cũng giống , mình từng sống và làm việc tại SG nhưng vì không chịu được cái náo nhiệt của thành thị , cách đây 8năm mình về quê chăn nuôi , hành trang chỉ có kiến thưc từ Agrivet với lòng đam mê và sự quyết tâm , 1 số tiền không đáng kể . Nay trại mình có thu nhập rất ổn định.
Với 1 hành trang như bạn là quá tốt rồi . Chúc bạn thành công !
 
Mạnh dạng lên bạn ơi !
Mình với bạn có rất nhiều điểm giống nhau : bằng tuổi , tư tưởng cũng giống , mình từng sống và làm việc tại SG nhưng vì không chịu được cái náo nhiệt của thành thị , cách đây 8năm mình về quê chăn nuôi , hành trang chỉ có kiến thưc từ Agrivet với lòng đam mê và sự quyết tâm , 1 số tiền không đáng kể . Nay trại mình có thu nhập rất ổn định.
Với 1 hành trang như bạn là quá tốt rồi . Chúc bạn thành công !

bạn đúng đấy. nông nghiệp có cái cực kỳ gian khó, nhưng cũng có cái cực kỳ bất ngờ.
 
Cám ơn anh vanthanh_dl, em đang thấy không nên nóng vội, vì em biết không ít chú bác mãi tới 5x-6x mới bắt đầu thành công trong nghề nông & có của ăn của để, 3x như em còn ít nhất mười năm nữa để học & làm, chưa từng thấy ai 3x bỏ phố lên rừng thành công ngay, nếu ko thì chắc nhà nhà bỏ phố lên rừng hết... :)

Em vừa liên hệ các công ty bò sữa tại TpHCM, xin được đăng ký đi tập huấn có đóng phí các đợt sắp tới nếu họ tổ chức, chắc phải đi vài đợt :) Nếu chưa thấu thì em sẽ đi làm công, ko thì cố gắng thu âm, thu hình bằng điện thoại, lưu lại làm bản mẫu để dựa theo mà làm. Tiếp thu kinh nghiệm được giảng giải & giới thiệu trong các đợt tập huấn đó chắc cũng có được chút ít kiến thức cơ bản...
 
Đồng chí này giống mình quá, mình cũng sinh năm 1977 cũng rất thích nông nghiệp nhất là nuôi bò thịt nhưng cũng chưa có kiến thức thực tế, mới chỉ làm nông nghiệp trên bàn phím thôi. Bạn có thuận lợi là vợ bạn ủng hộ còn mình thì không ai trong gia đình ủng hộ hết vì nói thực hiện nay công việc của mình cũng tạm ổn định. Mình thì có thể vay mượn và có khoảng 500tr thôi. Mọi việc mới là ý tưởng thôi còn đang băn khoăn chưa dám làm. Tâm sự với bạn mấy dòng vì không có ai chia sẻ. Thân!

Nếu về nuôi bò thịt thì em giúp đc Anh từ đầu đến cuối..! A có thể xem qua dự án để hiểu hơn về mô hình định làm. Hy vọng sớm thấy A thành công
 

File đính kèm

  • Du An Bo Thit Kinh Te Cao.pdf
    552 KB · Lượt xem: 7


Back
Top