Cây cẩm cù

Cây cẩm cù (Hoya carnosa) còn gọi là cây lan sáp, lan cầu lông, lan câu, lan anh đào. Nguyên sản ở nam Trung Quốc, Đông Nam Á v à châu Đại Dương, thuộc cây dây leo, cao 7m. Thân mềm, các đốt có rễ. Lá dày, hình bầu dục, đầu lá nhọn, gân bên không rõ, mọc đối. Hoa mọc nách, rủ, hoa tự hình cầu nên còn gọi là lan cầu. Hoa màu trắng, nhụy màu đỏ nhạt, có mùi thơm, tràng hoa tựa như hoa anh đào, xếp thành hình tán, nên còn gọi là lan anh đào. Cùng chi còn có nhiều loài như cẩm cù lùn (H. belta) cẩm cù thơm (H. zyi) cẩm cù úc (H. australis), và rất nhiều biến loại như cẩm cù 3 màu, cẩm cù cuốn Cây cẩm cù ưa nhiệt độ cao, ẩm và nửa bóng, chịu rét và chịu hạn cao.

Nhân giống cây cẩm cù bằng cách giâm cành và chiết cây. Chọn cành có 2-3 đốt, hái hết lá trên mắt, phía dưới chỉ cắt 1/2 lá rồi cắm vào cát hoặc đất chậu, sau 20 ngày ra rễ. Sau khi cây sống thì trồng vào chậu. Đất chậu thường dùng là đất lá mục, than bùn và cát thô. Mỗi chậu trồng 3-4 cây. Cây lớn mỗi năm ta thay chậu 1 lần.

Khi nuôi trồng cây cẩm cù ta chú ý điều chỉnh ánh sáng, nên để nơi có bóng râm. Mùa hè nhiệt độ cao cần bảo đảm độ ẩm cao mới sin trưởng tốt, cần phun nước lên lá. Hai tháng tưới nước phân N 1 lần.

Cần hái ngọn để cho ra nhiều nhánh hái hoa héo để cho ra hoa mới. Hoa cẩm cù có lá và hoa rất đặc thù, màu thanh nhã; gần đây người ta treo trong nhà tạo nên cây cảnh đẹp. Cả cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Dớn là Loại chất trồng có thể giúp cẩm cù bám rễ tốt, hút được chất ẩm được lưu giữ trong dớn nhưng không làm úng rễ cẩm cù, vốn rất mảnh, vì dớn rất thông thoáng.
Có nhiều loại dớn trên thị trường; có loại dớn dùng để trồng lan hồ điệp, loại trồng lan Cattleya... Những loại dớn đó đắt tiền và tôi thấy không thích hợp vì cái thì giữ nước nhiều quá, cái lại không giữ tí nước nào. Duy chỉ có loại dớn "xay" Dalat là thích hợp nhứt.
Dớn "xay" Dalat được xay nhỏ ra từ những gốc và cành cây dương xỉ núi, có người còn gọi là Sơn tuế. Tôi thì không rành những danh từ khoa học thực vật nên chỉ nói nôm na từ thông dụng. Các bạn có thể mua loại dớn này ở chợ cây cảnh Dalat, hoặc những nơi bán vật dụng trồng cây ở Dalat. Giá cả rất dễ chịu.

Trước khi trồng, tôi thường ngâm dớn vào nước, xả nhiều lần cho sạch. Sau đó thì trồng đoạn cẩm cù vào rồi tưới đẫm một lần nữa là xong.
Tiếp theo, tôi sẽ treo chậu cẩm cù vừa trồng xong vào chỗ mát. Ở TSV, vào mùa mưa tôi thường treo cẩm cù ở dưới tán cây ngoài trời để chúng được hưởng nước mưa. Vào mùa nắng tôi treo cẩm cù trong nhà lưới để dễ bề tưới tắm.


DSC05622.JPG


DSC06009.JPG



DSC07225.JPG



DSC07527.JPG
DSC07535.JPG
 


Last edited:
Mình sưu tầm cẩm cù và có 1 chút đính chính lại.
Cẩm cù danh pháp là hoya.
Tên gọi có rất nhiều và được chia theo nhiều dòng khác nhau. 1 số dòng cẩm cù phổ biến như sau.
Hoya carnosa: Là dòng cẩm cù đặc trưng và phổ biến nhất tại VN ( hoya carnosa ordinary ). Cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, mau hoa.
Hoya parasitica: Đây là dòng cẩm cù đặc hữu được khai thác từ các khu rừng. Có thể đặt tên theo màu sắc hoa, corona và vùng khai thác như Parasitca "pink Quang Tri", Parasitica "white Sa Pa"......
Hoya pubicalyx: Đây là dòng cẩm cù có sức sống khỏe mạnh và tốc độ phát triển nhanh hàng đầu trong các dòng cẩm cù. Có thể kể đến 1 số loại phổ biến như Pubicalyx red button, pubicalyx pink silver, pubicalyx hawaii.
Hoya kerii: Là dòng cẩm cù có đặc điểm nhận dạng khá thú vị đó là lá có hình trái tim ( đôi khi hơi biến dị ). Hoa nhỏ nhưng rất đẹp
Hoya compacta: Là dòng cẩm cù có lá xoắn.
.........
 
Hồi đó đọc báo, có 1 nữ độc giả viết rằng : mấy mẹ con chị khốn khổ vì bịnh viêm họng, chữa hoài không khỏi…cứ tái phát mãi, sau này có người mách bảo..chị nhai lá cẩm cù trồng bên hiên nhà, mà cả nhà hết bịnh

Thuốc tốt ngay hiên nhà mà không biết
 


Back
Top