Cây cảnh hải đăng

  • Thread starter hoahongvang
  • Ngày gửi
H

hoahongvang

Guest
CÂY CẢNH HẢI ĐĂNG
Cung cấp giống cây dược liệu quý, cây ăn quả, hoa cây cảnh để bàn
A: Dược liệu
1.Cây giống dây thìa canh trị bệnh tiểu đường
-Trà dây thìa canh khô
2.Cây cỏ ngọt phòng bệnh tiểu đường, béo phì,tim mạch
3.Cây trinh nữ hoàng cung hỗ trợ và điều trị ung thư cổ tử cung
4.Cây xạ can đặc trị viêm họng hạt
5.Cây nha đam
6.Sâm đất
7.Cúc mốc
8.Húng chanh
9.Cây xạ đen: phòng và trị các loại ung thư
10.Cây mía dò: Chữa cổ trướng
11.Cây dành dành trị viêm gan
12.Cây cúc hoa: Giúp sáng mắt
13.Cây đinh lăng: tăng lực
14:Cây râu mèo: cây cảnh đẹp-vị thuốc quý
15.Sa nhân
16.Ba kích
17.Hà thủ ô
18.Thổ tam thất
19.Sâm đại hành
20.Bạc thau
21.Bạch hoa xà
B:Cây ăn quả
1.Cây chanh đào, tứ quy, chanh leo, chanh không hạt
2.Ổi tứ quy đài loan, đông dư
3.Cây giống cây phật thủ
4.Bầu hồ lô
5.Cây giống cà chua bi, đậu rồng thái

C:Cây cảnh
1.Hoa súng thái lan-hoa sen nhật, hoa sen cung đình nở hoa quanh năm
2.Chậu hoa sống đời
3.Chậu hoa đá
4.Sen cạn, cẩm cù, lan hạt dưa....
4.Chậu hoa mười giờ mĩ màu trắng
5:Kim phát tài
6. Lan ý
7. Hoa sim
8.Hoa hồng thơm
9. Hoa hồng tỉ muội

D:Hạt giống rau,hoa,quả: cà chua bi, hồ lô, củ cải đỏ, măng tây, su hào tím...

E: Thảo dược khô
1.Trà dây thìa canh khô
2.Cỏ ngọt khô: 80 000/kg
3.Giảo cổ lam: 90 000/kg
4.Diệp hạ châu: 75 000/kg
5.Sâm đại hành
6.Kim tiền thảo

Dt:01659642916

Dc:Thạch bàn-long biên-hà nội:

TRANG WEB: https://sites.google.com/site/caycanhhaidang/



bec938c7631043450f840d0666916979_52719719.2013011909.jpg
[/url] Anh chau hoa [/IMG]

360a1fca4c49f653af1f85230cfa8970_52720670.2012010610.jpg
[/url][/IMG]
 


Last edited by a moderator:
Dây thìa canh - cây thuốc quý trị bệnh tiểu đường

Cùng với sự phát triển của đời sống, số người mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng, thực sự trở thành mối lo ngại rất đáng báo động trên phạm vi toàn thế giới.

Theo điều tra xã hội học toàn quốc năm 2002, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của người từ 30 tuổi đến 64 tuổi của Việt Nam là 2,7% (gần 2 triệu người), riêng khu vực thành thị tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 4,4%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân chưa chẩn đoán bệnh và điều trị là 64,6%.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, 44% người bệnh tiểu đường ở nước ta bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng về mắt, ngoài ra còn các biến chứng về tim mạch, khớp… Các biến chứng này thường tạo nên các di chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế suốt đời hoặc tử vong.

Dây thìa canh - Cây thuốc quý

Dây thìa canh, có tên khoa học là gymnema sylvestre, một loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn Độ, Trung Quốc hơn 2.000 năm nay để trị bệnh nước tiểu ngọt như mật, nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ hủy diệt đường. Dây thìa canh được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Ấn Độ với tên Diabeticin, Mỹ với tên Sugarest, Singapore với tên Glucos care, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia…

Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng của đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.

Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của dây thìa canh.

Dây thìa canh tại Việt Nam

Tại Việt Nam , từ năm 2006 các nhà khoa học thuộc trường Đại học Dược Hà Nội do tiến sỹ Trần Văn Ơn, phụ trách bộ môn Thực vật chủ trì đã lần đầu tiên điều tra phát hiện dây thìa canh tại một số tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam . Nhận thấy đây là cây thuốc quý, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập mẫu, phân loại, nghiên cứu thành phần hóa học, tổ chức nuôi trồng để tạo nguồn dược liệu sạch, ổn định để sản xuất sản phẩm phục vụ người bệnh sản phẩm dạng viên nang tiện dùng cho người bệnh.

Kết quả nghiên cứu đề tài được công bố trên tạp chí Dược học - Bộ y tế số 391 tháng 11/2008 cho thấy dây thìa canh tại Việt Nam cũng cho tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh ở nhiều nước khác. Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh có những điểm tương đống như insulin nhanh: đỉnh tác dụng hạ đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h; mức độ hạ đường huyết tương đương ở thời điểm 2h và 4h. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng giảm cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả.

Như vậy dây thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bệnh nhân tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường nam giới. Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2-3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.

Có thể nói việc tìm ra cây dây thìa canh tại Việt Nam - một dược liệu quý hiếm, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường và mỡ máu, mở ra triển vọng lớn ứng dụng các cây thuốc quý Việt Nam cho sức khỏe con người - một hướng giải pháp an toàn lâu dài cho bệnh nhân tiểu đường luôn sống vui khỏe.
 
Cây hoàn ngọc trắng
Cây hoàn ngọc trắng còn gọi là cây xuân hoa, cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai mặt. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành có mầu trắng pha tím. Khi nhấm, lá có dịch nhầy nhớt. Vị thuốc là lá của cây hoàn ngọc trắng. Hoàn ngọc trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Hoàn ngọc trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa... Trên thực tế, hoàn ngọc trắng dùng trị viêm đại tràng thể nhiệt, tốt hơn như táo bón, đau bụng, trĩ xuất huyết. Có thể dùng lá tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, ngày 8-10g.
Để trị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ nội, có thể dùng hoàn ngọc trắng, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 10g. Dùng liền 2 tuần lễ.
Ngoài ra có thể dùng trị các vết thương khi té ngã bị chảy máu, tụ máu, lở loét... Lấy lá tươi, rửa sạch, giã dập, đắp bó vào nơi bị đau.
 
Nói đến chè xanh, chúng ta đều vô cùng quen thuộc, nhưng để hiểu hết về tác dụng phòng và chữa bệnh của nó thì không phải ai cũng biết hết, vì thế trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết về tác dụng chữa bệnh của lá chè xanh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Uống chè xanh chữa bệnh gì?
- Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1g muối ăn, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, hợp với những người bị cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.
Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.
- Phong nhiệt, đau đầu: Đau đầu, thậm chí đau như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, nước tiểu vàng, dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.
- Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, một lúc sau uống nóng, mỗi ngày 2-3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.
- Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín nắp sau 15 phút thì uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.
- Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau uống, có thể hỗ trợ trị bệnh ăn không tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, ăn kém.
- Hen suyễn: Những người bị hen suyễn lâu ngày chữa không khỏi, có thể dùng 3g mộc nhĩ trắng, 10g hạnh đào, 30g đường phèn, đổ nước vào đun cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ, đổ vào nước chè đã hãm (30g lá chè), ngày uống một lần, uống liên tục 7-10 ngày.
- Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày hai lần, uống kiên trì thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.
- Bệnh viêm gan vàng da, vàng mắt cấp tính: Lấy một nắm chè, hãm với nước sôi uống ngày nhiều lần, chè có tác dụng lợi tiểu, trừ thấp làm cho bệnh vàng da vàng mắt lui dần.
- Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày uống 2-3 lần.
- Bệnh béo phì: 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm uống hoặc đun lên uống.
- Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có thể dùng kết hợp với kim tiền thảo có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sôi uống, có hiệu quả cao.
- Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè, 2 miếng gừng, 10g đường đỏ, hãm với nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn.
- Đau bụng, đau răng: 3g lá chè hãm với nước sôi 5 phút sau rót lấy nước rồi đổ vào 3g giấm đã làm lâu, đảo đều rồi uống, ngày 3 lần.
Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da
- Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.
- Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.
- Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.
- Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.


Trà xanh.
- Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.
- Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.
- Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.
- Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lông mày hoặc chỗ tóc thưa.
- Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sôi thì xông hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần.
- Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.
- Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.
 
CÂY PHẬT THỦ - CÂY CẢNH TÂM LINH .

Thông tin chi tiết
Ngày nay cây phật thủ ít tìm thấy dạng hoang dại ở Trung Quốc ( Dragaxep-1966 ) , nhưng Ơ Việt nam cây phật thủ thường mọc hoang dại ở ven suối , chân đồi , ven rừng nơi gần đường phân thủy thuộc các tỉnh Tuyên Quang , Hà giang , Phú Thọ , Lạng Sơn , Hòa bình …Tiếng Nga goị cây phật thủ là “Pyka бyды “- Ruka-Budưi”; tiếng Anh là Finger Cỉtron ; Tiêng Trung Quốc – fu sòy , còn việt nam ta gọi là Tay -Phật “ Phật thủ “.


Cây phật thủ thuộc loại thân gỗ , dạng bán bụi ; cây cao khoảng 1-2m , phân cành nhiều , cành mềm , mọc ngang là trên mặt đất , từ gốc đến ngọn ; trên thân có nhiều gai ngắn , nhọn . Lá phật thủ hình trứng hay hình O-van to trung bình , mép lá có nhiều răng cưa nhỏ , không có eo lá ; Lá non có màu tím hồng ( màu của sắc tố antoxian ) ; mặt phiến lá có nhiều túi tinh dầu nhỏ , có mùi thơm đặc trưng. Hoa phất thủ mọc thành từng chùm , màu trắng , cuống hoa , bầu nhụy , chỉ nhị , cánh hoa có nhiều túi dầu tinh nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường . hoa phật thủ thường bất dục hoặc không có phấn hoa , hoặc không có noãn , có giống bị bất dục đực cả 2 , nuốm nhụy thường không có Necta để giúp cho hạt phấn nảy mầm . Vì vấy hoa phật thủ rất nhiều , nhưng khả năng đậu quả rất thấp . Một cây phật thủ có thể có hàng vài chục nghìn hoa , nhưng chỉ đậu được 6-8 quả . Quả phật thủ có hình tay phật , có thể có từ 11- 22 “ngón” , là những tâm bì , hay còn gọi là tử phòng – là những múi quả ở các loài cam quýt khác . Có giống “các ngón” bố trí giống hình tay phật xòe ra , có giống có hình bàn tay phật nắm lại . Quả phật thủ có thể to như quả bưởi , nhưng cũng có giống nhiều quả thì quả nhỏ giống như hình bàn tay vàng của tượng phật . Ruột quả phật thủ không có múi , và thịt quả chỉ chứa đầy một chất trắng xốp gọi là Albedor , thành phần gồm nước , đường , vitamin và các chất khoáng . Vỏ quả khi chín có màu vàng tươi , vỏ dày có chứa nhiều túi dầu tinh thơm và dễ bảo quản . Trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta quả phật thủ có thể trưng bày qua tháng 5 dương lịch mà vấn tươi mới và thơm ngát cả gian phòng thơ cúng tâm linh .
Cây , lá , quả phật thủ đều có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau : cất tinh dầu để dùng trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm . Quả , rễ cây được dùng trong các bài thuốc dân gian từ thời rất xa xưa cho đến ngày nay ở cả phương Tây và phương Đông , nhất là các nước châu Á : Trung quốc , Nhật Bản và Việt Nam .


Phật thủ được người dân ưa chuộng
Cây phật thủ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Phật thủ có bộ rễ chùm, rễ chỉ ăn sâu từ 40-50cm, vì vậy khi chọn đất trồng chú ý chọn loại đất cát pha giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt.
Phật thủ không chịu được úng nhưng lại là cây ưa ẩm, nên có một hệ thống vòi phun nước đủ để cung cấp nước tưới cây, khi thời tiết nắng nóng kéo dài.
Điều kiện để trồng được phật thủ phụ thuộc vào đất thổ nhưỡng, tốt nhất là đất cát pha, thứhai là đất không ngập nước
Phật thủ thuộc giống họ cam thân mềm, cành cây thường bò lan trên mặt đất. Do đó, ngay từ lúc cây đạt chiều cao từ 1,7-1,8m, nên làm giàn tre để đỡ cho cây.

làm giàn cho cây phật thủ
Nhờ cách làm này, gốc cây luôn thoáng mát, nhiều ánh sang do đó giảm được sâu bệnh hại cây và quả phật thủ to đều hơn.
Khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng là 4m, tương ứng làm giàn cho mỗi gốc phật thủ có kích thước chiều dài 4m, rộng 4m và cao 1,7-1,8m.
Phật thủ là loại cây cho thu hoạch quanh năm. Tùy vào mức độ chăm sóc mà thời gian cây cho quả tính từ khi bắt đầu đặt cây trồng là khác nhau. Nếu chăm sóc tốt thì chỉ sau một năm trồng mới cây đã cho quả, và tiếp tục đậu quả trong 5 năm tiếp theo.
 
Cây dành dành chữa bong gân, sai khớp

Khi bị bong gân hay sai khớp, lấy hạt dành dành giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà, băng đắp vào chỗ đau, ngày 1 lần. Làm 3 ngày liên tục.
Cây dành dành còn có các tên chi tử, sơn chi tử, hoàng chi tử, hoàng kê tử..., là cây nhỏ cao 2 m, rễ màu vàng, lá mọc đối, mùa hạ nở hoa màu trắng, có mùi thơm, quả hình chén, thường mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam. Dân gian thường dùng hạt để làm thuốc.

Một số bài thuốc Nam thường dùng:
- Tiểu ra máu: Hạt dành dành 50 g sao đen, sắc uống ngày 1 thang.
- Béo phì: Hạt dành dành 15 g, hoa mào gà đỏ 10 g, hạt bo bo 30 g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Đi ngoài ra máu: Dành dành 30 g sao đen, tán nhỏ thành bột. Ngày uống 10 g với nước ấm.
- Viêm gan virus: Hạt dành dành, nhân trần, cam thảo đất 16 g, rau má 20 g, sắc uống ngày 1 thang. Hoặc: Rễ cây dành dành 30 g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.
- Viêm thận cấp: Hạt dành dành 15 g, bồ công anh 40 g, hoạt thạch 30 g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Viêm phổi: Hạt dành dành 30 g, đào nhân 3 g, phèn chua 3 g. Tất cả nghiền thành bột, hòa với giấm bôi lên ngực.
- Bạch cầu cấp: Hạt dành dành 10 g. Sắc uống ngày 1 thang.
 
Cây sen cạn (lá nhìn hơi giống lá sen) là một loại cây thảo mọc leo hoặc không leo, sống hàng năm. Lá có cuống dài đính ở giữa phiến lá tròn, mép nguyên, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới trắng mốc. Hoa mọc ở nách lá, màu vàng, vàng cam hay đỏ, 5 cánh hoa không bằng nhau. Quả lớn, chứa 3 hạt.

Sen cạn được trồng nhiều nơi để làm cảnh, làm rau ăn và làm thuốc. Cây được trồng ở vườn, dọc hàng rào. Hoa nở vào tháng 5 - 9. Các bộ phận làm thuốc là toàn cây, có thể thu hái toàn cây quanh năm.

Lá non được dùng ăn sống hoặc nấu súp với khoai tây. Nụ hoa và quả xanh dùng ngâm giấm làm gia vị, có mùi vị như rau cải soong, ăn rất ngon miệng.

Theo y học cổ truyền, sen cạn có vị cay, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết (làm mát máu) cầm máu, điều kinh, lợi tiểu, nhuận trường, trị ho...



Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian

Chữa ho do lạnh: Lá sen cạn tươi 20 - 30g hoặc hạt sen cạn 2 - 3g, giã nhỏ, hãm với 100ml nước sôi trong 5 - 10 phút. Chia 2 - 3 lần uống sau bữa ăn. Có thể thêm ít đường hoặc chất thơm cho dễ uống.

Chữa táo bón: Quả sen cạn đã chín, phơi khô 0,6 - 1g nghiền thành bột, trộn với đường hoặc mật ong, uống trước khi đi ngủ. Có thể dùng quả tươi nghiền nát, lấy 1 - 3 thìa cà phê nước quả, thêm để uống, 10 ngày một liệu trình.

Chữa tiểu tiện khó khăn: Lá sen cạn 20 - 30g, sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, sau khi ăn từ 2 giờ.

Chữa rụng tóc: Hoa sen cạn 100g, hạt tươi 100g, rửa sạch cho vào ấm đổ 1000ml nước, sắc còn 300ml. Lấy nước thuốc đã sắc xoa vào tóc ngày 1 lần giúp cho tóc mọc nhanh hơn.

Chú ý: Sen cạn có thể gây kích ứng trên niêm mạc dạ dày, người viêm loét dạ dày cần thận trọng khi dùng. Để bài thuốc đem lại hiệu quả cần được thầy thuốc Đông y bắt mạch kê đơn.
 

Dùng rễ mía dò chữa cổ trướng

Hỏi

Vài chục năm trước khi công tác ở Lạng Sơn, có lần tôi bị viêm thận nặng, bí đái, bụng sưng phù. Khi đó tôi được một thầy lang người dân tộc chữa khỏi bằng một thứ củ trồng ngoài vườn về sau hỏi lại tôi biết thứ cây đó tên là “Cát lồi”, người dân tộc gọi là “tậu chó”.Nay tôi rất mong thuốc vườn nhà tư vấn cách trồng và cách dùng cây thuốc để chữa bệnh cổ trướng
Nguyễn Đình Mánh, Mỹ Lộc, Nam Định

Đáp

Rất may thứ cây mà bác quan tâm mọc hoang ở khắp nơi nhất là những vùng ẩm thấp
Trong các sách thuốc cây được gọi là mía dò, còn có nhiều tên khác như:”Cát lồi”, “đọt đắng”, “tậu chó”.
Mía dò là một loại cây cỏ, cao khoảng 50-60cm, thân mềm xốp lá xòe ra hình mác. Bộ phận làm thuốc là thân,rễ.
Theo đông y: Rễ củ mía dò có vị cay, tính lạnh, hơi độc: vào 3 kinh Phế, Thận và Đại Tràng, có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng (dùng chữa bệnh trướng nước do viêm thận hoặc xơ gan) tiểu tiện đau nhói (do viêm đường tiết liệu) ho gà, viêm thận cấp và mãn tính: mụn nhọt, lở loét ngoài da. Liều dùng sắc nước uống 3-12 g lá khô. Dùng ngoài nấu nước rửa hoặc giã đắp.

Chữa bệnh cổ trướng( bụng thũng nước to như cái trống), bác có thể sử dụng theo phương pháp sau:
(1) Dùng rễ mía dò tươi giã nát, bọc trong vải lụa , buộc lên rốn, tiểu tiện được bệnh sẽ khỏi dần( Lĩnh nam thái dược lục)
(2) Dùng rễ của mía dò tươi 30-60gam nấu cùng với 100gam lợn, chia ra ăn trong ngày (Lĩnh Nam thái dược lục)
(3) Dùng củ khô 4-12gam , sắc nước uống hoặc tùy theo chứng trạng phối hợp với các (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam)

Ngoài ra còn có thể sử dụng để chữa

(1) Chữa tiểu tiện đục, tiểu tiện khó khăn: Dùng rễ củ mía dò 30-60 gam tươi, nấu thành thịt lợn nạc chia làm 2 lần ăn trong ngày.
(2) Chữa mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt sưng đau: Dùng rễ củ hoặc thân lá mía dò, nấu nước rửa những da chỗ bị bệnh.
(3) Chữa viêm tai giữa: Dùng thân lá mía dò, nướng thơm, vắt lấy nước, nhỏ vào tai
.Độc tính và cách giải độc.
-Rễ mía dò đã đồ chín, phơi khô chỉ hơi độc nhưng củ tươi rất độc
-Theo sách “Nam Phương chủ yếu hữu độc thực vật” Mía dò tươi rất độc, dùng quá liều có thể dẫn tới trúng độc, với biểu hiện choáng váng, nôn mửa kịch liệt.
-Cách giải cứu: Ăn cháo loãng ướp lạnh, mỗi lần 1 bát, cứ 15 phút ăn một lần cho tới khi cầm được ỉa chảy thì ngừng. Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc Trung Quốc có thể dùng cam thảo 2 tiền( 6 gam) nhai hoặc sắc nước uống. Trường hợp nặng cần đưa ngay tới bệnh viện để đối chứng trị liệu.
Nguồn: thuốc vườn nhà

--------

Rau rệu chữa bệnh sởi



Cây rau rệu.
Rau rệu có nơi gọi rau giệu. Tên Hán là kê tràng thái (từ nguyên) tên khoa học Alternanthera sessilis (L) R. Br. Ex Roem et S chult. Ngọn non làm rau ăn sống, luộc nấu canh. Cứ 100g rau rệu có 89,3g nước, 4,5g protein, 19g protid, 2,1g chất xơ, 2,2g khoáng toàn phần, 98mg canxi, 22mg phospho, 1,2mg sắt, 5,1mg caroten (tiền sinh tố A) và 77mg sinh tố.
Tính năng: vị ngọt, nhạt, mát, tác dụng chống viêm, lọc máu, lợi tiểu, tiêu sưng, chống ngứa, cầm máu (máu cam, ho ra máu).
Công dụng và cách dùng:
Thúc sởi mọc nhanh, rút ngắn thời gian sởi mọc, hạn chế biến chứng.
Cách dùng: Thời kỳ xuất hiện nốt sởi: nấu rau rệu với cá diếc (luộc cá lọc lấy thịt), để ăn với cơm, hoặc nấu cháo với nước canh đó. Hoặc nấu chín đơn thuần, hoặc cùng với rau kinh giới, hoặc với tía tô để ăn cái uống nước.
Viêm da có mủ, chàm, mẩn ngứa, nấm, viêm vú... Dùng cây tươi (60 - 120g) giã lấy nước uống, bã đắp lên tổn thương hoặc sắc nước uống 15 - 30g mỗi lần.
Tràng nhạc: một nắm rau rệu, rửa sạch, giã nát, 1/2 vắt lấy nước cốt uống 1/2 đặt lên lá chuối rắc lên 1 ít phác tiêu đắp vào chỗ đau. Ngày thay thuốc một lần.
Sưng hạch ở nách bẹn: rau rệu, bèo tía, gừng sống, 3 thứ lượng bằng nhau giã nát, cho ít muối sắc kỹ lấy một chén nước, uống nóng, bã đắp chỗ đau. Trước khi đắp thuốc dùng nước vôi vẽ một vòng quanh chỗ đau để độc khỏi lan xung quanh.
Tỳ hư, uất nhiệt, đại tiện ra đờm máu ở người già: rau rệu tía một nắm nấu canh với 2 con ếch (chỉ lọc lấy nạc). Ăn nhiều lần.
Chữa các chứng máu nóng (huyết nhiệt) nổi ban ngứa, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu... Rau rệu ăn sống, uống nước giã rau rệu tươi, luộc, nấu canh, xào...
Lợi tiểu tiêu phù ở những trường hợp bệnh đường tiết niệu, gan, đái dắt, đái đỏ. Cách dùng như trên hoặc nấu canh với cá chép.
Chữa các chứng bệnh do nhiệt, sốt, khát nước, táo bón, kiết lỵ. Cách dùng như trên. Hoặc nấu canh với cá diếc.
 
Last edited by a moderator:
Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân như củ hành Tây to, đường kính 10-15 cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15 cm, có nhiều lá mỏng dài từ 80-100 cm, rộng 3-8 cm, hai bên mép lá lượn sóng. Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60 cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu đỏ tím, từ thân mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng. Nhân dân ta thường nghĩ trinh nữ hoàng cung chỉ mọc ở Thái Lan và Campuchia, nhưng thực tế cây cũng mọc từ lâu ở nước ta. Ở Việt Nam, bộ phận dùng làm thuốc là lá tươi hay phơi rồi thái nhỏ sao vàng. Lá cây trinh nữ hoàng cung vẫn được sử dụng chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung cho phụ nữ và u xơ, ung thư tiền liệt tuyến cho nam giới. Cách dùng như sau: Ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ, sao khô cho hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó lại uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 7x3x3 là 63 lá, xen kẽ hai đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày. Nhiều người bệnh đã uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên và có kết quả tốt. Trinh nữ hoàng cung cũng đã được sản xuất thuốc điều trị, được Cục Dược cấp phép. Khi mua lá, cần mua tại địa chỉ tin cậy, người bán có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng điều trị.

--------

b0e630b6dcc1c5a798bff9d542b2d1a4_53114438.201302041500131.jpg
[/url] [/IMG]
 
Last edited by a moderator:
fb2c67d428f1d7ebd7b0f4e12e64c7d6_53131336.201302050925451.jpg
[/url] [/IMG]

--------

Rễ Ý dĩ chữa vàng da
Ý dĩ, Bo bo, Cườm gạo - Coix lachryma - jobi L., thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay lâu năm. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa. Ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, mặt lá ráp, gân lá song song, không có cuống. Hoa đơn tính cùng gốc: bông hoa đực ngắn, màu lục nhạt, trông tựa một nhánh của bông lúa; hoa cái thì nằm trong một lá bắc dày và cứng, từ màu xanh chuyển sang màu nâu tím đến đen. Quả hình trứng hơi nhọn đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bởi một lá bắc cứng (thường gọi nhầm là vỏ).
Hoa tháng 7-8, quả tháng 9-10.

Bộ phận dùng: Hạt - Semen Coicis, thường gọi là ý dĩ nhân. Rễ, lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Loài của Á châu nhiệt đới, mọc hoang và cũng thường được trồng ở bờ nước, bãi, ruộng. Trồng bằng quả. Người ta thu hoạch cây khi quả chín già, cắt cả cây về phơi, đập lấy quả, sấy khô, rồi xay, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô. Cắt rễ, đem rửa sạch rồi phơi khô.
Thành phần hóa học: Hạt chứa hydrat carbon, protid, lipid và nhiều acid amin như leucin, tyrosin, histidin, lysine, arginine, coicin, glutamic acid. Trong chất béo có coixenolide và coixol, sitosterol, dimethyl glucosid. Ở Trung Quốc, hạt Ý dĩ có acid myristic, campesterol,... Rễ chứa protid, lipid và tinh bột.
Tính vị, tác dụng: Hạt có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt bài nung, bổ phế. Rễ có vị đắng, ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, kiện tỳ, sát trùng. Lá có tác dụng noãn vị và ích khí huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
1. Hạt dùng chữa: áp xe phổi, ruột thừa; viêm ruột ỉa chảy, bạch đới; phong thấp sưng đau; loét dạ dày, loét cổ tử cung; mụn cóc, eczema. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Ý dĩ là thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bổ sức cho người già và trẻ em, dùng lợi sữa cho phụ nữ sinh đẻ.
Do Ý dĩ có nhiều lipid, protid hơn Gạo, nhiều protid hơn bột Bắp, nên người ta dùng hạt đã giã trắng để thổi cơm, cũng thơm, dẻo và ngon như cơm nếp. Hoặc kết hợp với hạt Sen. Mộc nhĩ để hầm với thịt gà ăn vừa ngon vừa bổ. Cũng dùng nấu chè, ăn ngon như chè gạo nếp.
2. Rễ dùng chữa: Viêm nhiễm đường niệu, sỏi thận; thủy thũng, phong thấp đau xương, trẻ em ỉa chảy, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, kinh bế; trừ giun đũa, đau bụng giun. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc:
1. Vàng da: Rễ Ý dĩ sắc nước uống, hoặc dùng rễ ý dĩ 60g, Nhân trần 30g, thêm ít đường nấu uống, 3 lần trong ngày.
2. Giun đũa: Rễ Ý dĩ 15g, giã ra hòa với rượu uống.
Chú ý: Người có thai khi dùng Ý dĩ phải rất cẩn thận.
 
Last edited by a moderator:
rausachcomvn06022013.jpg
rausachcomvn06022013.jpg
rausachcomvn06022013.jpg
[/IMG]

--------

Hoa dừa cạn còn có tên là Hải đằng, và trong Đông y hoa dừa cạn có tên là trường xuân hoa, dương giác, bông dừa. Hoa có 3 màu, phớt hồng, phớt tím và màu trắng.

Cây dừa cạn chỉ cao khoảng 30 - 60cm, lá mọc đối nhau, có hình bầu dục dài, màu xanh đậm, sáng bóng.
Từ tuần cuối cùng của tháng 5 đến tuần đầu tiên của tháng 11, hoa dừa cạn nhỏ xinh xòe nở với màu trắng dịu dàng hoặc hồng phấn trẻ trung hoặc màu tim tím nhớ thương, mang lại cho không gian sự bình yên, ấm áp.
Điều đặc biệt ở loài hoa này là, mỗi khi ở đầu cành non một phiến lá cựa mình nhú lên thì liền sau đó, ngay giữa nách lá, hai đóa hoa sẽ xuất hiện.
Lá và hoa cùng đua nhau vươn lên khiến cho hình ảnh khóm dừa cạn tuy nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy sức sống.
Hoa nở không ngừng từ mùa xuân đến mùa thu và cái tên nhật nhật xuân hay thiên thiên xuân của loài hoa này cũng bắt nguồn từ đó.
Những chậu cảnh hay giò hoa dừa cạn xuất hiện bên cửa sổ hoặc ban công sẽ đem lại cho gia chủ nhiều may mắn.
Trong dịp mừng thọ, mừng sinh nhật hay dịp lễ tết, hoa dừa cạn là món quà đầy ý nghĩa. Nếu bạn đang trong giai đoạn thi cử, loài hoa này sẽ mang lại cho bạn sự thành đạt trên con đường học vấn.
Nó cũng là món quà đặc biệt cho buổi lễ khai trương hay lễ mừng thăng chức. Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, dừa cạn cũng được xem là cây có khả năng trừ tà.
 
Last edited by a moderator:
Việt Nam có khoảng 20 loài chanh khác nhau, trong đó giống chanh đào là một vị thuốc quý, rất được ưa chuộng. Chanh đào thường có từ tháng 8, 9 trong năm. Khi chín vỏ chanh mỏng, màu vàng hanh chứa nhiều tinh dầu, ruột hồng đào, rất thơm. Cũng có loại chanh đào ruột vàng nghệ.
Hiện nay, giá chanh đào dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng một kg. Thông thường một kg chanh có từ 12 đến 20 quả. Nếu mua sẵn thì một bình chanh đào ngâm mật ong, đường phèn cũng có giá hơn 100.000 đồng trở lên tùy dung lượng.
Bài thuốc chanh đào ngâm rất dễ, ai cũng có thể thực hiện. Phổ biến nhất là chanh đào ngâm mật ong, đường phèn.
Chuẩn bị:
- Chanh đào: 1 kg, loại càng già càng tốt. Nên lựa những quả tươi, chín vàng, mỏng vỏ.
- Mật ong rừng: 1 lít.
- Đường phèn: 0,5 kg.
- Bình thủy tinh có nút đậy, vỉ nén bằng nan tre.


Chanh đào thường có vào tháng 8, 9 trong năm. Vì vậy, để làm bài thuốc chanh đào chữa ho nên mua trong thời gian này. Ảnh: Phan Dương.
Cách 1: Ngâm chanh 3 tháng
- Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Cắt chanh thành những miếng mỏng, ngâm cả hạt mới tốt.
- Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh (làm lại cho đến hết.) Cuối cùng đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.
Trong cách ngâm này mọi người cũng có thể cho chanh đào, mật ong, đường phèn vào máy xay sinh tố, xay nhỏ làm siro chanh, mật ong, đường phèn. Khi cho trẻ uống nên lọc bỏ bã cặn.
Cách 2: Ngâm chanh 6 tháng


Chanh đào chín có vỏ màu vàng hanh, ruột hồng đào, rất mọng nước. Từ lâu trong dân gian đã truyền nhau bài thuốc chanh đào ngâm mật ong trị ho, viêm họng. Ảnh: Phan Dương.
- Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm chanh 30 phút rồi vớt ra để ráo. Khía dọc quả chanh vài nhát.
- Rửa sạch bình thủy tinh, tráng qua nước sôi, để ráo nước. Đổ đường phèn vào lọ rồi đến một lớp chanh (làm như vậy đến hết), cuối cùng cho mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Để 6 tháng sau sẽ dùng được.
Lưu ý: Nên sử dụng bình thủy tinh. Mua bình to hơn lượng chanh ngâm một chút vì sau một thời gian bình sẽ lên men, nước chanh tiết ra nhiều. Cũng không nên bịt miệng bình quá chặt. Để bình ngâm ở chỗ mát (không cho vào tủ lạnh).
Thời gian đầu mới ngâm nên kiểm tra bình thường xuyên, nếu sau vài ngày thấy sủi bọt thì hớt đi. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Sau vài 3 tuần là có thể dùng chanh ngâm mật ong, đường phèn rồi. Nên ngâm chanh càng lâu càng tốt, mới đầu chanh còn tươi thì ăn hơi đắng, nhưng sau một thời gian dài chanh đào ăn như ô mai, vừa tốt cho họng, vừa tăng cường sức khỏe.
Bài thuốc này thích hợp với mọi gia đình, nhất là nhà có con nhỏ từ 1,5 tuổi trở lên. Vào ngày trời lạnh hay khi trẻ mới chớm ho thì buổi sáng ngủ dậy lấy một thìa cho trẻ uống. Với người lớn, hãy cắt lát quả chanh ngâm, trộn đều với nước trong hộp, nhai rồi ngậm khoảng 15-20 phút, sau đó nuốt, ngày vài lần.
Có thể chanh đào hợp với người này nhưng không hợp với người khác, hoặc khi bị ho nặng mới dùng thì cũng không có tác dụng. Với người bị nhiệt miệng thì không nên dùng chanh đào ngâm mật ong. Thay vào đó, hãy ngâm chanh đào với muối, đường.
Về cơ bản cách làm cũng như trên, cứ một kg chanh thì một kg muối. Ngâm khoảng 3 tuần cho chanh mềm, đem phơi nắng đến khi trên vỏ chanh có một lớp muối trắng bám vào là được.
Bổ quả chanh làm tư (nếu thích có thể bỏ hạt cho đỡ đắng), rồi xếp chanh vào lọ. Đun đường (tùy sở thích) với 2 bát nước, cho gừng, cam thảo băm nhỏ vào. Nấu đến khi đường sánh như mật ong rồi bắc ra cho nguội. Đổ đường vào hũ chanh, đậy kín, ngâm 3 tháng nữa là có thể dùng được
 
Những loài cây"rước lộc" vào nhà

Cây xanh không chỉ trang trí, làm mát không gian nhà bạn mà còn đem lại sức khỏe, tài lộc và sự hưng thịnh cho mỗi gia đình.


Cây đào là một loài cây trồng để lấy quả hay hoa. Trên báo Kiến thức, ông Nguyễn Đăng Hùng, Hội cây cảnh nghệ thuật Hà Nội cho biết, cây đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành.
Theo phong thủy cây đào có thể trị bách quỷ nên khi đón năm mới các gia đình thường trồng đào và trưng bày một chậu đào trước nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh. Ảnh: Wikipedia.

Cây quất. Trong phong thủy, người ta cho rằng quất là biểu tượng của sự sung túc và thành tựu quanh năm. Cây quất theo quan niệm dân gian còn là biểu tượng sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên.
Người kinh doanh thường đặt hai chậu quất lớn nhiều quả trước cửa nhà với mong muốn mang lại sự phát đạt, tiền tài nhiều trong năm mới. Khi mua quất, nhiều người thường chú ý tới các yếu tốt là dáng đẹp, quả đẹp, có lộc xanh, cả nụ và hoa. Ảnh: VnExpress.

Cây hòe còn gọi là cây "lộc". Từ xưa, nhiều người luôn coi cây hòe là biểu tượng của sự giàu sang phú quý. Nhân gian thường trồng hòe trước cửa nhà với ước mong con cái thành danh sau này. Có người trồng hòe phía sau nhà thì lại bị coi như bế tắc công danh. Ảnh: Wikipedia.

Cây cọ. Bên cạnh lợi ích làm thuốc, trong phong thủy, cây cọ có tác dụng sinh tài, giữ của. Các chuyên gia khuyên, gia đình có thể trồng cọ trong sân vườn hoặc chậu. Bên cạnh đó, cây cọ còn có tính năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm, vì vậy nó là một trong những cây trồng tốt có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà Ảnh: Vuonnhaxinh.com.

Cây trúc ngụ ý trời đất trường xuân, trời đất dài rộng. Theo phong thuỷ Trung Quốc thường cho rằng, trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình. Loại cây này tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã, rất thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau. Phununet.com.

Cây tre. Trong phong thủy, cây tre là một trong những biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Loài cây này còn là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió cuộc đời. Trong phong thuỷ, cây tre không chỉ là biểu tượng của trường thọ và sức khỏe, mà còn là biểu tượng mạnh mẽ của tài lộc. Hình vẽ cây tre kết hợp với thư pháp theo phong thủy được cho là sẽ mang lại cuộc sống lâu dài hạnh phúc, giúp vượt qua gian nan.
Cây tre còn có khả năng loại bỏ các chất benzene, trichloroethylene, formaldehyde, tăng cường cảm giác yên bình, ấm áp cho con người
 
Cây hoa đào - sắc xuân và vị thuốc
Nếu lấy 1 phần hoa đào cho vào lọ ngâm với 10 phần mật ong, mỗi ngày uống 1 thìa thì có thể làm bổ ngũ tạng và đẹp dung nhan. Người bí đại tiện, miệng khát, kinh nguyệt không thông, hằng ngày ăn 1-2 quả đào tươi chỉ ít lâu sau là khỏi.

Hoa đào


Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, có tác dụng thông tiểu tiện, hoạt huyết và nhuận tràng.

Hoa đào tươi hoặc khô đều được dùng làm thuốc; nhưng hoa tươi (đặc biệt là loại mới chớm nở, sắp nở) tốt hơn khô.

Hoa khô thường chỉ dùng trong phạm vi một năm, nếu để lâu dễ mất tác dụng.

Theo "Bản thảo cương mục" của danh y Lý Thời Trân (Trung Quốc), hoa đào giúp thông đại tiện rất nhanh, có tác dụng tiêu tích trệ, phù thũng.

Sau đây là một số bài thuốc từ cây đào:

- Hoa đào, hạt vông vang, hoạt thạch, hạt cau già liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán nhỏ, rây bột. Mỗi lần uống 5-6 g với nước sắc hành trắng vào lúc đói, có thể chữa hậu sản, đại tiện không thông.

- Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn, có tác dụng hoạt huyết, chữa đại tiểu tiện bí kết.

- Hoa đào thu hái về, chích lấy máu mào gà thượng tuần tháng 7 (7/7), trộn đều, bôi lên mặt, 2-3 ngày sau thuốc tróc đi thì nhan sắc tươi sáng như hoa ("Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh).

- Hoa đào và hoa mai lượng bằng nhau, pha lấy nước để rửa mặt, có tác dụng tẩy bỏ dần các vết thâm và nốt xám đen trên mặt, làm đẹp da mặt (sách cổ Trung Quốc).

- Nụ đào gần nở phơi khô trong bóng râm 250 g, bạch chỉ 30 g, ngâm với 1 lít rượu trắng trong 1 tháng, mỗi buổi tối uống chừng 30 ml. Đồng thời cho một ít rượu hoa đào ra lòng bàn tay để chà xát lên mặt. Khoảng 1 tháng, những nốt lấm tấm sạm đen trên da mặt sẽ dần biến mất, da mặt trở nên tươi đẹp (theo "Thiên kim dực phương").

- Quả đào gọt vỏ, đem hấp cách thủy với đường phèn để ăn, có tác dụng chữa mệt mỏi, ho hen.

- Nhân hạt đào 30 g giã nhỏ, cho vào 1 lít nước và 100 g gạo nếp, nấu thành cháo ăn để chữa ho hen, khó thở.

- Nhân hạt đào 7 cái rang vàng, nhai nuốt sẽ chữa được chứng hay ngủ mê, bóng đè...

- Lá đào nấu nước tắm chữa được ghẻ lở, ngứa hậu môn, âm đạo.

- Rễ đào sắc uống chữa hoàng đản, máu cam, bế kinh, trĩ.

--------

Cây giống bầu hồ lô, cây giống hoa thược dược lùn:
Agriviet.Com-2013-02-08_19.08.15-1.jpg

Agriviet.Com-2013-02-07_16.17.08.jpg
 
Last edited by a moderator:
Sự phân bố của cây bạc thau

Bạc thau là tên các cây thuộc chi Argyreia, họ khoai lang hay bìm bìm; gồm các loài sau:

- Bạc thau, thảo bạc, bạc sau, lú lớn, thảo bạc. Cây này được ghi trong các sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố GS.TS Đỗ Tất Lợi, “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của tập thể các GS. TS của Viện Dược liệu và một số tác giả khác. Cây này chỉ có ở vùng núi phía Bắc từ đèo Hải Vân trở ra. Bộ phận thường dùng làm thuốc là lá.

- Bạc thau hoa đầu. Dây leo nhưng cứng hơn, toàn thân có lông màu vàng nâu. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng hay gần tròn; hai mặt lá và cuống đều có lông màu nâu. Cụm hoa ở nách lá, hoa màu hồng. Quả nang màu hồng hay màu vàng nâu. Cây mọc ở cả các tỉnh phía Bắc và phía Nam, ở các lùm bụi, vùng núi Hoà Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hoà. Bạc thau hoa đầu được dùng trong dân gian chữa rong kinh, rong huyết, chữa gãy xương và bong gân. Ở Vân Nam, làm thuốc thu liễm, trừ ho, chữa sa tử cung, thoát giang, ho nóng, ho suyễn. Ở Quảng Tây, làm thuốc trị đòn ngã tổn thương.

- Bạc thau Malabar: Mới thấy có ở Kom Tum.

- Bạc thau lá mềm: Có từ Quảng Trị trở vào. Lá được làm thuốc đắp mụn nhọt. Ở Giava (Indonexia) dùng rễ kết hợp với nhiều loài cây khác để chữa đau dạ dày; lá chữa mụn nhọt.

- Bạc thau tím, thảo bạc gân: Cây được nhập từ Ấn Độ, có ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Bạc thau lá tù, bạc thảo: Cây có ở Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Dân gian địa phương dùng lá chữa cảm cúm.

- Bạc thau xám tro, bạc thau nhóm: Cây có ở Kom Tum, Đắc Lắc. Ở VânNam (Trung Quốc) dùng lá và rễ làm thuốc trị sa tử cung, thoát giang, ho khan và ngoài thương xuất huyết.

Tính vị, tác dụng của cây bạc thau

Theo các nhà chuyên môn, cây thuốc ở An Giang đang được khai thác ồ ạt với tên gọi là bạc thau đá chỉ là tên theo cách gọi của người dân địa phương (do cây bạc thau ở đây sống trên những kẽ đá) chứ không có cây thuốc bạc thau đá.

Chúng tôi xin giới thiệu những bộ phận của cây bạc thau được nhiều địa phương sử dụng chữa bệnh:

Cây còn có tên gọi khác như bạc sau, bạch hoa đằng, chấp miên, thảo bạc, pác túi (Tày). Là loại dây leo bò hoặc cuốn. Thân có lông tơ màu trắng bạc, sau nhẵn, vỏ thân màu nâu. Lá nguyên, mọc so le, phiến lá hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn màu xanh thẫm, mặt dưới có lông dày màu ánh bạc. Cụm hoa hình tán mọc ở kẽ lá; đài hoa hình chén có lông màu ánh bạc. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 - 4 hạt màu nâu. Cây mọc các tỉnh phía Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra. Mọc ở các bờ bụi, nhất là trên triền đồi núi đá vôi.

Bạc thau vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng điều kinh, sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc. Thường được dùng trong dân gian, làm thuốc chữa bí tiểu tiện, đái ít, rát buốt, nước tiểu đục, kinh nguyệt không đều, rong kinh, bạch đới, mụn nhọt lở ngứa, sốt rét, viêm khí quản cấp và mạn, ho. Ở Quảng Tây (Trung Quốc), dùng toàn cây trị ho, viêm thận thuỷ thũng, chân tay yếu mỏi; dùng ngoài trị độc do giang mai.

Một số ứng dụng chữa bệnh

Chữa khí hư, kinh nguyệt không đều: Lá bạc thau 10g, rễ xích đồng nam 10g, vỏ thân mía tía 10g, rễ cỏ tranh 10g, rễ móc diều 8g, cỏ hàn the 8g, lá huyết dụ 8g. Phơi khô. Sắc uống.

Hoặc: Bạc thau 20g, rau dền gai 15g. Sắc uống.

Chữa rong kinh, rong huyết:

Bài 1: Lá bạc thau 30 - 40g, rửa sạch, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước để uống. Bã đắp lên đỉnh đầu (Nam dược thần hiệu).

Bài 2: Lá bạc thau 20g, ngải cứu 20g, lá bạch đầu ông 20g. Giã nát vắt lấy nước để uống.

Chữa băng huyết: Lá bạc thau 10g, ngổ trâu 16g, sao vàng. Sắc uống trong ngày. Dùng trong 5 - 7 ngày. Có thể dùng dạng tươi với liều gấp 3 - 5 lần, rửa sạch, giã nát, thêm nước vắt lấy nước để uống.

Chữa mụn nhọt, lở loét: Lá bạc thau 30g, lá xuyên tiêu 30g, lá trầu không 20g, thuốc lào 5g. Giã nát, đảo trên chảo cho nóng, đắp vào chỗ lở loét và băng lại.

Mỗi ngày thay 1 lần. Hoặc lá bạc thau khô giã nhỏ mịn, rắc vào vết loét. Thuốc có tác dụng ngừng chảy nước vàng.

Chữa sưng tấy, ứ huyết: Lá bạc thau 10g, lá quýt rừng 10g. Sắc uống.

Hoặc: Lá bạc thau tươi 30g, lá xuyên tiêu 30g, lá dây đòn gánh 30g. Giã nát.

Cho vào chảo, đảo nóng với ít rượu. Đắp lên chỗ sưng đau. Ngày làm 1 lần.

Chữa ho trẻ em: Lá bạc thau 6 - 8g, lá chua me 6 - 8g, lá xương sông 6 - 8 g.

Giã nát, vắt lấy nước cho uống (có thể thêm ít đường phèn cho dễ uống)

Chữa lở ngứa, rôm sảy, ghẻ lở: Lấy lá bạc thau nấu với nước để tắm, rửa.

Các cây thuốc trên thường dùng lá để chữa bệnh. Việc người dân đang khai thác bừa bãi, đào cả rễ cây để bán cho thương lái đang làm cho loài thuốc quý này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hiện, kinh nghiệm lấy rễ chữa bệnh chỉ có ở Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia.

--------

Cây giống cây phật thủ:
Agriviet.Com-2011-01-23_15.44.36-1.jpg
 
Last edited by a moderator:
Chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc
Tuy có cái tên khó nghe và cũng không phải "của hiếm" nhưng cây cứt lợn lại là vị thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Loại cây này có tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.


Ở Việt Nam, viêm mũi xoang gặp ở 15-20% dân số. Bệnh khởi phát dưới ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ địa... và rất hay tái phát. Việc điều trị thường kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có người phải điều trị nhiều năm liên tục với những thuốc Tây y đắt tiền. Mỗi đợt thuốc có thể tốn hàng triệu đồng khiến nhiều bệnh nhân không "theo" được.

Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides).

Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng.

Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Cách sử dụng:

Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà.
 
Cây thù lù cạnh còn gọi cây tầm bóp, lồng đèn có tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà Solanaseae.

Cây thân thảo hằng năm, cao 50 - 90 cm, phân cành nhiều. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay nguyên, dài 30 - 35 mm, rộng 20 - 40 mm, có cuống dài chừng 20 cm. Hoa đơn độc ở nách lá, có cuống dài chừng 1 cm. Đài hoa hình chuông, có lông, chẻ ra từ giữa thành 5 thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay trắng nhạt, có loài có điểm những chấm màu tím ở gốc hoa. Đài đồng trưởng bao lấy trái nên có tên trái lồng đèn.
Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Trái mọng, tròn hay hình trứng, màu xanh khi còn non, đổi sang màu vàng khi chín. Trái chứa nhiều hột nhỏ hình thận, khi chín ăn có vị chua, ngọt. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược là Herba physalis Angulatae được thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Theo Đông y, thù lù cạnh được gọi là cẩm đăng lông, có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, tiêu đờm, làm êm dịu cổ họng.
Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Liều dùng 15 - 30 g cành mang hoa lá khô (tươi 50 - 100 g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
Cây tươi giã đắp trị chàm (eczema). Trị cảm cúm, sốt do siêu vi (sốt xuất huyết, sởi, ban hồng, trái rạ, tay chân miệng…): 50 -100 g cành mang hoa, lá, trái tươi, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm 20 phút để uống ngày 2 - 3 lần, trong 3 ngày liền.

--------

CHỮA BỆNH BẰNG QUẢ ỚT

Ớt chứa hàm lượng vitamin C rất cao.

Để điều trị bệnh chàm, có thể lấy lá ớt tươi một nắm, mẻ chua 1 thìa; hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối. Làm 5-7 lần là khỏi.

Theo y học phương Đông, ớt vị cay tính nóng, trừ hàn, giải biểu, mạnh tỳ vị, thông kinh lạc, giải độc, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa làm ăn ngon, chóng tiêu. Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ ớt:

- Trúng phong cắn răng: Giã nhỏ lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ), thêm nước và ít muối, rót đổ vào miệng người bệnh, còn bã đắp vào răng sẽ tỉnh.

- Chữa rắn rết cắn: Giã nhỏ lá ớt, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Hết đau nhức thì bỏ đi, ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.

- Chữa bệnh vẩy nến: Tinh tre đằng ngà cạo lấy một bát, lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), lá sống đời 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300 g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.

- Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực (mỗi thứ khoảng 10 g) sao vàng, sắc với 200 ml nước còn 50 ml dùng uống. Dùng 5-6 lần là khỏi.

- Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80 g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

- Chữa mụn nhọt: Lấy các thứ lá ớt, táo, na, tử uy, bồ công anh (mỗi thứ khoảng 50 g) đem giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ cho bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

- Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc) chữa khản cổ.
 
Last edited by a moderator:
TÁC DỤNG CỦA GIẢO CỔ LAM:


- Tác dụng chữa cholesterol (chữa mỡ máu / chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.
- Tác dụng chữa cao huyết áp và huyết áp thấp: chống huyết khối và bình ổn huyết áp ( đưa huyết áp trở lại trạng thái cân bằng),
- Tác dụng đối với bệnh tim mạch, não: phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não.
- Tác dụng tăng lực: giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.
- Tác dụng ngăn ngừa, phòng chống bệnh: tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.
- Tác dụng chữa bệnh ung thư : ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.
- Tác dụng chữa mất ngủ: giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
- Tác dụng chữa các bệnh do thiếu máu lên não: do tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già và các chứng bệnh đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu lên não.
- Tác dụng chữa bệnh gan: rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.
- Tác dụng chữa tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
- Tác dụng làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.

Cách dùng:
Pha như trà, có thể để lạnh uống giải khát,sử dụng bất cứ lúc nào, vừa chữa bệnh và nâng cao thể trạng.
 


Back
Top