GÙ HƯƠNG(XÁ XỊ)
Tên khoa học: Cinnamomum balansae Lecomte(1913).
Họ: Long não Lauraceae
Bộ: Long não Laurales
Cây gỗ to, thường xanh, cao tới 50 m, đường kính thân 0,7 - 1,2 m, cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, thót nhọn về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi, cuống lá dài 2 - 3 cm, nhẵn. Cụm hoa chuỳ, ở nách lá, dài 4 - 5 cm, phủ lông ngắn màu nâu; cuống hoa dài 1 - 4 mm, phủ lông, bao hoa 6 thuỳ, có lông, nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô, 3 nhị vòng trong cùng mỗi nhị có 2 tuyến, nhị lép 3, hình tam giác, có chân, bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa. Quả hình cầu, đuờng kính 8 - 10 mm, đính trên đế hoa hình chén. Tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành.
Loài đặc hữu của Việt Nam. Trong thân và lá có tinh dài với thành phần chính là long não. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt, không bị mối mọt, có mùi long não nhẹ nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ, bàn ghế, đồ kĩ nghệ, lục bình...
Vốn là loài hiếm và tái sinh kém lại bị chặt lấy gỗ. Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Gù hương ngày càng trở nên quý hiếm là do cây Gù hương tái sinh tự nhiên rất kém và bị chặt phá nhiều nên hiện nay các cá thể còn lại rất ít và rải rác. Gù hương có giá trị kinh tế rất cao, được xếp vào loại hiếm. Gỗ Gù hương được bán với giá 20 -25 triệu đồng/m3 gỗ tròn, cao gấp 1,8 - 2 lần gỗ Lát hoa.
Tinh dầu Gù hương (còn gọi là dầu Xá xị, thường được chưng cất từ lá, cành, gốc, rễ), cách đây trên 10 năm được bán tại lò chưng cất với giá 1 triệu đồng/lít (tương đương với 2 chỉ vàng/lít). Hiện nay, dù Nhà nước đã cấm triệt để việc khai thác nhưng cây Gù hương vẫn đang bị khai thác mang tính tận diệt.
Với mục tiêu là bảo tồn và phát triển cây Gù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) trên đất Yên Bái, bảo tồn nguồn gen hướng tới công tác cải thiện giống cây Gù hương và bổ sung loài cây trồng quý hiếm vào cơ cấu cây lâm nghiệp của tỉnh. Một loại cây lâm nghiệp quý giá đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm cán bộ đã đi điều tra khảo sát ở 3 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang. Cây giống có tỉ lệ nảy mầm và sinh trưởng cao nhất tại tỉnh Yên Bái. Nhóm đề tài quyết định sử dụng cây đưa vào khai thác nguồn giống và ươm nhân giống tại thành phố Yên Bái.
Qua thực tế điều tra thấy Gù hương là cây gỗ lớn thường xanh có thể cao đến 40m, đường kính hơn 1m, sinh trưởng mạnh nhất ở độ cao 300-1000m. Có những cây đã bị khai thác gốc 3-4m đường kính. Ra hoa tập trung từ tháng 1- 3, quả chín vào tháng 10 - 12 hàng năm. Gù hương có phân bố trên đất Feralít vàng hoặc vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch mica và đá G-nai, ở độ cao 60 - 2000 m. Ở vùng cao cây vẫn sinh trưởng nhưng có thời gian ngủ đông dài hơn (không thay lá nhưng khoảng 2 tháng cây ngừng sinh trưởng). Gù hương thường mọc ở chân đồi, sườn đồi nhất là những nơi gần bờ ao, ruộng (chứng tỏ khi còn nhỏ cây ưa ẩm).
Hiện nay Đề tài đã xây dựng được 0,6 ha vườn cây gia đình anh Trần Hoàn tại Văn Phú - TP Yên Bái(01687.072.577) và tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, hiện tại cây trồng sinh trưởng tốt.
Đề tài đang tiếp tục nghiên cứu phương pháp tạo giống bằng hom và hạt hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bảo tồn nguồn gen quý, hướng tới công tác cải thiện giống cây Gù hương và bổ sung loài cây trồng quý hiếm vào cơ cấu cây lâm nghiệp của tỉnh Yên Bái.
Cây nhân giống bảo tồn
Trồng bảo tồn trên vùng đồi cao
Cây 6 tháng tuổi
Trở lại vườn nhà anh Hoàn chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi cây gù hương đã bén rễ và sinh trưởng rất tốt. Sau gần 2 năm trồng trên đồi cao cây lớn rất nhanh, ngỡ như loài cây này có một sức sống phi thường ở đất Yên Bái vậy. Chủ gia đình vui vẻ dẫn tôi đi thăm và nói vui: "có lẽ nó còn lớn nhanh hơn cả keo lai", nghe cũng đúng vì tôi chắc rằng không có mấy cây keo lai gần 2 năm tuổi mà lại có đường kính gốc 9-10cm và cao tới 7-8m. Cây nào cũng lên rất thẳng và đều tăm tắp.
Dưới tán rừng Anh còn trồng thêm nghệ, gừng để có thêm thu nhập...Nói chuyện về rừng cây quý giá này dường như những mệt mỏi của người nông dân đã tan biến từ lúc nào. Trong anh giờ chỉ còn niềm đam mê về loài cây quý và có 1 chút tiếc nuối. Tiếc vì đã hết đất để mở thêm diện tích gù hương rộng hơn nữa. Ở thành phố có được diện tích gù hương như của anh cũng đã là rất giá trị...
Từ vườn cây tại Yên Bái có sự so sánh và đối chứng bổ xung thêm số liệu vào đề tài. Năm vừa qua chúng tôi đã tiếp tục đưa cây vào trồng thực tế trong mục đích trồng rừng sản xuât tại một số tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nam, Gia Lai, Bình Phước, Bình Thuận, Cần Thơ...Riêng đưa lên trồng tại Đại học nông lâm Thái Nguyên với 2300 cây phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Thời gian không xa sẽ có những bức ảnh tại các địa phương này.
Tên khoa học: Cinnamomum balansae Lecomte(1913).
Họ: Long não Lauraceae
Bộ: Long não Laurales
Cây gỗ to, thường xanh, cao tới 50 m, đường kính thân 0,7 - 1,2 m, cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, thót nhọn về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi, cuống lá dài 2 - 3 cm, nhẵn. Cụm hoa chuỳ, ở nách lá, dài 4 - 5 cm, phủ lông ngắn màu nâu; cuống hoa dài 1 - 4 mm, phủ lông, bao hoa 6 thuỳ, có lông, nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô, 3 nhị vòng trong cùng mỗi nhị có 2 tuyến, nhị lép 3, hình tam giác, có chân, bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa. Quả hình cầu, đuờng kính 8 - 10 mm, đính trên đế hoa hình chén. Tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành.
Loài đặc hữu của Việt Nam. Trong thân và lá có tinh dài với thành phần chính là long não. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt, không bị mối mọt, có mùi long não nhẹ nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ, bàn ghế, đồ kĩ nghệ, lục bình...
Vốn là loài hiếm và tái sinh kém lại bị chặt lấy gỗ. Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Gù hương ngày càng trở nên quý hiếm là do cây Gù hương tái sinh tự nhiên rất kém và bị chặt phá nhiều nên hiện nay các cá thể còn lại rất ít và rải rác. Gù hương có giá trị kinh tế rất cao, được xếp vào loại hiếm. Gỗ Gù hương được bán với giá 20 -25 triệu đồng/m3 gỗ tròn, cao gấp 1,8 - 2 lần gỗ Lát hoa.
Tinh dầu Gù hương (còn gọi là dầu Xá xị, thường được chưng cất từ lá, cành, gốc, rễ), cách đây trên 10 năm được bán tại lò chưng cất với giá 1 triệu đồng/lít (tương đương với 2 chỉ vàng/lít). Hiện nay, dù Nhà nước đã cấm triệt để việc khai thác nhưng cây Gù hương vẫn đang bị khai thác mang tính tận diệt.
Với mục tiêu là bảo tồn và phát triển cây Gù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) trên đất Yên Bái, bảo tồn nguồn gen hướng tới công tác cải thiện giống cây Gù hương và bổ sung loài cây trồng quý hiếm vào cơ cấu cây lâm nghiệp của tỉnh. Một loại cây lâm nghiệp quý giá đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm cán bộ đã đi điều tra khảo sát ở 3 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang. Cây giống có tỉ lệ nảy mầm và sinh trưởng cao nhất tại tỉnh Yên Bái. Nhóm đề tài quyết định sử dụng cây đưa vào khai thác nguồn giống và ươm nhân giống tại thành phố Yên Bái.
Qua thực tế điều tra thấy Gù hương là cây gỗ lớn thường xanh có thể cao đến 40m, đường kính hơn 1m, sinh trưởng mạnh nhất ở độ cao 300-1000m. Có những cây đã bị khai thác gốc 3-4m đường kính. Ra hoa tập trung từ tháng 1- 3, quả chín vào tháng 10 - 12 hàng năm. Gù hương có phân bố trên đất Feralít vàng hoặc vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch mica và đá G-nai, ở độ cao 60 - 2000 m. Ở vùng cao cây vẫn sinh trưởng nhưng có thời gian ngủ đông dài hơn (không thay lá nhưng khoảng 2 tháng cây ngừng sinh trưởng). Gù hương thường mọc ở chân đồi, sườn đồi nhất là những nơi gần bờ ao, ruộng (chứng tỏ khi còn nhỏ cây ưa ẩm).
Hiện nay Đề tài đã xây dựng được 0,6 ha vườn cây gia đình anh Trần Hoàn tại Văn Phú - TP Yên Bái(01687.072.577) và tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, hiện tại cây trồng sinh trưởng tốt.
Đề tài đang tiếp tục nghiên cứu phương pháp tạo giống bằng hom và hạt hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bảo tồn nguồn gen quý, hướng tới công tác cải thiện giống cây Gù hương và bổ sung loài cây trồng quý hiếm vào cơ cấu cây lâm nghiệp của tỉnh Yên Bái.
Cây nhân giống bảo tồn
Trồng bảo tồn trên vùng đồi cao
Cây 6 tháng tuổi
Trở lại vườn nhà anh Hoàn chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi cây gù hương đã bén rễ và sinh trưởng rất tốt. Sau gần 2 năm trồng trên đồi cao cây lớn rất nhanh, ngỡ như loài cây này có một sức sống phi thường ở đất Yên Bái vậy. Chủ gia đình vui vẻ dẫn tôi đi thăm và nói vui: "có lẽ nó còn lớn nhanh hơn cả keo lai", nghe cũng đúng vì tôi chắc rằng không có mấy cây keo lai gần 2 năm tuổi mà lại có đường kính gốc 9-10cm và cao tới 7-8m. Cây nào cũng lên rất thẳng và đều tăm tắp.
Dưới tán rừng Anh còn trồng thêm nghệ, gừng để có thêm thu nhập...Nói chuyện về rừng cây quý giá này dường như những mệt mỏi của người nông dân đã tan biến từ lúc nào. Trong anh giờ chỉ còn niềm đam mê về loài cây quý và có 1 chút tiếc nuối. Tiếc vì đã hết đất để mở thêm diện tích gù hương rộng hơn nữa. Ở thành phố có được diện tích gù hương như của anh cũng đã là rất giá trị...
Từ vườn cây tại Yên Bái có sự so sánh và đối chứng bổ xung thêm số liệu vào đề tài. Năm vừa qua chúng tôi đã tiếp tục đưa cây vào trồng thực tế trong mục đích trồng rừng sản xuât tại một số tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nam, Gia Lai, Bình Phước, Bình Thuận, Cần Thơ...Riêng đưa lên trồng tại Đại học nông lâm Thái Nguyên với 2300 cây phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Thời gian không xa sẽ có những bức ảnh tại các địa phương này.
Last edited: