Cây Lục Bình

  • Thread starter Mục-Tử
  • Ngày gửi
Dược liệu
dongke1.gif
Cây bèo tây, một kháng sinh giảm đau rất quý
news_2202images.jpg


Bèo tây còn có tên gọi: Bèo Nhật Bản, bèo Lộc Bình. Tên khoa học: Eichhornia crassipes thuộc họ: Bèo tây – PONTEDERIACEAE.

Ở Việt Nam không có Bèo tây mà nó có xuất xứ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905. Đây là một loại bèo trồng chỗ nào cũng được, miễn là nơi ẩm ướt, nước ao tù vì loại cây này có đặc trưng là phát triển nhanh, nhanh hơn cả rau muống trồng dưới nước, lá bèo luôn xanh đậm, mọc thành hình hoa thị, bốn mùa có cuống mọc lên thành hình phao nổi xem giống như chiếc lộc bình, vì thế có nơi còn gọi là bèo Lộc bình tươi và đẹp. Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn bèo, hoa không đều, màu xanh nhạt hơi tím; đài và tràng hoa cùng màu, dính liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm màu vàng 6 nhị, 3 nhị dài và 3 nhị ngắn. Bầu thượng có 3 ô chứa nhiều noãn. Quả mang.
Trong những tháng năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi chúng tôi công tác ở tiểu đoàn quân y F325 đánh Mỹ ở miền tây Khe Sanh (Bắc Quảng Trị), thấy có nhiều thương binh (TB) bị nhiều vết xây xước chẩy máu hoặc sưng tấy đỏ đau, nhiều anh chị em thanh niên xung phong hỗ trợ cáng khiêng thương bệnh binh nói ngay “Đi tìm cây Bèo tây ở khe suối, ruộng lầy về rửa sạch giã nát cho ít muối vào và đắp lên, hết viêm ngay”
Kinh nghiệm trong nhân dân và các anh chị thanh niên xung phong đánh Mỹ đã giúp chúng tôi xử lý 100% số TB nhẹ do vết thương chợt da sưng viêm cục bộ bằng Bèo tây giã nát trộn với muối để đắp lên vết sưng đau. Nhờ có Bèo tây, những chỗ đang nung mủ thì thu nhỏ lại, chỗ nào sưng to có mủ thì vỡ mủ ra và chúng tôi tiết kiệm được một số thuốc kháng sinh Tây y, để dành cho điều trị thương bệnh binh nặng hơn.
Sau này có điều kiện, chúng tôi nghiên cứu thêm tác dụng của Bèo tây trên lâm sàng chữa các vết viêm (sưng) lở loét trên da loại nhẹ như một kháng sinh kháng phổ rộng và kết quả thu được là khả quan.
Liều lượng tuỳ thuộc nơi viêm (sưng) trên da của bệnh nhân. Nhưng phải rửa thật sạch bằng nước muối sinh lý 90/00 và khi giã nát nhỏ cũng phải có một ít muối sạch trộn thêm vào.
Hiện nay, nhân dân ta ở vùng sâu, vùng xa còn rất nghèo, chưa mua nổi Bảo hiểm y tế. Việc sử dụng các cây, con thuốc Nam như cây Bèo tây là rất có lợi, vừa rất ít tác dụng phụ lại không tốn tiền, ở đâu cũng có. Nó vừa là thức ăn nuôi heo (lợn), lại còn tác dụng như một kháng sinh chống viêm, giảm đau rất tốt.
BS. Trang Xuân Chi

1.gif
Gửi cho bạn
2.gif
In Quay lại Các tin đã đưa khác Chiêu liêu (05/04/2010)
Cúc hoa - Cây hoa đẹp - Vị thuốc quý (02/03/2010)
Xuyên bối mẫu – Dược thảo quý trị ho (31/12/2009)
Bát giác liên (14/10/2009)
NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM (12/10/2009)
THẤP KHỚP, ĐAU RĂNG GỌI LÁ LỐT (10/10/2009)
Kinh giới - Thuốc quý của mọi nhà (01/10/2009)
Lạc - Thức ăn, vị thuốc quý trong mùa đông (30/09/2009)
ĐẠI BI -XIN CHÀO CÁC BỆNH NỘI KHOA (28/09/2009)
Hoa tầm xuân làm thuốc (23/09/2009)
 


Còn có các tên gọi khác như rau mác, bèo tây (do người Pháp du nhập vào nước ta từ năm 1905 dùng để khử ô nhiễm môi trường và sản xuất khí sinh vật - trung bình 1ha lục bình sản xuất 70.000 m3 khí sinh vật - chiếm 69% là khí metan).

Lục bình thuộc họ cây đơn tử diệp, sống lâu năm, phát triển bằng chồi, thân và hạt. Lục bình sinh sản cực nhanh, chỉ cần 60-90 ngày một cây sẽ sinh ra 250.000 cây con. Hoa lục bình gây cản trở giao thông thủy; còn thân, lá hút nước rất nhiều nên làm cạn kiệt ao hồ nhanh. Lục bình có rất nhiều ở miền Tây và miền Đông, gồm 2 loại: cọng to, cao 45cm, loại cọng nhỏ, thấp sát mặt nước, cao 12cm. Nở rộ hoa màu tím nhạt vào tháng 3-4 âm lịch.
Đọt non, tước ra làm dưa chua hoặc luộc chấm mắm ăn rất ngon. Có thể ăn với mắm sống kèm đọt lụa, sầu đâu và bông điên điển. Trong thân, lá lục bình có hàm lượng NPK với tỷ lệ 16-60-38 nên người chăn nuôi thường trộn với so đũa, cám làm thức ăn nuôi heo, gà, vịt. Trâu, bò cũng thích nhai lục bình. Rễ lục bình là chất phụ gia của nhà vườn các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang ủ làm phân bón cây, ốp gốc cây hoa và ốp vào nhánh già khi chiết cành. Một đặc điểm khác của lục bình là dùng thân phơi khô, kéo thành sợi ướp với keo dính, dệt thảm, giỏ xách và ghế thay mây, tre.
Về mặt y dược, các nhà nghiên cứu châu Âu phát hiện ra điều kỳ lạ, rễ lục bình giúp dưỡng khí dồi dào cho ấu trùng muỗi sống trong nước lớn nhanh, nên mật độ sinh sản tăng trưởng cao, đáng quan ngại cho sức khỏe con người. Thế nhưng lá, hoa, thân và quả của lục bình lại là vị thuốc hiệu quả cao đối với người loãng xương và trẻ gầy còm. Lá lục bình hút thán khí với tỷ lệ cao giúp làm sạch môi trường. Thân cây lục bình dùng ăn sống, là vị thuốc trị giun, sán ở đường ruột trẻ em và người cao tuổi, hiệu quả không thua kém hạt bí ngô và lá sầu đâu”.
 
Nhà mình lục bình nhiều lắm mà đâu biết nó hay như vậy.
 


Back
Top