Cây thế trực quân tử, một cốt, có ngọn hoàn chỉnh (không bị cắt ngang kiểu “đầu đinh”). Cao khoảng 3m. Đường kính tán lá khoảng 2m.
Hiện nay chu vi gốc là 0.9m, gốc nở, “đế phè” với ba rễ lớn khoảng bắp tay, cùng một số rể nhỏ hơn phân bổ đều, thành thế “kiềng ba chân” vững chải. Dàn đế có đủ đặc điểm của một cây cổ thụ, rễ lớn, tạo cảm giác ổn định, chắc chắn, không rối rắm.
Cây khoảng 50 năm tuổi.
Thân cây thẳng theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” với độ bóp ngoạn mục, từ gốc 0.9m, với những đoạn bóp rất gắt cách khá đều, khoảng 0.5m, để khi vào độ cao 2.5m thì phân hai, hồi về mặt tiền thành ngọn văn võ của kiểng cổ, với ngọn khoảng cổ tay và phân cành thành cái “nóc” hoàn chỉnh.
Chân cành phân bổ khá đều, cành thấp nhất cách mặt bồn 0.5m, cốt cành 0.4m (hai tay). Đặc biệt là cành mai thuộc cành “đùi ếch” và cành “mai liễu”, nhánh nhỏ buông xuống như cành liễu. Cành phát triển tự nhiên chỉ cắt tỉa sơ, không quấn dây uốn theo kiểu thông thường.
Như vậy cây mai này có bốn đặc điểm về sinh học, thứ nhất là cành “đùi ếch”, thứ hai là cành “mai liễu”, thứ ba là “mai nu”, những chỗ bị sẹo thường “nu’ ra làm thân cây thêm những cơ bắp vồng lên vạm vỡ, thứ tư là bông nhiều cánh,(nhưng không phải hoàn toàn 12 cánh, có lẫn vào những bông 5 cánh hoặc 7,8 cánh) tuy nhiên bông đều, khít, vàng tươi, vui mắt.
Chủ nhân không để da cây rêu nấm sần sùi theo quan niệm người xưa, mà làm “vệ sinh” sạch sẽ bằng máy phun nước, nên da cây xanh tốt, khỏe mạnh, căng đầy nhựa sống .
Nhìn tổng thể, cây mai như một cây cổ thụ, cao niên nhưng mạnh khỏe.
Việc trồng cây mai này cũng có nhiều chuyện lý thú, nhất là những sai lầm về kỷ thuật chăm sóc, đã để lại nhiều bài học quý giá cho người trồng. Và hơn hết là sự giúp đỡ chỉ dẫn của những nghệ nhân đầy kinh nghiệm để cây mai được như ngày hôm nay. Có dịp chúng tôi sẽ trao đổi trên diễn đàn này.
Hiện nay chu vi gốc là 0.9m, gốc nở, “đế phè” với ba rễ lớn khoảng bắp tay, cùng một số rể nhỏ hơn phân bổ đều, thành thế “kiềng ba chân” vững chải. Dàn đế có đủ đặc điểm của một cây cổ thụ, rễ lớn, tạo cảm giác ổn định, chắc chắn, không rối rắm.
Cây khoảng 50 năm tuổi.
Thân cây thẳng theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” với độ bóp ngoạn mục, từ gốc 0.9m, với những đoạn bóp rất gắt cách khá đều, khoảng 0.5m, để khi vào độ cao 2.5m thì phân hai, hồi về mặt tiền thành ngọn văn võ của kiểng cổ, với ngọn khoảng cổ tay và phân cành thành cái “nóc” hoàn chỉnh.
Chân cành phân bổ khá đều, cành thấp nhất cách mặt bồn 0.5m, cốt cành 0.4m (hai tay). Đặc biệt là cành mai thuộc cành “đùi ếch” và cành “mai liễu”, nhánh nhỏ buông xuống như cành liễu. Cành phát triển tự nhiên chỉ cắt tỉa sơ, không quấn dây uốn theo kiểu thông thường.
Như vậy cây mai này có bốn đặc điểm về sinh học, thứ nhất là cành “đùi ếch”, thứ hai là cành “mai liễu”, thứ ba là “mai nu”, những chỗ bị sẹo thường “nu’ ra làm thân cây thêm những cơ bắp vồng lên vạm vỡ, thứ tư là bông nhiều cánh,(nhưng không phải hoàn toàn 12 cánh, có lẫn vào những bông 5 cánh hoặc 7,8 cánh) tuy nhiên bông đều, khít, vàng tươi, vui mắt.
Chủ nhân không để da cây rêu nấm sần sùi theo quan niệm người xưa, mà làm “vệ sinh” sạch sẽ bằng máy phun nước, nên da cây xanh tốt, khỏe mạnh, căng đầy nhựa sống .
Nhìn tổng thể, cây mai như một cây cổ thụ, cao niên nhưng mạnh khỏe.
Việc trồng cây mai này cũng có nhiều chuyện lý thú, nhất là những sai lầm về kỷ thuật chăm sóc, đã để lại nhiều bài học quý giá cho người trồng. Và hơn hết là sự giúp đỡ chỉ dẫn của những nghệ nhân đầy kinh nghiệm để cây mai được như ngày hôm nay. Có dịp chúng tôi sẽ trao đổi trên diễn đàn này.
Last edited: