Cây thế: chữ vương chữ tường . . .

  • Thread starter henrythai
  • Ngày gửi
Cũng như cây tùng thập thế vương tường uốn theo hình chữ vương, chữ nho có 3 tầng nằm ngang, như chữ dương là con dê, nhưng còn đọc là tường có nghĩa là may mắn, điềm tốt lành, như kiết tường dùng để chúc mừng, để cầu được nhiều điều tốt lành, may mắn, có phước… Thế này có ba từng nằm ngang và có hai ngọn nhỏ. Thế nay tuy rất đơn giản nhưng rất khó uốn, cả ba từng đôi, giăng ngang, phải uốn được ba tàn văn, ba tàn võ, thành ra sáu tàn, dưới to trên nhỏ. Uốn đúng thế rất đẹp. Cây vương tùng nếu là cây cổ thụ thì quí giá vô cùng, tượng trưng thiên mệnh ý chí tối cao vô thượng của các bậc vua chúa.
42011a1302484226chuvuon.png


Thưa Bà Con!

Thái đã nghiên cứu về các thế cây suốt mấy tháng nay, do chưa có kinh nghiệm nên còn nhiều khó khăn, trong đó có thế cây này có vài điều Thái vẫn chưa hiểu:
- Tàn văn: nhìn trông rất nho nhã lịch thiệp? Vậy có phải theo thế Văn nhân không Bà Con hay là khác hơn nhiều mà Thái không biết?
- Tàn võ: trông uy nghi mạnh mẽ? Vậy Thái nên uốn như thế nào hả Bà Con?
Thật sự thì Thái còn rất là mù mờ, nếu nhìn thấy cây, nếu nghe mô tả thì may là ngộ ra được. Mà cái hình trên thì không lộ ra được hai từ "Tàn văn" và "Tàn võ" là như thế nào. Rất mong Bà Con hãy khai sáng giúp Thái, nếu Bà Con ai có cây đúng thế này thì Thái xin vài tấm ảnh từ tổng thể đến cận cảnh luôn.

Thái xin chân thành và cảm ơn Bà Con rất nhiều!!
 


Khuynh hướng hiện đại bây giờ,không thích kiểng cổ gò bó nhiều câu nệ nữa mà ngiêng nhiều về kiểng tự do..điều này thích hợp với trào lưu tự do..phóng khoáng,,,để sáng tạo đến…bay bổng..
Bạn có thấy cây Sanh bạc tỉ nào thuộc về các khuôn thức ngiêm ngặt của kiểng cổ không ? dù rằng dáng thế có nằm trong các kiểng dáng cơ bản,,,nhưng được cách điệu,,, hoặc,,,phá cách rất độc đáo.
Để làm được điều này bạn phải có tư duy sâu…để sáng tạo
Và giỏi về tạo dưỡng thì đường nét sẽ hiểm trở
Những cái đó sẽ làm cho cây kiểng của bạn…có hồn,, đấy


nghệ sĩ bonsai mới nhập môn thì nhìn cây lá bằng Mắt. Lên một cấp cao hơn nữa thì nhìn bằng khuynh hướng của Ý Thức và "thấm" hơn thì nhìn bằng Tâm và cao hơn hết là nhìn bằng Đạo.
trích từ Thiền Kiểng của Trần Kiếm Đoàn trong Tu Bụi
 
Last edited by a moderator:
Xin cảm ơn bác Mục Tử rất nhiều! Bác nói rất đúng, Thái mới chơi cây nên chỉ nhìn bằng mắt thôi, với lại mới tập uốn éo thì chỉ bắt chước thôi, bây giờ Thái đâu dám phá cách chỉ sợ mình làm lố bịch thì Bà Con sẽ cười chê, để 5-10 năm nữa trình độ khá chút thì sẽ thử. Thái nghĩ khi trình độ thâm hậu thì người ta sẽ tự phá cách thôi vì lúc đó mọi thứ sẽ xuất phát thừ tâm hồn mà ra.
Số là Thái có một cây phôi đã có sẵn 3 tần, ngọn thì chẻ đôi nên thấy thế này là hợp nhất, tiếc nỗi là không hiểu "tàn văn", "tàn võ" thì sẽ uốn như thế nào
39.gif
 
2 từ Văn…võ trong cây kiểng..có tính chất trừu tượng..rất chủ quan và có tính địa phương..vì mỗi người hiểu từ văn, võ 1 cách có hơi khác nhau…do đó nếu trình bày quan điểm riêng, rất dễ đưa đến xung đột, với quan điểm của người khác…

Tuy nhiên nếu khái quát chung thì Văn ngĩa là mềm mại…uyển chuyển.. thể hiện nữ tính và hay… phá luật ( cành phóng…cành lả…ngọn xuy phong,, ngọn hồi đầu..v..v)
ngiêm túc đâu ra đó thể hiện sự minh bạch , luật lệ đàng hoàng..và mạnh bạo..

Trích kiểng cổ nam bộ :
Ngọn là phần cao nhất của cây, được tính là một tàn. Ngọn được cắt sửa thành khối hình bán nguyệt hay dĩa mỏng và nó được sửa theo các kiểu sau:

Kiểu tàn võ (dương): Tàn ngọn mọc thẳng, được cắt sửa thành dĩa hay khối không cho vươn cao lên nữa.

Kiểu tàn văn (âm): Tàn ngọn được uốn cong xuống hướng về phía gốc (ý hồi đầu) rất khiêm tốn nhã nhặn.

Kiểu tàn văn võ (âm - dương): Ngọn được chia ra hai bên tạo thành hai khối quân bằng thể hiện sự cân bằng âm dương, biểu đạt sự trung dung ở đời.

Cách uốn sửa tàn ngọn phụ thuộc vào dáng, thế, tính chất của cây cho phù hợp. Cây có gốc to, dáng thế mạnh mẽ biểu thị nam tính mạnh, được sửa ngọn theo kiểu tàn võ - cây có dáng mềm mại uyển chuyển ngọn được sửa theo lối văn rất hợp lý.
 
KIỂNG - nên chia ra thành nhiều loại hình và phong trào chơi kiểng các nghệ nhân xưa nay cũng phân biệt rỏ ràng , trong đó bon sai là một loại " bao trùm" các cây trồng chậu , cây thế là một loại hình và kiểng cổ theo hình chữ " vương" mà bạn nói cùng là một chi trong loại hình bon sai .
thật ra cây thế hay kiểng cổ là do người việt mình gọi nom na riết rồi thành tên . người trung quốc phân biệt theo trường phái gọi theo tỉnh thành của họ như : giang tô , triết giang .....mà đặc trưng mỗi vùng là một loại hình riêng biệt, và ngẫm theo trào lưu hiện đại thì loại hình mô phỏng thiên nhiên là chiếm ưu thế , bởi nó giúp người chơi tự do sáng tạo k gò cứng theo khuôn mẫu nào ngoại trừ khuôn mẫu " thiên nhiên".
đó cũng là điểm tương đồng của những ai từng đam mê " nghệ thuật bon sai".
 
IMG_7818.jpg

cây Tùng Vạn NIên của vườn Hoàng Mai làm chi theo chữ Vương.
bạn nghiên cứu thử xem sao.
 
@Mục Tử
Những góp ý của bác thật là tuyệt vời! Có lẽ từ đây mà Thái sẽ phóng khoán hơn, cởi mở hơn! :)

@THUATBONSAI
"Tự nhiên", hay! Thái sẽ tìm một cây đẹp trong tự nhiên và thả hồn mình theo nó!

@dblongthanh
Lần đầu tiên Thái thấy một cây đẹp như thế. Thái cũng có một cây VNT, Thái sẽ tại dáng theo thế đó. Nhưng có lẽ phải 10 hay 20 năm nữa mới được như thế bác Bình ơi! Hix hix . . .

Thái xin cảm ơn rất nhiều vì những góp ý rất nhiệt tình và chân thành của Bà Con !!!!!

Thái có sưu tầm 3 chữ, không biết có đúng không Bà Con??

Chữ vương:
a5ade4713a6e7146ca85fa831dc9e06f3a29defe3b1d8e1dff77a029afb288044g.jpg


Chữ chủ:
8b5ad385fe3c9f025b62fe633d12e08ac3d96b44b05d707c3273ff900d2a12124g.jpg


Chữ tường:
11e51226148c40bba982cbedb9a9812a702505b9cd31432c8762adf98e53bf454g.jpg


Đầu tiên Thái sẽ tạo thế chữ Vương, còn thế chữ Vương chữ Tường thì Thái đi tìm cho biết, hy vọng sẽ có trong các hội hoa cảnh sắp tới.
67.gif
 

tạo tác theo thiên nhiên chứ k phải để tự nhiên mà chơi , bởi vì như bác thấy tất cả bon sai dù có hình dạng thế nào cũng lấy ý tưởng từ thiên nhiên mà ra , cái này mới khó chứ lấy mốt cây đem trồng vào chậu xong rùi mặc cho nó mọc thế nào hình dáng ra sao ... thì nói làm gì ? he...he...
 
Bác hiểu sai ý của Thái rùi! Ý là tìm một cây đẹp ngoài tự nhiên rồi làm một cây bonsai có dáng giống như thế đó mà! :)
 


Back
Top