Chăm sóc chim cảnh, chim trĩ đỏ theo mùa

  • Thread starter Nam Oanh
  • Ngày gửi
Nếu bạn đang nuôi hoặc dự định nuôi chim cảnh thì không nên xem thường các bệnh thường gặp ở vật cưng của mình.
Bài viết sau hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người nuôi chim

Bệnh thường gặp ở chim

1. Mùa xuân là mùa chim cảnh dễ bị nhiễm bệnh

Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu như gặp trường hợp này, ta có thể hái mầm liễu (ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, bắt nhện cho chim sâu ăn để “hạ hỏa” cho chim; cũng có thể giảm bớt khẩu phần ăn có mỡ và nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy ¼ viên berberin tức khoảnh 1g hòa với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn. Ngoài ra vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc, vệ sinh chuồng, thức ăn, nước uống và chống muỗi cắn cho chim, chúng ta nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như chim ăn ngũ cốc, ăn rau răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi, và ngô tươi; cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve. Với cách này ta cũng có thể tăng cường sức đề kháng cho chim.

nmu9.jpg


2. Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim

Phần đuôi chim có một tuyến nhờn – đó là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh. Đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim bị mắc bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưng mủ. Khi phát hiện ra chim có bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau:

- Dùng cồn iôt khử trùng tuyến nhờn.
- Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nào nhìn thấy máu tươi là được)
- Bôi cồn iôt một lần nữa vào chỗ đau của chim.
Sau khi làm các động tác trên, ta nên cho chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có chất bổ, sau một thời gian, chim sẽ khỏi bệnh.



3. Chữa các bệnh về chân cho chim

Chim nuôi trong lồng/chuồng, chân thường dễ bị vật nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chẳng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao nhọn lấy mủ, sau đó dùng nước muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặc dùng dung dịch thuốc tím 0,1% (pêmăngnát kali) rửa sạch vết thương, sau cùng bôi cồn iôt và thuốc chống nhiễm trùng là đuợc.

4. Diệt ký sinh trùng làm hại chim

Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da, thậm chí hút cả máu chim. Để phòng ngừa ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng/chuồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm hại hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim ta có thể nhúng lồng chim qua nước sôi già. Đối với nhũng chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) rắc vào lông chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào phía trong). Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.

5. Phòng chứng béo phì ở chim

Chim nhốt trong lồng/chuồng thời gian dài, ít vận động, lại ăn nhiều thức ăn có mỡ, nhiều chất đạm nên rất dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng béo phì, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, ca múa, hô hấp khó khăn, có con trong khi nhảy nhót, đột ngột chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tình trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim vận động và cố kéo dài thời gian hoạt động cho chim.

6. Chữa bệnh dạ dày cho chim

Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống phải nước bẩn đều dẫn đến bị viêm dạ dày. Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phân dính đặc, có màu vàng trắng, mùi hôi. Nếu không chữa trị kịp thợi chim sẽ chết. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị bệnh viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chịm sạch sẽ. Với nhũng con chim bị bệnh, cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp, ít gió, mỗi ngày cho uống 0,2 đến 1mg thuốc kiết lị hòa với nước đường. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra người ta còn cho vào trong thức ăn của chim một lượng bột than gỗ để bột than gỗ hút bớt chất độc trong dạ dày chim.

7. Chữa cảm và viêm phổi cho chim

Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh, chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Số lượng chết do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau:

Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng.

Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng.

Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.

Hòa nước đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.


Nguồn: kinhtenongthon
 
Last edited by a moderator:
Thêm vài thông tin tham khảo nè

- Bệnh tiêu chảy, Ecoli: chủ yếu sảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo.
Cách trị: dùng Vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống (liều lượng bằng 2,5 lần hướng dẫn trên bao bì).

- Bệnh về đường hô hấp: (hen phổi, nấm phổi): Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do thay đổi thời tiết hoặc mật đồ nuôi dày.
Cách trị: dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng 2 lần hướng dẫn sử dụng trên bao bì, điều chỉnh lại mật độ nuôi, vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử trùng.

- Bệnh đau mắt (sưng mặt): Biểu hiện: Mắt chim có màng đục nhắm lại, 1 trong hai bên má sưng. Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn, uống được mà chết.
Cách trị: dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt. Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun, sán.
Ngoài ra trong quá trình nuôi chim thường mắc 1 số bệnh khác ít thấy biểu hiện trên gia cầm thông dụng. Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng. Đồng thời những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại, cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi để tham khảo học tập thêm.
:2cat:

Agriviet.Com-chim_tri_trong.jpg
 
chăm sóc chim trĩ

Lúc này thời tiết thay đổi. Bà con chăm sóc đàn chim chu đáo nhé! Chim dễ bị tiêu chảy, biếng ăn, đẻ không đều.
Tuần truóc tôi có mấy con bị bỏ ăn sau khi mưa lớn tạt vào chuồng
 
Chuồng trại nuôi chim trĩ

Chuồng nuôi chim cũng rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh sản của chim.
Bà con nên lưu ý thêm vài gợi ý như sau:

Yêu cầu chung về chuồng trại:

Vị trí chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm khác nhằm hạn chế tối thiểu mức rủi ro do lây nhiễm chồng chéo.
Chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Nền chuồng phải bằng phẳng, tiện cho công tác dọn vệ sinh, rải chất độn chuồng bằng phôi bào hoặc trấu có thể trộn với cát được phơi khô đã được phun khử trùng. Mặt khác phải đảm bảo thực hiện được biện pháp an toàn sinh học.

Lưu ý : Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2- 3 lần/tuần. Phun thuốc khủ trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi ninong trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến tủng diều, chết.
Trong thời gian qua trên các diễn đàn mạng và truyền hình có giới thiệu 1 số mô hình nuôi chim trĩ đạt hiệu quả cao, tuy nhiên cách thiết kế chuồng trại thường theo phương thức chia nhiều ô với kích thước rất nhỏ , môi ô chỉ nuôi từ 1 -4 cá thể (ghép bộ) . Cách làm này tuy hạn chế được việc chim đánh , mổ nhau nhau nhưng lại tốn kém rất nhiều trong khâu thiết kế chuồng trại, máng ăn cũng như công chăm sóc , Mô hình ghép cặp chỉ thích nghi với điều kiện nuôi kiểng, hoặc diện tích đất nhỏ .Tuỳ mục đích, quy mô sản xuất bà con có thể lựa chọn cách thiết kế chuồng trại sao cho phù hợp nhất với điều kiện sẵn có mà vẫn đảm bảo được yếu tố kỹ thuật trong việc quản lý và chăm sóc chim.

[video=youtube;TAncmVE37Gk]http://www.youtube.com/watch?v=TAncmVE37Gk[/video]
 
Mấy hôm nay bão cứ tới hoài.. làm chuồng chim nhà tôi sắp bị ngập.
Cần khai thông dòng chảy, tránh nước mưa ứ đọng gây ẩm thấp dễ nhiễm bệnh cho chim.

[video=youtube;z4EcP8NTTXw]https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=z4EcP8NTTXw[/video]
 
hic làm sao khi chim k chịu ăn các bác? e có mua thức ăn dành cho chim ngoài chợ về vẫn k ăn....
 
Dạo này có nhiều nơi bán chim trĩ quá. Lượng mua trĩ thịt cũng tăng dần. Nhưng đa số khách hàng rất kén chọn chim vì.. chim bị lai tạp nhiều quá. sức sông,khả năng kháng bệnh của chim không cao. Đề nghị bà con tìm mua ở những nơi có uy tín, có chọn loc giống trước khi bán ra thị trường. Khi nuôi chú ý theo dõi sức khỏe chim, tránh cho chim giao phối trùng huyết nhé!Tui vừa cập nhật profile -> diễn đàn tặng tui 200đ. Hic... không biết làm gì với số tiền này.
 
chao moi nguoi
minh la hop o tho xuan thanh hoa,gio day minh dang xuat ra thi truong mot so luong chim tri lon,chim canh,chim bo me,chim hau bi chim non va trung.anh chi em nao co nhu cau ve chim tri thi hay lien he voi toi qua sđt 0932333386 hoac 0934216388,gia ca phai trang,tu van mien phi,xin cam on.
 
Chao cac bac trong dien dan.cho toi hoi 1 it kinh nghiem la toi co nuoi 6 con tri nay da truong thanh,chim tri mai de lua dau toi dem ap het,sau 1 toi thoi toi kiem tra trung ko co trong,xin moi nguoi tu van a.trong do co 5 mai va 1 trong
 
tháng 6/2018: Trại đang có bầy Chim trĩ đỏ con từ 1 - 3 tháng tuổi. ACe mua trên 10 con có ưu đãi giá mạnh.
Tiền giang có ship!!
0974 168 738
 

File đính kèm

  • chimtrido_Trại chim trĩ đỏ Tiền giang.jpg
    chimtrido_Trại chim trĩ đỏ Tiền giang.jpg
    70.9 KB · Lượt xem: 23
Back
Top