Chế phẩm sinh học từ trùn quế

  • Thread starter tiennm122
  • Ngày gửi
Các nhà khoa học ở Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và phân bón cho cây. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng.
Trong nông nghiệp, trùn quế được coi là loại thức ăn đạm cao cấp cho vật nuôi. Các loài cá, baba, tôm, ếch, lươn, cua biển... đều rất thích ăn trùn. Đối với gia súc, gia cầm, trùn là loại thức ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, trùn quế tươi chỉ có thể để không quá một ngày ở nhiệt độ thường nên rất khó lưu trữ.
Từ thực tế đó, TS Võ Thị Hạnh cùng các cộng sự thuộc Phòng Vi sinh Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân bón cho cây... Các chế phẩm này có thể được bảo quản, lưu trữ trong thời gian dài, từ 6-10 tháng.

Một ưu điểm nổi trội của các chế phẩm này là vẫn giữ nguyên mùi trùn tươi, các chất dinh dưỡng không bị mất đi hoặc biến chất theo thời gian. Chế phẩm đầu tiên là BIO-T, dùng làm thức ăn cho tôm sú, cá tra, gà lương phượng và vịt xiêm. Điều đáng nói là nếu sử dụng trùn quế tươi phải cần một lượng nhiều gấp 10 lần so với BIO-T mới có hiệu quả tương tự. BIO-T được sản xuất bằng cách sử dụng trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi khuẩn hữu ích và enzyme tiêu hóa dùng trong chăn nuôi, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu dinh dưỡng (đạm protein và amin cao), enzyme tiêu hóa, vi khuẩn hữu ích và các chất kháng sinh...

Chế phẩm thứ hai là BIO-BL, đã được dùng để bón cho cây trà ô long và một số cây hoa màu, cây kiểng... Kết quả sau khi sử dụng cho thấy búp trà tươi, màu sắc đẹp hơn, mùi hương của trà cũng thơm hơn. BIO-BL được tạo thành từ trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi sinh vật hữu ích và enzyme dùng trong trồng trọt, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu đạm protein và amin cao, enzyme tiêu hóa có hoạt lực cao, vi khuẩn hữu ích...

Chế phẩm BIO-PT được tạo ra bằng cách dùng phân trùn ủ lên men, sản phẩm làm ra có mùi thơm, độ ẩm 40%, đạm tổng 2%, chất hữu cơ, kháng sinh và hỗn hợp vi khuẩn hữu ích. BIO-PT dùng để gây màu và xử lý nước ao nuôi tôm dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Nhóm tác giả cho biết ưu điểm của phương pháp chế biến trùn quế bằng công nghệ vi sinh là không cần dùng thiết bị đông lạnh hay thiết bị sấy nên không tốn chi phí điện, năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng. Việc có thêm các chế phẩm sinh học mới có giá thành rẻ góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt phát triển tốt hơn.
 


Các nhà khoa học ở Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và phân bón cho cây. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng.
Trong nông nghiệp, trùn quế được coi là loại thức ăn đạm cao cấp cho vật nuôi. Các loài cá, baba, tôm, ếch, lươn, cua biển... đều rất thích ăn trùn. Đối với gia súc, gia cầm, trùn là loại thức ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, trùn quế tươi chỉ có thể để không quá một ngày ở nhiệt độ thường nên rất khó lưu trữ.
Từ thực tế đó, TS Võ Thị Hạnh cùng các cộng sự thuộc Phòng Vi sinh Viện Sinh học nhiệt đới đã tạo ra 3 chế phẩm sinh học từ trùn quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân bón cho cây... Các chế phẩm này có thể được bảo quản, lưu trữ trong thời gian dài, từ 6-10 tháng.

Một ưu điểm nổi trội của các chế phẩm này là vẫn giữ nguyên mùi trùn tươi, các chất dinh dưỡng không bị mất đi hoặc biến chất theo thời gian. Chế phẩm đầu tiên là BIO-T, dùng làm thức ăn cho tôm sú, cá tra, gà lương phượng và vịt xiêm. Điều đáng nói là nếu sử dụng trùn quế tươi phải cần một lượng nhiều gấp 10 lần so với BIO-T mới có hiệu quả tương tự. BIO-T được sản xuất bằng cách sử dụng trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi khuẩn hữu ích và enzyme tiêu hóa dùng trong chăn nuôi, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu dinh dưỡng (đạm protein và amin cao), enzyme tiêu hóa, vi khuẩn hữu ích và các chất kháng sinh...

Chế phẩm thứ hai là BIO-BL, đã được dùng để bón cho cây trà ô long và một số cây hoa màu, cây kiểng... Kết quả sau khi sử dụng cho thấy búp trà tươi, màu sắc đẹp hơn, mùi hương của trà cũng thơm hơn. BIO-BL được tạo thành từ trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi sinh vật hữu ích và enzyme dùng trong trồng trọt, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu đạm protein và amin cao, enzyme tiêu hóa có hoạt lực cao, vi khuẩn hữu ích...

Chế phẩm BIO-PT được tạo ra bằng cách dùng phân trùn ủ lên men, sản phẩm làm ra có mùi thơm, độ ẩm 40%, đạm tổng 2%, chất hữu cơ, kháng sinh và hỗn hợp vi khuẩn hữu ích. BIO-PT dùng để gây màu và xử lý nước ao nuôi tôm dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Nhóm tác giả cho biết ưu điểm của phương pháp chế biến trùn quế bằng công nghệ vi sinh là không cần dùng thiết bị đông lạnh hay thiết bị sấy nên không tốn chi phí điện, năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng. Việc có thêm các chế phẩm sinh học mới có giá thành rẻ góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt phát triển tốt hơn.
Bài này đã được đưa lên quá lâu mà không thấy có quy trình cụ thể nhỉ? không biết trong diễn đàn đã có bác nào làm chưa? có thể cho em tham khảo được không vì em tìm tài liệu về vấn đề này mà không thấy có chỉ thấy có mỗi bài này, nếu đúng như là bài viết trên thì quá tuyệt các bác nhỉ.
 
Thưa bạn,
Tui nghĩ bài trên không phải từ Viện Sinh-hoc Nhiệt-đới mà là một bài quảng-cáo ẩn-danh.
Theo nhận-xét của tôi thì bài trên :
- Có nhiều cái hay khác của trùn, hay các thứ liên-quan đến trùn nhưng không được nêu ra.
- Những chi-tiết nêu ra trên, phần thì cường-điệu, phần lệch-lạc.
Thân.
 
Thưa bạn,
Tui nghĩ bài trên không phải từ Viện Sinh-hoc Nhiệt-đới mà là một bài quảng-cáo ẩn-danh.
Theo nhận-xét của tôi thì bài trên :
- Có nhiều cái hay khác của trùn, hay các thứ liên-quan đến trùn nhưng không được nêu ra.
- Những chi-tiết nêu ra trên, phần thì cường-điệu, phần lệch-lạc.
Thân.
Vậy là theo bác thì không làm được như bài báo đã đưa à? vậy thì buồn quá làm em cứ mong mãi, đúng là nản quá.
 
Vậy là theo bác thì không làm được như bài báo đã đưa à? vậy thì buồn quá làm em cứ mong mãi, đúng là nản quá.

Không phải không làm được đâu, mà do người ta không chịu phổ biến rộng rãi đó.
Tôi có hỏi TS Võ thị Hạnh qua điện thoại thì được biết đã phổ biến cho những cơ sở sản xuất lớn. Mỗi vùng chỉ 1 cơ sở. (Chắc giữ thế kinh doanh độc quyền). Miền trung thì đã chuyển giao công nghệ cho Nha trang.
Như vậy bà con nông dân có nuôi trùn quế khó mà trông đợi được "phổ biến rộng rãi".
Phải vào đây hỏi thăm kinh nghiệm thôi!
 
Không phải không làm được đâu, mà do người ta không chịu phổ biến rộng rãi đó.
Tôi có hỏi TS Võ thị Hạnh qua điện thoại thì được biết đã phổ biến cho những cơ sở sản xuất lớn. Mỗi vùng chỉ 1 cơ sở. (Chắc giữ thế kinh doanh độc quyền). Miền trung thì đã chuyển giao công nghệ cho Nha trang.
Như vậy bà con nông dân có nuôi trùn quế khó mà trông đợi được "phổ biến rộng rãi".
Phải vào đây hỏi thăm kinh nghiệm thôi!
Thế thì cũng bằng không. Cho em hỏi bác nào nuôi trùn quế hiệu quả thì 1m2 nuôi với mật độ thế nào? khi nào thì thu hoạch được? số lượng là bao nhiêu? có thể cho em biết cụ thể được không? nếu nuôi bằng phân bò tươi thì 1m2 tiêu thụ hết bao nhiêu phân tính đến khi được thu hoạch? bác nào đã nuôi thì cho em biết với nhé em cảm ơn rất nhiều
 
Vậy là theo bác thì không làm được như bài báo đã đưa à? vậy thì buồn quá làm em cứ mong mãi, đúng là nản quá.
Thưa bạn,
Làm được chứ có gì không được? Đừng nãn! Vui lên nha!
Thân.
 

Không phải không làm được đâu, mà do người ta không chịu phổ biến rộng rãi đó.
Tôi có hỏi TS Võ thị Hạnh qua điện thoại thì được biết đã phổ biến cho những cơ sở sản xuất lớn. Mỗi vùng chỉ 1 cơ sở. (Chắc giữ thế kinh doanh độc quyền). Miền trung thì đã chuyển giao công nghệ cho Nha trang.
Như vậy bà con nông dân có nuôi trùn quế khó mà trông đợi được "phổ biến rộng rãi".
Phải vào đây hỏi thăm kinh nghiệm thôi!
À, có bác botienthi đây rồi,
Vậy Viện Sinh-học Nhiệt-đới là một Viện Nghiên-cứu tư, nên không có bổn-phận phổ-biến những điều thuộc sở-hữu của Viện.
Không sao, bác đã mở một Topic về phân hữu-cơ và phân trùn, chính là đề-mục nầy. Vậy xin bác tiếp-tục, và cũng xin bà con góp ý. Có khó gì đâu!
Thân ái.
 
"Nhóm tác giả cho biết ưu điểm của phương pháp chế biến trùn quế bằng công nghệ vi sinh là không cần dùng thiết bị đông lạnh hay thiết bị sấy nên không tốn chi phí điện, năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng. Việc có thêm các chế phẩm sinh học mới có giá thành rẻ góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt phát triển tốt hơn."

- Khúc mắc ở chỗ này đó. Nếu dùng công nghệ cao thì nhiều nơi đã làm rồi và có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường (giống như phân bón lá ấy). Nông dân cần là giá thành rẻ và có tác dụng cải tạo môi trường, phát triển kinh tế nông hộ có hiệu quả cơ. Nhưng mà như vậy thì "một số người" lại ...bị kém thu lợi nhuận đi. (Viện sinh học nhiệt đới là của nhà nước đấy )
- Tôi nuôi trùn quế là học từ Trun quế An phú đấy (qua mạng thôi). Sau đó qua kinh nghiệm thực tiễn (Chỉ của tôi thôi chứ chưa chắc đã trúng với nơi khác) thì với 1m2 (tính quy ra) tôi cho ăn hết 50kg phân tươi/tháng. Đó là 1m2 tôi mua hết 25-30kg sinh khối. Sau một tháng tôi khai thác trùn thử thì được khoảng 1.5 kg/m2. Sau 2 tuần nữa tôi lấy phân được khoảng 40-50kg/m2. Từ đó trở đi tôi không khai thác trùn nhiều nữa mà dưỡng trùn để lấy phân trùn nên tốc độ cho ăn và tiêu hao phân bò cũng tăng lên và phân trùn lấy ra cũng nhiều hơn (Tùy mức độ cho trùn ăn, nhưng hơi thiếu thiếu một chút thì tốt hơn)
 
"Nhóm tác giả cho biết ưu điểm của phương pháp chế biến trùn quế bằng công nghệ vi sinh là không cần dùng thiết bị đông lạnh hay thiết bị sấy nên không tốn chi phí điện, năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng. Việc có thêm các chế phẩm sinh học mới có giá thành rẻ góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt phát triển tốt hơn."

- Khúc mắc ở chỗ này đó. Nếu dùng công nghệ cao thì nhiều nơi đã làm rồi và có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường (giống như phân bón lá ấy). Nông dân cần là giá thành rẻ và có tác dụng cải tạo môi trường, phát triển kinh tế nông hộ có hiệu quả cơ. Nhưng mà như vậy thì "một số người" lại ...bị kém thu lợi nhuận đi. (Viện sinh học nhiệt đới là của nhà nước đấy )
- Tôi nuôi trùn quế là học từ Trun quế An phú đấy (qua mạng thôi). Sau đó qua kinh nghiệm thực tiễn (Chỉ của tôi thôi chứ chưa chắc đã trúng với nơi khác) thì với 1m2 (tính quy ra) tôi cho ăn hết 50kg phân tươi/tháng. Đó là 1m2 tôi mua hết 25-30kg sinh khối. Sau một tháng tôi khai thác trùn thử thì được khoảng 1.5 kg/m2. Sau 2 tuần nữa tôi lấy phân được khoảng 40-50kg/m2. Từ đó trở đi tôi không khai thác trùn nhiều nữa mà dưỡng trùn để lấy phân trùn nên tốc độ cho ăn và tiêu hao phân bò cũng tăng lên và phân trùn lấy ra cũng nhiều hơn (Tùy mức độ cho trùn ăn, nhưng hơi thiếu thiếu một chút thì tốt hơn)
Bác lấy phân nhiều vậy để bán hay thực hiện vào công việc khác thế có thể nói qua được không? thế còn trùn thịt bác định bán hay để chăn nuôi?
 
"Nhóm tác giả cho biết ưu điểm của phương pháp chế biến trùn quế bằng công nghệ vi sinh là không cần dùng thiết bị đông lạnh hay thiết bị sấy nên không tốn chi phí điện, năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng. Việc có thêm các chế phẩm sinh học mới có giá thành rẻ góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt phát triển tốt hơn."

- Khúc mắc ở chỗ này đó. Nếu dùng công nghệ cao thì nhiều nơi đã làm rồi và có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường (giống như phân bón lá ấy). Nông dân cần là giá thành rẻ và có tác dụng cải tạo môi trường, phát triển kinh tế nông hộ có hiệu quả cơ. Nhưng mà như vậy thì "một số người" lại ...bị kém thu lợi nhuận đi. (Viện sinh học nhiệt đới là của nhà nước đấy )
- Tôi nuôi trùn quế là học từ Trun quế An phú đấy (qua mạng thôi). Sau đó qua kinh nghiệm thực tiễn (Chỉ của tôi thôi chứ chưa chắc đã trúng với nơi khác) thì với 1m2 (tính quy ra) tôi cho ăn hết 50kg phân tươi/tháng. Đó là 1m2 tôi mua hết 25-30kg sinh khối. Sau một tháng tôi khai thác trùn thử thì được khoảng 1.5 kg/m2. Sau 2 tuần nữa tôi lấy phân được khoảng 40-50kg/m2. Từ đó trở đi tôi không khai thác trùn nhiều nữa mà dưỡng trùn để lấy phân trùn nên tốc độ cho ăn và tiêu hao phân bò cũng tăng lên và phân trùn lấy ra cũng nhiều hơn (Tùy mức độ cho trùn ăn, nhưng hơi thiếu thiếu một chút thì tốt hơn)

Bác botienthi,
Hì hì, vậy Viện Sinh-học là của Nhà Nước, thôi bây giờ mình tính theo kiểu Nhà Vườn vậy.
Có lẻ bác sẽ hỏi tại sao tui trồng cây bằng thủy-canh mà lại tỏ ra thích-thú với con trùn?
Chẳng là Thủy-Canh và Con Trùn có một mẫu số chung là làm thế nào để :
1- Trồng cây được ở vùng đất bị mất màu, tức là cải-tạo đất : Trùn đóng 1 vai trong đó.
2- Trồng cây tại vùng hoàn-toàn không thể trồng gì được : Thủy-canh là đáp-số.

Ngoài ra tui còn chú tâm đến nuôi thủy-sản mà rất ít cần phải thay nước. Cũng là một lĩnh-vực đầy hứng-thú.

Trở lại, ở đây chúng ta đang nói đến Trùn. Điều đáng buồn là mặc-dù con Trùn đã được nhiều bạn đưa lên Diễn-đàn qua nhiều Topic khác nhau, nhưng vẫn bị "ghẻ lạnh". Tiếc là tui quá ít thì giờ, nhưng nếu bác biết là tui "kết" bác lắm, và đang nghĩ coi có cách nào triển khai con Trùn, chia sẻ với bác? Chỉ nghĩ đên đó thôi, tui cũng đã ngần-ngại, bởi các chi-tiết về con vật nầy không phải chỉ trong trăm bài gởi lên mà xong! Thôi thì chúng ta cứ trao đổi như một Chủ-đề bình-thường, tui cũng sẽ học được nhiều kinh-nghiệm từ bác và quý bà con Diễn-đàn tui cũng sung-sướng lắm rồi!
Thân ái.
 
Bác botienthi,
Hì hì, vậy Viện Sinh-học là của Nhà Nước, thôi bây giờ mình tính theo kiểu Nhà Vườn vậy.
Có lẻ bác sẽ hỏi tại sao tui trồng cây bằng thủy-canh mà lại tỏ ra thích-thú với con trùn?
Chẳng là Thủy-Canh và Con Trùn có một mẫu số chung là làm thế nào để :
1- Trồng cây được ở vùng đất bị mất màu, tức là cải-tạo đất : Trùn đóng 1 vai trong đó.
2- Trồng cây tại vùng hoàn-toàn không thể trồng gì được : Thủy-canh là đáp-số.

Ngoài ra tui còn chú tâm đến nuôi thủy-sản mà rất ít cần phải thay nước. Cũng là một lĩnh-vực đầy hứng-thú.

Trở lại, ở đây chúng ta đang nói đến Trùn. Điều đáng buồn là mặc-dù con Trùn đã được nhiều bạn đưa lên Diễn-đàn qua nhiều Topic khác nhau, nhưng vẫn bị "ghẻ lạnh". Tiếc là tui quá ít thì giờ, nhưng nếu bác biết là tui "kết" bác lắm, và đang nghĩ coi có cách nào triển khai con Trùn, chia sẻ với bác? Chỉ nghĩ đên đó thôi, tui cũng đã ngần-ngại, bởi các chi-tiết về con vật nầy không phải chỉ trong trăm bài gởi lên mà xong! Thôi thì chúng ta cứ trao đổi như một Chủ-đề bình-thường, tui cũng sẽ học được nhiều kinh-nghiệm từ bác và quý bà con Diễn-đàn tui cũng sung-sướng lắm rồi!
Thân ái.
Thật ra em đang nghiên cứu tìm hiểu để năm tới mở trang trại, khi nghiên cứu đế trồng cây gì và nuôi con gì thì em thấy hứng thú với con trùn quế vì nó giải quyết được rất nhiều vấn đề về hai lĩnh vực trên và khi đọc được bài báo em lại càng thấy thích thú hơn tuy nhiên lại không có đáp án cho câu hỏi này nên đưa ra đây để các bác cùng góp ý. Nhưng đáp án về con trùn quế em đã có lời giải và nó sẽ là cái gốc của trang trại sau này em làm, còn về chế phẩm sinh học từ nó nếu thời gian tới mà có lời giải thì quá tuyệt đúng không bác thủy canh.
Em có đọc các bài về thủy canh tiện đây cũng xin hỏi bác mấy ý nhé:
Thứ nhất: nếu em đầu tư 200m2 để trồng cây bằng phương pháp thủy canh thì kinh phí khoảng bao nhiêu (mức đầu tư vừa phải thôi bác nhé)
Thứ hai:Việc pha chế khoáng chất để trồng thủy canh có khó không và nguyên liệu để làm thì thế nào?
 
Nếu mình mua bộ sản phẩm enzym phụ trợ cho trùn quế thì giá cả ra sao?
 
Nếu mình mua bộ sản phẩm enzym phụ trợ cho trùn quế thì giá cả ra sao?
Bác trồng khoai lang, khoai tây mà có thêm phân trùn quế thì hiệu quả rất cao đó. À mà bác đã thử trồng khoai tây và khoai lang trong bao chưa?
 
Hoan-hô bạn đã có kế-hoạch tìm hiểu các lãnh-vực mà bạn có ý dấn thân vào. Tôi tin là con đường thành-công đang chờ sẵn dưới bước chân bạn.

Câu hỏi của bạn về thủy-canh tôi không trả lời được. Nhưng bạn sẽ được giải-đáp, nếu bạn vui lòng ghé thăm Diễn-đàn Rau Sạch và gặp Ad., anh Phú.
Thân.
 
Last edited:
Hoan-hô bạn đã có kế-hoạch tìm hiểu các lãnh-vực mà bạn có ý dấn thân vào. Tôi tin là con đường thành-công đang chờ sẵn dưới bước chân bạn.

Câu hỏi của bạn về thủy-canh tôi không trả lời được. Nhưng bạn sẽ được giải-đáp, nếu bạn vui lòng ghé thăm Diễn-đàn Rau Sạch và gặp Ad., anh Phú.
Thân.
Nhất định rồi bác ạ, đây là việc em sẽ làm vì khả năng em làm trang trại chỉ được 10 năm là cùng thì đất quê em sẽ chuyển đổi thành khu công nghiệp hết khi đó đất đâu mà làm, chính vì vậy em sẽ tính đến phương án thủy canh của bác và diện tích để thực hiện là những mảnh đất mà nhà em mua để ở nhưng không ở hết cũng chỉ khoảng hơn 700m2 thôi nhưng em nghĩ với từng đó thì làm thủy canh cũng được rồi phải không bác, vì vậy em tìm hiểu và thực hiện từng bước một xem thế nào, có gì mong bác thủy canh giúp đỡ nhé.
 
cái này em thấy hay mà hình như không có mấy người có kinh nghiệm về lĩnh vực này thì phải, đúng là bà con mình thiệt thòi thật, nhưng khoa học kỹ thuật đến khi được áp dụng thì đều đã bì con là lỗi thời, nản
 
che bien trun dong lanh hay say di dung len men lam gi cuc de,,co gi lhe tui chi cho..cai nay toi biet dc la do anh trung da chi,,chu cai bo khoa hoc nha nuoc no nghien cuu xong ban ra cong thuc cho may thang tu nhan de nuoi bon no.minh la nong dan ko can,,
 


Back
Top