Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim trĩ bảy màu(golden pheasant)

  • Thread starter hoangthang
  • Ngày gửi
Kinh nghiệm nuôi dưỡng và chăm sóc chim trĩ bảy màu. Golden pheasant
Phần 1:
Xuất xứ của chim trĩ bảy màu(golden pheasant).
Chim trĩ bảy màu là tên gọi dành cho người Việt Nam, chim có xuất xứ từ phía Tây Trung Quốc, nơi có các ngọn núi cao cây cối dày đặc. Tuy nhiên quần thể này đã được nuôi dưỡng thành công tại các nước thuộc Châu Âu như Hoa Kỳ, Anh Quốc và Hà Lan vào cuối thế kỷ 18.(thông tin từ wikipedia.com)
Tình trạng bảo tồn:
Ít quan tâm, không nằm trong danh mục sách đỏ của bất cứ quốc gia nào, được xem như chim cảnh.
Ở các quốc gia khác ngoài mục đích nghiên cứu, làm cảnh, họ còn phát triển ngành thủ công từ lông chim.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia nhân giống và thành lập trại. Nguồn chim Việt Nam đang sở hữu là từ Thái Lan, Malaysia, Mỹ.[/I]
Phần 2:
Nhận dạng và phân biệt chim.
Chim trĩ bảy màu, bỏ qua các bước lai, ghép và sinh sản thuần dưỡng. Hiện nay có 3 loại chính:
+ Chim trĩ bảy màu đỏ: red golden pheasant
Con trống có màu đỏ chủ đạo , bờm cam viền đen, cánh xanh dương bắt nắng. Tổng chiều dài cơ thể khoảng 90_105cm.
Đầu có màu vàng kim óng và bên dưới đôi cánh xanh là bộ lông vàng rực rỡ.
Con mái có màu nâu viền đen như trong hình.
Agriviet.Com-HT_Farm_Picture8.jpg

Agriviet.Com-HT_Farm_Picture11.jpg


+Chim trĩ bảy màu vàng: yellow golden pheasant.
Con trống có màu vàng chủ đạo , cánh xám, tóc vàng kim không khác chim trĩ bảy màu đỏ cho mấy, đuôi dài màu xám hoa văn đen, bờm vàng cam hoặc cam đậm.
Con mái có màu xám trắng hoa văn đen. Hình minh họa:
Agriviet.Com-HT_Farm_Picture34.jpg

Agriviet.Com-HT_Farm_Picture37.jpg


+ Chim trĩ bảy màu xanh: lady amherts pheasant
Hình hài và kính thước của chim trống đặc biệt hơn hai con cùng loài, bờm trắng viền đen, đuôi sọc trắng đen. Trên tróp đầu có chóp lông cam đỏ. Thân hình oai dũng hơn nhưng lại sở hữu vẻ đẹp quyến rũ như cái tên Lady của nó, màu xanh trên thân được cấu thành từ những chiếc lông xanh xếp khéo léo lên nhau thật đẹp mắt.
Con mái có khác biệt nhờ da mắt và đôi chân xanh, bộ lông nâu đậm đà hơn.
Hình minh họa:
Agriviet.Com-HT_Farm_Picture33.jpg

Agriviet.Com-HT_Farm_Picture38.jpg


Phần 3:
Điều kiện khí hậu, cách nuôi dưỡng chim trong môi trường nuôi cảnh.
Chim sông khỏe mạnh nhờ vào bản năng tự nhiên, chưa qua nhiều quá trình lai tạo và thay đổi gien nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu thoáng mát và khô ráo của vùng nhiệt đới.
Trồng cỏ và cho ánh sáng mặt trời vừa phải giúp chim phát triển tốt. Trồng vào trong chuồng hoặc ngoài chuồng những bụi xả để làm mát khu vực sống của chim, những bụi đinh lăng giúp tạo không gian xanh tốt tự nhiên cho chuồng nuôi, ngoài ra còn có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy khi chim ăn loại lá cây này.
Agriviet.Com-Golden_Pheasant.jpg

Agriviet.Com-images.jpg


Che chắn gió khi về đêm và thay đổi khí hậu để tránh nhiễm bệnh từ gia cầm của địa phương. Chim có thể trạng và sinh hóa, sinh học tương đương với gia cầm nên thường xuyên cho chim dùng các loại thuốc phòng bệnh và tiêm ngừa dịch tả.

Thưc ăn chủ yếu của chim là các loại hạt và rau củ quả.
Hiện tại HT farm thành công trong quá trình chăm sóc chim dựa vào cách thức cho ăn uống và chăm sóc tốt:
+ Các loại hạt từ thiên nhiên: đậu xanh, cam thảo, bo bo, kê, các loại lúa, hạt hướng dương…đem lại nguồn thức ăn từ thiên nhiên giúp chim trao đổi chất tốt .
Hình minh hoạ:
Agriviet.Com-1308284886-beans.jpg



+Bổ sung các loại rau củ để giúp chim có thêm vitamind và dinh dưỡng cần thiết như chuối, cà chua, sà lách…Chim có thể ăn hầu hết các loại rau, tuy nhiên cần xem kỹ về vệ sinh, nguồn rau, và tránh các loại rau nhiều thuốc để tránh gây ngộ độc cho chim, tốt nhất nên rủa sạch và lựa chọn kỹ càng.
Tránh cho chim ăn các loại trái cây có nhiều nước quá nhiều, có thể gây tiêu chảy.
(theo HT farm chỉ cho ăn cà chua, sà lách, mầm rau non tự trồng để chim phát triển tốt nhất.)
+ Thỉnh thoảng bổ sung cho chim một ít sâu nhằm giúp chim có đủ đạm, tuy nhiên không nhiều, vì loài này không hảo động vật lắm.
+ Cám cho gia cầm cũng đc xem là cần thiết, tốt hơn nên trộn với bắp (ngô) xay vừa đủ vỡ hạt.
Thưc hiện công tác khử trùng và vệ sinh chuồng trại để nâng cao môi trường trong sạch cho nơi chim sống.
Tưới mát khu vực xung quanh nếu vào mùa nắng, che chắn và đảm bảo độ ấm vào mùa mưa.
Phần 4
Các bệnh thường gặp trên chim
Các chuyên gia nông nghiệp của Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam đã đưa ra một số tư vấn về các bệnh thường gặp ở gà như: Hô hấp mãn tính (CRD), bệnh Newcastle (bệnh dịch tả) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm để giúp bà con nông dân cách phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời, có hiệu quả cao.
1. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. chim mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho chim con qua trứng hoặc do chim khỏe tiếp xúc trực tiếp với chim nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại…
Phòng bệnh:
- Điều quan trọng hàng đầu là phải mua chim giống ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỷ lệ nhiễm CRD thấp.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ kết hợp sát trùng bằng Vikon (10gr pha với 2 lít nước) hoặcVime–Iodine (15ml pha với 4 lít nước).
- Vệ sinh, sát trùng trứng, máy ấp và máy nở trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng.
- MG rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất 3 ngày ngoài môi trường, vì thế cần thành lập quy trình chăn nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào-cùng ra” để loại mầm bệnh.
- Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày).
- Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD; EST; Genta – Tylo; Vimenro.
- Tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho chim bằng: Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD…
Điều trị bệnh:
- Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh thuộc các nhóm Tetracycline, Macrolide, Quinolone… pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chất điện giải.
2. Bệnh dịch tả (Newcastle)
Nguyên nhân: Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1. Bệnh Newcastle còn được gọi là dịch tả hay bệnh rù. Là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu và lây sang chim gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên.
Phát hiện bệnh:
- chim nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng... Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, liệt chân, cánh. Đối với chim đẻ, thì sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt.
Phòng bệnh:
- Bệnh chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới.
- Vệ sinh chuồng trại định kỳ kết hợp sát trùng bằng 1 trong 2 chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine.
3. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis-I
Nguyên nhân: Gây ra bởi virus họ Coronaviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với chim bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa tuổi, nhưng nặng nhất là chim con.
Phát hiện bệnh:
- Thời gian ủ bệnh từ 18-36 giờ.
- chim hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác
- Ở chim con: Ho, thở hổn hển, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%.
- Ở chim đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, giảm đẻ và chất lượng trứng giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó.
Phòng bệnh:
- Bệnh không có thuốc đặc trị do đó phòng bệnh là chủ yếu. Có thể phòng bệnh bằng cách dùng vaccin Biral H120…
- Tiêm vaccin cho gia cầm theo lịch.
- Cách ly chim bệnh, đối với chim đẻ thì nên loại thải.
- Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm Pividine hoặc Antivirus-FMB
- Thường xuyên bổ sung ADE Solution: 2g/1-2 lít nước uống hoặc Amilyte 1 g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng...

Các thông tin trên mang tính chất tham khảo về phòng tránh bệnh vì thông thường HT farm ít thấy có dấu hiệu bệnh nhiều như gia cầm.
Thông thường nên vệ sinh tốt chuồng nuôi, tránh các bệnh ngoài da như sưng mắt, phù đầu, có mạt chim….
Tuân thủ các quy tắc pha chế thuốc, tốt nhất chỉ nên ngừa với liều lượng bằng ½ liều lượng hướng dẫn sử dụng in trên bao bì vì vốn dĩ đề kháng và thể trạng chim tốt hơn so với gia cầm.
Phần 5
Chim sinh sản
Chim thường sinh sản vào khoảng tháng 2 đến tháng 7, chỉ sinh sản vào 1 mùa duy nhất, tuy nhiên kéo dài, sản lượng trứng từ 12_30 trứng/ mùa.
Có thể dùng máy ấp để ấp cho chim, hoặc đem cho gà ấp.
Trứng nở từ 20_23 ngày, sau đó đem úm đèn khoảng 3tháng thì cho ra ngoàiThông thường chim bảy màu đỏ và vàng có tỉ lệ đậu cồ cao hơn chim bảy màu xanh. Để khắc phục hạn chế này, khi tổ chức nuôi chim bảy màu xanh sinh sản, ta nên bố trí chuồng rộng và hạn chế ra vào, trồng nhiều bụi cây cỏ, chỗ trú ẩn cho chim để tăng cồ cho trứng.
Bổ sung các loại bột vỏ sò ốc xay nhuyến và cho vào chuồng chim để tăng lượng canxi cho chim đẻ.
Sau khi ấp được năm ngày, ta soi trứng để loại bỏ trứng không có cồ, nhằm đảm bảo trứng được ấp tốt và sạch sẽ.
Cho chim uống vitamind E bổ xung để tăng sản lượng cồ cũng là cần thiết.
Chim con.
Agriviet.Com-images_%25282%2529.jpg

Agriviet.Com-images_%25283%2529.jpg

Con non mới nở cho đến 3 tháng tuổi mới ngưng úm đèn. Cho ra môi trường tự nhiên
Xay nát các hạt dinh dưỡng nói trên để chim dễ tiêu hóa hơn, bổ sung sâu sạch.( nên tự nuôi nếu có thể để hạn chế mầm bệnh)
Vệ sinh chuồng úm theo định kỳ.
Giảm dần lượng chim con/diện tích nuôi/trên tháng để tạo môi trường thoáng cho chim con.
Mua thuốc ngừa dich tả và tiêm phòng cúm gia cầm khi chim con khoảng 3 tuần tuổi.
Tách và lọc những con to đều nhau để tránh tình trạng chim ăn uống không đồng đều.


Với bài viết này, HT farm hi vọng chia sẻ được đến quý bà con những kinh nghiệm thiết thực, cũng như người chơi chim có kinh nghiệm hơn trong việc nuôi và chăm sóc chim quý của mình.
 
Last edited by a moderator:
Mình mua lẻ vài cặp anh co bán ko?
anh gữi báo giá các loại chim đó vào mail dùm em hovantinh0209@gmail.com
Mình đang ở TP HCM
Kinh nghiệm nuôi dưỡng và chăm sóc chim trĩ bảy màu. Golden pheasant
Phần 1:
Xuất xứ của chim trĩ bảy màu(golden pheasant).
Chim trĩ bảy màu là tên gọi dành cho người Việt Nam, chim có xuất xứ từ phía Tây Trung Quốc, nơi có các ngọn núi cao cây cối dày đặc. Tuy nhiên quần thể này đã được nuôi dưỡng thành công tại các nước thuộc Châu Âu như Hoa Kỳ, Anh Quốc và Hà Lan vào cuối thế kỷ 18.(thông tin từ wikipedia.com)
Tình trạng bảo tồn:
Ít quan tâm, không nằm trong danh mục sách đỏ của bất cứ quốc gia nào, được xem như chim cảnh.
Ở các quốc gia khác ngoài mục đích nghiên cứu, làm cảnh, họ còn phát triển ngành thủ công từ lông chim.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia nhân giống và thành lập trại. Nguồn chim Việt Nam đang sở hữu là từ Thái Lan, Malaysia, Mỹ.[/I]
Phần 2:
Nhận dạng và phân biệt chim.
Chim trĩ bảy màu, bỏ qua các bước lai, ghép và sinh sản thuần dưỡng. Hiện nay có 3 loại chính:
+ Chim trĩ bảy màu đỏ: red golden pheasant
Con trống có màu đỏ chủ đạo , bờm cam viền đen, cánh xanh dương bắt nắng. Tổng chiều dài cơ thể khoảng 90_105cm.
Đầu có màu vàng kim óng và bên dưới đôi cánh xanh là bộ lông vàng rực rỡ.
Con mái có màu nâu viền đen như trong hình.
Agriviet.Com-HT_Farm_Picture8.jpg

Agriviet.Com-HT_Farm_Picture11.jpg


+Chim trĩ bảy màu vàng: yellow golden pheasant.
Con trống có màu vàng chủ đạo , cánh xám, tóc vàng kim không khác chim trĩ bảy màu đỏ cho mấy, đuôi dài màu xám hoa văn đen, bờm vàng cam hoặc cam đậm.
Con mái có màu xám trắng hoa văn đen. Hình minh họa:
Agriviet.Com-HT_Farm_Picture34.jpg

Agriviet.Com-HT_Farm_Picture37.jpg


+ Chim trĩ bảy màu xanh: lady amherts pheasant
Hình hài và kính thước của chim trống đặc biệt hơn hai con cùng loài, bờm trắng viền đen, đuôi sọc trắng đen. Trên tróp đầu có chóp lông cam đỏ. Thân hình oai dũng hơn nhưng lại sở hữu vẻ đẹp quyến rũ như cái tên Lady của nó, màu xanh trên thân được cấu thành từ những chiếc lông xanh xếp khéo léo lên nhau thật đẹp mắt.
Con mái có khác biệt nhờ da mắt và đôi chân xanh, bộ lông nâu đậm đà hơn.
Hình minh họa:
Agriviet.Com-HT_Farm_Picture33.jpg

Agriviet.Com-HT_Farm_Picture38.jpg


Phần 3:
Điều kiện khí hậu, cách nuôi dưỡng chim trong môi trường nuôi cảnh.
Chim sông khỏe mạnh nhờ vào bản năng tự nhiên, chưa qua nhiều quá trình lai tạo và thay đổi gien nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu thoáng mát và khô ráo của vùng nhiệt đới.
Trồng cỏ và cho ánh sáng mặt trời vừa phải giúp chim phát triển tốt. Trồng vào trong chuồng hoặc ngoài chuồng những bụi xả để làm mát khu vực sống của chim, những bụi đinh lăng giúp tạo không gian xanh tốt tự nhiên cho chuồng nuôi, ngoài ra còn có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy khi chim ăn loại lá cây này.
Agriviet.Com-Golden_Pheasant.jpg

Agriviet.Com-images.jpg


Che chắn gió khi về đêm và thay đổi khí hậu để tránh nhiễm bệnh từ gia cầm của địa phương. Chim có thể trạng và sinh hóa, sinh học tương đương với gia cầm nên thường xuyên cho chim dùng các loại thuốc phòng bệnh và tiêm ngừa dịch tả.

Thưc ăn chủ yếu của chim là các loại hạt và rau củ quả.
Hiện tại HT farm thành công trong quá trình chăm sóc chim dựa vào cách thức cho ăn uống và chăm sóc tốt:
+ Các loại hạt từ thiên nhiên: đậu xanh, cam thảo, bo bo, kê, các loại lúa, hạt hướng dương…đem lại nguồn thức ăn từ thiên nhiên giúp chim trao đổi chất tốt .
Hình minh hoạ:
Agriviet.Com-1308284886-beans.jpg



+Bổ sung các loại rau củ để giúp chim có thêm vitamind và dinh dưỡng cần thiết như chuối, cà chua, sà lách…Chim có thể ăn hầu hết các loại rau, tuy nhiên cần xem kỹ về vệ sinh, nguồn rau, và tránh các loại rau nhiều thuốc để tránh gây ngộ độc cho chim, tốt nhất nên rủa sạch và lựa chọn kỹ càng.
Tránh cho chim ăn các loại trái cây có nhiều nước quá nhiều, có thể gây tiêu chảy.
(theo HT farm chỉ cho ăn cà chua, sà lách, mầm rau non tự trồng để chim phát triển tốt nhất.)
+ Thỉnh thoảng bổ sung cho chim một ít sâu nhằm giúp chim có đủ đạm, tuy nhiên không nhiều, vì loài này không hảo động vật lắm.
+ Cám cho gia cầm cũng đc xem là cần thiết, tốt hơn nên trộn với bắp (ngô) xay vừa đủ vỡ hạt.
Thưc hiện công tác khử trùng và vệ sinh chuồng trại để nâng cao môi trường trong sạch cho nơi chim sống.
Tưới mát khu vực xung quanh nếu vào mùa nắng, che chắn và đảm bảo độ ấm vào mùa mưa.
Phần 4
Các bệnh thường gặp trên chim
Các chuyên gia nông nghiệp của Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam đã đưa ra một số tư vấn về các bệnh thường gặp ở gà như: Hô hấp mãn tính (CRD), bệnh Newcastle (bệnh dịch tả) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm để giúp bà con nông dân cách phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời, có hiệu quả cao.
1. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. chim mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho chim con qua trứng hoặc do chim khỏe tiếp xúc trực tiếp với chim nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại…
Phòng bệnh:
- Điều quan trọng hàng đầu là phải mua chim giống ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỷ lệ nhiễm CRD thấp.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ kết hợp sát trùng bằng Vikon (10gr pha với 2 lít nước) hoặcVime–Iodine (15ml pha với 4 lít nước).
- Vệ sinh, sát trùng trứng, máy ấp và máy nở trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng.
- MG rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất 3 ngày ngoài môi trường, vì thế cần thành lập quy trình chăn nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào-cùng ra” để loại mầm bệnh.
- Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày).
- Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD; EST; Genta – Tylo; Vimenro.
- Tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho chim bằng: Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD…
Điều trị bệnh:
- Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh thuộc các nhóm Tetracycline, Macrolide, Quinolone… pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chất điện giải.
2. Bệnh dịch tả (Newcastle)
Nguyên nhân: Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1. Bệnh Newcastle còn được gọi là dịch tả hay bệnh rù. Là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu và lây sang chim gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên.
Phát hiện bệnh:
- chim nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng... Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, liệt chân, cánh. Đối với chim đẻ, thì sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt.
Phòng bệnh:
- Bệnh chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới.
- Vệ sinh chuồng trại định kỳ kết hợp sát trùng bằng 1 trong 2 chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine.
3. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis-I
Nguyên nhân: Gây ra bởi virus họ Coronaviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với chim bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa tuổi, nhưng nặng nhất là chim con.
Phát hiện bệnh:
- Thời gian ủ bệnh từ 18-36 giờ.
- chim hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác
- Ở chim con: Ho, thở hổn hển, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%.
- Ở chim đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, giảm đẻ và chất lượng trứng giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó.
Phòng bệnh:
- Bệnh không có thuốc đặc trị do đó phòng bệnh là chủ yếu. Có thể phòng bệnh bằng cách dùng vaccin Biral H120…
- Tiêm vaccin cho gia cầm theo lịch.
- Cách ly chim bệnh, đối với chim đẻ thì nên loại thải.
- Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm Pividine hoặc Antivirus-FMB
- Thường xuyên bổ sung ADE Solution: 2g/1-2 lít nước uống hoặc Amilyte 1 g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng...

Các thông tin trên mang tính chất tham khảo về phòng tránh bệnh vì thông thường HT farm ít thấy có dấu hiệu bệnh nhiều như gia cầm.
Thông thường nên vệ sinh tốt chuồng nuôi, tránh các bệnh ngoài da như sưng mắt, phù đầu, có mạt chim….
Tuân thủ các quy tắc pha chế thuốc, tốt nhất chỉ nên ngừa với liều lượng bằng ½ liều lượng hướng dẫn sử dụng in trên bao bì vì vốn dĩ đề kháng và thể trạng chim tốt hơn so với gia cầm.
Phần 5
Chim sinh sản
Chim thường sinh sản vào khoảng tháng 2 đến tháng 7, chỉ sinh sản vào 1 mùa duy nhất, tuy nhiên kéo dài, sản lượng trứng từ 12_30 trứng/ mùa.
Có thể dùng máy ấp để ấp cho chim, hoặc đem cho gà ấp.
Trứng nở từ 20_23 ngày, sau đó đem úm đèn khoảng 3tháng thì cho ra ngoàiThông thường chim bảy màu đỏ và vàng có tỉ lệ đậu cồ cao hơn chim bảy màu xanh. Để khắc phục hạn chế này, khi tổ chức nuôi chim bảy màu xanh sinh sản, ta nên bố trí chuồng rộng và hạn chế ra vào, trồng nhiều bụi cây cỏ, chỗ trú ẩn cho chim để tăng cồ cho trứng.
Bổ sung các loại bột vỏ sò ốc xay nhuyến và cho vào chuồng chim để tăng lượng canxi cho chim đẻ.
Sau khi ấp được năm ngày, ta soi trứng để loại bỏ trứng không có cồ, nhằm đảm bảo trứng được ấp tốt và sạch sẽ.
Cho chim uống vitamind E bổ xung để tăng sản lượng cồ cũng là cần thiết.
Chim con.
Agriviet.Com-images_%25282%2529.jpg

Agriviet.Com-images_%25283%2529.jpg

Con non mới nở cho đến 3 tháng tuổi mới ngưng úm đèn. Cho ra môi trường tự nhiên
Xay nát các hạt dinh dưỡng nói trên để chim dễ tiêu hóa hơn, bổ sung sâu sạch.( nên tự nuôi nếu có thể để hạn chế mầm bệnh)
Vệ sinh chuồng úm theo định kỳ.
Giảm dần lượng chim con/diện tích nuôi/trên tháng để tạo môi trường thoáng cho chim con.
Mua thuốc ngừa dich tả và tiêm phòng cúm gia cầm khi chim con khoảng 3 tuần tuổi.
Tách và lọc những con to đều nhau để tránh tình trạng chim ăn uống không đồng đều.


Với bài viết này, HT farm hi vọng chia sẻ được đến quý bà con những kinh nghiệm thiết thực, cũng như người chơi chim có kinh nghiệm hơn trong việc nuôi và chăm sóc chim quý của mình.
 
chao a, toi o da nang cung muon mua vai con non ve nuoi thu nhung khong biet lien lac nhu the nao day. Neu dc a bao gia qua sdt 0905930028 dum. Khong thi cho xin sdt de minh lien lac. Sorry dang len mang = dien thoai nen ko go dau dc
 
mình hiên đang có 1 cạp trĩ bãy màu đỏ nuôi thuần từ nhỏ đã dẻ dược 2 mua dep miễn chê hiện mình không chăn nuôi nữa bán cho ai có nhu cầu trang trại mình ở sơntây { nga tư lục quân } sdt 01652681661 giá của đôi chim là 5,5t ơ thị trừơng hiện 1 đôi chim trĩ bảy màu đỏ đang đẻ nuôi thuần không có giá đó
 
Back
Top