Chia sẽ kinh nghiệm trồng Khoai mì đạt Năng suất cao-Kì :Xử lý Hom mì trước khi trồng

Kính chào quý bà con quan tâm đến Cây khoai mì!

Hiện nay, chúng tôi được biết rất nhiều bà con đang rất quan tâm đến cây Khoai mì vì giá trị kinh tế mang lại của Khoai mì ở hiện và trong tương lai khi áp dụng cho xăng sạch E5 từ Ethanol chiết xuất tử củ mì vào 10/2015 và xuất khẩu Ethanol sang Trung Quốc đang thiếu hụt.

Để Khoai mì đạt năng suất cao, chúng tôi đã tập hợp các kinh nghiệm sản xuất khoai mì trong nước và nước ngoài từ các nước như Thái Lan, Indonexia... để chia sẽ cùng bà con. Gồm 3 công đoạn xử lý như sau:

1/ Xử lý hom giống: Tăng số lượng rễ bất định và rễ củ sau này, phòng ngừa bệnh hại.

2/ Xử lý Thuốc tạo củ ( Giai đoạn cây mì 45-60 ngày): để tăng số lượng củ hình thành từ rễ bất định.

3/ Xử lý Thuốc Phình củ mì : để tăng trọng lượng củ và tăng độ bột.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẽ về Giai đoạn Xử lý hom giống:

Sau khi hom giống đã được chọn và cắt theo tiêu chí của bà con, cần phải qua khâu xử lý hom trước khi trồng xuống đất.

Mục đích: tăng số lượng rễ bất định hình thành, cây được xử lý tăng số lượng rễ lên 40-50%, và số lượng rễ bất định hình thành rễ củ sau này cũng tăng tỷ lệ thuận theo.

Ngoài ra, trong quá trình xử lý Hom, chúng ta bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng như Rootone kích thích hom mì hình thành rễ mạnh, phân hóa rễ bất định hình thành ở cả 2 đầu hom mì ( nguồn Indonexia)

* Cytokinin kích thích mầm cây con sinh trưởng mạnh, bổ sung Fulvic Acid giúp cây mập, khỏe.

* Alginic acid là tiền chất phân hóa hình thành rễ củ.... cùng những dưỡng chất trung-vi lượng cho cây ( nguồn Thailand)

Phòng bệnh: Chúng ta có thể dùng Đồng đỏ pha và hợp chất ngâm hom hoặc các thuốc phòng nấm bệnh sẽ ngăn ngừa mầm bệnh cho cây con khi trưởng thành.

Lưu ý: Nếu bà con không có điều kiện thì có thể tìm mua Naphthalene Acetic Acid ( NAA) 98% hàm lượng 200-250 ppm ngâm trong 2-3 phút cũng có hiệu quả .


Thực tế cho thấy, khi bà con làm tốt Giai đoạn xử lý hom mì tốt thì đã tăng năng suất lên 25-30 % so với không xử lý hom

Chúng tôi rất mong được chia sẽ cùng quý bà con quan tâm đến cây khoai mì những kinh nghiệm mà chúng tôi đã áp dụng trồng mì tại Viet Nam và Cambodia.
Hiện chúng tôi có cung cấp Chế phẩm xử lý Hom mì ở trên, nếu Quý bà con có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi! Chúc bà con Thành công!

Agriviet.Com-M-03.jpg

Agriviet.Com-AT1.jpg
 
Last edited:
bài viết thật hữu ích sao không ai quan tâm nhỉ , hay không có ai trồng củ mỳ
làm ăn mà không thay đổi cứ làm theo kiểu truyền thống thì làm sao phát triển đc
Vụ hội nhập tới đây nếu nông dân không thay đổi thì sẽ làm nô lệ hết thôi
 
cảm ơn bác lethanhan rất nhiều. đọc được bài viết của bác em như nhặt được vàng. đúng là tư xưa đến giờ bà con vẫn quen tròng khoai mì theo lối cũ. Tình cờ em đọc được trên báo nông nghiệp có bài viết sử dụng kytokinin cho cây trồng,trông đó có cây khoai mì mà em đang quan tâm. Nhưng chế phẩm sinh học kytokinin o vùng Bình Thuận của em chưa có nên thật sự em chưa biết nhiều. Vậy bác có thể cho em biết nếu muốn mua chế phẩm sinh học này thì mua ở đau hay phải vào chổ bác mới có? và trồng khoảng 2 ha khoai mì thì dùng khoảng bao nhiêu là đạt hiệu quả và 1lítlafchees phẩm này là ba nhieu tiền vậy à?
 
Cảm ơn các anh-em đã quan tâm! Những câu anh hỏi rất thực tế, xin anh hãy gửi mail cá nhân cho chúng tôi để chia sẽ dễ dàng hơn. Cảm ơn các anh-em đã quan tâm!
 
bác chủ thớt lethanhan cho ra giai doai thứ 2 là xử lý thuốc tạo củ đi. bà con nóng lòng được biết quá
 
Chuyện chất kích thích thì không chắc tăng năng suất đâu.
Tăng năng suất cây trồng có nhiều cách lắm, kể cả những
cách thông thường cổ truyền nhất như Nước, Phân, Cần, Giống
và Khoảng Cách nữa.

Bàn về chuyện trồng khoai mì lấy bột để làm rượu cồn Ethanol
thì không đúng rồi. Khoai mì làm Ethanol thì năng suất rất
kém so với trồng Bắp. Khoai mì chỉ có lợi so với trồng Bắp ở
chỗ nó chịu và có chút ít năng suất với đất cằn cỗi, không
tưới, ít mưa, không có người chăm sóc thôi. Khoai mì còn có
lợi khi làm bột Tapioca, đúng nghĩa là bột khoai mì, các cây
khác không thể có bột này. Cũng vì thế, ở các nước tiên tiến,
người ta không trồng khoai mì, mà trồng bắp. Ở Việt Nam, đồng
bào trồng khoai mì cũng là những người rất nghèo, mẹ già, con
nhỏ, chồng hay vợ ốm yếu thôi. Nhà nông rành nghề có ai lại
bỏ đất tốt không trồng bắp mà lại đi trồng khoai mì? Cùng một
thửa ruộng trồng khoai mì và trồng bắp, thì ai bán được nhiều
tiền hơn?
 
Cảm ơn sự góp ý anhmytran ! Chúng tôi xin được hỏi anh là anhmytran đã trồng mì hay chưa? số lượng anh từng trồng cùng năng suất thế nào vậy anh, hay là anh chỉ đọc trên báo??? Bà con trồng mì thì đúng là nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhưng theo như thực tế chúng tôi đi tham quan học hỏi và làm việc tại các vùng trồng mì tại Tây Ninh, Đồng nai, Bình Phước cũng như các vùng Kongpong Thom, Kep, Memod tại Cambodia thì chắc không như anh trình bài, nhà đầu tư khoai mì hàng chục đến hàng trăm ha, trồng rất chuyên nghiệp, tưới nước mùa nắng, phân bón và công nghệ rất chuẩn và lợi nhuận từ cây mì là không nhỏ đâu???
Như trồng bắp hiện nay có chú Đức- Hoàng Anh Gia Lai trồng nhiều khoảng 6000 ha , còn lại vì lí do đầu ra nên chỉ trồng quy mô nhỏ.

Ethanol thì như sau: 50 tấn mía cho 3 tấn Cồn Ethylic.

Củ cải đường : 30 tấ ncho 1.8 tấn Cồn Ethylic.
Sắn (Khoai mì): 6 tấn cho 1.6 tấn Cồn Ethylic.
Bắp: 1 tấn cho 0.2 tấn Cồn Ethylic.
Khoai tây: 11 tấn cho 0.8 tấn Cồn Ethylic ( Nguồn Úc, 2013).

Gửi anh anhmytran cùng bà con tham khảo. Chúc thành công!
 
Cồn (rượu) có thể tạo ra từ tinh bột,đường hay xenlulo(gỗ) vì vậy cây gì thành phần chứa nhiều những thứ trên sẽ cho nhiều rượu
khoai bắp, hay gạo có nhiều tinh bột nhưng vì chúng đắt nên ng ta ít dùng sản xuất cồn , xenlulo rẻ nhưng chưng cất khó hơn
Vì vậy người ta ưu tiên hàng đầu cho củ mỳ để sản xuất cồn các nhà máy rượu đều sử dụng củ mỳ, và trong tương lai người ta sẽ sử dụng cồn để chạy các động cơ của phương tiện giao thông vì thế nhu cầu cồn trong tương lai là rất lớn
 
Chuyện chất kích thích thì không chắc tăng năng suất đâu.
Tăng năng suất cây trồng có nhiều cách lắm, kể cả những
cách thông thường cổ truyền nhất như Nước, Phân, Cần, Giống
và Khoảng Cách nữa.

Bàn về chuyện trồng khoai mì lấy bột để làm rượu cồn Ethanol
thì không đúng rồi. Khoai mì làm Ethanol thì năng suất rất
kém so với trồng Bắp. Khoai mì chỉ có lợi so với trồng Bắp ở
chỗ nó chịu và có chút ít năng suất với đất cằn cỗi, không
tưới, ít mưa, không có người chăm sóc thôi. Khoai mì còn có
lợi khi làm bột Tapioca, đúng nghĩa là bột khoai mì, các cây
khác không thể có bột này. Cũng vì thế, ở các nước tiên tiến,
người ta không trồng khoai mì, mà trồng bắp. Ở Việt Nam, đồng
bào trồng khoai mì cũng là những người rất nghèo, mẹ già, con
nhỏ, chồng hay vợ ốm yếu thôi. Nhà nông rành nghề có ai lại
bỏ đất tốt không trồng bắp mà lại đi trồng khoai mì? Cùng một
thửa ruộng trồng khoai mì và trồng bắp, thì ai bán được nhiều
tiền hơn?
bác về việt nam mới biết được.ở bên đó nói không thực tế tí nào
 
Sao bạn chắc tôi chưa bao giờ trồng khoai mì?
Cho bạn biết tôi đã từng trồng tât cả các cây trồng
ở Việt nam. Có điều tôi không có héc ta đất để biết
năng suất mà thôi. Cái hay là cách trồng của tôi
ngày xưa thì bây giờ vẫn rất phổ biến trên hàng triệu
héc ta đất miền Bắc. Năm ngoái tôi về thăm vùng
đồng bằng sông Hồng và vùng núi Việt Bắc và Tây
Bắc, thì thấy bà con vẫn trồng như thế, chẳng có
kỹ thuật hiện đại chi cả.

Còn bạn biết, nhưng không biết đến nơi đến chốn.
Xin hỏi bạn, 1 héc ta đất, lấy hết sức của bạn ra
hết kỹ thuật, tiền vốn, phân bón, chăm sóc, thì
trồng khoai mì được bao nhiêu tấn, làm ra được bao
nhiêu lít cồn, và nếu trồng bắp thì đựoc bao nhiêu
tấn, và được bao nhiêu lít cồn? Nếu bạn không trả
lời đựoc, thì cái biết của bạn cũng chẳng hơn gì tôi.

Ngược lại, tôi đã từng trồng các cây này, và sống giữa
bà con trồng các cây này từ đồng bằng đến miền núi,
hàng chục năm trời. Đương nhiên tôi hiểu biết thực
tế nông nghiệp trồng mấy cây này hơn hẳn bạn. Những
hiểu biết của bạn chỉ là cóp nhặt, mà tôi có thể cóp
nhặt còn hơn bạn nữa, vì tôi tìm các tài liệu tiếng
Anh mới nhất trên Internet. Tôi chỉ mới kể thực tế
nông nghiệp ở miền bắc ra thôi. Nếu cần tài liệu để
chia sẻ với bạn, tôi sẽ tìm ra sau.

Bạn nào có con số thực tế đã làm ra, xin mời cứ tự
nhiên chia sẻ. Đừng tự cảm giác của mình bạn ra mà
chê tôi không có căn cứ.
 
Năng suất Khoai Mì (Cassava yield per hectare):
14.5 tấn một hecta, ở Thái Lan, cao hơn năng suất trung bình cả thế giới
http://www.fao.org/docrep/009/y1177e/y1177e04.htm

28-30 tấn một hecta, ở Philipine (cassava yield per hectare Philipine)
http://b-meg.com.ph/page/smc-recommended-practices/cat-cassava-growing

Thành phần bột trong sắn tươi (Raw Cassava nutrition analysis):
26% bột đường
http://nutritiondata.self.com/facts/vegetables-and-vegetable-products/2389/2

Năng suất Ngô, Bắp (Corn yield per hectare):
12-20 tons per hectare ở Mỹ và Tân Tây Lan
http://seedfreedom.in/verage-us-corn-production-per-hectare-is-the-same-in-2012-as-it-was-in-1987/

Thành phần dinh dưỡng Ngô, Bắp (corn nutrition analysis):
41% bột đường
http://nutritiondata.self.com/facts/cereal-grains-and-pasta/5687/2

Tóm lại, theo con số thu lượm trên kia, thì khoai mì cho năng suất gấp rưỡi bắp,
nhưng chất bột trong bắp thì gấp rưỡi khoai mì, cho nên trồng cây nào cũng thu
được lượng bột tương đương.

Dù sao, các nước Canada, Mỹ, và bọn da trắng mũi lõ thì trồng bắp, các nước
châu Á, và nhất là châu Phi, người da đen thì trồng khoai mì. Khoai mì dễ trồng
hơn, chịu được khô, đất bạc màu, và ít công chăm bón, ít kỹ thuật khoa học hơn.
 
Còn ở Tây Ninh thì Những hộ nông dân giỏi Tây Ninh trồng sắn trên đất xám bạc màu đạt năng suất sắn củ tươi trên 60 tấn / ha đã đầu tư cho mỗi hecta 13 bao SA (650 kg SA tương đương 325 kg Urea = 136 N) + 15 bao Lân Long Thành (750 kg Lân Long Thành tương đương 150 kg P2O5) + 4 bao KCl (200 kg) + 200 bao tro (tương đương 120 kg KCl ). Đây là dữ liệu cách nay 2 năm, hiện tại chúng tôi đã làm đạt mức đó tại Svay Rieng - Cambodia cũng đạt năng suất như trên (có áp dụng tưới vào mùa khô).

Vấn đề là chia sẽ để giúp bà con mình có nhiều kinh nghiệm hơn trong canh tác, Các nông dân ngoài Bắc còn vào Nam học trồng mì mà bác, năng suất hiện tại ở Bắc thấp hơn miền Nam nhiều lắm, 1 pần do thổ nhưỡng. Chấp vào quá khứ đã qua làm gì, hiện tại trước mắt chúng ta đã thay đổi rất nhiều!
 
Chào anh! Theo những thông tin mà bạn bè mình ngoài Bắc hiện nay mì giống đạt trung bình khoảng 30-35 tấn/ha ( 1 năm chỉ trông 1 vụ), miền Trung thì năng suất tầm 25 tấn/ha, còn Tây Nguyên tại Kon Tum thì năng suất trung bình cũng từ 20-25 tấn /ha.
Nhưng trong Nam nếu áp dụng tưới vào mùa nắng, xuống giống tháng 10 AL, thì trồng mì Cút KM140 tháng 3 AL đã lên mì. Vụ hai là đầu tháng 4 AL xuống mì giống tháng 11 AL lên mì. Thì 2 năm có thể làm 3 vụ, còn những nhà nông thích mì Cut thì trồng 1 năm 2 vụ đó anh, nên tíhn lại kinh tế cũng cao.

Anh đưa ý kiến trồng bắp rất hay, thời gian ngắn, kinh tế cao, chúng tôi rất hoan nghênh. Nhưng do điều kiện về kinh tế khi đâu tư, kĩ thuật và vấn đề an ninh nên hiện tại cây bắp chưa được phổ biến, tương lai nó là sẽ cây lương thực giá trị kinh tế được bà con mình trồng, Nếu a đi nhiều nơi, sống ở nước bạn thì mong anh chia sẽ kinh nghiệm để giúp bà con nông dân mình, thay mặt bà con chúng tôi rất cảm ơn anh anhmytran!
 
Tùy theo tuổi, khoai mì có tỷ lệ bột khác nhau.
Thường thì khoai mì 1 tuổi có tỷ lệ bột cao nhất.
Khoai mì non thì tỷ lệ nước cao. Khoai mì già quá
1 tuổi, thì tỷ lệ xơ tăng lên. Già quá thì khoai
mì trở nên khoai gỗ. Người thành thị thích ăn
khoai mì non luộc, vì nó không bở bột như khoai mì
đủ tuổi.
 
Bây giờ một số hộ trồng sắn ở tây ninh hay trên tây nguyên họ làm rất khoa học: bón phân, lên luống, giống tốt nên năng suất rất cao có thể đạt 60-80 tấn/ha. Nếu tính trung bình trên thế giới về năng suất cafe, tiêu...thì việt nam mình là vô định đấy anh anhmytran.
 
Cảm ơn anh Phucmaca ! Những thông tin anh chia sẽ rất thực tế, nhưng vấn đề là kĩ thuật và cách chăm sóc mì cùng với sự hỗ trợ về thuốc tạo củ và chất điều hòa sinh trưởng thì năng suất cao lắm, có hộ đạt 80 tấn/ha, nhưng nhiều hộ rất ngại chia sẽ, thực tế chúng tôi cũng đã thấy ở Tây Ninh! Và chúng tôi cũng đang nâng cao năng suất mì lên ...!
 
Back
Top