Chia sẻ một số bệnh thường gặp ở gà, triệu chứng và cách phòng trị.

  • Thread starter Đỗ Văn Cường
  • Ngày gửi
Đ

Đỗ Văn Cường

Guest
Bệnh Niu-cát-xơn trên gà

(Bệnh gà rù)


Bệnh Niu-cát-xơn (hay còn gọi bệnh gà gù) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gà, bệnh thường xảy ra quanh năm, đặc biệt là lúc giao mùa. Bệnh lây lan rất nhanh qua mọi con đường, ở mọi lứa tuổi nên dễ phát sinh thành ổ dịch lớn. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Nhằm giúp bà con chăn nuôi sớm nhận biết và phân biệt bệnh Niu-cát-xơn để chủ động phòng, trị bệnh có hiệu quả.


1. Đặc điểm của bệnh:Lây lan nhanh, mạnh, qua hô hấp, tiêu hoá, tiết dịch, . . . .v.v. Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh và tỷ lệ chết thường rất cao từ 90 - 100%.


a. Nguyên nhân: Bệnh do vi rút Tortor Furius gây ra, chúng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và hô hấp, do tiếp xúc giữa gà ốm và gà khỏe, do phương tiện vận chuyển thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh hoặc do tiếp xúc với chim hoang mang mầm bệnh.


b. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh ngắn, thường từ 3 - 5 ngày. Bệnh tiến triển theo 3 thể chính như sau:


- Thể quá cấp: Thường xuất hiện ở đầu ổ dịch, bệnh xảy ra rất nhanh, gà chỉ ủ rũ vài giờ là chết.


- Thể cấp tính: Là thể phổ biến thường hay gặp nhất, trong đàn gà xuất hiện bệnh một vài con ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 420 C – 430 C, xoã cánh như khoác áo tơi, chảy nước mũi màu trắng, xám hoặc đỏ nhạt hơi nhớt. Gà bệnh thường hắt hơi nên kêu thành tiếng “toác, toác”. Diều sưng to do thức ăn không tiêu, khi cầm chân gà dốc ngược từ miệng chảy ra chất nhớt mùi chua. Phân lúc đầu đặc màu nâu sẫm sau loãng dần có màu trắng xám hay còn gọi “cứt cò”, lông đuôi bết đầy phân.


- Thể mãn tính: Thường ở giai đoạn cuối ổ dịch, gà thường xuất hiện triệu chứng thần kinh, gầy còm, chết vì đói và kiệt sức. Tuy nhiên nếu chúng vụơt qua gian đoạn này thì lành bệnh và được miễn dịch suốt đời.


b. Bệnh tích đặc trưng:


- Gà gầy, diều chứa đầy thức ăn.


- Thể cấp tính: Xuất huyết đường tiêu hóa như: diều, dạ dày tuyến (tiền mề), ruột. Xuất huyết niêm mạc mắt.


- Trường hợp bệnh kéo dài gây viêm giác mạc mắt, cuống phổi và khí quản. Dạ dày tuyến xuất huyết vòng nhẫn.


c. Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào triệu chứng và bệnh tích điển hình như trên. Tuy nhiên trên thực tế bệnh này thường ghép chung với một số bệnh khác nên triệu chứng và bệnh tích cũng thay đổi. Do đó, chẩn đoán bằng huyết thanh học là phương pháp tốt nhất để phát hiện bệnh.


d. Điều trị: bệnh do vi rút gây ra nên hiện nay chưa có thuốc đặc trị, cho nên việc phòng bệnh bằng vắc xin được xem là hiệu quả nhất.


e. Phòng bệnh bằng vắc xin:


- Dùng vắc xin Lasota nhỏ mắt, mũi:


+ Lần 1: gà từ 3 - 7 ngày tuổi.


+ Lần 2: gà từ 18 - 21 ngày tuổi.


- Tiêm vắc xin Niu-cát-xơn hệ I lúc gà từ 60 ngày tuổi và 135 ngày tuổi.


* Lưu ý: Tiêm ngừa cho gà vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều tối là tốt nhất.


Tham gia thực hiện "Kết ước phòng bệnh" như sau:


- Không mua, bán, ăn thịt gia cầm bị bệnh, chết hoặc không rõ nguồn gốc.


- Thực hiện phòng bệnh Niu-cát-xơn bằng vắc xin.


- Thực hiện khai báo dịch kịp thời.


- Không vứt xác gia cầm bừa bãi.




BỆNH GUMBORO

(Do virus gây ra)


1. TRIỆU CHỨNG:


Gà giảm ăn uống, lông xù, ủ rũ, khi mới phát bệnh gà cắn mổ nhau.

Điển hình là viêm túi Fabricius (phía trong hậu môn), lúc đầu sưng to sau teo lại.

Ỉa phân lỏng màu vàng nhạt, phân sáp dính hậu môn.

Thường gặp ở gà 3-6 tuần tuổi, dễ bị bội nhiễm (ghép với Newscastle, Ecoli, Tụ cầu khuẩn, Cầu trùng, Tụ huyết trùng, CRD, Salmonella...), tỷ lệ chết từ 20-80%.


Bệnh không có thuốc đặc trị, sử dụng vaccine đề phòng ngừa. Trong trường hợp nhiễm bệnh, bà con nên sử dụng các sản phẩm thảo dược và vitamin để tích cực nâng cao sức đề kháng, chống bội nhiễm cho gà, đồng thời sát trùng chuồng.


2. TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG:


- Khi gà có hiện tượng bệnh, nên tích cực tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách:


Pha chung, tiêm cho gà lớn và cho uống trực tiếp ở gà con, ngày 1-2 lần x 3 ngày, cho mỗi 4-5 kg gà:

MD ANALGIN TD (1ml) + MD BETA (1ml) + MD CATAMIN (1ml) + MD B1B6B12 (1ml)


Pha nước cho toàn đàn uống, liên tục 3-5 ngày, trong 1 Lít nước:

MD ANALGIN TD (2ml) + MD BETA (2ml) + MD ELECTROLYTES (3g) + MD REDMIN (1ml) + MD BIOTIN CALCIUM (3g)

Lưu ý: Đối với những con lù rù không uống nước phải tích cực cho uống hoặc tiêm.



- Sau đó, để chống bội nhiễm, bà con nên thực hiện như sau:


Pha nước cho toàn đàn uống, ngày 2 lần, mỗi lần x 2-3 giờ, liên tục 3 ngày, trong 1 Lít nước:

MD ANALGIN TD (2ml) + MD ELECTROLYTES (3g) + MD REDMIN (1ml) + MD BIOLACZYM (2g)



3. CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH GUMBORO:


- Để phòng bệnhGumboro , bà con nên tiêm phòng theo lịch chủng, đồng thời thực hiện:


Mỗi tuần, pha nước cho toàn đàn uống, liên tục 2-3 ngày, ngày 2 lần, mỗi lần x 2-3 giờ, trong 1 Lít nước:

MD ANALGIN TD (1ml) + MD BETA (1ml) + MD ELECTROLYTES (2g) + MD REDMIN (1ml) + MD NAPOLI (2ml)


Mỗi tháng 1 đợt (7-10 ngày), trộn thức ăn cho gà, trong 1kg thức ăn:

MD BIOTIN CALCIUM (2g) + MD SELEN-E (2g)


Sát trùng chuồng, 1-2 lần mỗi tuần:

MD DIODINE (3ml/1 Lít nước/10m2 chuồng)


Khi thời tiết thay đổi, độ ẩm cao, bà con nên phun MD TCG vào buổi tối.


- Lưu ý:


Trước và sau khi chủng vaccine, hoặc khi chuyển chuồng, nên pha nước cho gà uống trong 3 ngày liên tục, trong 1 Lít nước:

MD KL 125 (2-3g)


Để làm sạch ống dẫn nước cho gà uống, đồng thời cung cấp thêm nguồn vi sinh có lợi, bà con nên sử dụng trong 1 Lít nước:

MD NAPOLI (2-3ml)

Khi phát hiện gà có các biểu hiện khác thường hoặc nghi mắc bệnh Niu-cát-xơn bà con chăn nuôi phải khai báo ngay với cơ quan thú y nơi gần nhất, nhân viên thú y hoặc chính quyền cơ sở; đồng thời cách ly gà nghi mắc bệnh. Tiêm phòng vắc xin, bổ sung B.Complex, chất điện giải, Vitamin C để tăng sức đề kháng cho những đàn gà chưa mắc bệnh. Không bán chạy, không ăn thịt gà bệnh. Rắc vôi bột và phun thuốc tiêu độc sát trùng chuồng nuôi, sân thả, dụng cụ và các khu vực xung quanthường dầy và mờ đục, có thể chứa nhớt và dịch tiết như pho mát.

Phòng bệnh

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng cách loại bỏ tất cả các chất thải và chất lót chuồng, đồng thời tiến hành sát trùng chuồng trại bằng một trong các thuốc sát trùng sau: Vimekon (10gr pha với 2 lít nước); Vime – Iodine (15ml pha với 4 lít nước) ngay khi chuồng đang có gà.

- Vệ sinh, sát trùng trứng và máy ấp trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng.

- Do vi sinh vật rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất là 3 ngày ngoài môi trường, vì thế chúng ta thành lập quy trình và hệ thống chăn nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào – cùng ra” để loại mầm bệnh ra khỏi môi trường chăn nuôi.

- Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày).

- Sử dụng kháng sinh để trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD: 1g thuốc trộn với 1 lít nước uống hoặc 0,5kg thức ăn; EST: 1g trộn với 0,5 lít nước uống hoặc 0,3 kg thức ăn; Genta – Tylo: 1g thuốc trộn với 1 lít nước uống hoặc 0,5kg thức ăn; Vimenro: 1g pha 0,3 lít nước cho 3 – 4 con gà

- Cân bằng tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho gia cầm bằng các chế phẩm sau: Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD…

Điều trị

- Kháng sinh trộn: sử dụng các loại thuốc trên với liều trị bệnh gấp đôi liều phòng.

- Kháng sinh tiêm: Có thể sử dụng một trong các loại thuốc tiêm sau: Tylenro 5+5: 1ml/3 – 5kg thể trọng, ngày 1 lần, tiêm bắp liên tục 3 – 5 ngày; Tylovet: 1ml/3 – 5 kg thể trọng, kết hợp Septryl 240 (1ml/7kg thể trọng) ngày 1 lần, tiêm bắp liên tục 3 – 5 ngày.

- Hỗ trợ điều trị bằng cách tiêm: Vime Liptyl: 1ml/10kg thể trọng; Vime Canlamin: 1ml/5kg thể trọng.
 


Bác cho e hoi ga nha e u ru bo an bung co mau đen phỉnh to .phân co mau trang noi bot da chẹt may con roi k bjet bj j mong ca nha giúp e voi
 


Back
Top