chiết nhánh cây sake

  • Thread starter volekyduyen
  • Ngày gửi
cách chiết cành các loại cây ăn trái tương đối giống nhau
bạn có thể tham khảo các cách chiết cành các loại cây khác rồi thực hành trên cây sake
một bài viết lấy trên mạng
Nongnghiepvietnam đã viết:
Giống cây ăn quả lâu năm nhân giống vô tính bằng cách chiết cành thường được người làm vườn ưa chuộng. Chiết cành, cây nhanh ra quả, quả ổn định về năng suất, chất lượng; đảm bảo giống cây mẹ 100% về các đặc tính sinh lý, sinh hoá.
Xin mách cách chiết cành chóng ra rễ, tỷ lệ ra rễ cao.
Thời vụ chiết cành: Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn.
Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn. Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ (vị chí cành bên, cành chạc 2-3) khoảng 10cm, vết khoanh dài 4-5cm được cạo sạch lớp vỏ lụa (lớp tượng tầng sinh vỏ), để khô trong 3-5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.
Chọn vật liệu bó bầu: Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.
Những cây có nhựa mủ khó chiết như: Hồng xiêm, trứng gà, mít… cần chọn cành có đường kính to 1,5-2cm và nên bôi thêm một số chất kích thích ra rễ sau: Atonic 0,1%; Orgamin 1%; Na 2,4D 100ppm; NAA 100ppm… để khô thuốc trong 10-15phút sau đó mới bó bầu, cành chiết sẽ nhanh ra rễ hơn, tỷ lệ ra rễ tăng 30-40%.
Theo NNVN
 
Nhờ các bạn chỉ dùm mình cách chăm sóc cây xương rồng kiểng (kích thích trổ hoa,thời gian tưới cây,làm sao cho cây mau lớn
---------------
uploaded.php
 
Last edited by a moderator:
Cây Sakê hiện đang hót nên chiết cành để cung ứng giống chậm, vì vậy các nhà vườn sử dụng phương pháp ghép mắt lên cây mít nhanh hơn
 
Cho minh hoi sao cay sake minh trong lon len cao hon 1met thi la bi chay lam nhu bi sau an vay,co bien phap nao de tranh hay ko ?thanks
 

bạn vui lòng viết chữ có dấu.

nếu có hình thì dễ bắt bệnh hơn
 
Cho minh hoi sao cay sake minh trong lon len cao hon 1met thi la bi chay lam nhu bi sau an vay,co bien phap nao de tranh hay ko ?thanks
Có thể do thời tiết quá nắng!
Bạn nên post cái hình lên như vậy sẽ chuẩn đoán chính xác!
 
mình muốn chiết nhánh cây me ngọt , xin các anh, chị, em , giúp đở mình thành thật biết ơn
 
Cây Sakê hiện đang hót nên chiết cành để cung ứng giống chậm, vì vậy các nhà vườn sử dụng phương pháp ghép mắt lên cây mít nhanh hơn

Cách này thường thấy hay sử dụng - không biết tỷ lệ ghép đạt kết quả tốt không? Bác tranvi có thể cho hướng dẫn một số thông tin cụ thể về phương pháp ghép này không? Thanks
 
Cách này thường thấy hay sử dụng - không biết tỷ lệ ghép đạt kết quả tốt không? Bác tranvi có thể cho hướng dẫn một số thông tin cụ thể về phương pháp ghép này không? Thanks
Các phương pháp ghép mắt
Mỗi nách lá thường có một hay nhiều chồi nách, bình thường chúng ở trạng thái nhĩ(ngủ) . Nhưng khi thuận lợi thỉ chúng có thể phát triển ra cành mới hay ra hoa. Do đó ở mỗi mắt, dù còn lá hay đã rụng đều có chồi nách, ta sử dụng chồi nách nầy để ghép.
Ghép chữ T
Trên gốc ghép dùng dao bén rạch một đường ngang, rồi rạch một đường dọc tạo hình chữ T. Bề cao chữ T tùy theo cây và tùy mắt ghép. Có thể dài 1-3, 5cm, dùng lưỡi dao tách 2 mép của chữ T ra.
Trên cành ghép ta vạch xéo từ trên xuống để lấy một mắt ghép( lấy bo). Dùng dao cắt xéo vào ở đáy, nghiêng 45° để lấy mắt ghép ra. Uốn cong nhẹ để tách bỏ phần gỗ dính theo mắt ghép. Mở miệng chữ T ở gốc ghép và nhét nêm mắt ghép vào, ấn cho lọt trọn vào bên trong vết mỗ chữ T. Nếu còn dư, lồi ra bên trên thì dùng dao cắt bỏ.
Quấn dây nylon trong hay băng cao su ống nhựa. Không tưới nước vào mắt ghép, không để nắng chiếu trực tiếp vào mắt ghép, có thể cắt bỏ ngọn gốc ghép để mắt ghép dễ phát triển. Bỏ các chồi dại mọc ra từ gốc ghép để dồn sức nuôi dưỡng mắt ghép.
Ghép hình chữ Nhật (ghép cửa sổ)
Trên gốc ghép, dùng dao bén rạch 2 đường dọc song song và 2 đường ngang chận trên và dưới. Tạo ra một ô hình chữ nhật. Dùng mũi dao tách bỏ phần vỏ của ô chữ nhật này.
Trên cành ghép, cũng dùng dao bén rạch 2 đường dọc song song 2 bên mắt ghép và rạch 2 đường chận trên, dưới sao cho mắt ghép nằm ở giữa và ô chữ nhật này cùng kích cỡ với ô chữ nhật trên gốc ghép. Dùng mũi dao khéo léo tách lấy mắt ghép ra(gọi là lấy bo) . Không đụng chạm vào mặt trong của mắt ghép(chỉ lấy phần vỏ, không tách phần gỗ).
Để mắt ghép áp vừa khít vào khung cửa sổ hình chữ nhật trên gốc ghép(lưu ý chiều phát triển của mắt ghép-nằm trên vết sẹo lá của bo ghép).
Dùng dây nylon hay băng keo quấn từ dưới lên để cố định mắt ghép. Không tưới nước hay để nắng chiếu trực tiếp vào mắt ghép. Có thể cắt bỏ ngọn của gốc ghép để kích thích mắt ghép phát triển.
Chúc mọi người thành công.
 


Back
Top