Chim còng cọc

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Chim còng cọc là loài chim nước, sống theo sông, kinh , rạch , ao hồ ,đồng ngập nước. thức ăn chính là cá. Có nơi còn gọi là chim cốc, với bộ lông một màu đen xám tối, chân màn. Thật ra loài chim này không có gì là đẹp với màu sắc và dóc dáng, kể cả tiếng kêu cũng chẳng có âm điệu gì. Nhưng được nuôi làm cảnh là để nói lên sự cần cù chịu khó của nó, lúc nó lặn sâu trong nước để tìm mồi, và nhớ lại cảnh miền quê sông nước, đầy vẩy cá tôm. Hiện nay chim nầy chưa được giới chơi chim nuôi nhiều vì có nhiều nhược điểm
image017.jpg


Sau 1 thời gian bơi lặn chim lại bay lên cây xòe cánh để phơi khô bộ lông , dù cho lông có chất nhờn bảo vệ không thắm. Chim còng cọc có biệt tài mà các loài chim khác không có được. Là khi nó lặn sâu dưới nước để bắt mồi, mắt nó có 1 lớp màng trắng che lại bảo vệ mắt, nhưng vẩn thấy được con mồi và mọi vật. Nó lặn trong nước và đuổi bắt con mồi rất tinh tường. Chim thường sống thành đàn, và cũng có khi sống lẻ loi vì môi trường không mấy thích hợp. như đồng hẹp, cá ít, phải phân tán tìm mồi.
Thịt chim còng cọc ăn không ngon, có mùi khet khét , hơi tanh . Chim còng cọc hiện nay có rất nhiều ở miền Tây Nam Bộ, trong tràm chim khu bảo tồn, và rải rát khắc vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.
Hiện nay cũng có 1 vài nơi nuôi làm cảnh với mục đích nhớ lại thời xa xưa, lúc cá tôm còn nhiều, và nhớ lại quê hương sông nước ngập đầy. Nếu có một ao hồ rộng thả nhiều con , để cho nó tự bơi lặn bắt mồi nhìn cũng thấy vui vui. Thán phục tài bơi lặn bắt cá quyết liệt của nó. Khi cổ diều đã đầy cá, chim sẽ bay lên cây để phơi lông, hay bay về tổ để mớm mồi cho chim con.
Chim còng cọc đại diện cho người dân quê mùa lam lũ, chịu thương chịu khó để tìm được cái ăn. Thật ra hiện nay nuôi chim này là để bổ sung cho vườn chim nước của nhà có nhiều loài, chứ không những là nuôi để nghe tiếng hót, hay nhìn dáng đẹp, màu lông đẹp, hoặc để đấu đá. Nhưng dù sau màu đen của nó cũng nổi bật lên giữa các màu khác, cũng là dấu chấm hay điểm đen nào đó trong vườn chim nhiều màu sắc...
"Cồng cọc bắt cá dưới sông.
Mấy đời cháu ngoại giỗ ông bao giờ."
Ngày xưa ai dã dặt ra 2 câu nói này nhỉ??????? nghe hơi buồn buồn đấy.
 
Chú Vũ chịu khó sưu tầm mấy hàng độc quá nha, mấy hàng này khó kiếm lắm nha, chúc chú thành công!
 
Chu van chua ranh ha chu...dinh ghe chu ma sao chu ban qua :p
.
Công việc quá Công ơi. Hiện nay đang về Tây Ninh làm lại giáy tờ đất nên không rảnh được. Nếu rảnh thì alô Công liền

--------

Chú Vũ chịu khó sưu tầm mấy hàng độc quá nha, mấy hàng này khó kiếm lắm nha, chúc chú thành công!
Còng cọc hiện nay chưa hiếm lắm đâu Tân à. Vì nó không nằm trong tầm ngắm của dân chơi cảnh, và trong thực đơn nhà hàng cũng ít ai ghi tên nó vào. Nhờ XẤU và thịt không ngon ( DỞ), nên sống sót tầm suất cao đó Tân à.
 
Last edited by a moderator:
năm ngoái trên đường từ Nhơn Trạch về Sài Gòn , qua Cát Lái thấy họ bán chim này, 230 ngàn 1kg, đúng là ăn không ngon, mà trên đường về nó cứ thò cái cổ như đầu rắn ra ngoài cái túi đựng , thấy cũng ghê ghê
 
Con này được cái nuôi thuần cho đi săn cá tôm là hết ý. ở vùng An Minh An biên U minh thượng người ta nuôi chơi nhìu bác Xuân Vũ ơi!
Người có vuông tôm thì gét cay gét đắng con này
 
Nó mò tôm , bắt cá rất giỏi nên người nuôi tôm không thích là đúng rồi. Thấy nó hay bắt mồi ở con lạch , khúc sông, đầm ao .. nào. Lấy lưới ba màn găng thả, nó sẽ mắc lưới ngay thôi, dể bắt mà
 
Chim này ở miền Bắc Việt Nam cũng có,
Trung Quốc cũng có, nơi tôi ở bắc Mỹ
cũng có. Khi rét, nước đóng băng, thì
nó bay về miền nam. Khi nào nước tan
băng, thì lại thấy nó. Ở ngoài biển,
tôi thấy hàng đàn cốc phơi nắng trên
đá nhô lên khỏi mặt nước.

Người Trung Quốc ở miền nam nuôi con
này để đánh cá. Người ta đi bè tre nhỏ,
có dăm bảy con cốc. Người ta đeo một
cái vòng vào cổ nó. Khi nó bắt cá, ngậm
vào mỏ và bơi lên. Chủ lấy cá rồi bắt
nó phải bắt con cá khác. Thỉnh thoảng
chủ mới lấy vòng ra khỏi cổ, thì nó mới
nuốt được cá.
 
Chim còng cọc là loài chim nước, sống theo sông, kinh , rạch , ao hồ ,đồng ngập nước. thức ăn chính là cá. Có nơi còn gọi là chim cốc, với bộ lông một màu đen xám tối, chân màn. Thật ra loài chim này không có gì là đẹp với màu sắc và dóc dáng, kể cả tiếng kêu cũng chẳng có âm điệu gì. Nhưng được nuôi làm cảnh là để nói lên sự cần cù chịu khó của nó, lúc nó lặn sâu trong nước để tìm mồi, và nhớ lại cảnh miền quê sông nước, đầy vẩy cá tôm. Hiện nay chim nầy chưa được giới chơi chim nuôi nhiều vì có nhiều nhược điểm
image017.jpg


Sau 1 thời gian bơi lặn chim lại bay lên cây xòe cánh để phơi khô bộ lông , dù cho lông có chất nhờn bảo vệ không thắm. Chim còng cọc có biệt tài mà các loài chim khác không có được. Là khi nó lặn sâu dưới nước để bắt mồi, mắt nó có 1 lớp màng trắng che lại bảo vệ mắt, nhưng vẩn thấy được con mồi và mọi vật. Nó lặn trong nước và đuổi bắt con mồi rất tinh tường. Chim thường sống thành đàn, và cũng có khi sống lẻ loi vì môi trường không mấy thích hợp. như đồng hẹp, cá ít, phải phân tán tìm mồi.
Thịt chim còng cọc ăn không ngon, có mùi khet khét , hơi tanh . Chim còng cọc hiện nay có rất nhiều ở miền Tây Nam Bộ, trong tràm chim khu bảo tồn, và rải rát khắc vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.
Hiện nay cũng có 1 vài nơi nuôi làm cảnh với mục đích nhớ lại thời xa xưa, lúc cá tôm còn nhiều, và nhớ lại quê hương sông nước ngập đầy. Nếu có một ao hồ rộng thả nhiều con , để cho nó tự bơi lặn bắt mồi nhìn cũng thấy vui vui. Thán phục tài bơi lặn bắt cá quyết liệt của nó. Khi cổ diều đã đầy cá, chim sẽ bay lên cây để phơi lông, hay bay về tổ để mớm mồi cho chim con.
Chim còng cọc đại diện cho người dân quê mùa lam lũ, chịu thương chịu khó để tìm được cái ăn. Thật ra hiện nay nuôi chim này là để bổ sung cho vườn chim nước của nhà có nhiều loài, chứ không những là nuôi để nghe tiếng hót, hay nhìn dáng đẹp, màu lông đẹp, hoặc để đấu đá. Nhưng dù sau màu đen của nó cũng nổi bật lên giữa các màu khác, cũng là dấu chấm hay điểm đen nào đó trong vườn chim nhiều màu sắc...
"Cồng cọc bắt cá dưới sông.
Mấy đời cháu ngoại giỗ ông bao giờ."
Ngày xưa ai dã dặt ra 2 câu nói này nhỉ??????? nghe hơi buồn buồn đấy.

chim cu gáy sinh sản ở Bình Dương
youtube: www.youtube.com/watch?v=a24TBu_2Zgg
www.youtube.com/watch?v=AuqwgmB6MtE
www.youtube.com/watch?v=UuV4X_RAtQM
 
Back
Top