Chữa bệnh tai xanh trên đàn heo

  • Thread starter THIENTUETT
  • Ngày gửi
Chào các bác trong diễn đàn, hiện nay dịch bệnh tai xanh đang diễn ra rất phức tạp (hầu như nơi nào cũng có, nhất là miền bắc) tuy nhiên phương thức chữa trị đơn thuần mang lại hiệu quả không cao, tỷ lệ chết cao, em mở tốp píc này kính mong ace trong diễn đàn đóng góp những kinh nghiệm chữa bệnh để anh em biết, áp dụng vào thực tiễn giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra, trân trọng!:9^:
 


Bệnh Tai Xanh (PRRS) là bệnh do virus gây ra nên không thể điều trị mà chỉ phòng bệnh.
Trên thực tế trong thời gian gần đây chúng ta đang "sống chung với lũ". Các biện pháp phòng bệnh ở mức hạn chế sự trầm trọng của bệnh hơn là giải quyết triệt để.
1. Vệ sinh sát trùng:
- Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, biện pháp này cần tăng cường bằng cách phun sát trùng thường xuyên (3 lần/tuần) hay có trang trại ngày phun 2 lần.
- Cách ly với mầm bệnh ngoài môi trường bằng hạn chế ra vào, che chắn khu vực chăn nuôi.
2. Tiêm đầy đủ các loại vaccine: Dịch tả, Thương Hàn, Tụ Huyết Trùng, LMLM, Mycoplasma
3. Tăng sức đề kháng: Trộn vitamin C trong nước uống trong giai đoạn chuyển mùa hay có nguy cơ dịch bệnh đe dọa.
4. Tiêm vaccine PRRS: Nên xem xét việc tiêm vaccine như biện pháp hạn chế "sự trầm trọng" của bệnh. Chủng virus phân lập Việt Nam khác với chủng cơ bản Châu Âu, Bắc Mỹ.

______________________________________________

Quan tâm nhiều hơn khi heo sốt, bỏ ăn, heo con tiêu chảy, đỏ da, heo thịt giảm ăn...và có dấu hiệu toàn đàn.

Mời bà con vào chia sẽ những kinh nghiệm thực tế khi tiến hành phòng bệnh Tai Xanh nhé.
 
Last edited:
Chào các bác trong diễn đàn, hiện nay dịch bệnh tai xanh đang diễn ra rất phức tạp (hầu như nơi nào cũng có, nhất là miền bắc) tuy nhiên phương thức chữa trị đơn thuần mang lại hiệu quả không cao, tỷ lệ chết cao, em mở tốp píc này kính mong ace trong diễn đàn đóng góp những kinh nghiệm chữa bệnh để anh em biết, áp dụng vào thực tiễn giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra, trân trọng!:9^:

Bệnh Tai Xanh (PRRS) là bệnh do virus gây ra nên không thể điều trị mà chỉ phòng bệnh.
Trên thực tế trong thời gian gần đây chúng ta đang "sống chung với lũ". Các biện pháp phòng bệnh ở mức hạn chế sự trầm trọng của bệnh hơn là giải quyết triệt để.
1. Vệ sinh sát trùng:
- Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, biện pháp này cần tăng cường bằng cách phun sát trùng thường xuyên (3 lần/tuần) hay có trang trại ngày phun 2 lần.
- Cách ly với mầm bệnh ngoài môi trường bằng hạn chế ra vào, che chắn khu vực chăn nuôi.
2. Tiêm đầy đủ các loại vaccine: Dịch tả, Thương Hàn, Tụ Huyết Trùng, LMLM, Mycoplasma
3. Tăng sức đề kháng: Trộn vitamin C trong nước uống trong giai đoạn chuyển mùa hay có nguy cơ dịch bệnh đe dọa.
4. Tiêm vaccine PRRS: Nên xem xét việc tiêm vaccine như biện pháp hạn chế "sự trầm trọng" của bệnh. Chủng virus phân lập Việt Nam khác với chủng cơ bản Châu Âu, Bắc Mỹ.

______________________________________________

Quan tâm nhiều hơn khi heo sốt, bỏ ăn, heo con tiêu chảy, đỏ da, heo thịt giảm ăn...và có dấu hiệu toàn đàn.

Mời bà con vào chia sẽ những kinh nghiệm thực tế khi tiến hành phòng bệnh Tai Xanh nhé.

Mình lại khác, bệnh tai xanh (PRRS) là bệnh do virus không có kháng sinh để điều trị nhưng vẫn có khả năng "xử lý" được (không dám nói là đìêu trị vì vi phạm pháp lệnh thú y nhé, xử lý để đợi các bác ở cơ quan Thú Y đến xét nghiệm và đưa hướng xử lý thôi.
Việc phòng bệnh thì hoangtucantho đã nói rồi, nếu không may có bệnh thật thì các bác làm như sau
1. Vệ sinh:
- Ngày phun thuốc sát trùng 1 lần cả trong và ngoài khu vực chuồng nuôi, nên có 2 loại thuốc sát trùng để thay đổi.
- Không tắm rửa nhưng phải dọn chuồng, nếu chuồng có bẩn quá thì có thể rửa chuồng nhưng không được làm ướt lợn, sau khi rửa phải quét sạch cho khô ngay. Nếu lợn quá bẩn có thể dùng nước ấm để tắm, sau đó lau khô ngay (lợn nái thôi, lợn thịt rất khó nhé)
2. Dùng thuốc
- Hạ sốt, kháng viêm: con bệnh tiêm Flunixin, Ketoprofen, Anagil C, Paracetamol -C (tác dụng giảm theo thứ tự), nên tiêm trước khi cơ sốt bắt đầu theo qui luật hoặc trước khi ăn 30 phút. Toàn đàn có thể trộn Para-C và cám (nếu còn ăn đc) hoặc pha nước cho uống 2 lần/ngày
- kháng sinh phòng kế phát: Florfenicol 30% tiêm bắp 1ml/30kg TT/48 giờ. Tiêm 3 mũi. Toàn đàn trộn kháng sinh dòng Tylosin + Doxycycline vào thức ăn trong vòng 1 tuần, sau đó nghỉ 3-5 ngày lại trộn tiếp.
- Nếu triệu chứng hô hấp nặng có thể trộn Bromhexin vào cám hoặc nước, hoặc tiêm cho con bệnh.
3. Bổ trợ
- Giải độc và tăng cường miễn dịch trở lại: Biomun Liquid, Escent L, Novigol, Toxinil Plus Liquid cho uống 5-10ml/con/ngày cho đến khi lợn khoẻ thì giảm xuống 1-5ml/con/ngày và duy trì đến khi xuất bán.
- Trộn men tiêu hoá toàn đàn, cho uống điện giải vào buổi trưa (11h trưa-2h chiều) hoặc trộn cám.
- Con bệnh: Catosal, vitamin Bcomplex, ....
- Truyền nước: đối với heo nái có thể truyền dinh dưỡng (đạm hoa quả, đường Glucose 5-10%-30%) vào tĩnh mạch. Lợn con tiêu chảy có thể truyền phúc mạc
4. Hộ lý
- Heo không ăn được ngoài các biện pháp trên có thể sử dụng các ống và phễu để cho ăn bắt buộc (đưa cám vào dạ dày): cám ngâm nước cho loãng ra, sáng trộn men, điện giải, thuốc giải độc, thuốc bổ khác, chiều trộn kháng sinh và men chịu kháng sinh).
- Rau xanh: tăng cường cho heo ăn rau xanh để giải nhiệt, chống táo bón bằng cách dùng ra muống, rửa sạch, ngâm qua nước muối hoặc Chloramin B, sau đó phơi qua cho uôn rồi cho ăn hàng ngày.
Chú ý: Các trang trại lớn khi phát hiện có bệnh ở một đàn heo nào đó thì cách ly tuyệt đối và có thể làm lại vaccine toàn đàn (theo chỉ định của BSTY nhé).
Với phương pháp trên, tuỳ tình hình cụ thể mà sẽ cho kết quả khác nhau, nhưng nhìn chung là ổn định, nếu triển khai tốt và đồng bộ thì sau khoảng 3 tuần có thể ổn định.
 
tai xanh đúng là ko có thuốc chữa nhưng tai xanh ko làm chết heo
nguyên nhân làm chết heo là do bệnh kế phát phụ nhiễm, bội nhiễm trên hệ hô hấp, hệ tiêu hóa ...
nếu aec hiểu được nguyên nhân này là diều trị rất là nhẹ, sống rất cao, cứ theo 1 số phát đồ của các công ty có tiếng là ok
trại tôi thì vừa rồi cũng nổ tai xanh và tôi áp dụng phát đồ của công ty năm thái tỷ lệ điều trị rất cao gần 95%
công ty này là của PGS. TS LÊ VĂN NĂM có mấy mặt hàng thuốc rất tốt ngoài mong đợi
ace cứ gọi tôi 0975307382 tôi cung cấp phát đồ cũng như các loại thuốc mà trại tôi áp dụng thành công hoặc gọi trực tiếp PGS. TS LÊ VĂN NĂM 0913212822
chúc ace thành công
 
Ở chỗ em rất lạ các bác ah, cứ lợn bị tai xanh người ta thả lơnnj ra vườn, có khi chả tiêm chọc gì mà lợn tự khỏi. Em chả hiểu nổi nữa. Còn đàn lợn nhà em cũng bị tai xanh, bố em nghe ai đó cứ dùng sittep và hạ sốt dùng cho người mà chữa cho lợn vậy mà nay đã và đang khỏi, không chết con nào. Nhưng đàn lợn nhà em trước khi bị bệnh đã được tiêm phòng các bệnh như dịch tả, thương hàn,...Bố em bảo dùng thuốc của người chữa cho lợn rât rẻ, con thuốc chuyên dụng cho lợn thì giá trên trời. Các công ty, cơ sở bán thuốc thú y cứ dựa vào tâm lý lo lăng của người nông dân mà bắt bí đội giá thuốc lên. Em thấy vô cùng bức xúc.
 


Back
Top