Chữa trị bệnh đốm trắng ở tôm

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Trong đó bệnh đốm trắng là một trong những bệnh hay gặp và có tỷ lệ chết cao, thời gian chết nhanh. Tuy nhiên để giảm bớt những thiệt hại do bệnh gây ra thì cần phải có một chiến lược phòng ngừa và chữa trị khoa học dựa trên những tiến bộ khoa học. Xin chia sẻ một số thông tin về phương pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh này.


Chiến lược trong công tác phòng ngừa và kiểm soát bệnh đốm trắng của tôm là: “Dự đoán trước, phòng chống và kiểm soát”. Phòng chống toàn diện và biện pháp quản lý được dựa trên những dấu hiệu sớm phù hợp với thời điểm phát triển của bệnh và những điểm đặc trưng phổ biến của bệnh đốm trắng.


- Chẩn đoán bệnh: Phát hiện virus đốm trắng bằng phương pháp PCR, ELISA và phương pháp thăm dò DNA để phát hiện được virus trong tôm. Những sự chuẩn đoán này được thực hiện từ 20-40 ngày trước khi bệnh khởi phát là để đưa ra các biện pháp phòng chống kịp thời.


- Chẩn đoán lâm sàng bệnh đốm trắng: Một trong những triệu chứng để chẩn đoán bệnh đốm trắng là nhìn xem vỏ giáp có bị dễ bóc ra và có những đốm trắng trên đó không. Trong giai đoạn đầu của bệnh có một vài đốm nhỏ giống như đốm trắng trên vỏ giáp, đó chính là khó khăn để xác định có phải là tôm bị đốm trắng không. Ở giai đoạn này trong dạ dày tôm có nhiều thức ăn và vỏ giáp không dễ bóc. Nhưng ở giai đoạn giữa và cuối những đốm trắng mở rộng ra và liên kết với nhau thành từng đám. Khi bệnh đã nặng các đốm trắng chiếm toàn bộ vỏ giáp. Lúc này ruột tôm không có thức ăn và vỏ giáp cũng được bóc ra dễ dàng.


*Phòng ngừa bệnh: Thời kỳ cao điểm của bệnh đốm trắng hay xảy ra từ tháng 5 đến tháng 6, khi tôm đạt chiều dài từ 5-6cm. Lúc này các biện pháp cần thiết phải được thực hiện trước khi bệnh vào giai đoạn đỉnh điểm. Các biện pháp đó là:


- Tiến hành xét nghiệm tôm với những công nghệ phát hiện bệnh đốm trắng để sớm tìm ra và thiết lập các biện pháp phòng ngừa kiểm soát.


- Nước trong ao nuôi cần phải được khử trùng nghiêm ngặt. Chất lượng nước nên được cải thiện bằng cách bổ sung các tác nhân sinh vật để giảm bớt bệnh như sử dụng vi sinh, hay các vi khuẩn có lợi.


- Tăng cường quản lý thức ăn. Cần phải lựa chọn thức ăn và cho ăn một cách khoa học. Ngăn chặn các loại địch hại vào trong ao như cua, ghẹ...


- Bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức ăn như vitamin, hoặc thuốc thảo dược của Trung Quốc để nâng cao sức đề kháng cho virus và hệ miễn dịch cho tôm.


*Chữa trị: Trong giai đoạn đầu của bệnh việc chữa trị chủ yếu theo đường miệng của tôm (qua thức ăn) và sự cải thiện và khử trùng nước trong ao. Một số loại thuốc có đơn và không có đơn như thuốc kháng virus, kháng khuẩn, thuốc bảo vệ gan, mật và vitamin được dùng để kiểm soát bệnh trong giai đoạn này. Sau đó thay nước và khử trùng để làm mật độ và sức sống của mầm bệnh trong nước và ngăn ngừa sự lây nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên phương pháp này ít được dùng để chữa trị bệnh trong giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của thời kỳ phát bệnh.


*Các loại thuốc thường dùng: Acid Chloric hoặc acid oidic thường được sử dụng để cải thiện chất lượng nước. Những loại thuốc, hoá chất chống virus thường gặp là Iod. Các loại hoá dược và thảo dược hay được sử dụng để kháng virus và cải thiện hệ thống miễn dịch cho tôm là vitamin, các nguyên tố vi lượng, aminoaxit...


Nói chung việc phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và xử lý sớm nên được áp dụng. Thông thường ở giai đoạn đầu khởi phát của bệnh, trên 70% tôm trong ao vẫn còn ăn thức ăn thì có thể chữa trị bằng cách áp dụng thuốc nhưng khi tôm đã bỏ ăn thì không có cách chữa trị. Nói cách khác phải điều trị đúng thời gian nếu không thì hiệu quả chữa trị sẽ mất do không có những tác động đến bệnh một cách kịp thời.











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top