Chủng nấm trichoderma (bima) giúp giảm thối rễ,vàng lá.tăng độ tơi xốp cho đất

  • Thread starter transon588
  • Ngày gửi
T

transon588

Guest
TRUNG TÂM PHÂN PHỐI CHẾ PHẨM SINH HỌC
Đ/c:TP.HCM: Số126/6 Trần Kế Xương,P7,Q.Phú Nhuận,TP.HCM
SĐT: 0934.521.403 - 0835.104.001 - 0933.293.445
HÀ NỘI: Số 12/322 Nhân Mỹ,Mỹ Đình,Từ Liêm,TP.Hà Nội
SĐT:0968.925.668 gặp anh SƠN
Website:chephamsinhhoc.net


[video=youtube;jrgDzC3wRQw]http://www.youtube.com/watch?v=jrgDzC3wRQw[/video]
CHẾ PHẨM SINH HỌC TRICHODERMA BIMA

Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững, các loại phân bón - thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học được đề cao, tập trung nghiên cứu và phát triển. Cùng với chức năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học BIMA có chứa vi nấm Trichoderma là loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ và có nhiều tác dụng, được dùng cho các loại cây trồng

- Chống được các loại nấm bệnh cây trồng gây bệnh thối rễ, chết yểu, xì mủ,… do các nấm bệnh gây nên (Rhizoctonia solani, Fusarium solani, Phytophtora, Sclerotium rolfsii, …)
- Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm sống trong đất phát triển.
- Sinh tổng hợp các enzyme cellulase, chitinase, protease, pectinase, amlylase nên có khả năng phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây hấp thu được dễ dàng
- Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, đất trồng có độ phì cao hơn.
- Hạn chế việc sử dụng các phân bón hoá học và thuốc trừ sâu hoá học độc hại.
- Có thể sử dụng kết hợp với một số chế phẩm vi sinh khác như biolactyl, subtyl, … để sản xuất chế phẩm Microfost phân hủy phân hầm cầu, và xử lý đáy ao hồ nuôi tôm cá, khử mùi hôi ở bãi phân, chuồng trại, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phối trộn để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học, tăng cường khả năng chống nấm bệnh gây hại hệ thống rễ cây trồng và cải tạo đất.

Đặc tính về sản phẩm:
1. Thành phần:
* Các chủng nấm Trichoderma: 5×106 bào tử/gam
* Hữu cơ: 50%; Độ ẩm < 30%.
2. Công dụng:
- Chứa nấm đối kháng Trichoderma có khả năng tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các loại nấm bệnh hại cây trồng gây bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ, chết yểu, héo rũ như: Rhizoctonia solani, Fusarium, Pythium, Phytophthora sp., Sclerotium rolfsii,…

- Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển sống trong đất trồng. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng.

- Phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin … trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, giúp cho cây hấp thu được dễ dàng.

- Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ côn trùng có ích và giữ được độ phì của đất.

3. Hướng dẫn sử dụng:

3.1- Bón trực tiếp cho cây trồng:

Cây trồng Liều lượng Cách bón
Bầu ươm cây con 1-2kg/1m3giá thể ươm cây Trộn đều với giá thể ươm trước khi vô bầu
Cây rau màu
(Cà chua, dưa leo, dưa hấu, khổ qua ớt, rau cải các lọai…) 3 - 6 kg/1000 m2 Trộn với phân hữu cơ để bón đất trước khi trồng
Cây công nghiệp ( cà phê, tiêu, điều)
Cây ăn trái (Sầu riêng, cam, quýt, bưởi, xoài…) 4 – 8 kg/1000 m2 -Trộn với phân hữu cơ bón 1 – 2 lần/ năm
-Bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây.


- Cứ 3–4 kg chế phẩm BIMA; 20 – 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn phân chuồng, xác bã thực vật.
3.2. Quy trình ủ phân chuồng, xác bã thực vật:
* Có thể dùng để tưới: hoà 1 kg chế phẩm BIMA với 30 lít nước.
- Phun dung dịch urê (1 kg urê/100 lít nước ) vào đống ủ cho ướt đều, độ ẩm đạt 50–55% (dùng tay vắt chặt hỗn hợp trộn, thấy nước rịn ra là được)
- Đảo trộn và đậy bạt, sau 4–5 ngày, nhiệt độ sẽ lên khoảng 60oC. Tiến hành đảo trộn. Nếu thấy khô, phun nước vào để tạo độ ẩm.

- Sau 25 – 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50–55%. Nếu phân chưa hoai, ủ tiếp đến 30 ngày sau thì phân hoai hoàn toàn, có thể đem sử dụng.

- Sản phẩm phân hữu cơ thu được có thể trộn với phân NPK, urê, super lân, kali và các lọai tro trấu.
 


Hãy bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng những sản phẩm sinh học
 
Cây trồng của bà con dạo này thế nào rồi?Đất trồng có bị bạc màu do dùng phân hóa học không?
 
5-Tác dụng của nấm Trichoderma với cây trồng
5-1-Khả năng kiểm soát bệnh cây
Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm (mycoparasitism).
Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.
Các loài nấm Trichoderma nói chung phát triển trong môi trường tự nhiên trên bề mặt của rể cây, do đó có tác dụng kiểm soát sinh học với một số bệnh trên rể gây ra bởi tuyến trùng và nấm, ngoài ra cũng có thể có hiệu quả chống lại các bệnh trên lá do loài nấm này kích thích bộ rể tổng hợp chất đề kháng để chống lại các tác nhân vi sinh vật xâm nhập, các chất đề kháng này từ rể di chuyển đến các bộ phận phía trên của cây.
Các cơ chế kiểm soát sinh học khác nhau bao gồm kháng sinh, ký sinh, cạnh tranh và tạo chất đề kháng trong cây chủ.
Chủng sử dụng T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang dại, là chủng thương mại được dùng phổ biến trên thế giới.
Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống nấm Trichoderma có khả năng hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống nấm này cũng có khả năng kiểm soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm.



Nấm Trichoderma (màu vàng) tấn công nấm Pythium (màu xanh).
Nguồn: Hubbard et al., 1983. Phytopathology 73:655-659.



Nấm Trichoderma tấn công nấm khác

5-2-Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng
Những lợi ích mà những loài nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm qua bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây như bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán.
Một khả năng có lẽ đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ.


Tác dụng kích thích bộ rể của nấm T. harzianum (T22) trên cây đậu (ảnh phải).
http://baovethucvatvn.blogspot.com/2013/10/nam-oi-khang-trichoderma.html

5-3-Khả năng phân giải chất hữu cơ
Nấm Trichoderma là một nguồn vi sinh vật sản xuất ra các enzym có tác dụng phân giải chất hữu cơ trong đất. Nhiều chủng nấm được phân lập dùng trong công nghiệp sản xuất emzym như:
T. reesei được sử dụng để sản xuất cellulase và hemixenlulaza.
T. longibratum được sử dụng để sản xuất enzyme xylanase.
T. harzianum được sử dụng để sản xuất chitinase.
 
Cung cấp trichoderma

Cung cấp trichoderma khu vực miền bắc.
địa chỉ: nhất trai - minh tân - lương tài - bắc ninh.
sdt 0918228538 Mr. Hải
 


Back
Top