Chuyện chưa kể về cây cà chua ghép.
Chính nhờ sử dụng ống thun và hạt giống SX trong nước, giá thành cây cà chua ghép tại Việt Nam luôn rẻ nhất thế giới.
Từng 2 lần đoạt giải hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và giải Nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP.HCM các năm 2004, 2009, TS. Ngô Quang Vinh (nguyên Phó Viện trưởng phụ trách Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) là một trong những chuyên gia có uy tín về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ông còn được biết đến với tư cách là “người khai sinh” kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn tại Việt Nam. Kỹ thuật này được ứng dụng vào SX đại trà tại tỉnh Lâm Đồng - vùng cà chua lớn nhất cả nước, giải quyết dứt điểm vấn nạn cà chua chết do vi khuẩn gây hại. Trong suốt 10 năm qua, trồng cà chua bằng cây ghép ngày càng khẳng định hiệu quả, được nông dân nhiều tỉnh trong cả nước ứng dụng với diện tích khoảng 8.000 - 9.000 ha/năm. Với diện tích này, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về trồng cà chua ghép, sau Trung Quốc (10.000 ha/năm). Tại Lâm Đồng hiện có gần 7.000 ha cà chua ghép cho năng suất bình quân 60 - 80 tấn/ha, cao gấp đôi so với cà chua không ghép, trồng trong nhà kính đạt 100 - 120 tấn/ha, thậm chí lên tới 250 tấn/ha. Từ lời thách đố của một lão nông... Theo TS Ngô Quang Vinh, người nông dân luôn đặt niềm tin rất lớn vào nhà khoa học. Ông không bao giờ quên lời thách đố của một lão nông ở huyện Củ Chi (TPHCM) về cách phòng chống bệnh chết rũ ở cây cà chua: “Chú nào giúp tôi chống được bệnh này tôi tặng nửa cây vàng (tương đương với giá một chiếc xe máy Babeta thời điểm đó) và mỗi vụ sau tôi chia một phần tư sản phẩm”. Đó là thời gian đầu những năm 1990, nông nghiệp ngoại thành TP.HCM khá phát triển. Rau được coi là cây trồng đem lại thu nhập cao cho nông dân. Trong đó, cà chua được nông dân trồng nhiều, tập trung ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh. Tuy nhiên, người trồng luôn phải đối mặt với nguy cơ thất thu vì cây cà chua bị bệnh héo rũ gây hại nghiêm trọng. Một số tỉnh tại miền Nam cũng có chung tình trạng này. Diện tích cà chua thất thu của cả nước khi đó lên đến hàng ngàn héc ta mỗi năm. Bệnh dễ phát tán qua môi trường, lây lan rất nhanh, gây chết hàng loạt, có nhiều diện tích chết 100%, nhất là ở những ruộng thường trồng cà chua nhiều vụ liên tục. Trên thế giới, héo rũ vi khuẩn (tên khoa học là Ralstonia solanacearum) cũng là vấn nạn ở nhiều nước trồng cà chua nhưng không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Các nhà khoa học bấy giờ khuyến cáo dùng giống kháng bệnh hoặc luân canh. Tuy nhiên, trên thực tế không có giống kháng và luân canh cũng không hạn chế được vì vi khuẩn này có thể tồn tại nhiều năm trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng thường xâm nhập lên cây qua vết thương ở rễ. Lúc này, TS Vinh là Trưởng Bộ môn nghiên cứu rau của Viện. Tắm nắng gội mưa trên đồng ruộng, đồng hành cùng nông dân, ông càng trăn trở tìm cách cứu cây cà chua. Đến bước đột phá từ cái ống tí hon TS Vinh kể: Tia hy vọng đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1995, trong một dịp nói chuyện với TS Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, anh cho biết, ở Nhật dùng một giống cà kháng bệnh làm gốc để ghép. Trên nguyên tắc, biện pháp này khả thi bởi lẽ khi cây cà chua được thay phần gốc bằng gốc của cây kháng bệnh thì vi khuẩn không xâm nhập gây hại được. Hồi đó chưa có Internet, việc tìm kiếm thông tin vô cùng khó khăn. May thay, trong một dịp làm việc với Viện, Công ty Takii của Nhật cho xem một đoạn video nói về máy ghép cà chua của họ. Cà chua gieo trong vỉ, đưa vào máy ghép, mỗi phút ghép được hàng trăm cây, sau đó các vỉ cây ghép được cho vào vào một “cái tủ”. Nôm na như là cái tủ lạnh 200 lít, trong đó cài đặt chế độ nhiệt, ẩm, ánh sáng phù hợp để cây liền vết thương, sau khoảng 15 - 17 ngày thì đem trồng. Mỗi cái tủ này ươm được khoảng 600 cây. Nhưng khi nghĩ đến chuyện áp dụng công nghệ này vào thực tế Việt Nam, mỗi héc ta cà chua cần 23.000 - 24.000 cây; chỉ riêng tiền mua tủ cũng đã quá lớn, không khả thi. Nung nấu quyết tâm tìm giải pháp phù hợp, TS Vinh đã xác định từng bước tiếp cận, đầu tiên là tự mình ghép thử xem có thành công không. Cứ thử cắt những cây giống ra làm 2 phần, ghép lại xem có sống nổi không đã. Đấy là vào năm 1997, trên những cây cà chua non, 25 - 30 ngày sau gieo, vẫn để trên luống, dùng dao lam cắt xéo thành 2 phần, dùng băng dính quấn lại, sau 1 tuần, rồi 2 tuần, 3 tuần được che nắng, tưới ẩm thường xuyên, cây liền vết thương và sống tốt. Đến đây, thách thức chính chỉ còn là làm sao tìm được vật liệu thích hợp nối 2 phần ghép.
“Người khai sinh” kỹ thuật ghép cà chua Việt Nam và vườn cà chua ghép tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng
Một dịp vô cùng may mắn là vào tháng 10/1998, ông được cử tham dự một lớp tập huấn tại Trung tâm Nghiên cứu, phát triển rau đậu châu Á. Trong nội dung tập huấn có phần ghép cà chua, có mô hình để học viên ghép thử, dụng cụ để ghép là kẹp nhựa chuyên dùng. Kẹp có phần ôm cây vừa với đường kính và lực căng của lò xo đủ mạnh để vừa ôm chặt mà cũng đủ yếu để nhả bớt ra khi thân cây lớn lên. Mỗi thành viên sau đó được cấp cho mấy trăm cái kẹp như vậy và kèm theo một số hạt giống có thể làm gốc ghép. Giải pháp dùng kẹp để ghép tuy thành công, cây sống tốt, nhưng lại phát sinh vấn đề khi SX cây giống bán cho dân, các vườn ươm phải gỡ, thu hồi kẹp để làm lứa sau. Nếu gỡ kẹp sớm, vết ghép rất dễ bung rời ra vì cây bị lay động trong quá trình xếp khay, vận chuyển và nhất là khi mới trồng cây dễ bị gió lay, lắc ngọn. Nếu để liền thật chắc vết ghép thì thời gian ở vườn ươm quá lâu, khi đó cây cũng quá cao lớn, trồng dễ chết. Ngoài ra giá kẹp cũng khá cao, sẽ đội giá thành cây giống lên. Kỹ thuật mới được nông dân hồ hởi đón nhận, các vườn ươm cũng nhanh chóng hình thành và phát triển. Đến nay, riêng Lâm Đồng đã có khoảng 100 vườn chuyên cung cấp giống cà chua ghép. Mỗi năm, cà chua ghép đem lại thu nhập cho người trồng hàng trăm tỷ đồng. Khóa tập huấn còn giới thiệu mô hình nhà dưỡng cây sau ghép, có diện tích 8 m2, trong đó dùng đèn nê-on để tạo ánh sáng, dùng nước để làm mát và nâng cao độ ẩm. Nếu chỉ để thực tập thì được vì nhà này đạt tỷ lệ cây sống trên 95%. Nhưng nếu áp dụng vào thực tế thì không được vì rất tốn điện, và đặc biệt nước trong bồn sẽ rất mau bẩn do giá thể rơi vãi, cây chết rơi xuống... Trên bước đường tìm tòi vật liệu nối 2 đoạn thân từ gốc ghép và ngọn ghép, khá nhiều vật liệu đã được đem thử nghiệm, thôi thì từ tăm tre, ghim sắt, băng dính, ống nhựa, ống thân cây thủy trúc, cọng rơm. Cuối cùng thì các vật hình ống tỏ ra có triển vọng, trong đó ống ghép bằng cọng rơm tỏ ra khá phù hợp, vết ghép được giữ chắc, sau khi lành cây có thể tự “phá vòng ôm” để lớn được. Vì vậy, ý tưởng về một loại ống mà thân cây ghép biết tự phá vòng ôm xuất hiện. Mặt khác làm thế nào để tạo môi trường mát và ẩm cho một nhà ghép diện tích lớn hàng trăm mét vuông là những câu hỏi thường trực trong đầu. Đến năm 2001 thì ông tìm ra lời giải. Ông chân thành chia sẻ: - Trong phương pháp tư duy tìm lời giải cho các vấn đề thực tế, tôi hay liên hệ để tìm trong cuộc sống. Lục tìm trong kỷ niệm thời thơ ấu, tôi nhớ những ngày trời nắng đổ lửa ở miền Bắc, bọn trẻ con chúng tôi thường vào hầm trú ẩn máy bay nằm. Hơi mát rượi từ nền đất tỏa ra, từ trên mái tỏa xuống. Thời đó mái hầm được đổ cát dày gần 1 m. Giải pháp đây rồi. Cát quả là vật liệu phù hợp đang tìm kiếm, cát sạch và giữ ẩm tốt, dễ thực hiện được trên diện tích lớn, lại sẵn có ở mọi nơi. Chính từ phát hiện này, những nhà chăm sóc cây sau ghép tại Lâm Đồng đã dùng cát ẩm để làm tầng giữ ẩm và làm mát cây. Khi thăm, các nhà khoa học quốc tế đã ngỡ ngàng và xác nhận “rất Việt Nam” nhưng vẫn rất tiên tiến và chưa từng gặp ở nơi nào khác. Cũng trong dòng suy nghĩ miên man về hầm hào, chiến tranh, gian khổ, tôi gặp lại những vất vả khó khăn tuổi học trò. Khi đó chúng tôi thiếu thốn đến độ không có một cái xe đạp để đi. Rất ít trong số bạn bè có xe đạp. Và thật bất ngờ, xe đạp Trung Quốc với cái van có chi tiết 1 cái ống cao su, giãn nở được khi bơm đã bất ngờ hiện rõ trong tôi. Tôi mừng rỡ khi nhận thấy cái ống cao su van xe đạp có độ giãn nở tốt, có khả năng phù hợp để làm ống nối vết ghép cây. Năm 2002, TS Vinh khởi động đề tài nghiên cứu ghép cà chua. Cùng lúc giải quyết nhiều yếu tố kỹ thuật, việc dùng ống thun van xe đạp để ghép đã thành công. Ban đầu ống thun được gửi mua từ Trung Quốc, theo đường bưu điện vào TP.HCM. Tuy nhiên dùng ống thun van xe đạp trở ngại là chất lượng không ổn định, do ống lâu lão hóa nên dễ làm cây bị thắt cổ chai tại gốc, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Kể từ năm 2004, kết quả nghiên cứu ghép và trồng cà chua ghép tại Lâm Đồng thành công, được ứng dụng vào SX trên diện rộng, việc mua ống thun từ Trung Quốc không đáp ứng được nên ông đã tìm đến các chuyên gia SX dụng cụ cao su màng mỏng nhằm tự SX lấy ống ghép có thời gian lão hóa, tự hủy theo nhu cầu. Ống ghép và hạt giống cà chua làm gốc ghép do Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam tự SX đã chính thức cung cấp đủ cho hàng ngàn ha cà chua ghép mỗi năm. Chỉ riêng ống thun mỗi năm đã hàng tấn, đủ ghép 150 - 200 triệu cây cà chua. Chính nhờ sử dụng ống thun và hạt giống SX trong nước, giá thành cây cà chua ghép tại Việt Nam luôn rẻ nhất thế giới.
Nguồn NongNghiep.vn
Chính nhờ sử dụng ống thun và hạt giống SX trong nước, giá thành cây cà chua ghép tại Việt Nam luôn rẻ nhất thế giới.
Từng 2 lần đoạt giải hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và giải Nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP.HCM các năm 2004, 2009, TS. Ngô Quang Vinh (nguyên Phó Viện trưởng phụ trách Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) là một trong những chuyên gia có uy tín về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ông còn được biết đến với tư cách là “người khai sinh” kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn tại Việt Nam. Kỹ thuật này được ứng dụng vào SX đại trà tại tỉnh Lâm Đồng - vùng cà chua lớn nhất cả nước, giải quyết dứt điểm vấn nạn cà chua chết do vi khuẩn gây hại. Trong suốt 10 năm qua, trồng cà chua bằng cây ghép ngày càng khẳng định hiệu quả, được nông dân nhiều tỉnh trong cả nước ứng dụng với diện tích khoảng 8.000 - 9.000 ha/năm. Với diện tích này, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về trồng cà chua ghép, sau Trung Quốc (10.000 ha/năm). Tại Lâm Đồng hiện có gần 7.000 ha cà chua ghép cho năng suất bình quân 60 - 80 tấn/ha, cao gấp đôi so với cà chua không ghép, trồng trong nhà kính đạt 100 - 120 tấn/ha, thậm chí lên tới 250 tấn/ha. Từ lời thách đố của một lão nông... Theo TS Ngô Quang Vinh, người nông dân luôn đặt niềm tin rất lớn vào nhà khoa học. Ông không bao giờ quên lời thách đố của một lão nông ở huyện Củ Chi (TPHCM) về cách phòng chống bệnh chết rũ ở cây cà chua: “Chú nào giúp tôi chống được bệnh này tôi tặng nửa cây vàng (tương đương với giá một chiếc xe máy Babeta thời điểm đó) và mỗi vụ sau tôi chia một phần tư sản phẩm”. Đó là thời gian đầu những năm 1990, nông nghiệp ngoại thành TP.HCM khá phát triển. Rau được coi là cây trồng đem lại thu nhập cao cho nông dân. Trong đó, cà chua được nông dân trồng nhiều, tập trung ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh. Tuy nhiên, người trồng luôn phải đối mặt với nguy cơ thất thu vì cây cà chua bị bệnh héo rũ gây hại nghiêm trọng. Một số tỉnh tại miền Nam cũng có chung tình trạng này. Diện tích cà chua thất thu của cả nước khi đó lên đến hàng ngàn héc ta mỗi năm. Bệnh dễ phát tán qua môi trường, lây lan rất nhanh, gây chết hàng loạt, có nhiều diện tích chết 100%, nhất là ở những ruộng thường trồng cà chua nhiều vụ liên tục. Trên thế giới, héo rũ vi khuẩn (tên khoa học là Ralstonia solanacearum) cũng là vấn nạn ở nhiều nước trồng cà chua nhưng không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Các nhà khoa học bấy giờ khuyến cáo dùng giống kháng bệnh hoặc luân canh. Tuy nhiên, trên thực tế không có giống kháng và luân canh cũng không hạn chế được vì vi khuẩn này có thể tồn tại nhiều năm trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng thường xâm nhập lên cây qua vết thương ở rễ. Lúc này, TS Vinh là Trưởng Bộ môn nghiên cứu rau của Viện. Tắm nắng gội mưa trên đồng ruộng, đồng hành cùng nông dân, ông càng trăn trở tìm cách cứu cây cà chua. Đến bước đột phá từ cái ống tí hon TS Vinh kể: Tia hy vọng đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1995, trong một dịp nói chuyện với TS Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, anh cho biết, ở Nhật dùng một giống cà kháng bệnh làm gốc để ghép. Trên nguyên tắc, biện pháp này khả thi bởi lẽ khi cây cà chua được thay phần gốc bằng gốc của cây kháng bệnh thì vi khuẩn không xâm nhập gây hại được. Hồi đó chưa có Internet, việc tìm kiếm thông tin vô cùng khó khăn. May thay, trong một dịp làm việc với Viện, Công ty Takii của Nhật cho xem một đoạn video nói về máy ghép cà chua của họ. Cà chua gieo trong vỉ, đưa vào máy ghép, mỗi phút ghép được hàng trăm cây, sau đó các vỉ cây ghép được cho vào vào một “cái tủ”. Nôm na như là cái tủ lạnh 200 lít, trong đó cài đặt chế độ nhiệt, ẩm, ánh sáng phù hợp để cây liền vết thương, sau khoảng 15 - 17 ngày thì đem trồng. Mỗi cái tủ này ươm được khoảng 600 cây. Nhưng khi nghĩ đến chuyện áp dụng công nghệ này vào thực tế Việt Nam, mỗi héc ta cà chua cần 23.000 - 24.000 cây; chỉ riêng tiền mua tủ cũng đã quá lớn, không khả thi. Nung nấu quyết tâm tìm giải pháp phù hợp, TS Vinh đã xác định từng bước tiếp cận, đầu tiên là tự mình ghép thử xem có thành công không. Cứ thử cắt những cây giống ra làm 2 phần, ghép lại xem có sống nổi không đã. Đấy là vào năm 1997, trên những cây cà chua non, 25 - 30 ngày sau gieo, vẫn để trên luống, dùng dao lam cắt xéo thành 2 phần, dùng băng dính quấn lại, sau 1 tuần, rồi 2 tuần, 3 tuần được che nắng, tưới ẩm thường xuyên, cây liền vết thương và sống tốt. Đến đây, thách thức chính chỉ còn là làm sao tìm được vật liệu thích hợp nối 2 phần ghép.
“Người khai sinh” kỹ thuật ghép cà chua Việt Nam và vườn cà chua ghép tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng
Một dịp vô cùng may mắn là vào tháng 10/1998, ông được cử tham dự một lớp tập huấn tại Trung tâm Nghiên cứu, phát triển rau đậu châu Á. Trong nội dung tập huấn có phần ghép cà chua, có mô hình để học viên ghép thử, dụng cụ để ghép là kẹp nhựa chuyên dùng. Kẹp có phần ôm cây vừa với đường kính và lực căng của lò xo đủ mạnh để vừa ôm chặt mà cũng đủ yếu để nhả bớt ra khi thân cây lớn lên. Mỗi thành viên sau đó được cấp cho mấy trăm cái kẹp như vậy và kèm theo một số hạt giống có thể làm gốc ghép. Giải pháp dùng kẹp để ghép tuy thành công, cây sống tốt, nhưng lại phát sinh vấn đề khi SX cây giống bán cho dân, các vườn ươm phải gỡ, thu hồi kẹp để làm lứa sau. Nếu gỡ kẹp sớm, vết ghép rất dễ bung rời ra vì cây bị lay động trong quá trình xếp khay, vận chuyển và nhất là khi mới trồng cây dễ bị gió lay, lắc ngọn. Nếu để liền thật chắc vết ghép thì thời gian ở vườn ươm quá lâu, khi đó cây cũng quá cao lớn, trồng dễ chết. Ngoài ra giá kẹp cũng khá cao, sẽ đội giá thành cây giống lên. Kỹ thuật mới được nông dân hồ hởi đón nhận, các vườn ươm cũng nhanh chóng hình thành và phát triển. Đến nay, riêng Lâm Đồng đã có khoảng 100 vườn chuyên cung cấp giống cà chua ghép. Mỗi năm, cà chua ghép đem lại thu nhập cho người trồng hàng trăm tỷ đồng. Khóa tập huấn còn giới thiệu mô hình nhà dưỡng cây sau ghép, có diện tích 8 m2, trong đó dùng đèn nê-on để tạo ánh sáng, dùng nước để làm mát và nâng cao độ ẩm. Nếu chỉ để thực tập thì được vì nhà này đạt tỷ lệ cây sống trên 95%. Nhưng nếu áp dụng vào thực tế thì không được vì rất tốn điện, và đặc biệt nước trong bồn sẽ rất mau bẩn do giá thể rơi vãi, cây chết rơi xuống... Trên bước đường tìm tòi vật liệu nối 2 đoạn thân từ gốc ghép và ngọn ghép, khá nhiều vật liệu đã được đem thử nghiệm, thôi thì từ tăm tre, ghim sắt, băng dính, ống nhựa, ống thân cây thủy trúc, cọng rơm. Cuối cùng thì các vật hình ống tỏ ra có triển vọng, trong đó ống ghép bằng cọng rơm tỏ ra khá phù hợp, vết ghép được giữ chắc, sau khi lành cây có thể tự “phá vòng ôm” để lớn được. Vì vậy, ý tưởng về một loại ống mà thân cây ghép biết tự phá vòng ôm xuất hiện. Mặt khác làm thế nào để tạo môi trường mát và ẩm cho một nhà ghép diện tích lớn hàng trăm mét vuông là những câu hỏi thường trực trong đầu. Đến năm 2001 thì ông tìm ra lời giải. Ông chân thành chia sẻ: - Trong phương pháp tư duy tìm lời giải cho các vấn đề thực tế, tôi hay liên hệ để tìm trong cuộc sống. Lục tìm trong kỷ niệm thời thơ ấu, tôi nhớ những ngày trời nắng đổ lửa ở miền Bắc, bọn trẻ con chúng tôi thường vào hầm trú ẩn máy bay nằm. Hơi mát rượi từ nền đất tỏa ra, từ trên mái tỏa xuống. Thời đó mái hầm được đổ cát dày gần 1 m. Giải pháp đây rồi. Cát quả là vật liệu phù hợp đang tìm kiếm, cát sạch và giữ ẩm tốt, dễ thực hiện được trên diện tích lớn, lại sẵn có ở mọi nơi. Chính từ phát hiện này, những nhà chăm sóc cây sau ghép tại Lâm Đồng đã dùng cát ẩm để làm tầng giữ ẩm và làm mát cây. Khi thăm, các nhà khoa học quốc tế đã ngỡ ngàng và xác nhận “rất Việt Nam” nhưng vẫn rất tiên tiến và chưa từng gặp ở nơi nào khác. Cũng trong dòng suy nghĩ miên man về hầm hào, chiến tranh, gian khổ, tôi gặp lại những vất vả khó khăn tuổi học trò. Khi đó chúng tôi thiếu thốn đến độ không có một cái xe đạp để đi. Rất ít trong số bạn bè có xe đạp. Và thật bất ngờ, xe đạp Trung Quốc với cái van có chi tiết 1 cái ống cao su, giãn nở được khi bơm đã bất ngờ hiện rõ trong tôi. Tôi mừng rỡ khi nhận thấy cái ống cao su van xe đạp có độ giãn nở tốt, có khả năng phù hợp để làm ống nối vết ghép cây. Năm 2002, TS Vinh khởi động đề tài nghiên cứu ghép cà chua. Cùng lúc giải quyết nhiều yếu tố kỹ thuật, việc dùng ống thun van xe đạp để ghép đã thành công. Ban đầu ống thun được gửi mua từ Trung Quốc, theo đường bưu điện vào TP.HCM. Tuy nhiên dùng ống thun van xe đạp trở ngại là chất lượng không ổn định, do ống lâu lão hóa nên dễ làm cây bị thắt cổ chai tại gốc, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Kể từ năm 2004, kết quả nghiên cứu ghép và trồng cà chua ghép tại Lâm Đồng thành công, được ứng dụng vào SX trên diện rộng, việc mua ống thun từ Trung Quốc không đáp ứng được nên ông đã tìm đến các chuyên gia SX dụng cụ cao su màng mỏng nhằm tự SX lấy ống ghép có thời gian lão hóa, tự hủy theo nhu cầu. Ống ghép và hạt giống cà chua làm gốc ghép do Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam tự SX đã chính thức cung cấp đủ cho hàng ngàn ha cà chua ghép mỗi năm. Chỉ riêng ống thun mỗi năm đã hàng tấn, đủ ghép 150 - 200 triệu cây cà chua. Chính nhờ sử dụng ống thun và hạt giống SX trong nước, giá thành cây cà chua ghép tại Việt Nam luôn rẻ nhất thế giới.
Nguồn NongNghiep.vn