Bán Chuyên cung cấp giống chuối nuôi cấy mô:chuối tiêu hồng, chuối tây, chuối tây thái

  • Thread starter Minh Huệ
  • Ngày gửi
M

Minh Huệ

Guest
Trung tâm chúng tôi chuyên cung cấp giống chuối nuôi cấy mô: Chuối tiêu hồng, chuối Tây, chuối Tây Thái Lan

Giống có nguồn gốc từ viện nuôi cấy mô - trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Chúng tôi đảm bảo cung cấp cho Quý khách nguồn giống chất lượng nhất

Chúng tôi vận chuyển cây giống đi tất cả các tỉnh trong nước

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - TRÂU QUỲ - GIA LÂM - HÀ NỘI
Tell:0466.827.228 - Fax:043.67.57.301
Website:sinhhocnongnghiep.com - Email:sinhhocnongnghiep2@gmail.com

Bộ phận chăm sóc khách hàng
:Minh Huệ(0973.569.410)

Xin cảm ơn
 


- Nhu cầu về nhiệt độ: Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25-350C. Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô. Như vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt độ hàng năm lớn hơn 240C, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối phát triển.

- Nhu cầu về nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50mg/dm2/phút. Với giống chuối tiêu lùn, cần từ 15-20 lít nước/ngày tuỳ theo trời râm hay trời nắng. Chú ý vào mùa đông ở nước ta thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối.

- Nhu cầu về ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.
 
Trồng chuối tây nên chọn đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước nhanh. 3-4 vụ liền kề trước đó không trồng chuối các loại.
 
Cây chuối tiêu hồng nuôi cấy mô cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định
Cây chuối tiêu hồng nuôi cấy mô cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao
Cây chuối tiêu hồng nuôi cấy mô giống có chiều cao từ 10-15cm
 
Phương pháp chăm sóc chuối tây
Bón thúc cho chuối 2 lần: sau khi trồng 10-11 tháng và khi chuối sắp trổ, bón 1.200-1.500 kg supe lân/ha/lần, tưới Padan 95SP 15% hoặc rắc Basudin 10H vào gốc theo chu kỳ 2 tháng/lần. Khi chuối trổ xong cắt hoa, tiếp tục phun thuốc phòng trừ bệnh sâu ăn vỏ quả, bệnh sương mai... Dùng hỗn hợp Sherpa+Zidomil phun trực tiếp vào buồng chuối để giữ cho quả đẹp.
 
Với hơn 4 mẫu chuối, gia đình cựu chiến binh Phạm Văn Huỳnh ở thôn An Định, xã An Thanh (Tứ Kỳ - Hải Dương) mỗi tháng thu 20 triệu đồng...
Gia đình cựu chiến binh Phạm Văn Huỳnh ở thôn An Định, xã An Thanh (Tứ Kỳ - Hải Dương) có 2,5 sào đất vườn rất thích hợp trồng các loại cây ăn quả. Tận dụng lợi thế này, ông Huỳnh đã đi nhiều nơi học tập kinh nghiệm trồng cây ăn quả, rồi lựa chọn trồng những loại cây thích hợp như: táo, ổi lê, bưởi, vải thiều... Ngoài ra, ông kết hợp mở một cửa hàng xay xát gạo, chăn nuôi gà và làm dịch vụ cho thuê phông bạt, loa đài... Hơn 20 năm miệt mài lao động sản xuất, do đồng vốn ít nên việc đầu tư sản xuất của gia đình ông còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả không cao.
Cuối năm 2007, trong lúc đang loay hoay, trăn trở tìm hướng làm giàu, ông được người em trai đang công tác ở tỉnh Bình Định giới thiệu về giống chuối tây Thái Lan rất dễ trồng, ít sâu bệnh, buồng to, quả đẹp mà lại bán được giá. Thấy đây là cơ hội tốt nên ông không ngần ngại vượt đường xa vào tận nơi người em trai công tác tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm. Với bản tính cần cù, ham tìm tòi, nghiên cứu nên chỉ sau một thời gian ngắn ông được các nhà vườn trong Bình Định trực tiếp cung cấp những kinh nghiệm trồng chuối. Trở lại quê, ông phá bỏ các loại cây trồng cũ trong vườn, cải tạo đất và bắt đầu trồng giống chuối tây Thái Lan. Giống chuối này rất phù hợp với đồng đất quê ông, cây phát triển khoẻ, ít sâu bệnh, cho buồng to, nhiều quả, mẫu mã đẹp, thương lái rất chuộng mua. Năm đầu trồng chuối, sau khi trừ chi phí, ông Huỳnh đã thu lãi hàng chục triệu đồng. Thấy có hiệu quả, ông đấu thầu thêm 4 mẫu đất ruộng của bà con trong thôn, vay thêm ngân hàng đầu tư gần 100 triệu đồng để mở rộng diện tích trồng chuối, kết hợp trồng khoai lang phục vụ chăn nuôi. Đến nay, sau hơn 3 năm, gia đình ông Huỳnh đã có trên 2.000 khóm chuối (mỗi khóm có từ 5 - 7 cây). Bình quân mỗi tháng, ông thu hoạch khoảng 100 buồng chuối, bán 200 nghìn đồng/buồng. Ông còn tăng thêm nguồn thu cho gia đình từ việc bán chuối giống cho bà con trong vùng với giá từ 35 - 40 nghìn đồng/cây. Ngoài ra, lá chuối khô, hoa chuối, cây chuối non cũng đều được thương lái thu mua hết. Năm 2010, gia đình ông Huỳnh đạt doanh thu khoảng 300 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 150 triệu đồng. Ông cho biết: Mặc dù chuối tây Thái Lan rất dễ trồng, song muốn chuối trổ buồng đồng đều, quả đẹp thì phải biết cách chăm sóc, như: không nên trồng các khóm chuối quá dày, khi trồng phải lựa chọn cây giống có đầy đủ bộ rễ; trong quá trình chăm sóc cần thường xuyên cắt tỉa những cây non dư thừa, chỉ để từ 5 - 7 cây/khóm là vừa; loại bỏ bớt những cây chuối già để tạo điều kiện cho những cây non cùng khóm phát triển, kết hợp dọn cỏ và phun phòng trừ một số bệnh thường gặp ở cây chuối, đặc biệt là bệnh héo rũ, vàng lá...
Giờ đây dù đã ở tuổi 60 nhưng cựu chiến binh Phạm Văn Huỳnh vẫn đang tích cực giúp đỡ, hỗ trợ đồng đội cũ và bà con trong vùng về kỹ thuật, giống để mở rộng diện tích trồng chuối.
 
Sâu gây hại chủ yếu

- Sâu đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây (do Odoiporus longicillis) phá hoại thân giả và sâu đục thân thật (do Cos-mopolite sordidus) còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2 - 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin...

- Sâu hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá... gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)...

- Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ.
 

Tuyến trùng hại chuối:

Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Trên chuối có 4 loại gây hại phổ biến là Radopholus similis; Pratylenchus Helicotulenchus và Meloidogyne. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 - 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.
 
Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì vậy về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm. Tuy nhiên, nếu để đạt đến năng suất cao và phẩm chất chuối tốt, bà con cũng cần chú ý đến thời vụ. “Giêng trúc lục tiêu” tức là kinh nghiệm về mùa vụ trồng tre và chuối hợp lý, tức tháng giêng (ÂL) trồng tre, tháng sáu (ÂL) trồng chuối. Đối với các giống chuối gòn, chuối lá mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân (tháng 2-3 ÂL), nhưng với chuối tiêu thì phải trồng vụ thu (tháng 6-7 ÂL) và cây sẽ ra hoa vào tháng 6-8 năm sau, đến tháng 9-11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất chuối tiêu rất tốt. Vì vậy mà trong dân gian cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối: vào mùa nóng thì nên ăn chuối gòn, chuối lá, còn vào mùa rét thì ăn chuối tiêu ngon hơn.
 
Chuối tiêu là loại cây dễ trồng, cho thu nhập cao. Trung bình, trồng 1 sào Bắc Bộ (360m2) chuối tiêu thâm canh, bà con có thu 15-20 triệu đồng/năm.
 
Thích hợp với nhiều vùng đất
- Phát triển tốt trên đất phù sa, thịt nhẹ, cát pha nhiều màu
- Vùng đất trũng, thoát nước kém phải lên luống cao
- Đào hố : Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 40cm
- Khoảng cách giữa các hố: từ 2m – 2.5m
 
+ Chọn đất: đất dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, không quá chua hoặc mặn, độ dày tầng canh tác trên 50cm. Đất phải được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ, kích thước hố 40 x 40 x 40 (cm).
 
Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng
Phân bón lót cho 1 hố :
- Trung bình 1 cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1, 5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm.
- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1- 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm.
- Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m.
- Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%.
- Khi chuối trổ buồng 15-20 ngày có thể dùng bao nylon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh.
 
So với các loại cây trồng khác, toàn bộ sản phẩm của chuối đều có thể làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc... Cây chuối có chu kỳ kinh tế ngắn, mức đầu tư không cao, kỹ thuật không phức tạp. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ chuối ngày càng mở rộng cho sản phẩm tươi và chế biến. Vì vậy, trồng chuối sẽ đem lại hiệu quả cao lớn cho người sản xuất.
 
Giống chuối tiêu hồng thuộc nhóm phụ chuối tiêu vừa. Thân giả màu hồng đỏ, có những mảng đen nâu lớn liên tục. Lá đứng, đầu lá uốn cong, gân chính màu trắng sáng ở gốc có nhiều phấn trắng, đuôi gân lá ít phấn.

- Thân giả cao 2,2-2,6 m, đường kính 17,9-18,3 cm.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch 10-11 tháng.

- Buồng quả hình trụ có 9 nải, 168 quả. Khối lượng buồng 20,4 kg.

- Kích thước quả: dài 18,3 cm, đường kính 3,9 cm

- Năng suất 45-50 tấn/ha.

- Chất lượng tốt. Chín vụ hè mã quả vàng đẹp, hương vị thơm ngon, thịt quả chắc và không chua như những giống chuối tiêu khác.
 
Chuối tây được trồng trên đất phù sa, đất thịt nhẹ, bazan, những loại đất có độ hổng, độ xốp tốt, thoát và giữ nước và mùn 1,5 - 2%, tầng dày hơn 60 cm, độ pH từ 6 - 7,5. Nên tránh loại đất chua, đây là loại đất không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối.
 
Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là trên đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Trên đất có tầng canh tác mỏng, nhiều cát, nghèo chất hữu cơ hoặc nhiễm mặn cây chuối sinh trưởng kém hơn cho dù bón phân và tưới nước nhiều hơn. Đất trồng chuối nên có lớp đất mặt dày quá 0.75 m để rễ phát triển, hàm lượng sét và khả năng trao đổi cation trung bình khá. Cây chuối có thể chịu được độ pH đất trong khoảng từ 5.0-7.0. Nếu đất chua quá hoặc kiềm quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả, không ngọt và không thơm.
 
* Yêu cầu về điều kiện khí hậu
Cây chuối sinh trưởng tốt nhất ở những nơi ấm và ẩm, với sự phân bố đều về lượng mưa trong năm. Nhiệt độ lý tưởng trong khoảng từ 15-350C. Trừ khi điều kiện tưới nước tốt, lượng mưa không ít hơn 100 mm/tháng. Mặt khác, cũng nên tránh trồng chuối ở những nơi hay xảy ra ngập lụt. Để cây chuối sinh trưởng thuận lợi, lượng mưa hàng tháng cần phân bổ đều và khoảng 200-220 mm/tháng.
 
Vì chuối là cây thân thảo, không có mô gỗ nên rất mẫn cảm với gió mạnh. Vì vậy, những nơi có gió bão to cũng nên tránh.
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top