Có Hay Không? Liệu có phải là cơ hội mới cho nhà nông?

  • Thread starter sydat
  • Ngày gửi
[h=1]Thu tiền tỷ từ nghề trồng "cây lạ"[/h] Thứ Sáu, ngày 03/01/2014 14:21 PM (GMT+7)
Cách đây mấy năm, anh Huỳnh Trung Quân (38 tuổi), ở số 18B, tổ 9, Bắc Hội, Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng đã thành công khi trồng cây phúc bồn tử.
Anh Quân kể, trước đây anh làm việc tại một công ty đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp ở huyện Đơn Dương và được giao việc trồng, chăm sóc, thu hoạch phúc bồn tử. Năm 2008, công ty anh sang nhượng cho công ty khác và công ty mới chuyển sang trồng cây khác. Thấy tiếc, anh mua thanh lý một số cây phúc bồn tử mang về vườn nhà trồng, chăm sóc lấy giống trên diện tích 2.000m[SUP]2[/SUP].
1388733692-phuc-bon-tu--1-.jpg
Anh Quân trong vườn phúc bồn tử của mình
“Đến nay, tôi có 1,6ha phúc bồn tử trồng trong nhà kính. Năm 2013, tôi thu 23 tấn quả phúc bồn tử, với giá bán từ 240.000 - 270.000 đồng/kg, đã mang về cho tôi lợi nhuận trên 2 tỷ đồng. Trang trại của tôi còn tạo việc làm cho 20 lao động với lương 4 - 5 triệu đồng/người/tháng”- anh Quân tiết lộ.
Ngoài ra, anh còn liên kết với 3 hộ ND ở địa phương để trồng 1,3ha phúc bồn tử. Anh cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Anh Quân cho biết: “Sản phẩm của tôi có mặt ở nhiều siêu thị, nhà hàng, khách sạn hạng sang tại các thành phố lớn trong nước”.
Cơ sở sản xuất phúc bồn tử của anh đã được Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cấp “giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm” vào tháng 11/2013.
Theo Đông y, phúc bồn tử từ lâu đã được sử dụng làm dược liệu nhờ các tác dụng bổ can, ích thận, trợ dương, làm đẹp da, giảm béo, chống lão hóa, phòng ngừa và trị liệu ung thư, nâng cao thị lực…

Theo Tùng Sơn (Dân Việt)
http://hcm.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/thu-tien-ty-tu-nghe-trong-cay-la-c52a600683.html
 


Thật khâm phục sự kiên nhẩn của cái Anh Quân này . Mâm xôi , một giống cây giá trị cao thuộc vùng xứ lạnh cận nhiệt đới , chúng thường được canh tác song hành cùng với cây Dâu tây . Tuy nhiên do Mâm xôi là chủng loài cây lâu năm nên chúng chỉ thích hợp với những khu vực mát lạnh quanh năm như Cao nguyên Lâm Đồng nước ta . Mình nghiên cứu chúng đã từ rất lâu rồi dựa theo các nguồn tư liệu kỷ thuật và công nghệ canh tác của các Quốc gia có thế mạnh , với mong muốn triển khai trên các vùng cao xứ lạnh của Huyện Lạc Dương Lâm Đồng . Cách đây hơn 3 năm trong những chuyến khảo sát thực địa quanh những cánh rừng Huyện Lạc Dương Lâm Đồng ( Dự án của Công Ty Thành Nam tại Xã Da Nhim , Trang trại của Công Ty Hoa Đất Việt Xã Darsa ) , mình đã tìm thấy loài hoang dã của Mâm xôi này ( với tên địa phương gọi là Cây Dâu dại ) . Tuy nhiên do lực bất tòng tâm nên từ đó đến nay chưa thể thực hiện được hoài bảo . Hy vọng sang năm mới có nhiều điều kiện tốt hơn để triển khai các chủng loài này .
Cám ơn nguồn thông tin thật hữu ích giúp khẳng định thêm tính khả thi của những chủng loài cây ăn trái xứ lạnh giá trị cao thích nghi được trên những vùng cao của Cao Nguyên Lâm Đống nước ta .
 
Bạn Sydat thân !

Mình cũng có nhiều tư liệu khá hay liên quan đến chủng loài Mâm xôi này , mong muốn chia sẽ đến với mọi người , tuy nhiên đây là nơi sử dụng cho các chuyên mục về chăn nuôi . Bạn nên chuyển sang chuyên mục trồng trọt , hoặc có thể nhở Admin chuyển hộ nhé .
 
Tôi nghĩ là có cơ hội cho nhà nông , nhưng không dành cho tất cả mà chỉ dành cho những người dám nghĩ dám làm. Như báo viết mấy năm trước a đã xin giống bỏ đi về trồng, vất vả chăm sóc, khi có sản phẩm còn lo đưa ra thị trường. Bây giờ đã có chỗ đứng thì mọi người mới biết đến, nhưng có ai biết lúc họ bắt đầu làm cơ hội mong manh như thế nào, đặt cược vào đó hết. Vậy cơ hội chỉ dành cho những người dám nghĩ dám làm, phải có niềm tin vào định hướng của mình. Theo tôi chúng ta nên học theo a ấy cái suy nghĩ để làm cho mình một cái mới....chứ không phải chạy theo trồng cây đó bây giờ. Trên đoạn đường của bạn đi nếu bạn không xuất phát thì sẽ không bao giờ về đích được....
 
Một hecta nhà kính là đại tỷ phú ở Mỹ đấy.
Tiểu bang Connecticut tôi ở là một bang
giàu, nhưng chỉ có vài nhà kính được một
vài hecta. Hầu hết các nhà kính chỉ nửa hec
ta hay chỉ 1 công đất thôi.

Gọi là nhà kính, nhưng đúng ra phải gọi là
một công ty trồng trọt. Mặc dù diện tích
nhà kính của nó là 1 héc ta, nó chia ra làm
mấy chục nhà kính riêng rẽ. Mỗi nhà kính chỉ
có kích thước rất nhỏ mà thôi. Ví dụ dài 50
mét, rộng 10 mét. Một hécta thì 20 căn nhà
cỡ như vậy. Hai hecta thì 40 căn nhà.
 


Back
Top