Cỏ Ngọt Stevia: Điều kiện sinh trưởng

  • Thread starter Saigon Stevia
  • Ngày gửi
saigon-stevia-stevia-field.jpg


Cỏ ngọt là cây lâu năm, nó có thể sống từ 5-10 năm. Tuy nhiên, khi năng suất của cỏ ngọt đã xuống thấp thì nên nhổ bỏ và trồng lại cây mới.

Là cây bán nhiệt đới ưa ẩm, ưa sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước. Sinh sản hữu tính (gieo hạt) hoặc vô tính (giâm cành).


Điều kiện sinh trưởng

a. Nhiệt độ

Cỏ ngọt là cây trồng nhiệt đới, sinh trưởng trong điều kiện mát mẻ. Có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15-30°C, nhiệt độ thích hợp nhất là 20-22°C. Nhiệt độ tối thích hợp cho sự nảy mầm của hạt là 20°C. Nhiệt độ cao làm tăng hàm lượng steviozit. Từ 15-30°C cây sinh trưởng khoẻ, cho năng suất thu hoạch cao. Nhiệt độ > 35°C cây sinh trưởng kém.

b. Ẩm độ

Môi trường sống tự nhiên của cây cỏ ngọt thích hợp nhất là khí hậu cận nhiệt đới, ưa ẩm ướt, với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400-1600mm. Độ ẩm thích hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển là 70-85%. Cỏ ngọt thường mọc tự nhiên trên các đầm lầy.

c. Ánh sáng

Cỏ ngọt là cây tương đối mẫn cảm với độ chiếu sáng. Cường độ ánh sáng mạnh làm tăng hàm lượng steviozit.

d. Đất và dinh dưỡng khoáng

Cỏ ngọt có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất tơi xốp, thông thoáng, nhiều mùn. Trên những đất như thế cỏ ngọt cho thu hoạch cao, hàm lượng các chất ngọt tăng. Đất sét không thích hơp cho sự sinh trưởng của cỏ ngọt. Cỏ ngọt là cây thu hoạch lá do vậy nó yêu cầu chế độ dinh dưỡng cao, vì thế bón phân là biện pháp tích cực để tăng năng suất cỏ ngọt. Cỏ ngọt ưa đất trung tính, PH trong đất khoảng từ 6,5 đến 7 là tốt nhất.

GVHD: Ths.Nguyễn Thành Sum
Đồ án tốt nghiệp: Nhân giống in vitro cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana)

Tháng 6, 2013

Kết nối:
http://saigonstevia.wordpress.com
http://saigonstevia.blogspot.com
http://www.facebook.com/saigonstevia
Cỏ ngọt stevia cho người đái tháo đường


Trà cỏ ngọt

N
gười bệnh đái tháo đường mà hảo ngọt không nên sử dụng đường từ mía. Đường này chính là sucrose có chỉ số đường huyết cao làm tăng đường huyết và cung cấp năng lượng có thể làm tăng cân. Để tránh tác động bất lợi này người bệnh đái tháo đường có hay không có béo phì cần sử dụng loại đường nhân tạo hay thay thế nhằm cải thiện các ảnh hưởng xấu gặp phải.

Các loại đường sử dụng cho người đái tháo đường là đường nhân tạo, đường alcohol, cây cỏ ngọt Stevia. Mỗi loại đường có đặc điểm khác nhau mà người đái tháo đường cần chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Các loại đường này đã được chấp nhận sử dụng trong cộng đồng và an toàn nếu được sử dụng ở mức độ cho phép.



Chất ngọt tự nhiên:

Chất ngọt tự nhiên (nước trái cây cô đặc, mật hoa, mật ong, mật đường, maple syrup) là các loại đường thay thế được xem tốt cho sức khoẻ hơn đường thường hoặc các loại đường thay thế. Chúng được sử dụng rất nhiều tại gia đình và cả trong công nghệ thực phẩm, làm ngọt thức uống như trà và cocktail, các món bánh tráng miệng, cho vào ngũ cốc và để làm bánh.

Mặc dù đường tự nhiên có chứa vitamin và khoáng chất, nhưng với hàm lượng không khác là bao so với đường tinh chế, do đó, mật ong và đường được xem có giá trị dinh dưỡng tương đương, và cả hai đều mang đến các sản phẩm cuối cùng trong cơ thể là glucose và fructose. Vì vậy, chỉ nên sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên để thưởng thức vị ngon đặc trưng của chúng.

Sử dụng nhiều đường tự nhiên có thể sẽ dẫn đến các vấn đề sức khoẻ như sâu răng, thiếu dưỡng chất, tăng cân, tăng mỡ trong máu. Người đái tháo đường không nên sử dụng loại đường này.

Cây cỏ ngọt Stevia:

Đường ăn kiêng cỏ ngọt stevia chiết xuất từ cây cỏ ngọt, liều lượng cho phép là 7,9 mg/kg/ngày. Đây là sản phẩm thiên nhiên không có calorie, không có carbohydrate và chỉ số đường huyết bằng 0, nhưng lại có độ ngọt gấp 300 lần đường thường dùng và ổn định vối nhiệt độ. Đường này được bộ quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận như là một phụ gia thực phẩm thiên nhiên an toàn. Người đái tháo đường có thể sử dụng đường cỏ ngọt theo nhu cầu của mình.

BS. CK1. Phạm Văn Chín
Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng

Kết nối:
https://saigonstevia.wordpress.com
http://saigonstevia.blogspot.com
http://www.facebook.com/saigonstevia
 




Back
Top