Con chim Trĩ
Trong Kinh Bách-Dụ của Phật-giáo có câu chuyện "Con chim trĩ". Đây là một trong 100 câu chuyện ngụ ngôn của Phật. Có lẽ 100 chuyên ngụ ngôn này là biểu thị quá hay để làm lý giải cho các sự thật xảy ra trong đời sống. Người Phật tử không tin vào bói toán là cũng y cứ vào cái chuyện ngụ ngôn này.
Khi xưa có một bệnh nhân tìm đến thầy thuốc để chửa bệnh. Thầy thuốc khám xong liền nói với bệnh nhân rằng : Bệnh của ông không có gì trầm trọng. Ông hảy về ăn chim trỉ là khỏi bệnh ngay. Người bệnh chưa từng thấy chim trĩ, cũng không hiểu lời dạy thầy thuốc, nên ông về nhà cứ nói, cứ đọc lại lời nói của thầy thuốc là : "Ăn chim trĩ...ăn chim trĩ...." Cứ đọc mãi như câu thần chú, mà bệnh không hết lại còn nặng thêm lên. Có người bạn đến nhà chơi, rõ chuyện của ông bệnh nhân, nên mới vẽ cho ông một cái hình con chim trĩ, rồi dạy cho ông đi tìm mua con chim này về ăn thịt để chữa bệnh. Nhưng cái ông bệnh nhân này lại không biết con chim trĩ là có thật, nên lại đi tìm họa sỹ để vẽ cho ông một loạt các hình con chim trĩ, ông lấy kéo cắt cái hình vẽ con chim trĩ mà ăn mỗi ngày. Như vậy bệnh ông trở thành hết thuốc chữa.
Cái câu chuyện chim trĩ này là ví dụ cho người mê tín, Cứ đọc tụng lời Phật dạy như người bệnh đọc toa thuốc ,như thần chú mà
không uống thuốc. Nếu mình đọc tên thuốc mà không uống thuốc thì cũng như cái anh bệnh nhân này vậy. Nếu mình tin lời thầy bói thì cũng như cái anh bệnh nhân ăn hình vẽ của con chim trĩ . Các ngài Học giả là người học không thiệt như người học làm bánh mà không biết làm bánh.
Như vậy là học không thiệt. Học "giả" thì làm sao làm "thiệt " được. Cái câu chuyện ngụ ngôn của Phật là chuyện rất thường xảy ra. Nếu mình hay tin vào thầy bói thì cũng giống như người bệnh của câu chuyên ngụ ngôn, hoặc mình học từ ngữ mà không hiểu cái thật sự xảy ra mà từ ngữ chỉ là cái chuyển tải chứ không phải là cái có thật. Cái đó quá dễ hiểu, vì thuốc và tên thuốc là hai cái chứ không phải một. Thầy bói dù nói có đúng thì cũng không phải là sự thật xảy ra, do đó tin thầy bói là dị đoan chứ không phải là chánh tín của người Phật tử. Chánh pháp còn phải bỏ như chiếc bè đã dùng khi qua sông, thuốc cũng phải bỏ khi bệnh đã không còn.
Bởi vì có cái bài con chim trĩ này là do đọc thấy cái công án của vị học giả giáo sư tiến sỹ viết ra để làm " ma sự.".... Nếu đã đọc kinh Bách dụ thì sẽ thấy 100 câu chuyện ngụ ngôn hay quá hay và vui qúa vui. Thiệt vậy đó....
Trong Kinh Bách-Dụ của Phật-giáo có câu chuyện "Con chim trĩ". Đây là một trong 100 câu chuyện ngụ ngôn của Phật. Có lẽ 100 chuyên ngụ ngôn này là biểu thị quá hay để làm lý giải cho các sự thật xảy ra trong đời sống. Người Phật tử không tin vào bói toán là cũng y cứ vào cái chuyện ngụ ngôn này.
Khi xưa có một bệnh nhân tìm đến thầy thuốc để chửa bệnh. Thầy thuốc khám xong liền nói với bệnh nhân rằng : Bệnh của ông không có gì trầm trọng. Ông hảy về ăn chim trỉ là khỏi bệnh ngay. Người bệnh chưa từng thấy chim trĩ, cũng không hiểu lời dạy thầy thuốc, nên ông về nhà cứ nói, cứ đọc lại lời nói của thầy thuốc là : "Ăn chim trĩ...ăn chim trĩ...." Cứ đọc mãi như câu thần chú, mà bệnh không hết lại còn nặng thêm lên. Có người bạn đến nhà chơi, rõ chuyện của ông bệnh nhân, nên mới vẽ cho ông một cái hình con chim trĩ, rồi dạy cho ông đi tìm mua con chim này về ăn thịt để chữa bệnh. Nhưng cái ông bệnh nhân này lại không biết con chim trĩ là có thật, nên lại đi tìm họa sỹ để vẽ cho ông một loạt các hình con chim trĩ, ông lấy kéo cắt cái hình vẽ con chim trĩ mà ăn mỗi ngày. Như vậy bệnh ông trở thành hết thuốc chữa.
Cái câu chuyện chim trĩ này là ví dụ cho người mê tín, Cứ đọc tụng lời Phật dạy như người bệnh đọc toa thuốc ,như thần chú mà
không uống thuốc. Nếu mình đọc tên thuốc mà không uống thuốc thì cũng như cái anh bệnh nhân này vậy. Nếu mình tin lời thầy bói thì cũng như cái anh bệnh nhân ăn hình vẽ của con chim trĩ . Các ngài Học giả là người học không thiệt như người học làm bánh mà không biết làm bánh.
Như vậy là học không thiệt. Học "giả" thì làm sao làm "thiệt " được. Cái câu chuyện ngụ ngôn của Phật là chuyện rất thường xảy ra. Nếu mình hay tin vào thầy bói thì cũng giống như người bệnh của câu chuyên ngụ ngôn, hoặc mình học từ ngữ mà không hiểu cái thật sự xảy ra mà từ ngữ chỉ là cái chuyển tải chứ không phải là cái có thật. Cái đó quá dễ hiểu, vì thuốc và tên thuốc là hai cái chứ không phải một. Thầy bói dù nói có đúng thì cũng không phải là sự thật xảy ra, do đó tin thầy bói là dị đoan chứ không phải là chánh tín của người Phật tử. Chánh pháp còn phải bỏ như chiếc bè đã dùng khi qua sông, thuốc cũng phải bỏ khi bệnh đã không còn.
Bởi vì có cái bài con chim trĩ này là do đọc thấy cái công án của vị học giả giáo sư tiến sỹ viết ra để làm " ma sự.".... Nếu đã đọc kinh Bách dụ thì sẽ thấy 100 câu chuyện ngụ ngôn hay quá hay và vui qúa vui. Thiệt vậy đó....