Theo Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Lá chanh có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
1.Chữa ho do lạnh
Những trường hợp bị ho do lạnh có thể được chữa bằng lá chanh. Bạn cần chuẩn bị: lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Sau đó rửa sạch tất cả các nguyên liệu, thái gừng thành lát mỏng và sắc với 400ml nước còn 100ml. Khi uống nước này bạn có thể cho thêm ít đường. Dùng hỗn hợp này trong 3-5 ngày, bạn sẽ thấy kết quả rõ ràng.
2 Cảm sốt không ra mồ hôi
Những người bị cảm sốt không ra mồ hôi có thể dùng lá chanh khô (30g) hoặc lá chanh tươi (10g) sắc lấy nước để uống trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kết hợp với các loại thảo dược khác theo công thức: lá chanh 20g, lá cúc tần 15g, lá bưởi 5g, vỏ quýt 10g, sắc uống trong ngày. Bạn cần dùng vị thuốc dân gian này trong 2 -3 ngày.
3 Hỗ trợ điều trị hen phế quản
Những người bị hen phế quản có thể dùng bài thuốc dân gian trị hen từ lá chanh trong khoảng 10 ngày. Theo Đông y, bạn cần chuẩn bị: lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần.
4 Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ)
Lá chanh có tác dụng diệt khuẩn, tiêu đờm nên giúp giảm sưng đau do mụn nhọt hiệu quả. Bài thuốc giảm sưng đau do mụn có công thức: lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Bạn cần phơi khô, tán bột các loại nguyên liệu này rồi rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt và băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày áp dụng 2 lần.
5 Mát gan
Theo dân gian, lá chanh có tính ôn nên giúp mát gan. Bạn cần chuẩn bị lá chanh, lá gai, lá cối xay (các vị đều khô), mỗi vị 12g. Sau đó, sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn sáng và tối. Thực hiện trong 15 ngày.
6 Nước xông giúp giải cảm, nhức đầu
Bạn có thể giải cảm, nhức đầu bằng nhiều vị thuốc dân gian, trong đó có bài thuốc lá chanh kết hợp với lá bưởi, hương nhu, cúc tần, lá tre, mỗi vị 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả rửa sạch, nấu nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này giúp kích thích mồ hôi tiết ra, giảm nhức đầu và giải cảm hiệu quả.
1.Chữa ho do lạnh
Những trường hợp bị ho do lạnh có thể được chữa bằng lá chanh. Bạn cần chuẩn bị: lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Sau đó rửa sạch tất cả các nguyên liệu, thái gừng thành lát mỏng và sắc với 400ml nước còn 100ml. Khi uống nước này bạn có thể cho thêm ít đường. Dùng hỗn hợp này trong 3-5 ngày, bạn sẽ thấy kết quả rõ ràng.
2 Cảm sốt không ra mồ hôi
Những người bị cảm sốt không ra mồ hôi có thể dùng lá chanh khô (30g) hoặc lá chanh tươi (10g) sắc lấy nước để uống trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kết hợp với các loại thảo dược khác theo công thức: lá chanh 20g, lá cúc tần 15g, lá bưởi 5g, vỏ quýt 10g, sắc uống trong ngày. Bạn cần dùng vị thuốc dân gian này trong 2 -3 ngày.
3 Hỗ trợ điều trị hen phế quản
Những người bị hen phế quản có thể dùng bài thuốc dân gian trị hen từ lá chanh trong khoảng 10 ngày. Theo Đông y, bạn cần chuẩn bị: lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần.
4 Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ)
Lá chanh có tác dụng diệt khuẩn, tiêu đờm nên giúp giảm sưng đau do mụn nhọt hiệu quả. Bài thuốc giảm sưng đau do mụn có công thức: lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Bạn cần phơi khô, tán bột các loại nguyên liệu này rồi rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt và băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày áp dụng 2 lần.
5 Mát gan
Theo dân gian, lá chanh có tính ôn nên giúp mát gan. Bạn cần chuẩn bị lá chanh, lá gai, lá cối xay (các vị đều khô), mỗi vị 12g. Sau đó, sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn sáng và tối. Thực hiện trong 15 ngày.
6 Nước xông giúp giải cảm, nhức đầu
Bạn có thể giải cảm, nhức đầu bằng nhiều vị thuốc dân gian, trong đó có bài thuốc lá chanh kết hợp với lá bưởi, hương nhu, cúc tần, lá tre, mỗi vị 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả rửa sạch, nấu nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này giúp kích thích mồ hôi tiết ra, giảm nhức đầu và giải cảm hiệu quả.