Bán Cung cấp giống hoa loa kèn chịu nhiệt

  • Thread starter nguyenluc
  • Ngày gửi
N

nguyenluc

Guest
Chào các bạn!
Hoa loa kèn chịu nhiệt là một giống cây trồng mới được chọn ra từ bộ giống nhập nội từ Hà Lan. Giống có đặc điểm: Cây cứng, sinh trưởng phát triển khỏe, chịu nóng tốt, hoa màu trắng, mọc theo chiều thắng đứng, cánh hoa dày, lâu tàn, hoa có mùi thơm nhẹ.
Giống hoa loa kèn chịu nhiệt được bố trí trồng vào 4 thời vụ: tháng 3, 4, 8 và 9.
Cây hoa loa kèn chịu nhiệt sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại không đáng kể, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đây là giống hoa được thị trường ưa chuộng, có thể bố trí trồng để thu hoa vào các dịp như ngày 8/3, tháng 4, ngày 20/11, Tết Nguyên đán và sau Tết Nguyên đán.
Cùng với sự hiệu quả về giá trị kinh tế của cây hoa loa kèn, chúng tôi xin cung cấp đến các bạn giống hoa loa kèn chịu nhiệt này. Giống hoa loa kèn được trồng bằng củ, có kích thước từ 6-12cm, đã qua xử lý ra hoa.

MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Mr NGUYỄN LỰC
Hotline: 0976530136ĐCGD: Số 236, Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội hoặc TT Viện n/c rau quả TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Email: nguyenluc168@gmail.comYahoomessenger: nguyenluc168Website: https://sites.google.com/site/nonghochn/
 


Xin vui lòng cho biết hoa loa kèn có thể trồng ở TP/HCM được không? Mình muốn trồng thử với số lượng nhỏ thôi
Trước đây mình cũng trồng thử hoa glaieuil từ củ do bạn từ Đức mang về, đã ra hoa
Mình rất thích hoa loa kèn, mong rằng có thể trồng được
 
Thông tin thì nhiều và khá hấp dẫn nhưng mình không thấy 1 hình ảnh minh hoạ gì cả. Trăm nghe ko bằng mắt thấy, bạn vui lòng chia sẻ thêm hình ảnh nhé
 
Củ giống, cây giống hoa loa kèn

MỌI CHI TIẾT LIÊN HỆ MUA CỦ GIỐNG, CÂY GIỐNG:
Mr NGUYỄN LỰC
ĐT: 0976530136
ĐC: 236, ÂU CƠ, TÂY HỒ, HÀ NỘI HOẶC TT VIỆN NC RAU QUẢ, TT TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI


Hiện nay ở Việt Nam đang trồng phổ biến giống hoa loa kèn Lilium formolongo.
Giống hoa loa kèn mới Lilium longiflorum được nhập về từ Hà Lan được đánh giá có năng suất cao, chất lượng tốt. Giống có các ưu điểm: sinh trưởng, phát triển tốt, chịu nhiệt, có thể trồng quanh năm, năng suất, chất lượng hoa cao. Chiều cao cây là 135,4cm, thời gian sinh trưởng 128,7 ngày, số hoa/cây đạt 4,8 hoa... Hiệu quả kinh tế của giống loa kèn này cũng cao hơn 1,5-2 lần so với các giống khác. Giống hoa loa kèn này đã được thử nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Qui trình kỹ thuật trồng giống hoa loa kèn như sau:
1. Kỹ thuật làm đất: Đất được cày bừa kỹ, sau đó lên luống. Luống rộng 1-1,2m, cao 25 -30 cm, mặt luống rộng 0,8-1,0m, rãnh luống rộng 30-40cm. Dùng phân chuồng hoai mục để bón lót. Liều lượng bón: 1 - 1,5 tấn phân chuồng + 30 kg phân supe lân/1 sào Bắc bộ. 2. Chọn củ giống và mật độ trồng: 2.1. Chọn củ giống: Trước khi trồng, chọn những củ có kích thước tương đương nhau để trồng cùng 1 luống. Củ giống không bị trầy xước, đã qua xử lý nảy mầm. Dùng Daconil 25g pha trong 8lít nước, ngâm củ giống trong khoảng thời gian từ 10-15 phút, sau đó vớt ra để ráo nước mới tiến 2.2. Mật độ và khoảng cách trồng: Ở điều kiện thâm canh có thể trồng với khoảng cách 12 x 20cm, tương đương với mật độ 8.500-9.000củ/sào Bắc Bộ. 3. Kỹ thuật trồng: Rạch rãnh ngang trên mặt luống, sâu 5-10 cm, sau đó đặt củ vào rãnh, lấp đất lên củ từ 4-5 cm (tính từ mặt củ) và tưới đẫm nước. 4. Kỹ thuật tưới nước: Tuần đầu tiên sau trồng cần tưới đẫm nước để củ không bị khô và rễ hút được nước, sau đó tưới nước vừa phải để tránh thối củ. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra ruộng trồng loa kèn để tiến hành tưới giữ ẩm cho cây loa kèn kịp thời. Tránh để ruộng loa kèn ngập nước, gây thối củ kèn hay ruộng quá khô cây sinh trưởng phát triển kém. 5. Kỹ thuật bón phân: Sau trồng 20 - 25 ngày tiến hành tưới NPK, liều lượng 10 - 15kg/1sào bắc bộ. Sau trồng 4 tuần tiến hành vun NPK, liều lượng 50kg/1sào bắc bộ. Rắc đều NPK trên mặt luống, bón xong tiến hành tưới ngay. Sau đó tưới hỗn hợp phân đầu trâu + NPK định kỳ 1 tuần 1 lần kết hợp phun phân bón lá, đến khi nụ có gân trắng thì dừng tưới, phun dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm nước phân hữu cơ tổng hợp đã được ngâm ủ để tưới bổ sung, có thể hòa tưới sau khi bón thúc phân vô cơ. Căng lưới đỡ cây: Thường xuyên làm cỏ xới xáo, vun cao cho cây khỏi đổ. Có thể dùng lưới đan sẵn kích thước 20x20cm căng sẵn trên mặt luống sau khi trồng, sau đó nâng dần lên hoặc khi cây cao khoảng 30-50cm tiến hành làm giàn đỡ cây. 6. Phòng trừ sâu bệnh hại: *Cần tiến hành phun phòng bệnh (bệnh nấm, đốm vòng, phấn trắng...) định kỳ 1 tuần 1 lần bằng thuốc Daconil, Ridomilgold, CuSO­[SUB]4[/SUB]. * Một số loại sâu bệnh hại loa kèn: 6.1. Sâu hại * Rệp:chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông. -Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở vụ Xuân hè và Đông xuân. -Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 - 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25 - 30 g/ha . * Sâu đục rễ, củ: -Triệu chứng: Sâu ký sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch rễ, ảnh h­ưởng tới sinh trư­ởng của cây làm lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây chết khô, tác hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trưởng và thời kỳ cất trữ củ. -Phòng trừ: Cải tạo độ chua đất, không bón quá nhiều phân đạm; Dùng thuốc phòng trừ: Basudin rắc vào đất 1kg/ sào Bắc Bộ * Sâu hại bộ cánh vẩy (Sâu khoang, sâu xanh, sâu xám): -Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non -Phòng trừ: bắt thủ công bằng tay, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 -15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 - 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC liều lượng 8 - 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 8 lít... 6.2. Bệnh hại Bệnh phấn trắng: -Triệu chứng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, gây hại trên lá là chủ yếu. Khi bệnh nặng có thể làm thối nụ, hoa không nở được. -Phòng trừ: Sử dụng Anvil 5 SC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10 lít hoặc Score 250 ND liều lượng 5 - 10 ml/bình 10 lít, Boocdo (Đồng sunphat), Ridomin, Score 250EC liều lượng 0,3-0,5lít/ha... . Bệnh đốm vòng: -Triệu chứng: Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, màu xám nâu hoặc xám đen hình tròn hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng, sau đó vết bệnh lan vào trong phiến lá làm lá thối đen và rụng. -Phòng trừ: Vặt bỏ lá bị bệnh, sử dụng Score 250 ND liều lượng 5 - 10 ml/bình 10 lít, Daconil BTN50% nồng độ 12-25g/bình 10 lít... Héo vi khuẩn: -Triệu chứng: Thường làm thối rễ, cây héo từ lá gốc đến lá ngọn. -Phòng trừ: Dùng biện pháp luân canh, nhổ bỏ cây bệnh, vệ sinh vườn trồng, phòng trừ môi giới truyền bệnh. Bệnh sinh lý: -Triệu chứng: Ngoài các bênh truyền nhiễm, cây loa kèn còn bị bệnh sinh lý (không truyền nhiễm) gây hiện tượng vàng lá, héo ngọn, cây sinh trưởng kém hoặc chết. -Phòng trừ: Cần điều chỉnh việc bón phân và tưới nước hợp lý. Nhìn chung đối với các loại nấm gây hại, để đề phòng bệnh ngay từ ban đầu, sau trồng nên phun Champion 50 g/10lít hoặc Zineb 20 - 50g/10lít, định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần vừa giảm tỷ lệ cây nhiễm bệnh vừa kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây.
 


Back
Top