“Cuộc chiến” cứu tôm - ngành chăn nuôi “tỷ đô”: Bí quyết công nghệ “cứu tôm”

  • Thread starter phongthan0781
  • Ngày gửi
Là một kỹ sư thủy sản kiêm chủ đầm tôm, anh Nguyễn Văn Dương đã tìm ra nguyên nhân tôm chết và tìm ra công nghệ cứu tôm với các liều thuốc rất “dân dã”. Quy trình, cách làm của anh hiện nay đã và đang được rất nhiều hộ nuôi tôm học hỏi, áp dụng song cũng rất cần các nhà khoa học, cơ quan chức năng sớm vào cuộc nghiên cứu, thẩm định, nếu có đủ cơ sở khoa học thì có thể nhân rộng ra toàn quốc như một hướng đi cứu cánh cho ngành nông nghiệp quan trọng của đất nước...
dam-tom-co-luoi-chong-chim.jpg

Đầm tôm của kỹ sư Nguyễn Văn Dương với hệ thống lưới ngăn chim trời.​
Bốn dấu hiệu tôm chết và lời giải

Kỹ sư Nguyễn Văn Dương cho rằng, để đi tìm nguyên nhân tôm chết như hiện nay, không thể chỉ nghiên cứu, xét nghiệm “phần ngọn” trên mẫu tôm chết hay nước ao tôm mà cần nghiên cứu cả vòng đời con tôm, từ lúc nó còn bé như… em bé cho đến lúc trưởng thành, nghiên cứu trong tổng thể các yếu tố tác động đến cuộc sống của nó, cả môi trường và thức ăn…


Theo anh Dương, ngoài những vấn đề cơ bản như: Quản lý con người, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý môi trường thì qua thực tế nuôi tôm, anh đã phát hiện 4 dấu hiệu tôm chết, bao gồm: Thứ nhất, khi nước ao tôm có màu xanh lục, xanh lam là tôm chết; thứ hai, nước ao phát sáng, trong nước có vi khuẩn; thứ ba, đáy ao có nhớt; thứ tư, khi xét nghiệm có vi khuẩn gây ra… như kiết lỵ, tôm ăn vào không tiêu hóa được, gây ỉa chảy. Để xử lý 4 vấn đề này, anh có ngay các “liều thuốc”:

Thứ nhất, để nước không còn màu xanh, anh có ngay cách làm rất đơn giản, cho nước trở về màu đỏ, màu nâu. Về khoa học, đây chính là cách cân bằng các-bon ni-tơ. Ni-tơ cao thì tảo lam, tảo lục phát triển. Cách làm của Dương rất… nông dân, anh cho dùng mật rĩ đường và bột gạo (loại mật thứ cấp bỏ đi) đánh loãng pha xuống các ao tôm theo chu kỳ. Đánh 3 lần trước khi thả tôm, khi thả rồi cứ 2-3 ngày đánh một lần.

Thứ hai, chính nhờ hai sản phẩm này, vi khuẩn phát tán trong nước cũng bị tiêu diệt.

Thứ ba, để đáy ao không nhớt và chống ký sinh trùng đường ruột cho tôm, anh tạo ra một loại chế phẩm từ thảo dược hiện bán ở chi nhánh Công ty của anh tại TP Hồ Chí Minh. Ký sinh trùng đường ruột tôm cũng do tôi chế tạo chế phẩm, hiện thị trường chưa ai bán. Thuốc cho tôm ăn xong giống như xổ giun ở người, giá khoảng 200.000-1.000.000 đồng/kg, đủ dùng cho một ao.

Thứ 4, anh đã chế tạo ra một loại quạt tạo ô-xi chuyên dụng với cánh quạt bằng nhựa và hệ thống bền, chạy không rung. Cánh quạt quay liên tục tạo ô-xi, tạo dòng chảy, bọt nước chảy vào ống hút, không cần người vớt bọt. Dòng chảy này tạo cho con tôm hoạt động, đỡ nằm một chỗ thì bớt bệnh. Ở mỗi ao tôm, khi nước chảy sẽ cuộn gom toàn bộ phân tôm, xác chết vào giữa rồi dùng xi phông hút đi. Vì thế, ao tôm của Dương còn có điểm đặc biệt nữa là anh không cần thay nước, chỉ cấp thêm chút nước ao. Anh chỉ dùng có một bơm 10 mà phục vụ mấy chục ao. Khi thả nuôi phải có ao xử lý nước, đơn cử trong 24 ao của Dương ở Ninh Thuận chỉ có 18 ao nuôi, còn lại là 6 ao xử lý nước.

Cùng với các “liều thuốc” trên, Dương cho biết cần phải hết sức chú trọng bảo vệ môi trường, nuôi tôm cho thật sạch, áp dụng tổng hợp các giải pháp nuôi tôm sạch. Càng áp dụng sớm và càng đồng bộ thì tỷ lệ tôm chết càng ít. Còn khi đã xảy ra sự cố tôm chết thì việc “chữa cháy” khó hơn rất nhiều, đó là lý do mà có người đến học rồi song vẫn chưa thành công. Đến các đầm tôm của anh Dương, chúng tôi thấy ngay nhiều điều lạ như: Toàn bộ khu đầm căng lưới chống chim cò, rắn rết, côn trùng… để tôm cách ly với các nguồn gây bệnh. Các đầm tôm đều có khu xử lý chất thải riêng, có ống hút nước thải đi, không xả thẳng ra môi trường. Các trang trại của anh đều có 1-2 kỹ sư, hằng ngày cập nhật thông số môi trường, PH, độ kiềm, độ cứng, ô-xi hòa tan, khí độc… và gửi về cho anh qua email. Vì thế nên nuôi tôm nhưng chiếc iphone nối mạng 3G của Dương luôn nhận báo cáo từng giờ, từng phút…


Anh Nguyễn Đình Vương, kỹ sư làm việc tại trang trại ở xã Ninh Phước cho biết: “Anh Dương thành công vì những giải pháp của anh rất thiết thực, nghiêm túc, đúng như mô hình nuôi tôm ở nhiều nước có kinh nghiệm trên thế giới. Những giải pháp này cần được nhân rộng vì ở Việt Nam đã qua rồi cái thời kỳ nuôi tôm theo cảm tính, không có quá trình khoa học. Tuy nhiên, cách làm của anh lại dễ học, dễ làm, nông dân làm vô tư!”.

Hiệu quả bước đầu

Hiện nay, mặc dù các vùng nuôi tôm trên cả nước đều ảm đạm nhưng các trang trại tôm của anh Dương vẫn hoạt động hiệu quả, thu lợi nhuận cao. Từ tháng 2 năm 2012 đến nay, các ao tôm của anh 100% không bị chết, cho nên có thể nói quy trình, công nghệ của Dương đã mang tính ổn định, hiệu quả. Chính vì vậy mà các trang trại anh vẫn lãi ròng cao, tạo việc làm thu nhập ổn định cho hơn 100 công nhân, chủ yếu là con em, họ hàng, bà con ở ngoài quê Yên Thành vào làm việc.
Trong bối cảnh nhiều nhà khoa học và ngành nông nghiệp còn loay hoay chưa tìm ra nguyên nhân chứ chưa nói đến việc có được mô hình “cứu tôm” chuẩn thì việc một kỹ sư chân đất trở thành “hiệp sĩ cứu tôm” như Nguyễn Văn Dương thật đáng quý biết bao. Tiếc rằng đến nay, vẫn chưa thấy có nhiều nhà quản lý, nhà khoa học tìm đến với Dương để cộng tác, nghiên cứu. Trong khi các cơ quan chức năng và cơ quan nghiên cứu trong nước thờ ơ thì Tập đoàn chăn nuôi CP (Thái Lan) đã nhanh chân tìm đến Dương xin được chia sẻ kinh nghiệm với chi phí khủng. Ông Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Quản lý khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận của Tập đoàn CP cho biết: “Mô hình, cách làm của anh Dương rất giống với mô hình chúng tôi đã triển khai thành công ở Thái Lan, áp dụng triệt để 4 yếu tố: Con giống, thức ăn, chương trình quản lý ao nuôi và hệ thống bảo vệ chống sự lây lan từ bên ngoài.

Chương trình của anh Dương giống khoảng 80% của chúng tôi. Anh Dương là một tấm gương điển hình, năm ngoái thất bại năm nay anh thay đổi và đã thành công. Ông Bạch Xuân Hiếu, nhân viên quản lý khu vực Ninh Thuận của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP nhấn mạnh: “Cho đến nay chỉ mới ở Bình Thuận có mô hình nuôi khắc phục được hội chứng tôm chết sớm do anh Dương làm được, trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của cả nước, nhất là các tỉnh miền Tây Nam Bộ”.

Các nhà khoa học và Bộ NN&PTNT cần sớm thẩm định


Qua tìm hiểu cách làm tại các ao tôm của kỹ sư Nguyễn Văn Dương, chúng tôi nhận thấy bí quyết công nghệ của anh xét cho cùng cũng chỉ xoay quanh giải quyết 3 vấn đề chính: Đầu tư bài bản, nuôi tôm theo quy trình khoa học; xử lý môi trường tốt; chữa bệnh cho tôm kịp thời. Trao đổi với chúng tôi, anh Dương cho biết thêm, anh học hỏi được rất nhiều từ mô hình nuôi tôm, đầu tư bài bản như ở Thái Lan, 100% các ao tôm đều có lưới ngăn chim trời, cách ly các nguồn lây bệnh, người vào trang trại tôm phải được khử trùng. Đặc biệt, ở nước bạn không có chuyện xả nước thải nuôi tôm vô tội vạ ra môi trường mà cộng đồng nuôi tôm có ý thức rất cao. Các khu nuôi tôm đều có khu vực xử lý chất thải. Nếu nuôi tôm mà môi trường kém, cảnh sát môi trường sẽ xử lý ngay. Anh Dương cũng học tập, đầu tư khá bài bản cho hệ thống xử lý nước thải, không tham chạy theo diện tích mà dành quỹ đất thỏa đáng cho đầu tư các ao nước thải. Về quản lý con người, quản lý tốt cũng là tác nhân khiến tôm bớt chết. Anh Dương giao cho những người quản lý ao hưởng thu nhập theo phần trăm doanh thu, khiến họ luôn coi ao tôm là của mình, tôm càng bớt chết thì càng có thu nhập cao nên không có chuyện “cha chung không ai khóc”.

Cách xử lý môi trường ao nuôi, có xi-phông hút chất thải, phân tôm, xác tôm của anh Dương cũng có nét tương đồng với cách làm của ông Nguyễn Lã, một chủ nuôi tôm tại thôn Minh Tân Nam, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi gần đây. Hiện nay, cả vùng Mộ Đức bà con nuôi tôm đều bị chết, bản thân ông Lá cũng thất bại nhiều lần. Ông từng rút kinh nghiệm làm vệ sinh hồ rất kỹ, vét bùn, đánh vôi, phơi hồ rồi thả nước, nhưng cuối cùng tôm vẫn cứ chết. Ông còn kỳ công khoan giếng sâu hơn để lấy nước ngọt đem hòa với nước biển song vẫn không thành công. Nhưng khi ông chuyển sang mua hơn 70 vạn con cua xanh nuôi cùng với tôm, để cua ăn thức ăn thừa, chất thải của tôm thì các ao tôm đều sạch, tôm không chết và ông trở thành người duy nhất trong vùng nuôi tôm thắng lợi hiện nay.

Câu chuyện anh Nguyễn Văn Dương và ông Nguyễn Lã tìm ra bài toán cứu tôm thiết nghĩ, có thể coi là một “hiện tượng” trong thời kỳ khủng hoảng của nghề nuôi tôm hiện nay. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát gần đây đã phát biểu ngành nông nghiệp cần tập trung “toàn lực” để cứu tôm và sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ đồng cho việc nghiên cứu tìm nguyên nhân bệnh tôm. Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói: Nhà khoa học là người phải đề xuất cho Nhà nước trong quản lý nuôi tôm, song đây là việc rất khó cho họ vì con tôm, con cá chưa được đưa vào nghiên cứu thường xuyên. Rõ ràng là trong cái khó đó thì phát kiến của những người như anh Dương, ông Lã quả thật rất đáng quý. Thiết nghĩ, ngành nông nghiệp và các nhà khoa học cần sớm vào cuộc, nghiên cứu, thẩm định mô hình, cách làm của họ. Nếu đủ cơ sở khoa học thì có thể tổng kết, nhân rộng để cứu một ngành nông nghiệp trọng điểm, mang lại nhiều công ăn việc làm và hiệu quả kinh tế cao cho đất nước.
Bài 2: Câu chuyện cứu tôm - ngành chăn nuôi “tỷ đô”: “Hiệp sĩ” cứu… tôm!
Bài 1: Câu chuyện cứu tôm – ngành chăn nuôi “tỷ đô”: “Vương quốc tôm” thời khủng hoảng
 


đọc xong mới biết dù là cách rất nông dân nhưng trong đó là cả một công nghệ công nghệ biofloc rất đáng để quan tâm cảm ơn bài viết
 
đọc xong mới biết dù là cách rất nông dân nhưng trong đó là cả một công nghệ công nghệ biofloc rất đáng để quan tâm cảm ơn bài viết

1) Biofloc là gì, bao gồm các nhân tố nào để gọi là Biofloc?
- Đừng có lạm dụng "KHÉP KÍN, KHÔNG THAY NƯỚC" là gọi cốn tới ...Biofloc ...

2) trong qui trình nuôi của anh Nguyễn Văn Dương có cái đúng cái sai, có cái nổ quá đáng vì kèm theo cái cho là phát minh, sản phẩm mới để tung ra thị trường để trục lợi.

- Cánh quạt của
Đài Loan là loại "ĐÁNH CÀ BẸP CÀ BẸP, NHƯ LẤY MIẾNG VÁN ĐẬP LÊN BẢI CỨT TRÂU", thử hỏi nó có khả thi hay không, khi mà hoà tan oxy chỉ có ở trên bề mặt ...còn đáy ao thì sao ...

Mọi hình thức copy nhại theo cánh quạt của Đài Loan cũng là loại đánh bải cứt trâu không hơn, không kém.

Dạ thưa 200-300 năm về trước người ta dùng những xuồng bằng gỗ để vượt Đại Dương ...Dạ ngày hôm nay người ta dùng máy bay để vượt Đại Dương ...

Hãy trố và mở con mắt to ra để mà xem sưu tập hệ thống hoà tan khí oxy của Tám Lúa nè, đừng ở đó ca tụng mùi phân trâu, mùi phâm bò:

http://nonghoc.com/nonghoc/ShowThread.aspx?ID=1844
 
Last edited by a moderator:
Có tôm giống SPF thì cũng phải nuôi theo quy trình SPF .

Tập đoàn Kingcar nuôi tôm theo mô hình bể tròn sau :

vào link sau xem thêm hình ảnh http://www.wretch.cc/blog/den531/9587154

Agriviet.Com-Tom_nuoi_trong_be_tron.JPG


4838820559_c14f744d91_b.jpg


Agriviet.Com-Tom_nuoi_trong_be_tron_2.JPG


Con tôm cũng làm biết bao nhiêu người ĐL phá sản , nuôi tôm nói riêng nuôi thuỷ sản nói chung phải áp dụng kĩ thuật từ A đến Z thì mới mong có lợi , chứ không coi như đánh canh bạc với dịch bệnh mà phần thắng chỉ chiếm 1/100 .

Nuôi thuỷ sản ngày càng khó nuôi , vì môi trường ngày càng ô nhiễm , do lòng tham con nguời , nên nuôi nhiều nuôi dày nuôi ngắn hạn nuôi nhiều vụ ...

Bà con nông dân đừng nhẹ dạ tin tưởng và những liều thuốc tiên coi chừng tiền mất tật mang.

Nếu bà con mua được con giống SPF thì cũng phải nuôi theo quy trình SPF , nếu không con giống SPF cũng chẵng chịu nỗi ô nhiễm.


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~
 
........Con tôm cũng làm biết bao nhiêu người ĐL phá sản , nuôi tôm nói riêng nuôi thuỷ sản nói chung phải áp dụng kĩ thuật từ A đến Z thì mới mong có lợi , chứ không coi như đánh canh bạc với dịch bệnh mà phần thắng chỉ chiếm 1/100 .

Nuôi thuỷ sản ngày càng khó nuôi , vì môi trường ngày càng ô nhiễm , do lòng tham con nguời , nên nuôi nhiều nuôi dày nuôi ngắn hạn nuôi nhiều vụ ...

Bà con nông dân đừng nhẹ dạ tin tưởng và những liều thuốc tiên coi chừng tiền mất tật mang.

Nếu bà con mua được con giống SPF thì cũng phải nuôi theo quy trình SPF , nếu không con giống SPF cũng chẵng chịu nỗi ô nhiễm.


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~

Bác nói quá chính xác ...he...he...còn Lão Độc Vật ...ka...ka...cũng không kém.

Nếu qui trình nuôi là cùi bắp.

Tôm Hawai chính cống hiệu con nai, tôm từ trên thiên đình đưa xuống ...thì cũng lũi vô nhà băng, cũng lũi vô ngân hàng như thường.

Đừng nói chi tôm Cà Ná, tôm Moana thì nhầm nhoà ...nghĩa địa gì!!!!!!

Nghe nói mang tôm đi kiểm dịch mà phát ớn ...ớn là ở chổ "Chủ Quan" chắc cú ...."tôm khoẻ, tôm không bị bệnh" ...rồi ngồi rung đùi ...khoái chí ...rủ vài ông bạn chí cốt nhâm nhi vài ba xị ...qui trình nuôi thì cứ đánh càng đánh bừa đánh cốn tới.

Người nuôi có dám lấy nước ao nuôi tôm cho con cháu 2-3 tuổi của mình tắm không?

- Dám là hiệu quả thành công.

- Không dám tức là người nuôi cùng với con tôm đi chầu ...Diêm Vương rồi.


Link: http://agriviet.com/home/threads/48250-Cac-bac-giup-em-Tom-em-benh-gi-#ixzz24vQAE7Ys
 
Last edited by a moderator:
Bác cũng hay thiệt, nhưng ở đây bác tự khen hả bác? Tóm lại 2 ý của bác là làm sao môi trường nuôi phải sạch.hii
 
Bác cũng hay thiệt, nhưng ở đây bác tự khen hả bác? Tóm lại 2 ý của bác là làm sao môi trường nuôi phải sạch.hii

Bác cũng hay thiệt, nhưng ở đây bác tự khen hả bác?:huh:

Ba con tôm Hawai và Moana ...Tám Lúa đã khuyến cáo từ lâu rồi ...mọi người cho là tôm có dòng gene kháng bệnh dễ ăn ...

Không tuân thủ qui trình nuôi ...he...he...nhà lầu có sập hay không???


Chuyện nuôi tôm nuôi cá có gì đâu là khó khăn ...tuân thủ qui trình "CÂN BẰNG HỆ SINH THÁI" là thanh công rồi.
 



Back
Top