Cứu giúp đàn gà con 1 tuần tuồi gấp

  • Thread starter hp83
  • Ngày gửi
Hiện tại đàn gà con của em 1 tuần tuổi nhưng mỗi ngày nó lại ra đi 1 con em đau lòng quá mà không biết nguyên nhân tại sao. Em thì chưa có kinh nghiệm nuôi gà. có 1 số con nhò em bắt thử lên thì thấy bộ điều nó không có gì, có phải là nó không chiệu ăn không, em không biết làm sao nữa mong anh em trên diễn đàn chỉ giúp gấp
 


Bạn phải cho biết thêm về triệu trứng và bệnh tích nữa thì mọi người mới bắt bệnh được
 
Hiện tại đàn gà con của em 1 tuần tuổi nhưng mỗi ngày nó lại ra đi 1 con em đau lòng quá mà không biết nguyên nhân tại sao. Em thì chưa có kinh nghiệm nuôi gà. có 1 số con nhò em bắt thử lên thì thấy bộ điều nó không có gì, có phải là nó không chiệu ăn không, em không biết làm sao nữa mong anh em trên diễn đàn chỉ giúp gấp


Tôi có thể hình dung đàn gà của bạn là cơ bản nó vẫn ăn uống, mỗi ngày chết 1-2 con trong tình trạng "1 số con nhò em bắt thử lên thì thấy bộ điều nó không có gì". Mới đc 1 tuần tuổi thì bạn cần làm ngay như sau:

- Thay chấu khô, sạch

- che chắn, đảm bảo đủ nhiệt độ

- Cho gà uống 1 hỗn hợp thuốc gồm Bcomplex + kháng sinh + ít đường( đường mình uống)

- Cho ăn ít một, nhiều lần trong ngày

Vài ngày sau là lại đẹp thôi...
 
KIểm tra gấp về phân của chúng xem thế nào, nhìn bề ngoài có biểu hiện gì không, mắt mũi thế nào rồi mô tả lại hoặc chụp hình gửi lên thì anh em mới giúp được. Bạn mô tả chung chung vậy thì chịu.
 
Đàn gà của em úm cũng rất kĩ, mà sao em thấy những con còn nhỏ nó cứ đứng ngủ ngà ngủ gật mà không chịu ăn. rồi nó đi chầu ông bà. Mới sáng nay lại đi 2 em nữa rồi

Mà chụp hình chuồn em úm gà hay là chụp những em bị ra đi vậy anh.

--------

Tôi có thể hình dung đàn gà của bạn là cơ bản nó vẫn ăn uống, mỗi ngày chết 1-2 con trong tình trạng "1 số con nhò em bắt thử lên thì thấy bộ điều nó không có gì". Mới đc 1 tuần tuổi thì bạn cần làm ngay như sau:

- Thay chấu khô, sạch

- che chắn, đảm bảo đủ nhiệt độ

- Cho gà uống 1 hỗn hợp thuốc gồm Bcomplex + kháng sinh + ít đường( đường mình uống)

- Cho ăn ít một, nhiều lần trong ngày

Vài ngày sau là lại đẹp thôi...
Thank anh đã chỉ dẫn, em sẽ mua thuốc về chộn như chỉ dẫn của anh. Nhưng anh cho em hỏi là chộn tỉ lệ như thế nào vậy?
 
Last edited by a moderator:
đồng hương ơi thông tinh của em ít quá.chỉ biết đàng gà con 1 tuần tuổi. nhưng số lượng là bao nhiêu con?.em úm rất kỷ. vậy thế nào là kỷ. em dùng bóng điện . hay ủ rơm...và khi nhìn đàng gà em có thể phán đoán thế nào là đủ nhiệt . thế nào là thừa nhỉệt hay thiếu nhiệt không? hiện giờ anh chỉ biết đàng gà của em đã "dính đòn".nhưng vẩn còn hy vọng. vì số ra đi là mấy chú nhỏ. vậy mấy chú lớn vẩn sinh hoạt bình thường chứ?hảy làm theo hướng dẩn của bạn thai-yênbinh-yênbai.và theo dỏi xem kết quả thế nào.em phải có thông tinh thật cụ thể anh em mới góp ý chính xác được.
 
Khả năng do ecoli ghép cầu trùng (Bệnh này gà nhỏ hay bị). Nếu phân có mầu đỏ thì 100% là đúng. Để chữa bệnh cầu trùng bạn cho uống Vinacoc ACB hoặc một số loại thuốc trị cầu trùng khác(EBS3) 3 ngày sẽ khỏi.
 

Khả năng do ecoli ghép cầu trùng (Bệnh này gà nhỏ hay bị). Nếu phân có mầu đỏ thì 100% là đúng. Để chữa bệnh cầu trùng bạn cho uống Vinacoc ACB hoặc một số loại thuốc trị cầu trùng khác(EBS3) 3 ngày sẽ khỏi.
Dạ đúng là đi phân màu đỏ như vậy thì cho uống vinacoc ACB phải không anh?

--------

Mai em chụp hình úp lên cho các anh giúp em với. Ngày hôm nay lại đi 5 em nữa rồi. mấy em nó đi phân ước màu đỏ và có con đi phân màu trắng
 
Last edited by a moderator:
Khả năng do ecoli ghép cầu trùng (Bệnh này gà nhỏ hay bị). Nếu phân có mầu đỏ thì 100% là đúng. Để chữa bệnh cầu trùng bạn cho uống Vinacoc ACB hoặc một số loại thuốc trị cầu trùng khác(EBS3) 3 ngày sẽ khỏi.
hình như là ESp3 phải không bạn.
 
thông tin rất ít...anh có thể cung cấp thông tin theo yêu cầu sau để anh em còn giúp dc:
gà bao nhiêu ngày tuổi.
đã chủng vaccine gì rồi.
trạng thái gà hiện tại...chết thế nào...đứng thế nào...phân....tình trạng ăn uống....sau đó là úp ảnh
chúc anh sớm tìm được bệnh và chữa trị tốt
 
Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) ở gia cầm?
Bệnh cầu trùng ở gia cầm do Protoza gây ra. Tác nhân bệnh là loại nội ký sinh thuộc giống Eimeria. Có 9 loại coccidia có thể gây bệnh cho gà.

Ảnh minh họa
Tuy nhiên chỉ có 5 loại thường gặp nhất trong các đàn gà với triệu chứng đặc trưng là ủ rũ, phân đỏ hoặc sáp (màu nâu), giảm đẻ. Mức độ bệnh tùy thuộc vào phương pháp nuôi. Nuôi lồng hoặc trên sàn thì bệnh xảy ra ít hơn ở dưới đất. Nuôi theo phương pháp công nghiệp có trộn thuốc chống cầu trùng vào thức ăn hay nước uống thì bệnh ít hơn là nuôi thả rong hoặc cho ăn tự do. Bệnh xuất hiện hầu hết ở các nước có chăn nuôi gà.

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Các loại gà đều nhiễm bệnh. Lứa tuổi nhiễm bệnh từ 5-7 ngày trở đi.

II. NGUYÊN NHÂN

Do 9 loại cầu trùng gây bệnh như sau:

- Eimeria tenella: Cầu trùng manh tràng

- Eimeria necatrix: Cầu trùng ruột non

- Eimeria acervulina: Cầu trùng ruột non

- Eimeria maxima: Cầu trùng ruột non

- Eimeria bruneti: Cầu trùng ruột già

- Eimeria mitis: Ít gây bệnh

- Eimeria mivati: Ít gây bệnh

- Eimeria hagani: Ít gây bệnh

- Eimeria praecox: Ít gây bệnh

III. CON ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY

Vòng đời và sinh sản được tính từ khi gà ăn phải nang bào tử của cầu trùng có trong thức ăn nước uống bị nhiễm từ nền chuồng vào.

Ở trong đường tiêu hóa, dưới tác dụng của các dung dịch men tiêu hóa, màng bao bọc ngoài của các noãn nang bị phân hủy và giải phóng các bào tử vào khoang ruột. Tùy thuộc vào từng loại mà bào tử thích nghi ở những phần ruột khác nhau của đường tiêu hóa. Ở đó các bào tử xâm nhập vào các tế bào biểu mô của thành ruột.

Bào tử phát triển hay còn gọi là trưởng thành làm đầy tế bào và dẫn đến sự phân chia thành nhiều phần nhỏ trong tế bào.

Trong giai đoạn phân chia, nhânh của tế bào được chia thành một số phần và mỗi phần nhận được một ít tế bào chất.

Sau khi kết thúc một lần phân chia, các bào tử được giải phóng ra với dạng hình thoi, có thể bám vào tế bào ký chủ hoặc xâm nhập vào các tế bào khác và tiếp tục một quá trình phân chia của thế hệ thứ 2. Quá trình phân chia tiếp tục một vài thế hệ tiếp sau. Kết quả làm cho các tế bào biểu mô ở đường tiêu hóa bị phả hủy gây xuất huyết, biểu hiện ra ngoài là phân có máu đỏ.

Trong quá trình phân chia và phát triển chỉ có một số bào tử chuyển thành tế bào đực và một ssơ chuyển thành tế bào cái. Tiếp sau đó bắt đầu một quá trình sinh sản hữu tính. Trong quá trình phát triển, những thể chưa thành thục về tính được gọi là giao tử. Những giao tử đục phân chia thành một số lượng lớn các giao tử con linh động. Trong khi đó các giao tử cái lớn dần thành những giao tử cái riêng lẻ rồi kết quả hợp thành hợp tử. Hợp tử này sẽ được bao bởi một lớp màng và trở thành noãn nang. Noãn nang được bài tiết ra ngoài theo phân ở dạng nguyên bào tử. Các nguyên bào tử nếu lây nhiễm vào thức ăn, nước uống sẽ xâm nhập cơ thể theo đường tiêu hóa. Ở đó nó lại được phân chia thành các kén bào tử. trong loài Eimeria, noãn nang trưởng thành chứa 4 kén bào tử và mỗi kén bào tử có 2 hạt bào tử.

IV. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH

a, Bệnh gây ra do Eimeria tenella

Đây là loài chỉ gây bệnh ở manh tràng, là một trong phần lớn những bệnh cầu trùng dễ dàng nhận ra nhất. Bệnh phát triển nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào số lượng noãn nang mà gà ăn phải. Nếu nhiễm ít, gà có thể tạo ra miễn dịch chống được bệnh. Nhưng nhiễm nhiều bệnh sẽ phát ra thành ổ dịch lớn, nhanh, gây tỷ lệ chết cao.

+ Sau khi ăn phải noãn nang thì 4 ngày sau có biểu hiện triệu chứng.

- Xù lông, ủ rũ, chậm chạp.

- Phân đỏ (có máu) hoặc sáp nâu. Do quá trình phân chia noãn nang ở thế hệ thứ hai làm rách thành của tế bào mang tràng gây xuất huyết. Nếu xuất huyết ít thì máu + phân thành màu sáp (trường hợp này thường ở gà lớn nhiều hơn gà con).

+ Mổ khám bệnh tích:

- Sau khi nhiễm noãn nang 3 ngày mổ thấy thành ruột mang tràng dày lên một chút.

- Sau khi nhiễm 4-5 ngày, manh tràng bị sưng to chứa đầy máu, kéo dài tới 3 tuần.

Vì vậy, nếu gà bị thiếu vitamin K thì khả năng xuất huyết kéo dài gây nên chết.

Sau khi bệnh, gà tạo được miễn dịch chống lại sự tái nhiễm lần sau.

b, Bệnh gây ra do Eimeria necatrix

+ Triệu chứng:

Đây là thể trầm trọng của bệnh cầu trùng ở 2/3 phía trên của ruột non. Sau khi các hạt bào tử xuyên vào lớp biểu mô, nó cứ trú ở phần sâu của thành ruột. Một số lượng lớn thế hệ phân chia thứ hai thành thục ở tế bào dưới lớp tế bào biểu mô. Nó phá hủy tế bào và gây xuất huyết. Quá trình sinh sản hữu tính lại xảy ra ở manh tràng và như vậy các nang bào lại có ở phần trên của đường tiêu hóa. Triệu chứng biểu hiện:

- Ủ rũ, chậm chạp, xù lông, sã cánh.

- Tiêu chảy phân nhão, đôi khi có máu.

+ Bệnh tích mổ khám:

- Ruột non sưng to quá mức, mất khả năng nhu động.

- Bề mặt niêm mạc ruột có nhiều điểm trắng, đỏ. (Màu trắng là những quần thể bào tử phân chia (Schizont), còn màu đỏ là do xuất huyết thành đường tiêu hóa). Ngoài ra trong đường tiêu hóa còn có dịch nhầy với máu.

c, Bệnh gây ra do Eimeria acervulina

+ Triệu chứng Eimeria acervulina chỉ gây ra ở phần trước của đường tiêu hóa. Có một số trường hợp bệnh trải dài tới 1/2 đường tiêu hóa. Mần bệnh chỉ ký sinh ở những tế bào bề mặt. Vì vậy bệnh chỉ xảy ra ở thể nhẹ với một số triệu chứng:

- Giảm trọng lượng.

- Tiêu chảy phân trắng.

+ Mổ khám bệnh tích thấy:

- Có những vệt trắng ở phần ruột non- tá tràng.

- Niêm mạc ruột non (kế phần tá tràng) dầy lên, phù và sung huyết đỏ.

- Có một số điểm trắng và đỏ nhỏ (do bào tử phân chia gây viêm đỏ).

d, Bệnh gây ra do Eimeria maxima

+ Triệu chứng:

Đây cũng là loài gây bệnh nhẹ, chủ yếu ở đoạn giữa và 1/2 đoạn cuối của ruột non. Mần bệnh chỉ ký sinh ở bề mặt tế bào biểu mô gây ra một số triệu chứng:

- Giảm trọng lượng.

- Tiêu chảy phân trắng.

- Gà đẻ giảm và vỏ trứng mỏng.

+ Bệnh tích mổ khám thấy:

- Có nhiều điểm trắng trên niêm mạc ruột (có thể nhìn thấy qua bề mặt lớp thanh dịch).

- Niêm mạc ruột dày lên.

đ, Bệnh gây ra do Eimeria brunetti

Bệnh do E. brunetti thường gây bệnh tích ở phần sau của đường tiêu hóa như ở cổ của manh tràng, kết tràng và trực tràng.

- Ở kết tràng phần lớn những đám có điểm trắng. Nói chung người ta ít thấy triệu chứng của loài này.

Những thể phân chia tìm thấy ở lớp biểu mô gần màng đáy. Trường hợp bệnh trầm trọng, lớp biểu mô liên kết dưới sẽ bị tấn công do những thể phân chia ở thế hệ thứ 2 phá vỡ biểu mô làm sưng đường tiêu hóa và gây xuất huyết với mức độ khác nhau (xuất huyết điểm).

Trong một số bệnh tích như xuất huyết điểm, viêm Cata hay hoại tử ruột chưa thể hoàn toàn kết luận là do E.brunetti.

Ngoài 5 loại Eimeria trên, bốn loại E. mitis, E. mivati, E. hagani, E. praecox thì ít gây bệnh và nếu có gây bệnh thì thiệt hại kinh tế không cao.

V. CHẨN ĐOÁN

Phần lớn những ổ dịch cấp tính của bệnh thì không cần phải xác định ở phòng thí nghiệm. Tuy nhiên với những bệnh tích không đủ đặc hiệu thì kiểm tra bệnh phẩm ở phòng thí nghiệm bằng biện pháp soi kính tìm những loài Eimeria gây bệnh.

+ Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh:

- Bệnh tụ huyết trùng: Cũn có triệu chứng phân đỏ, có máu trong trường hợp bệnh cấp tính. Nhưng chết nhanh, tỷ lệ chết cao ở giai đoạn trên 1 tháng tuổi. Bệnh tích ở mỡ vành tim xuất huyết, không sưng manh tràng. Điều trị bằng Streptomycin, Kanamycin, Tetramycin bệnh khỏi nhanh, còn cầu trùng không khỏi.

- Bệnh Gumboro: Triệu chứng lông xù, phân lúc đầu loãng có màng nhầy và trắng sau nâu đỏ. Nhưng tốc độ bệnh xảy ra trong vòng 3-7 ngày và tỷ lệ chết cao. Bệnh tích không sưng manh tràng mà chỉ sưng túi Fabricius.

- bệnh nhiễm độc nấm Aflatoxxin: Phân cũng đỏ do xuất huyết ruột. Bệnh tích gan sưng và xuất huyết giai đoạn cấp tính, sau đó khối u nổi sần sùi và dai chắc, không sưng manh tràng.

- Bệnh bạch lỵ, thương hàn, phó thương hàn và E.Coli: Triệu chứng phân tiêu chảy trắng như là cầu trùng ruột non. Bệnh tích mổ ra ruột không sưng to và có điểm trắng vệt như cầu trùng. Dùng kháng sinh Chloramphenicol, Chlotetrasol, Neodexin, Neocyclin điều trị cho uống hoặc tiêm bệnh giảm ngay. Còn cầu trùng thì không khỏi.

VI. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

Dùng thuốc trộn với thức ăn hay nước uống liên tục hay định kỳ tùy theo loại gà. Đối với gà thịt nên dùng liên tục từ 1 nagỳ tuổi trở đi. Đối với gà giống nên dùng liên tục 8 tuần lễ đầu như gà thịt. Sau đó giảm dần, dùng 3 ngày trong 1 tuần . Những thuốc có tác dụng phòng bệnh cầu trùng như sau:

- Rigecoccin: Trộn 1g/ 10kg TĂ. Dùng cho gà thịt và đẻ.

- Anticoc: pha 1g/lít nước. Dùng cho gà thịt và hậu bị.

- Amfuridon: pha 6g/lít nước hoặc trộn 12,5 g/10 kg TĂ. Dùng cho gà thịt, hậu bị và đẻ.

- Furazolidon: trộn 2g/10kg TĂ. Dùng cho gà thịt và hậu bị, không dùng cho gà đẻ vì giảm trứng.

- Lerbek: trộn 5g/10kg TĂ. Dùng cho gà thịt + hậu bị + đẻ.

- Deccox: trộn 5g/10kg TĂ. Dùng cho gà thịt + hậu bị + đẻ.

- Coyden 25: trộn 5g/10kg TĂ. Dùng cho gà thịt + hậu bị + đẻ.

- Coccibio: pha 1 cc/lít nước. Dùng cho gà thịt + hậu bị.

- Sulfaquinoxalin: pha 6 g/lít nước. Dùng cho gà thịt + hậu bị.

- Sulmet: pha 1g/ 1,5 lít nước. Dùng cả gà thịt + đẻ.

- ESB­­­­­­­3: pha 1g/lít nước. Dùng cho gà thịt + hậu bị. Gà đẻ pha 2-3 g/lít nước. Uống liên tục 3 ngày.

Gà nên nuôi trên sàn để tránh mần bệnh lây nhiễm từ phân và nền chuồng vào thức ăn, nước uống.

Dùng vacxin tổng hợp 5 loài cầu trùng gây bệnh để phòng bệnh cho gà. IMMCOX chỉ cần cho uống một liều duy nhất lúc 3-7 ngày tuổi là miễn dịch suốt đời gà.

b, Trị bệnh

Khi đã dùng thuốc phòng bệnh mà bệnh vẫn phát thì ta phải tăng liều gấp đôi và dùng liên tục 5-7 ngày. Hoặc phải phối hợp 2-3 loại thuốc thành phần khác nhau cùng điều trị cho một bệnh vì có nhiều loại cầu trùng gây bệnh trên cơ thể gà. Vì thế phải chọn thuốc trị tổng hợp như Coccibio, Coyden 25, Lerbek hoặc Anticoc + Rigeccocin hay Amfulidon + Anticoc v.v...

Hiện nay thuốc ESB3 điều trị kết quả rất tốt. Liều dùng gà con và gà thịt pha 1-2 g/lít nước uống. Gà hậu bị và gà đẻ pha 2-3 g/lít nước uống, liên tục 3 ngày.

Nguồn tin: (Theo Sách hỏi đáp bệnh về gia cầm)
 
Last edited by a moderator:
úm gà theo cách sau để phân biệt gà đủ nhiệt hay không: bóng đèn nên đấu với dimer vặn từ từ quan sát nếu gà tụ lại 1 góc tránh xa bóng đèn có nghĩa là thừa nhiệt(chỉnh lại), gà tụ lại sat bóng đèn có nghĩa là gà thiếu nhiệt(chỉnh lại), gà tản mát đều ra là ok, gà mới nở ngày đầu không nên cho ăn hay uống, ngày thừ bỏ vào lồng úm mấy tiếng đầu chỉ cho uống nước ấm, đến ngày thứ 3 trở đi anh ra thú y mua thuốc ngừa các bệnh như cầu trùng, tả.... em nhớ có loại ngừa được mấy cái bệnh này , em nuôi 30 con gà đông tảo 1 tháng tuổi 1tháng em hoà thuốc này với nước cho gà uống 2 ngày, còn lại 1 tuần em hoà bcomplex cho gà uống 2 ngày, 30 con đã trụ qua mùa đông vừa rồi mà không chết con nào, gà hiện tại đuợc 3thang rưỡi và nặng tầm 2k5/con, nếu anh muốn bit tên thuốc thì để em về trại xem nhãn rồi báo cho
 


Back
Top