Đà Nẵng - Dự định nuôi bồ câu Pháp

  • Thread starter lucaduy
  • Ngày gửi
Chào các ACE trên diễn đàn. Em là thành viên mới, đang có dự định nuôi bồ câu Pháp công nghiệp tại Đà Nẵng.
Diện tích đất vườn của em khoảng 300m[SUP]2[/SUP].
Nhờ các ACE tư vấn giúp em về:
  • Với diện tích như trên thì em nuôi được khoảng bao nhiêucăop bồ câu bố mẹ
  • Chi phí làm chuồng trại như thế nào
  • Chi phí thức ăn như thế nào.
  • Đầu ra tại thị trường ĐNẵng, Quảng Nam như thế nào.
Rất mong nhận được hỗ trợ và hướng dẫn của các tiền bối trong diễn đàn.

Thanks All.

Duy.TPN@
 


nuôi bồ câu

Chi phí ban đầu, theo mình nghĩ nếu đầu tư chuồng trại, con giống, thức ăn,... cho đến khi chim bồ câu đẻ trứng thì khoảng từ 600.000 - 700.000đ/cặp (tất cả chi phí).
còn thị trường ngoài đó thì mình ko biết.
mình cũng được mọi người tư vấn nên chia sẽ cùng bạn thôi,chứ mình cũng ko co nhiều kinh nghiệm.
chúc bạn thành công
 
Alo,chào bạn,
Mình tên Hải:0903 248 720, đang sống ở Q.Ninh Kiều TP.CầnThơ
Tất cả ACE nào có ý định nuôi bồ câu mà gặp bất kỳ khó khăn nào vui lòng gọi cho mình,
Nếu mình rảnh, mình sẽ trả lời ngay tất cả các thắc mắc đến ACE,
--------
Nếu là nuôi giải trí chơi, tìm tòi học hỏi hoặc nuôi dăm ba cặp để lấy chim ra ràng tẩm bổ cho các cháu, thì vấn đề đơn giản hơn nhiều, nhưng bạn muốn nuôi làm kinh tế thì bạn hãy nghĩ ngay đến đầu ra, xem nó có thuận lợi không,
Rồi hãy nghĩ đến việc quyết định nuôi hay không,khi làm kinh tế

Vài dòng nhắn nhủ cùng bạn,
HailuacanTho rất sẳn lòng đón tiếp các bạn yêu thích chim bồ câu,
 
em cũng giống như bác hailuacantho ,nêú ACE nào có gặp bất cứ vấn đề gì về bồ câu thì cứ việc alô em. số điện thoại của em : 0933.344.311 - 0933.344.322
chúc bạn thành công
 
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu.<o:p></o:p>

Có thể nuôi chim bồ câu với quy mô lớn. Chim bồ câu siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, sinh sản tốt.
Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm đậy, trẻ em suy dinh dưỡng.
Phân chim bồ câu ủ để bón hoa, kiểng, cây ăn trái.
Chim bồ câu còn là loại chim cảnh đẹp.
*
Con giống
Giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật.
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:
* Dòng "siêu lợi" Mimas có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất: 16-17 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g.
*Dòng "siêu nặng" Titan có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu, khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700 g.
Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.
*
Sinh sản
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 - 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.
Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% - 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.
Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.
Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn...bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.
Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.
*
Chuồng trại
Với chuồng trại 200m2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ, trong có 50m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải... có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.
Chuồng trại, Chuồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.
Mật độ nuôi: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).

Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.
Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).
Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.
ổ đẻ: Đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.
Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn :
Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia...), cốc nhựa...
Máng đựng thức ăn bổ sung: nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.
*
Thức ăn:
Chế độ ăn uống của chim đều 2-3 cữ/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1-0,15g.
Cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho ăn bắp, đậu xanh hột, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt (thịt, đẻ).
Pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa trộn đều với nhau. Có thể trộn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm lượng đậu xanh, giảm chi phí thức ăn.
Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt.
Chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.

Một số kinh nghiệm:
1. Tập cho chim làm quen với mèo và rắn: mỗi lần cho chim ăn mang kèm theo con mèo bên cạnh, tập cho an chung, gần nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Với rắn: dùng con rắn nhựa cho làm quen với chim, rồi cho rắn vào chuồng chim. Chin sẽ dạn dĩ dần với động vật lạ.
2. Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở, làm chim trở nên “dạn" gần gũi với chủ hơn.
3. Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.
Chế độ chiếu sáng
Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày.
TLTK: Nuôi chim bồ câu Pháp, NXB Nông nghiệp, 2001
Quy trình Kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp
1. Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Sau đây là nhu cầu cần thiết cho chim sinh sản:

Năng lượng (kcal/ME): 2900-3000
<o:p></o:p>
Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do.
2. Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim
Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,...Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
+ Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi,? giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).
3. Cách phối trộn thức ăn
Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%
Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nguyên? liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạ 75-75%.
<o:p></o:p>
Khẩu phần 1: (Sử dụng nguyên liệu thông thư&shy;ờng)<o:p></o:p>
Nguyên liệu & GTDD<o:p></o:p>
Chim sinh sản<o:p></o:p>
Chim dò<o:p></o:p>
Ngô (%)<o:p></o:p>50<o:p></o:p>50<o:p></o:p>
Đỗ xanh (%)<o:p></o:p>30<o:p></o:p>25<o:p></o:p>
Gạo xay (%)<o:p></o:p>20<o:p></o:p>25.<o:p></o:p>
Năng l&shy;ượng ME (kcal/kg)<o:p></o:p>3165,5<o:p></o:p>3185,5<o:p></o:p>
Protein (%)<o:p></o:p>13,08<o:p></o:p>12,32<o:p></o:p>
ME/P<o:p></o:p>242,08<o:p></o:p>258,5<o:p></o:p>
Ca (%)<o:p></o:p>0,129<o:p></o:p>0,12<o:p></o:p>
P(%)<o:p></o:p>0,429<o:p></o:p>0,23<o:p></o:p>

<TBODY>
</TBODY>
Khẩu phần 2: (Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp)<o:p></o:p>
Nguyên liệu & GTDD<o:p></o:p>Chim sinh sản<o:p></o:p>Chim dò<o:p></o:p>
Cám viên Proconco C24 (%)<o:p></o:p>50<o:p></o:p>33<o:p></o:p>
Ngô hạt đỏ (%)<o:p></o:p>50<o:p></o:p>67<o:p></o:p>
Năng lư&shy;ợng ME (kcal/kg)<o:p></o:p>3000<o:p></o:p>3089<o:p></o:p>
Protein (%)<o:p></o:p>13,5<o:p></o:p>11,99<o:p></o:p>
Xơ thô (%)<o:p></o:p>4,05<o:p></o:p>3,49<o:p></o:p>
Ca (%)<o:p></o:p>2,045<o:p></o:p>1,84<o:p></o:p>
Phot pho tiêu hóa (%).<o:p></o:p>0,40<o:p></o:p>0,25<o:p></o:p>
Lizin (%).<o:p></o:p>0,75<o:p></o:p>0,52<o:p></o:p>
*****onin (%).<o:p></o:p>0,35<o:p></o:p>0,29<o:p></o:p>

<TBODY>
</TBODY>
<o:p> </o:p>


4. Cách cho ăn
- Thời gian:
2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
- Định lượng:
Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể:
- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày:
- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)?
+ Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
+ Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
- Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg
1. Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi)
Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi đó được chuyển sang 1 ô chuồng riêng đã được chuẩn bị sãn sàng về máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung như đã hướng dẫn ở trên. Giai đoạn này có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.
a. Thời kỳ đẻ và ấp trứng
Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ.
- Nơi ấp trứng? phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.
- Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc? nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng. Nhờ vậy chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày (số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ổ)
- Khi chim ấp nên định kỳ kiểm tra: xem trứng có thụ tinh không (soi trứng khi ấp được 7 ngày) trứng không được thụ tinh thì loại? ngay. Có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận biết được trứng có phôi hay không thông qua màu sắc của vỏ trứng.
Khi chim ấp được 18 -20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu? mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
Những đôi chỉ nở 1 con thì chúng ta cũng có thể ghép nuôi con vào những ổ 1 con khác với ngày nở chênh lệch nhau 2-3 ngày (có cùng ngày nở là tốt nhất), số lượng con ghép tối đa: 3 con/ổ
b. Thời kỳ nuôi con
Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus.?
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.
2. Chim dò (2-5 tháng tuổi) nuôi hậu bị sinh sản
Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh...vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.
3. Nuôi vỗ béo chim lấy thịt
Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350-400g/con) dùng nhồi vỗ bé
- Địa điểm: Nhà xây, lán trại, khu nuôi riêng, dùng chuồng như chuồng cá thể đã trình bày ở trên cần đảm bả sạch sẽ, thoáng mát, tuyệt đối yên tĩnh, chỉ có ánh sáng khi cho chim ăn, uống.

- Mật độ: 45-50 com/m2 chuồng, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn,uống thì thời gian ngủ là chính.
- Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20%
- Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ,? viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ? thức ăn/nước: 1:1
+ Định lượng: 50-80 g/con
+ Thời gian: 2-3 lần/ngày
+ Phương pháp :
* Nhân công: Dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim
* Dùng máy nhồi như vịt
- Khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác? được bổ sung trong nước uống.

Ts.Trần Công Xuân , Ks Nguyễn Duy Điều - Ks Trương Thuý Hường Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy phương.<o:p></o:p>

HOANGSONGIATRANG<o:p></o:p>
Dia chi: 80 Duong Ba Trieu – Ham Rong- TP. Thanh Hoa.<o:p></o:p>
Email: hoangsongiatrang@gmail.com <o:p></o:p>
TeL Mr.Hieu: 0943412421 <o:p></o:p>
<o:p>[FONT=.VnArial] [/FONT]</o:p>
RAT <st1:place w:st="on">CAM</st1:place> ON QUY KHACH HANG DA QUAN TAM VA UNG HO CHUNG TOI<o:p></o:p>
 

Có bác nào ở Đà Nẵng + Quảng Nam đang muôi không?? Cho em hỏi đầu ra như thế nào?! Đặc biệt thời tiết miền trung khắc nghiệt, thường mưa bão, lụt thì có ảnh hưởng đến bồ câu sinh sản không ah.

rất mong nhận được sự chỉ giáo của các tiền bối.

Thanks!
 
em đang ở hà nội. và em cũng đang nuôi bồ câu, em nuôi cũng gần được một năm rồi. bác đang có dự định nuôi hả? vậy thì nuôi liền đi còn ngần ngại gì nữa chứ ? bác lo vấn đề đầu ra hả ? vậy bác định mua giống ở đâu ? bác mua giống ở đâu thì bắt người ta bao tiêu sản phẩm cho bác, cũng giống như em vậy nè, em mua giống tận trong nam nhưng người ta vẫn lo đầu ra cho em.
 
nuôi bồ câu pháp theo phương pháp công nghiệp

Chào các ACE trên diễn đàn. Em là thành viên mới, đang có dự định nuôi bồ câu Pháp công nghiệp tại Đà Nẵng.
Diện tích đất vườn của em khoảng 300m[SUP]2[/SUP].
Nhờ các ACE tư vấn giúp em về:
  • Với diện tích như trên thì em nuôi được khoảng bao nhiêucăop bồ câu bố mẹ
  • Chi phí làm chuồng trại như thế nào
  • Chi phí thức ăn như thế nào.
  • Đầu ra tại thị trường ĐNẵng, Quảng Nam như thế nào.
Rất mong nhận được hỗ trợ và hướng dẫn của các tiền bối trong diễn đàn.

Thanks All.

Duy.TPN@


Trại nhân giống bồ câu Pháp Đà Nẵng:
Mình đang nuôi chim bồ câu Pháp tại Thạch Nham Tây, Hòa Nhơn, Hòa Vang, tp Đà Nẵng theo P2 công nghiệp, bạn quan tâm đến việc nuôi chim, từ việc xd chuồng trại đến việc hạch toán kinh tế, kỹ thuật nuôi, và đầu ra của sản phẩm, hãy đến trang trại của mình sẽ được giải đáp đầy đủ, cùng người Đà Nẵng với nhau cả mà. liên hệ số điện thoai: 0996996238 hoặc 0949065566.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top