Đàn hương "hoàng kim" thu 27 tỷ/năm

Bình quân doanh thu khi trồng đàn hương là gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác. Có thể nói, đây là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng.

566x349_danhuong-1.jpg


Cây đàn hương có tên khoa học Santalum album L, họ Đàn hương (Santalaceae). Đây là cây gỗ cao 10 - 15 m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi đàn hương là cây gỗ bán ký sinh.

Lá nguyên, dầy, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa mẫu 4, cụm hoa mọc thành chùm, lúc đầu màu vàng rơm, sau màu đỏ thẫm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu đen, thịt nhiều nhựa. Ra hoa vào tháng 5 - 6, đậu quả vào tháng 7 - 9.

Đàn hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận dùng là lõi của cây gỗ, thu hoạch vào mùa thu. Gỗ màu vàng nhạt, mùi thơm ngát, dùng dưới dạng khúc gỗ hoặc gỗ bào.

Đàn hương là cây có giá trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng, Trung Quốc đánh giá đàn hương là cây có thu nhập vào loại cao nhất trên một đơn vị diện tích, là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng.

Gỗ đàn hương có tinh dầu thơm gồm các thành phần α, β - santalol (ancol sesquiterpen), α, β - Santalen, santen, santenon, α - santenol, santalon, santalic axit, teresantalic axit, isovalerandehit, teresantalol, tricycloekasantal, santalin, deoxysantalin, sinapylliandehit, coniferylandehit, syringic andehit, vanilin, urs - 12 - en - 3β - yl - palmitat.

Gỗ đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim.

Theo tây y, gỗ đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu - sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàn quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.

Gỗ đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng SX các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để SX nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ đàn hương để thỏa mãn nhu cầu phong phú về vật chất của cá nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc.

Thị trường tiêu thụ gỗ đàn hương ngày càng lớn, cũng không đủ cầu, giá bán trên thế giới từ chỗ chỉ có vài chục USD/kg, nay đã nâng lên trên 1.000 USD/kg. Hiện nay, Indonesia giá bán khoảng 500 USD/kg, ở Ấn Độ khoảng 1.000 USD/kg.
Nếu đàn hương trồng được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, nhưng trồng từ 6 - 10 năm vẫn cho sản phẩm đắt tiền và hiệu quả cao. Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu được lõi 30 kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg.

Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác.

Giá trị kinh tế của cây đàn hương đang được tiếp tục khám phá nhằm sử dụng vào nhiều mục đích, như SX dược liệu, tinh dầu, hàng mỹ nghệ cao cấp, hàng nội thất, đồ thờ cúng trong gia đình và trong các đền chùa, đàn hương còn SX rượu, nước uống…

Đàn hương là cây dễ tính, phổ thích nghi rộng, yêu cầu điều kiện sinh thái không quá khắt khe.

Điều kiện khí hậu:

- Nhiệt độ: Đàn hương là cây nhiệt đới, á nhiệt đới, phổ nhiệt độ thích hợp từ 23 - 35 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 13 độ C cây tạm ngừng sinh trưởng, chồi ngọn chuyển sang ngủ nghỉ. Ở những nơi không có sương giá mùa đông, đàn hương có thể tạm thời chịu được nhiệt 0 độ C, nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C lá bị rét hại, thời gian lạnh giá càng kéo dài rét hại càng lớn. Nếu nhiệt độ xuống - 3 độ C đến - 5 độ C đàn hương có thể chưa chết rét, có thể do thời gian giá rét ngắn và nhờ cây ký sinh bảo vệ giúp cành lá không bị rét hại.

Nhiệt độ cực trị dưới - 10 độ C và thời gian rét liên tục là hai yếu tố chủ yếu hạn chế sinh trưởng của đàn hương.

Vì vậy, vùng thích nghi phát triển đàn hương là vùng có nhiệt độ tối thấp, bình quân nhiều năm không thấp hơn 0 độ C, tích ôn nhiệt độ bình quân ngày ≥ 10 độ C, đạt 6.000 độ C, đảm bảo thỏa mãn điều kiện nhiệt độ trồng đàn hương.

Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây đã đưa cây đàn hương đỏ nguồn gốc từ Ấn Độ trồng ở Lâm Đồng, Hà Nội, Hà Giang, sẽ từng bước mở rộng diện tích trồng ở các vùng đồi núi của cả nước ta.
Trong vùng thích hợp ở độ cao 1.800 m so với mặt nước biển, đàn hương vẫn phát triển tốt.

Nói chung, ở những vùng trồng được chuối tiêu, đu đủ, vải, mít, xoài… đều có thể trồng được đàn hương.

- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm phù hợp với nhu cầu của đàn hương từ 600 - 1.600 mm/năm.

Điều kiện lập địa:

- Địa hình: Đàn hương không thể trồng được ở đất lúa vì đất trồng lúa lâu ngày có tầng đế cày không lợi cho bộ rễ phát triển.

Đàn hương nên trồng ở vùng đồi núi, thoát nước tốt. Đây là cây dương tính, nhạy cảm với ánh sáng, nên phải trồng ở vùng nhiều nắng hoặc ở quanh bờ rào, ven kênh mương, có điều kiện lập địa tốt. Ở những vùng đồi có cây gỗ bụi phát triển, nên trồng xen cây đàn hương vừa không tốn đất, vừa tiện chăm sóc.

- Thổ nhưỡng: Đất trồng đàn hương phải thoát nước tốt, tơi xốp, giàu Fe, P, K, độ pH từ 5 - 6, kỵ đất xốp, tầng đất dày, đảm bảo điều kiện phát triển bộ rễ đàn hương và rễ cây ký chủ, đồng thời nâng cao được khả năng giữ nước, giữ phân. Trồng trên đất có tầng canh tác mỏng, đàn hương phát triển không tốt, rất khó phát triển thành rừng, không những vậy, cây ký chủ cũng sinh trưởng không tốt, có thể làm cho cây chết.

Bộ rễ cây đàn hương chủ yếu phân bổ ở tầng sâu từ 20 - 30 cm, có rễ cái ăn sâu trên 1 m. Vì vậy, yêu cầu đất trồng đàn hương phải có tầng đất sâu trên 1 m.

- Mực nước ngầm: Rễ đàn hương kỵ đọng nước. Nếu đất đọng nước rễ đàn hương thối làm cho cây chết. Vì vậy, đất trồng đàn hương phải có mực nước ngầm dưới 1 m, đồng thời mặt đất không bị đọng nước vào mùa mưa.

Cây đàn hương tuy đòi hỏi kỹ thuật trồng không phức tạp, nhưng có yêu cầu đặc thù về cây ký chủ, cần bố trí phù hợp. Đây cũng là cây trồng dài ngày sau khoảng 6 - 7 năm trở lên, giá rất đắt, phải được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Vì vậy, nên trồng đàn hương phân tán trong các hộ gia đình, mỗi hộ trồng vài chục cây, để thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, làm giàu cho từng gia đình.
PGS.TS PHẠM ĐỨC TUẤN - TS. VŨ VĂN ĐỊNH
Nguồn: NNVN
 
tôi cũng muốn mua một ít cây trồng trong vườn nhà nhờ anh thoại phổ biến xem kt có gì phức tạp lắm o vì tôi cũng rất bận
 
Chào anh hoangson 121 vx

Tôi mấy hôm nay không lên mạng, đọc các comments của anh, đúng ra tôi không nên trả lời, vì tôi thấy nó không mang tính xây dựng và chắc có động cơ gì đó sau các comments của anh. Tuy nhiên, có lẽ tôi cũng nên lên tiếng 1 lần để anh hiểu hơn
1. Tôi là Hiệu trưởng, tôi có nói về sản phẩm của trường tôi, của cá nhân chúng tôi lao động tạo ra, không có gì sai cả anh ạ. Mặt khác đó là niềm tự hào vì chúng tôi là những người lao động chân chính, tạo ra được sản phẩm, chúng tôi có quyền nói về sản phẩm của chúng tôi với một niềm tự hào lớn. Ở Mỹ, thị trưởng thành phố người ta lên các diễn đàn, đi khắp nơi thậm trí còn ra chợ đứng để quảng bá cho giống khoai tây của họ, tôi thấy hết sức ý nghĩa và cũng chẳng có gì phải hổ thẹn cả.

2. Tôi là Hiệu trưởng thật nhưng tôi suy nghĩ có khác là để có kiến thức thực tiễn, tôi phải bắt tay vào làm từ những việc thực tiễn dù nhỏ nhất. Chứ không thể cho mình cái quyền là Hiệu trưởng, ngồi đó chỉ đạo nhân viên của mình làm trong khi đó mình không có kiến thức thực tế gì cả. Vì thế để nghiên cứu êề cây này, tôi đã sang Ấn Độ gần 20 ngày êể làm việc như những người nông dân thực thụ và học hỏi kiến thức về cây này.

3. Ở trường tôi, chúng tôi có khoa cây trồng. Chúng tôi cung cấp một số giống cây, chúng tôi có vườn ươm cây giống. Khi nào anh rảnh, có thể mời anh qua thăm quan, anh sẽ hiểu hơn.
Mọi việc bên trường chúng tôi, dù xuất một cây giống ra cũng có người ghi chép, vào sổ. Tôi có để điện thoại của tôi ở một số comments đẻ anh em tiện liên hệ và tôi có giải thích thêm cho anh em hiểu hơn vì tôi là người đã gắn bó với cây này cũng lâu. Sau khi cán bộ kỹ thuật ở trường nắm vững, cán bộ bên tôi có thể tư vấn cho người trồng.

4. Anh biết rằng toàn bộ chi phí đến khi có được cây ươm như hôm nay, tôi phải huy động tiền cá nhân của tôi và một số cán bộ khác của Nhà trường vì ban đầu tôi không muốn mang lại sự rủi ro cho NHà trường. Vì thế chúng tôi có quyền nói về sản phẩm và tôi có quyền lên các diễn đàn ngoài giờ hành chính của chúng tôi để nói về sản phẩm mà không vi phạm bất kể quy chế, nọi quy nào cả

5. Từ trước đến giờ tôi đa phần tặng cho anh em hạt hay hóa chất sử lý chứ tôi cũng chưa bán gì cả vì tôi coi việc này là việc chính đáng, là niềm vui khi được chia xẻ cùng người khác nhất là những người có cùng đam mê. Tôi cũng chưa bao giờ lừa gạt bất kỳ một anh em nào trên phố cả. Có thời gian, chúng ta nên chia xẻ với nhau những nguồn kiến thức như thế sẽ có ích hơn nhiều là việc chúng ta tranh luận những việc không cần thiết.

6. Tôi cũng như các anh, đã là con người, không ai hoàn thiện được cả, ai cũng có lúc sai, cá nhân tôi cũng không tránh được nhất là khi mình còn có đam mê cá nhân nữa. Nếu trong khi trao đổi với các anh về cây Đàn hương, có gì không phải, mong các anh bỏ qua vì đây là một chủ đề còn phải nghiên cứu nhiều. Tôi nghĩ chúng ta nên trân trọng nhau trong cuộc sống và công việc ạ.
OK.
Thủ tướng thái lan thaksin đã đứng bán sầu riêng ở đường phố Bắc Kinh.
 
@Vũ Thoại cho em hỏi có thể trồng cây tràm (keo) bông vàng, tràm lai hoặc tràm tai tượng làm cây kí chủ cho cây đàn hương đc không ạ? Em thấy cây tràm cũng là cây họ đậu.
Chào bác.
Mình cũng trồng cây DH và dự định sẻ trồng tràm bông vàng làm cây ký chủ. Nếu trồng Tràm làm cây ký chủ thì ta không cần phải chăm sóc cây ký chủ, 2 là trên diện tích đó ta trồng dc nhiều cây DH, sau nay cây DH lớn thì ta tỉa bớt cành hoặc tỉa thưa cây tràm để cho cây DH có nhiều ánh sáng. Còn trồng xoài thì ta phải chăm sóc kỷ và phải đất tốt và cùng diện tích đó mình ko trồng dc nhiều cây DH.
 
Last edited by a moderator:
Các bạn nào muốn nghe tư vấn kỹ thuật và mua cây giống liên hệ với mình nhé.
Email: thaivn789@gmail.com
DT 0995625345
Về khu vực trồng Đàn hương có thể trồng trên nhiều loại đất, Trừ đất ngập úng.
Vùng trồng từ Bắc vào Nam đều có thể trồng được, đất càng tốt cây phát triển nhanh hơn.
Các bạn gửi email hoặc Đt cho mình, mình sẽ tư vấn chi tiết
 

File đính kèm

  • cay chu.JPG
    cay chu.JPG
    45.1 KB · Lượt xem: 31
Thưa anh Thái, anh nói đất ngập úng không nên trồng đàn hương, tôi nghĩ anh nói đúng. Còn anh tư vấn cho mọi người là đất càng tốt, cây đàn hương càng phát triển tốt. Với những kiến thức hạn chế của tôi đã học thực tế từ các chuyên gia đàn hương của Ấn Độ, tôi nghĩ anh tư vấn cho mọi người như thế, anh cần xem lại ạ. Vì cây đàn hương không nên trồng ở những vùng đất quá phù nhiêu như đất phù xa. Thậm trí nếu những vùng đất phì nhiêu quá, bên Ấn Độ còn cho thêm sỏi đá vào.
Cây đàn hương mà trồng ở những vùng đất phì nhiêu quá, cây phát triển lõi kém, lượng tinh dầu rất ít. Đặc biệt cây đàn hương đỏ, nếu tưới nhiều nước và đất quá phì nhiêu, cây thậm trí cho ra lõi mày sắc nhợt nhạt gần như gỗ rác phía ngoài của cây.
Từ những kiến thức hạn hẹp của tôi 6 năm ở tại Ấn Độ và có nghiên cứu về cây này và những tài liệu tôi sưu tầm từ tài liệu về cây đang hương, tôi đã biên soạn được 1 cuốn sách khoảng 40 trang nói về kỹ thuật, mật độ, cách trồng cây ký chủ, cách cắt tỉa tạo dáng phát triển cho cây đàn hương, các loại bệnh thường gặp, cách thu hoạch và sử lý sau thu hoạch với cây đàn hương... Vì tài liệu rất nhiều hình ảnh và nặng, nên tôi đã mấy lần đưa lên diễn đàn nhưng không được. Vì thế bác nào cần tài liệu để tham khảo về cây này, các bác có thể email cho tôi theo địa chỉ: vuthoai@gmail.com. Tôi gửi tặng các bác

Vì cây này còn rất mới với Việt Nam nên chúng ta vừa làm vừa học hỏi thêm lẫn nhau. Những thông tin chúng ta đưa ra cũng nên đưa những thông tin chính xác để giúp cho anh em đam mê về cây này học hỏi thêm. Vài suy nghĩ nhỏ của tôi. Có gì không phải xin anh Thái và các ACE bỏ qua.
 
Bác thoại cho e xin tài liệu vào chanbang_2000@yahoo.com nhé, e cũng đang cần mua 10 cây để trồng thử, bác có gửi cây vào SG được ko?
Bên em đang bán cây giống là 95.000 VNĐ/ 1 cây. Hạt giống là 5.000 VNĐ/ 1 hạt. Hạt đã qua sử lý chỉ về gieo là 10.000 VNĐ/ 1 hạt

Cây này rất khó nảy mầm nên cần sử lý hạt hết sức công phu ạ. Đảm bảo hàng 100% là đàn hương Ấn Độ ạ.
Em đang cần mua 10 cây tồng thử, bác gửi vào SG được ko ?
 
Đã nói chuyện với em Dân một vài lần thấy em là người rất đam mê nông nghiệp và chịu khó tìm tòi, nghiên cứu. Một con người rất hay, anh em nên học hỏi giao lưu.

P/S: Anh vừa gửi chuyển phát nhanh tặng Dân ít hóa chất sử lý hạt Đàn hương anh đưa từ Ấn Độ về. Dân thử xem thế nào em nhé. Nhận được alo anh để anh hướng dẫn cách sử lý em nhé.
Em đã nhận dc hóa chất của anh Thoại, cảm ơn rất nhiều, e sẽ thử vào đợt ươm kế tiếp. Dưới đây là cây Đàn Hương trắng và DH đỏ e đã ươm hơn 1 tháng. Có cả trắc đỏ nữa. Bác có lấy hạt trắc đỏ thì e gởi cho bác.
IMG_5723.JPG
IMG_5726.JPG
IMG_5724-1.JPG
IMG_5728.JPG
IMG_5725.JPG
 
Thưa các anh, chị

Tôi đã gửi tặng các anh, chị tập tài liệu về cây đàn hương vào email các anh chị gửi cho tôi. Nếu các anh, chị nào chưa nhận được, các anh chị email cho tôi theo địa chỉ: vuthoai@gmail.com

Do đây là cây mới và do kiến thức của tôi còn hạn hẹp. Hơn nữa đây là tài liệu tôi sưu tầm từ các tài liệu nước ngoài nên tôi còn cần hiệu đính nhiều lần. Trong tài liệu còn có thể có lỗi trình bày, lỗi dịch thuật, mong các anh, chị thông cảm. Tôi sẽ sớm hoàn thiện để gửi các anh chị cuốn tài liệu chuẩn xác nhất và có giá trị cao về mặt nội dung.

Tôi đang cùng một số GS. TS tiếp tục nghiên cứu và sẽ cho ra một cuốn tài liệu mang độ chuẩn xác cao, có thêm nhiều thông tin hơn và chi tiết hơn vào tháng 6 này, sau khóa học chuyên sâu về cây đàn hương tại Ấn Độ trở về. Khi đó tôi sẽ tiếp tục gửi tặng các anh, chị.

Nhân đây tôi xin cảm ơn TS. Ca (Viện rau quả), Thiếu tướng, TS. Dũng (Phó Tổng cục hậu cần - BQQP), TS. Định, TS. Tân (Viện nghiên cứu Thành Tây), anh Phương (chi cục kiểm lâm Quảng Ninh), anh Quý, anh Thái, anh Tuấn (những người cũng rất đam mê cây đàn hương)....và nhiều anh chị, khác đã bớt chút thời gian đến thăm vườn ươm cây đàn hương của bên tôi, cùng nhau trao đổi về kỹ thuật và động viên tôi sớm tập hợp anh em để thành lập câu lạc bộ cây đàn hương để giúp người trồng có được cây giống tốt, giúp đưa ra các thông tin chuẩn về kỹ thuật và đặc biệt là hỗ trợ đầu ra cho người trồng. Về cá nhân tôi, tôi hết sức ủng hộ và sẽ tham gia cùng các anh, chị.

Chúc các anh chị cuốn tuần vui vẻ.
 
Last edited by a moderator:
Thưa các anh, chị

Tôi đã gửi tặng các anh, chị tập tài liệu về cây đàn hương vào email các anh chị gửi cho tôi. Nếu các anh, chị nào chưa nhận được, các anh chị email cho tôi theo địa chỉ: vuthoai@gmail.com

Do đây là cây mới và do kiến thức của tôi còn hạn hẹp. Hơn nữa đây là tài liệu tôi sưu tầm từ các tài liệu nước ngoài nên tôi còn cần hiệu đính nhiều lần. Trong tài liệu còn có thể có lỗi trình bày, lỗi dịch thuật, mong các anh, chị thông cảm. Tôi sẽ sớm hoàn thiện để gửi các anh chị cuốn tài liệu chuẩn xác nhất và có giá trị cao về mặt nội dung.

Tôi đang cùng một số GS. TS tiếp tục nghiên cứu và sẽ cho ra một cuốn tài liệu mang độ chuẩn xác cao, có thêm nhiều thông tin hơn và chi tiết hơn vào tháng 6 này, sau khóa học chuyên sâu về cây đàn hương tại Ấn Độ trở về. Khi đó tôi sẽ tiếp tục gửi tặng các anh, chị.

Nhân đây tôi xin cảm ơn TS. Ca (Viện rau quả), Thiếu tướng, TS. Dũng (Phó Tổng cục hậu cần - BQQP), TS. Định, TS. Tân (Viện nghiên cứu Thành Tây), anh Phương (chi cục kiểm lâm Quảng Ninh), anh Quý, anh Thái, anh Tuấn (những người cũng rất đam mê cây đàn hương)....và nhiều anh chị, khác đã bớt chút thời gian đến thăm vườn ươm cây đàn hương của bên tôi, cùng nhau trao đổi về kỹ thuật và động viên tôi sớm tập hợp anh em để thành lập câu lạc bộ cây đàn hương để giúp người trồng có được cây giống tốt, giúp đưa ra các thông tin chuẩn về kỹ thuật và đặc biệt là hỗ trợ đầu ra cho người trồng. Về cá nhân tôi, tôi hết sức ủng hộ và sẽ tham gia cùng các anh, chị.

Chúc các anh chị cuốn tuần vui vẻ.
Đàn hương mà phát triển tốt ở Việt Nam và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì bác Thoại là người có công lớn nhất ạ
 
Bác chủ thớt chem gió kinh hồn. thu nhập cao vậy thicf bác giẽ lấy mà làm riêng cho minhfd đi. còn chia sẻ với anh em làm gì
 
Gửi các bác xem hình ảnh cây đàn hương mà nguyên cố Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa về từ Ấn Độ và trồng được 3 năm tại trang trại nhà bác ở Sơn Tây - Hà Nội

mV9QSVu.jpg



16998914588_4103bb33de_o.jpg



16998914588_4103bb33de_o.jpg



sADfxy.jpg
 
Thưa các anh, chị

Tôi đã gửi tặng các anh, chị tập tài liệu về cây đàn hương vào email các anh chị gửi cho tôi. Nếu các anh, chị nào chưa nhận được, các anh chị email cho tôi theo địa chỉ: vuthoai@gmail.com

Do đây là cây mới và do kiến thức của tôi còn hạn hẹp. Hơn nữa đây là tài liệu tôi sưu tầm từ các tài liệu nước ngoài nên tôi còn cần hiệu đính nhiều lần. Trong tài liệu còn có thể có lỗi trình bày, lỗi dịch thuật, mong các anh, chị thông cảm. Tôi sẽ sớm hoàn thiện để gửi các anh chị cuốn tài liệu chuẩn xác nhất và có giá trị cao về mặt nội dung.

Tôi đang cùng một số GS. TS tiếp tục nghiên cứu và sẽ cho ra một cuốn tài liệu mang độ chuẩn xác cao, có thêm nhiều thông tin hơn và chi tiết hơn vào tháng 6 này, sau khóa học chuyên sâu về cây đàn hương tại Ấn Độ trở về. Khi đó tôi sẽ tiếp tục gửi tặng các anh, chị.

Nhân đây tôi xin cảm ơn TS. Ca (Viện rau quả), Thiếu tướng, TS. Dũng (Phó Tổng cục hậu cần - BQQP), TS. Định, TS. Tân (Viện nghiên cứu Thành Tây), anh Phương (chi cục kiểm lâm Quảng Ninh), anh Quý, anh Thái, anh Tuấn (những người cũng rất đam mê cây đàn hương)....và nhiều anh chị, khác đã bớt chút thời gian đến thăm vườn ươm cây đàn hương của bên tôi, cùng nhau trao đổi về kỹ thuật và động viên tôi sớm tập hợp anh em để thành lập câu lạc bộ cây đàn hương để giúp người trồng có được cây giống tốt, giúp đưa ra các thông tin chuẩn về kỹ thuật và đặc biệt là hỗ trợ đầu ra cho người trồng. Về cá nhân tôi, tôi hết sức ủng hộ và sẽ tham gia cùng các anh, chị.

Chúc các anh chị cuốn tuần vui vẻ.
Em đang băn khoăn việc trồng thử nghiệm tại Vân Đồn - QN và Miếu Môn - Hòa Bình vào tháng 7 tới đây.
Bác cho em xin tài liệu nhé: Email: nguoitrongvuon@gmail.com
 
Chào Dân

Dân có hỏi anh về hiện tượng cây Đàn hương giống của em ươm, khi lên bầu rất còi cọc và chết dần. Với chút kiến thức hạn chế có được, theo anh, cây của em đang bị hiện tượng sau:

+ Cây giống bị còi cọc, thiếu sức sống:
1. Do em chưa có cây ký chủ đúng và kịp thời. Khi cho vào bầu, em nên trồng cây lạc dại hoặc cây rau rệu. Hình ảnh cây rau rệu đây Dân ơi:
http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-co-truyen/rau-reu-chong-viem-loi-tieu-20120704102254601.htm

2. Do chưa có cây ký chủ nên cây của em thiếu một số vi chất dinh dướng giúp cây giống phát triển khỏe mạnh. Anh có trao đổi với giáo sư Ashutosh, chuyên gia hàng đầu thế giới về cây đàn hương của India Institute of wood science and technology thì với việc thiếu vi chất của cây giống, em nên bổ xung 5 gram phân hữu cơ Neem cake. Phân này ở Việt Nam chưa có nên anh phải mua ở Ấn Độ về. Cần thì anh gửi tặng em 1 kg để bón cho cây xem thế nào.

+ Cây giống bị thối gần gốc và héo chết

1. Như em nói như thế thì chắc cây của em bị hiện tượng lở cổ rễ hay gọi là bệnh thối gốc. Đây là bệnh gây rất nhiều thiệt hai cho các vườn ươm. Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ yếu. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện thời tiết, chế độ canh tác có thể do nhiều loại nấm có trong đất gây ra như Pythium spp., Fusarium solani, Fusarium sp. v.v. Các bào tử nấm Rhizoctonia solani thường sống tiềm ẩn trong đất và tàn dư cây trồng khá lâu, nhất là ở những vườn ươm cây giống, những vườn sản xuất đã từng bị bệnh lở cổ rễ mà không được xử lý đất trước khi trồng lại. Các bào tử nấm này thường lây lan trong môi trường nước và xâm nhập qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá khi có điều kiện môi trường thuận tiện. Bệnh thường phá hại nhiều trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1 tháng tuổi, làm chết cây con. Nấm thường tấn công vào cổ rễ, nơi tiếp giáp với mặt đất và cổ rễ bị khô, cây không hút được nước nên đổ rạp và chết rất nhanh. Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc mưa, nắng, rét, nóng thất thường. Trong năm bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều nhất vào các giai đoạn: tháng 9-10 và tháng 2-3-4. Bệnh thường lây lan nhanh, gây hại nặng ở những vườn ươm chuyên sản xuất cây giống hoặc vườn sản xuất đại trà liên tục nhiều năm; trên các vườn đầu tư, chăm sóc kém, nhất là trên các vùng đất sét, đất thịt nặng, đất chặt bí, những vùng đất ẩm ướt, trũng hoặc khó thoát nước.

2. Phòng và chữa bệnh này
Chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để làm vườn ươm sản xuất cây giống. Không nên làm vườn ươm ở những nơi trước đây đã từng bị bệnh lở cổ rễ và các loại nấm bệnh khác. Khử trùng đất bằng vôi bột (30kg/sào Bắc bộ) hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3 G, Basudin 5G, 10 G/H (0,3-0,5 kg/sào Bắc bộ) trước khi trồng. Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi (có chứa nhiều nấm bệnh) để bón lót hoặc làm bầu ươm

Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện. Phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Copper B, Booc đô 1%, Dithane M45, Benlat C 50 WP, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP, Appencarb Super 50 SL.. .pha nồng độ 0,2-0,3% (20-30 g hoặc cc cho bình 10 lít nước), khuấy đều phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc cây vào buổi sáng và chiều mát. Phun lại lần 2 sau 5 - 7 ngày. Xới xáo mặt bầu nhằm giảm độ ẩm, hạn chế lây lan.

+ Một việc nữa mà Dân có hỏi anh về hạt cây đàn hương. Cây đàn hương có hạt sau khi trồng được 4 năm. Ngoài việc để làm giống, thì hạt đàn hương còn làm thực phẩm và mỹ phẩm. Hiện tại bên Úc đang dùng hạt đàn hương để thay thế hạt hạnh nhân trong việc sản xuất bánh và tạo ra mùi vị rất hấp dẫn. Giá cũng không hề rẻ, khoảng 300 K/ 120 gram. Em tham khảo nhé:
http://www.wasandalwoodnuts.com.au/wa-sandalwood-nuts-products

Ngoài ra họ triết xuất tinh dầu đàn hương bán cũng rất cao, giá bán buôn tại Úc khoảng 10 triệu VNĐ/ 1 kg
http://www.awo.com.au/sandalwood-nut-oil-australian/

Ngoài ra, hạt đàn hương có lượng protein rất tốt cho việc dưỡng da mặt và chống lão hóa da. Một hộp kem hạt đàn hương tại Úc cũng có giá hơn 1 triệu đồng
http://www.mtromance.com.au/shop/range/2byoung/

Nói chung cây đàn hương ở Úc đang được khai thác hết tất cả các bộ phận của cây. Kể cả lá đàn hương người Úc cũng dùng để làm gối em ạ.

Chúc Dân sớm có những cây giống đàn hương khỏe mạnh
 
Chào bạn Tuấn.
Giờ mjnh mới bắt đầu ươm cây giống thui. Còn đã trồng thì mới có 1 it thui ha.
Dưới đây là cây giống DH đỏ, DH trắng, Sưa va Trắc đỏ.
Sorry, không up dc hình.
Gửi các bác xem hình ảnh cây đàn hương mà nguyên cố Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa về từ Ấn Độ và trồng được 3 năm tại trang trại nhà bác ở Sơn Tây - Hà Nội

mV9QSVu.jpg



16998914588_4103bb33de_o.jpg



16998914588_4103bb33de_o.jpg



sADfxy.jpg
cây lá to sau lưng anh thoại khả năng là cây tếch (teak). trong 1 số hình ảnh về cây đàn hương em tra cứu trên google em cũng thấy có cây tếch gần cây đàn hương
 
Chào Dân

Dân có hỏi anh về hiện tượng cây Đàn hương giống của em ươm, khi lên bầu rất còi cọc và chết dần. Với chút kiến thức hạn chế có được, theo anh, cây của em đang bị hiện tượng sau:

+ Cây giống bị còi cọc, thiếu sức sống:
1. Do em chưa có cây ký chủ đúng và kịp thời. Khi cho vào bầu, em nên trồng cây lạc dại hoặc cây rau rệu. Hình ảnh cây rau rệu đây Dân ơi:
http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-co-truyen/rau-reu-chong-viem-loi-tieu-20120704102254601.htm

2. Do chưa có cây ký chủ nên cây của em thiếu một số vi chất dinh dướng giúp cây giống phát triển khỏe mạnh. Anh có trao đổi với giáo sư Ashutosh, chuyên gia hàng đầu thế giới về cây đàn hương của India Institute of wood science and technology thì với việc thiếu vi chất của cây giống, em nên bổ xung 5 gram phân hữu cơ Neem cake. Phân này ở Việt Nam chưa có nên anh phải mua ở Ấn Độ về. Cần thì anh gửi tặng em 1 kg để bón cho cây xem thế nào.

+ Cây giống bị thối gần gốc và héo chết

1. Như em nói như thế thì chắc cây của em bị hiện tượng lở cổ rễ hay gọi là bệnh thối gốc. Đây là bệnh gây rất nhiều thiệt hai cho các vườn ươm. Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ yếu. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện thời tiết, chế độ canh tác có thể do nhiều loại nấm có trong đất gây ra như Pythium spp., Fusarium solani, Fusarium sp. v.v. Các bào tử nấm Rhizoctonia solani thường sống tiềm ẩn trong đất và tàn dư cây trồng khá lâu, nhất là ở những vườn ươm cây giống, những vườn sản xuất đã từng bị bệnh lở cổ rễ mà không được xử lý đất trước khi trồng lại. Các bào tử nấm này thường lây lan trong môi trường nước và xâm nhập qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá khi có điều kiện môi trường thuận tiện. Bệnh thường phá hại nhiều trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1 tháng tuổi, làm chết cây con. Nấm thường tấn công vào cổ rễ, nơi tiếp giáp với mặt đất và cổ rễ bị khô, cây không hút được nước nên đổ rạp và chết rất nhanh. Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc mưa, nắng, rét, nóng thất thường. Trong năm bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều nhất vào các giai đoạn: tháng 9-10 và tháng 2-3-4. Bệnh thường lây lan nhanh, gây hại nặng ở những vườn ươm chuyên sản xuất cây giống hoặc vườn sản xuất đại trà liên tục nhiều năm; trên các vườn đầu tư, chăm sóc kém, nhất là trên các vùng đất sét, đất thịt nặng, đất chặt bí, những vùng đất ẩm ướt, trũng hoặc khó thoát nước.

2. Phòng và chữa bệnh này
Chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để làm vườn ươm sản xuất cây giống. Không nên làm vườn ươm ở những nơi trước đây đã từng bị bệnh lở cổ rễ và các loại nấm bệnh khác. Khử trùng đất bằng vôi bột (30kg/sào Bắc bộ) hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3 G, Basudin 5G, 10 G/H (0,3-0,5 kg/sào Bắc bộ) trước khi trồng. Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi (có chứa nhiều nấm bệnh) để bón lót hoặc làm bầu ươm

Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện. Phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Copper B, Booc đô 1%, Dithane M45, Benlat C 50 WP, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP, Appencarb Super 50 SL.. .pha nồng độ 0,2-0,3% (20-30 g hoặc cc cho bình 10 lít nước), khuấy đều phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc cây vào buổi sáng và chiều mát. Phun lại lần 2 sau 5 - 7 ngày. Xới xáo mặt bầu nhằm giảm độ ẩm, hạn chế lây lan.

+ Một việc nữa mà Dân có hỏi anh về hạt cây đàn hương. Cây đàn hương có hạt sau khi trồng được 4 năm. Ngoài việc để làm giống, thì hạt đàn hương còn làm thực phẩm và mỹ phẩm. Hiện tại bên Úc đang dùng hạt đàn hương để thay thế hạt hạnh nhân trong việc sản xuất bánh và tạo ra mùi vị rất hấp dẫn. Giá cũng không hề rẻ, khoảng 300 K/ 120 gram. Em tham khảo nhé:
http://www.wasandalwoodnuts.com.au/wa-sandalwood-nuts-products

Ngoài ra họ triết xuất tinh dầu đàn hương bán cũng rất cao, giá bán buôn tại Úc khoảng 10 triệu VNĐ/ 1 kg
http://www.awo.com.au/sandalwood-nut-oil-australian/

Ngoài ra, hạt đàn hương có lượng protein rất tốt cho việc dưỡng da mặt và chống lão hóa da. Một hộp kem hạt đàn hương tại Úc cũng có giá hơn 1 triệu đồng
http://www.mtromance.com.au/shop/range/2byoung/

Nói chung cây đàn hương ở Úc đang được khai thác hết tất cả các bộ phận của cây. Kể cả lá đàn hương người Úc cũng dùng để làm gối em ạ.

Chúc Dân sớm có những cây giống đàn hương khỏe mạnh
Cảm ơn những chia sẽ của a Thoại. E sẽ giảm nước và bơm thuốc diệt khuẩn 2 tuần để xem kết quả thế nào rui sẽ thông tin cho ace biết kết quả.
Trước giờ e chỉ biết DH trắng chỉ để làm mỹ phẩm chứ ko hề biết là hạt cũng ăn dc. cảm ơn những chia sẽ của anh. nếu dc thì anh gởi cho e it phân hữu cơ vào địa chỉ: Đặng Ánh Dân. 793/28/48B Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng, Q. 7. HCM.
Thank you bác nhiều.
 
Mình nghĩ, với việc ươm cây giống thì việc diệt sạch khuẩn và nấm trong đất là rất quan trọng. Cách làm đơn giản nhất là phơi nắng đất dùng để ươm cây độ 1-2 ngày
 
Hi Dân,
Em vừa điện hỏi anh bảo cây của em bị hiện tượng lá chuyển sang màu trắng, không phải là bị bệnh xoăn lá (spike disease) đâu em ạ. Đó là hiện tượng cây bị thiếu vi chất em. Em bón bổ xung các vi chất cho cây và trồng cây ký chủ cho cây là ổn em ạ. Em mua phân bón Neem cake bón cho mỗi cây 5g là cây sẽ xanh trở lại

Khi trồng cây này em lưu ý một điều quan trọng là nguồn gien và chất lượng của gien ảnh hưởng rất nhiều đến việc tạo lượng tinh dầu của cây và chịu sâu bệnh sau này. Đừng tham cây rẻ, hạt giống rẻ mà mua em ạ. Sau này cây rất dễ bị nhiễm bệnh và sinh trưởng không tốt. Nên chọn hạt từ cây đã đủ tuổi trưởng thành và trong vùng không có cây bị nhiễm bệnh. Như thế trồng sẽ rất yên tâm em ạ

Hôm trước anh đã trao đổi với em là từ hạt và rễ của cây đàn hương đều sử dụng hết. Hôm trước anh được một khách Nhật tặng anh một hộp trà lá đàn hương. Họ bảo ở Nhật rất ưa dùng trà lá đàn hương vì đây là trà sạch, có tác dụng lọc độc tố trong máu, thanh lọc cơ thể rất tốt. Về anh xem trên mạng, hộp trà lá đàn hương có 125 gram mà họ bán hơn 50 USD. Thật không thể tưởng tượng được giá lại đắt thế. Anh gửi em đường link để em tham khảo:

http://www.aliexpress.com/store/pro...owering-sandalwood-tea/532336_1359116774.html

Cây bên anh đã rất cứng cáp và trồng tốt rồi Dân ạ. Anh vừa chuyển 15.000 cây để trồng. Dự kiến trong năm nay, bên anh sẽ trồng được khoảng 50 hecta. Theo như em yêu cầu, anh gửi em mấy hình ảnh cây bên anh chuyển đi để trồng
PT1.JPG

PT2.JPG
PT3.JPG
PT5.JPG
 
Gửi a thoại.
- Nếu mua giống bên a có hỗ trợ kỹ thuật luôn k a, ý e là cho kỹ thuật đến tận nơi?
- A gửi giúp giá cây giống và tài liệu kỹ thuật vào địa chỉ mail: nguyentrungvtv9@gmail.com
Cảm ơn và chúc a thành công.
Gửi a Dân. Vườn a ở đâu để có thể giao lưu học hỏi được k a. E tên Trung, số điện thoại 0939666629. A cho xin số điện thoại được k? Thêm nữa, e đang lăn tăn vụ trồng tràm làm cây ký chủ thì có thu hoạch tràm được k, khi thu hoạch tràm có ảnh hưởng đến Đàn hương k?
 
Back
Top