Đàn hương "hoàng kim" thu 27 tỷ/năm

Bình quân doanh thu khi trồng đàn hương là gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác. Có thể nói, đây là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng.

566x349_danhuong-1.jpg


Cây đàn hương có tên khoa học Santalum album L, họ Đàn hương (Santalaceae). Đây là cây gỗ cao 10 - 15 m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi đàn hương là cây gỗ bán ký sinh.

Lá nguyên, dầy, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa mẫu 4, cụm hoa mọc thành chùm, lúc đầu màu vàng rơm, sau màu đỏ thẫm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu đen, thịt nhiều nhựa. Ra hoa vào tháng 5 - 6, đậu quả vào tháng 7 - 9.

Đàn hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận dùng là lõi của cây gỗ, thu hoạch vào mùa thu. Gỗ màu vàng nhạt, mùi thơm ngát, dùng dưới dạng khúc gỗ hoặc gỗ bào.

Đàn hương là cây có giá trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng, Trung Quốc đánh giá đàn hương là cây có thu nhập vào loại cao nhất trên một đơn vị diện tích, là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng.

Gỗ đàn hương có tinh dầu thơm gồm các thành phần α, β - santalol (ancol sesquiterpen), α, β - Santalen, santen, santenon, α - santenol, santalon, santalic axit, teresantalic axit, isovalerandehit, teresantalol, tricycloekasantal, santalin, deoxysantalin, sinapylliandehit, coniferylandehit, syringic andehit, vanilin, urs - 12 - en - 3β - yl - palmitat.

Gỗ đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim.

Theo tây y, gỗ đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu - sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàn quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.

Gỗ đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng SX các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để SX nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ đàn hương để thỏa mãn nhu cầu phong phú về vật chất của cá nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc.

Thị trường tiêu thụ gỗ đàn hương ngày càng lớn, cũng không đủ cầu, giá bán trên thế giới từ chỗ chỉ có vài chục USD/kg, nay đã nâng lên trên 1.000 USD/kg. Hiện nay, Indonesia giá bán khoảng 500 USD/kg, ở Ấn Độ khoảng 1.000 USD/kg.
Nếu đàn hương trồng được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, nhưng trồng từ 6 - 10 năm vẫn cho sản phẩm đắt tiền và hiệu quả cao. Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu được lõi 30 kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg.

Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác.

Giá trị kinh tế của cây đàn hương đang được tiếp tục khám phá nhằm sử dụng vào nhiều mục đích, như SX dược liệu, tinh dầu, hàng mỹ nghệ cao cấp, hàng nội thất, đồ thờ cúng trong gia đình và trong các đền chùa, đàn hương còn SX rượu, nước uống…

Đàn hương là cây dễ tính, phổ thích nghi rộng, yêu cầu điều kiện sinh thái không quá khắt khe.

Điều kiện khí hậu:

- Nhiệt độ: Đàn hương là cây nhiệt đới, á nhiệt đới, phổ nhiệt độ thích hợp từ 23 - 35 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 13 độ C cây tạm ngừng sinh trưởng, chồi ngọn chuyển sang ngủ nghỉ. Ở những nơi không có sương giá mùa đông, đàn hương có thể tạm thời chịu được nhiệt 0 độ C, nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C lá bị rét hại, thời gian lạnh giá càng kéo dài rét hại càng lớn. Nếu nhiệt độ xuống - 3 độ C đến - 5 độ C đàn hương có thể chưa chết rét, có thể do thời gian giá rét ngắn và nhờ cây ký sinh bảo vệ giúp cành lá không bị rét hại.

Nhiệt độ cực trị dưới - 10 độ C và thời gian rét liên tục là hai yếu tố chủ yếu hạn chế sinh trưởng của đàn hương.

Vì vậy, vùng thích nghi phát triển đàn hương là vùng có nhiệt độ tối thấp, bình quân nhiều năm không thấp hơn 0 độ C, tích ôn nhiệt độ bình quân ngày ≥ 10 độ C, đạt 6.000 độ C, đảm bảo thỏa mãn điều kiện nhiệt độ trồng đàn hương.

Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây đã đưa cây đàn hương đỏ nguồn gốc từ Ấn Độ trồng ở Lâm Đồng, Hà Nội, Hà Giang, sẽ từng bước mở rộng diện tích trồng ở các vùng đồi núi của cả nước ta.
Trong vùng thích hợp ở độ cao 1.800 m so với mặt nước biển, đàn hương vẫn phát triển tốt.

Nói chung, ở những vùng trồng được chuối tiêu, đu đủ, vải, mít, xoài… đều có thể trồng được đàn hương.

- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm phù hợp với nhu cầu của đàn hương từ 600 - 1.600 mm/năm.

Điều kiện lập địa:

- Địa hình: Đàn hương không thể trồng được ở đất lúa vì đất trồng lúa lâu ngày có tầng đế cày không lợi cho bộ rễ phát triển.

Đàn hương nên trồng ở vùng đồi núi, thoát nước tốt. Đây là cây dương tính, nhạy cảm với ánh sáng, nên phải trồng ở vùng nhiều nắng hoặc ở quanh bờ rào, ven kênh mương, có điều kiện lập địa tốt. Ở những vùng đồi có cây gỗ bụi phát triển, nên trồng xen cây đàn hương vừa không tốn đất, vừa tiện chăm sóc.

- Thổ nhưỡng: Đất trồng đàn hương phải thoát nước tốt, tơi xốp, giàu Fe, P, K, độ pH từ 5 - 6, kỵ đất xốp, tầng đất dày, đảm bảo điều kiện phát triển bộ rễ đàn hương và rễ cây ký chủ, đồng thời nâng cao được khả năng giữ nước, giữ phân. Trồng trên đất có tầng canh tác mỏng, đàn hương phát triển không tốt, rất khó phát triển thành rừng, không những vậy, cây ký chủ cũng sinh trưởng không tốt, có thể làm cho cây chết.

Bộ rễ cây đàn hương chủ yếu phân bổ ở tầng sâu từ 20 - 30 cm, có rễ cái ăn sâu trên 1 m. Vì vậy, yêu cầu đất trồng đàn hương phải có tầng đất sâu trên 1 m.

- Mực nước ngầm: Rễ đàn hương kỵ đọng nước. Nếu đất đọng nước rễ đàn hương thối làm cho cây chết. Vì vậy, đất trồng đàn hương phải có mực nước ngầm dưới 1 m, đồng thời mặt đất không bị đọng nước vào mùa mưa.

Cây đàn hương tuy đòi hỏi kỹ thuật trồng không phức tạp, nhưng có yêu cầu đặc thù về cây ký chủ, cần bố trí phù hợp. Đây cũng là cây trồng dài ngày sau khoảng 6 - 7 năm trở lên, giá rất đắt, phải được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Vì vậy, nên trồng đàn hương phân tán trong các hộ gia đình, mỗi hộ trồng vài chục cây, để thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, làm giàu cho từng gia đình.
PGS.TS PHẠM ĐỨC TUẤN - TS. VŨ VĂN ĐỊNH
Nguồn: NNVN
 
Gửi anh Trung,

Do giống bên tôi nhập là dòng giống thuần chủng của Ấn Độ. Mà Ấn Độ lại cấm buôn bán, vận chuyển bất kỳ sản phẩm nào liên quan đến cây đàn hương trắng (trừ những đơn vị Nhà nước được chính phủ cấp phép) nên chúng tôi có được hạt giống sạch mầm bệnh, thuần chủng , chúng tôi phải nhờ kênh ngoại giao nên hiện tại chúng tôi chỉ mới ươm được 3 vạn cây và chúng tôi đã trồng hết gần 2 vạn. Số còn lại cũng không nhiều và cũng nhiều nơi đặt hàng anh ạ. Tôi hy vọng thời gian tối có thể có được nhiều hạt giống hơn.

Khi mua hạt giống bên Viện nghiên cứu cây đàn hương, chúng tôi đảm bảo đó là giống thuần chủng nhập từ Ấn Độ (chứ không phải dòng giống của Úc, nhập Qua Trung Quốc và nhập về VN). Ngoài ra chúng tôi có sự hỗ trợ về kỹ thuật và hỗ trợ về đâu ra sau này anh ạ vì bên tôi đang quy hoạch vùng nguyên liệu cho một vài dự án bên tôi.

Theo tôi anh nên trồng cây ăn trái như xoài, bơ, cam, chanh, bưởi, cây lựu làm cây ký chủ. Còn cây lấy gỗ anh nên trồng cây sưa, cây dáng hương, cây đàn hương đỏ, cây neem .. thì hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cây tràm anh ạ.

Anh có thể tham khảo thêm thông tin tai: Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm (www.viendanhuong.com). Chúc anh thành công.
 
Mua ít vài chục cây trồng thử có bán không bạn? Mình quan tâm đến cây xoài Alphonso hơn ;)
Mình ở Bình Phước thì vận chuyển thế nào?
 
Gửi a thoại.
- Nếu mua giống bên a có hỗ trợ kỹ thuật luôn k a, ý e là cho kỹ thuật đến tận nơi?
- A gửi giúp giá cây giống và tài liệu kỹ thuật vào địa chỉ mail: nguyentrungvtv9@gmail.com
Cảm ơn và chúc a thành công.
Gửi a Dân. Vườn a ở đâu để có thể giao lưu học hỏi được k a. E tên Trung, số điện thoại 0939666629. A cho xin số điện thoại được k? Thêm nữa, e đang lăn tăn vụ trồng tràm làm cây ký chủ thì có thu hoạch tràm được k, khi thu hoạch tràm có ảnh hưởng đến Đàn hương k?
Sdt của mình 0903397205. Bac cứ gọi ae cùng giao lưu học hỏi.
Vười mình ươm ở Đồng Nai.
 
Hiện nay mình đang phát triển trồng cây Đàn hương, Mình đã trồng và phát triển được gần 3 năm. Đây là hình ảnh cây trồng gần 3 năm của mình và cây ươm 7 tháng của mình đã và đang được chuyển ra trồng.
 

File đính kèm

  • Đàn hương BT 3 - gif.gif
    Đàn hương BT 3 - gif.gif
    254.9 KB · Lượt xem: 63
  • DH 7.gif
    DH 7.gif
    271.6 KB · Lượt xem: 58
Chào anh Ngorung

Giống xoài Alphonso là giống xoài ngon nhất thế giới. Hiện tại bên tôi đang trồng thử nghiệm anh ạ. Để kết quả thử nghiệm xem như thế nào. Tôi sẽ báo cho anh

Còn anh ở Bình Phước, vận chuyển cây to khó khăn, đễ ảnh hưởng đến bộ rễ. Anh đợi tôi đi Ấn Độ về đợt này. Có hạt nảy mầm, tôi sẽ gửi cho anh vài chục mầm. Anh có thể liên hệ với tôi qua số điện thoại: 0936428869.

Chúc anh sức khỏe và thành công
Thưa các anh/chị

Hiện tại tôi đang ở Viện nghiên cứu khoa học gỗ và công nghệ tại Bangalore để theo học khoá nghiên cứu chuyên sâu về "Phòng bệnh và phát triển lõi gỗ" cho cây đàn hương. Đây là một Viện nghiên cứu chuyên sâu về cây đàn hương của chính phủ Ấn Độ. Có khoảng 26 Giáo sư, Tiến sỹ và hàng chục trợ lý dự án chuyên làm việc về cây đàn hương. Tôi thật sự ấn tượng về việc chính phủ Ấn Độ đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Chắc có nhiều điều học được từ khoá học, tôi sẽ trao đổi với các anh, chị sau ạ

Tôi nhận được nhiều cuộc gọi nhỡ của các anh, chị trên diễn đàn. Thực tình là tôi có để máy ở chế độ roaming quốc tế nhưng do tôi tranh thủ những ngày ở đây để học học tại Viện và đi thực địa tại các trang trại nên tôi không nghe máy được, mong các anh, chị cảm thông. Cần gì các anh, chị có thể email cho tôi (vuthoai@gmail.com) hoặc nếu liên quan đến cây đàn hương, các anh chị có thể liên hệ với chị Hiếu ( Viện nghiên cứu cây đàn hương và thảo dược quý hiếm - sđt: 0973407000).

Một vài hình ảnh của tôi tại khoá tập huấn xin được gửi tới các anh chị. Chúc các anh chị sức khoẻ và thành công.
uBWIgx4.jpg


19209579010_da64004113_o.jpg


18774688544_1158f2b274_o.jpg
 
dễ kiếm tiền vậy sao chủ thớt không cắm sổ đỏ vay tiền lên núi thuê vài chục ha trồng nhỉ? vài năm sau có cả trăm triệu đô lúc ấy mở rộng ra nhiều và nhiều nữa nhiều tiền quá rồi có tâm thì quay lại giúp đỡ bà con có phải đỡ cơ cực cho bà con không nhỉ? ôi việt nam!
 
Giá trị của cây đàn hương, tôi chằng cần phải nói, anh cũng có thể biết nó giá trị như thế nào. Chúng tôi nghiên cứu chủ yếu để có kỹ thuật trồng cho diện tích chúng tôi đã quy hoạch để trồng cây này. Còn nếu trồng cây đàn hương mà dễ, tôi đã chẳng phải lặn lội sang tận Ấn Độ mấy lần để học hỏi làm gì anh ạ. Trồng cây này để phát triển tốt và có lõi, tinh dầu không hề dễ anh ạ
 
dễ kiếm tiền vậy sao chủ thớt không cắm sổ đỏ vay tiền lên núi thuê vài chục ha trồng nhỉ? vài năm sau có cả trăm triệu đô lúc ấy mở rộng ra nhiều và nhiều nữa nhiều tiền quá rồi có tâm thì quay lại giúp đỡ bà con có phải đỡ cơ cực cho bà con không nhỉ? ôi việt nam!
Giúp như thế nào? Phát chẩn à?
 
Cây đàn hương quý hiếm – Nên trồng loại giống nào.

Như chúng ta biết, cây đàn hương là một loại cây trồng rất quý hiếm và cho giá trị kinh tế rất cao. Cây đàn hương vừa là cây gỗ, vừa là cây dược liệu, vùa la cây phục vụ ngành mỹ phẩm cao cấp và vừa là cây gỗ tâm linh. Rất nhiều bạn viết thư cho tôi hỏi về việc nên trồng cây đàn hương trắng hay đàn hương đỏ để mang lại giá trị kinh tế cao.

Với chút kiến thức có được trong quãng thời gian 5 năm học tập và nghiên cứu tại Ấn Độ, tôi xin trả lời các bạn là trồng cây đàn hương trắng đưa lại giá trị kinh tế hơn rất nhiều lần so với việc trồng cây đàn hương đỏ. Tôi xin đưa ra một số so sánh để các bạn có thể hiểu cụ thể hơn về loại hai cây này cũng như hiệu quả của nó:

  1. Cây đàn hương trắng
a. Tên khoa học: Santalum Album

b. Chủng loại: Có 16 loại đàn hương trắng tuy nhiên chỉ có 2 loại cho giá trị kinh tế cao là đàn hương trắng Ấn Độ (Santalum Album) và đàn hương trắng Úc (Santalum Spicatum). Đàn hương trắng tại vùng Kerala, Mysore và Karnataka được đánh giá cao nhất

c. Nhân giống: Nhân giống chủ yếu bằng hạt. Tỷ lệ nảy mầm khoảng từ 20% - 60%. Không nên dùng chất GA3 để kích thích nảy mần cho hạt đàn hương vì GA3 làm dãn tế bào cây, ảnh hưởng đến việc phát triển lõi gỗ và lượng tinh dầu

d. Thời gian thu hoạch: Sau 12 năm nếu trồng có cây ký chủ tốt và tỷ lệ cây ký chủ tương xứng

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 5 trở đi nếu chọn được dòng giống tốt. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém không quá 15%

f. Mục đích sử dụng: + Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp, dùng trong ngành xe hơi cao cấp, máy bay, chiết xuất tinh dầu

+ Rễ cây: Chiết xuất tinh dầu, nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Rác gỗ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Cành nhỏ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Lá: Sản xuất trà sạch chất lượng cao

+ Hạt: Chiết xuất tinh dầu, sản xuất rượu, nhân giống

g. Giá thành (Giá năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 350 USD / 1 kg

`+ Rễ cây: Khoảng 250 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Cành nhỏ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Lá: Khoảng 4 / 1 kg

+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống) : Khoảng 150 USD/ 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Hầu như không có vì là cây trồng xen canh nên vẫn có nguồn thu từ các cây trồng xen canh khác

  1. Cây đàn hương đỏ
a. Tên khoa học: Pterocarpus santalinus

b. Chủng loại: Có 2 loại đàn hương đỏ là đàn hương đỏ là đàn hương đỏ lá nhỏ (Lobular red sandalwood) và đàn hương đỏ lá to (Ấn Độ gọi là Rosewood). Đàn hương đỏ lá nhỏ có giá trị hơn nhiều so với đàn hương đỏ lá to và thường phân bố tại phía Nam Ấn như vùng Andhra Pradesh, Tamil Nadu.

c. Nhân giống: Nhân giống bằng hạt và hom rễ cây. Tỷ lệ nảy mầm khoảng 30%- 70%

d. Thời gian thu hoạch: Sau 22 năm

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 9 trở đi. Nếu trồng ở vùng mưa nhiều hay tưới nhiều nước, cây hình thành lõi gỗ rất kém thậm chí không có lõi. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém có thể lên đến 30% - 40%

f. Mục đích sử dụng: + Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rễ cây: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Để nhân giống

g. Giá thành (Giá năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 65 USD / 1 kg

+ Rễ cây: Khoảng 35 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Khoảng 25 USD/ 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Có sự rủi ro cao hơn trồng đàn hương trắng vì nếu trồng ở vùng nhiều mưa và đất màu mỡ, việc hình thành lõi rất kém.

Tóm lại cây đàn hương cả 2 loại nếu xét về giá trị kinh tế đều là những cây cho giá trị kinh tế cao so với trồng các cây gỗ khác. Tuy nhiên nếu trồng cây đàn hương trắng, giá trị kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều đàn hương đổ, nhanh có nguồn thu và độ rủi ro thấp hơn. Cây đàn hương đỏ thuộc họ Đậu, cùng họ với cây gỗ Sưa nên có thể trồng làm cây ký chủ cho cây đàn hương trắng nhưng giá thành hiện tại của gỗ Sưa cao hơn giá thành của gỗ đàn hương đỏ. Vì thế, khi trồng cây đàn hương, người trồng nên có sự tìm hiểu, tham khảo thông tin để quyết định chọn giống đàn hương nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất.

TS. Vũ Văn Thoại

Viện nghiên cứu cây đàn hương
 
Chả biết thế nào vì em trồng vui mấy cây quoanh nhà nên không sao chứ nói làm giàu thì cũng hên xui, đầu ra chưa thấy đâu , giống cây thì nhập ngoại khi vể việt nam khác khí hậu quá trình phát triển chất lượng gỗ lại không đảm bảo , đàn hương ấn độ nó có thương hiệu của nó rồi với lại cây đó thích hợp trồng bên đó sẽ cho ra chất lượng gỗ và tinh dầu tốt , trồng chơi thì không nói , trồng nhiều thì hơi mù mịt vì đâu phải trồng một hai năm là được mà ít cũng 12 năm đến 15 năm , nhiều thì 20 năm mới thu được , giống cây thì 120- -> 150/một cây giống , trồng nhiều số vốn bỏ ra không ít , tiền giống + công chăm sóc nữa thì cao khỏi nói
mua hạt cây thì tỷ lệ nảy mầm lại thấp, quy trình chăm sóc không tốt , cây chậm phát triển ,
Sau 12-> 15 năm đầu ra ở đâu , khi thương lái đến mua có được như những lời nói
+ Lõi gỗ: Khoảng 350 USD / 1 kg

`+ Rễ cây: Khoảng 250 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Cành nhỏ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Lá: Khoảng 4 / 1 kg

+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống) : Khoảng 150 USD/ 1 kg
1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm , tiển để đâu cho hết bây giờ
nếu được như vây thì mỗi bác trồng 1 ha để 10 -> 15năm sau thu 27 tỷ , thành tỷ phú hết , rồi ăn chơi nhảy múa , vì lúc này không phải lo cái ăn cái mặc , cơm áo gạo tiền nữa
Trước mắt muốn kiếm tiền nhanh ta nên tìm cách nhập hạt cây về bán là có tiền ngay vì cây này nhu cầu đang cao sẽ rất chạy , bán được hạt là có tiền ngay , còn đầu ra cho cây này thì để 15 năm sau ta tính tiếp

Cây này quý thì quý nhưng cũng phải cân nhắc
Em thấy không phải chê bai gì về cây này chỉ , vào chém gió tý , mong mấy bác đừng ném đá quá
 
Ở Ấn Độ thì đúng là giá trị rất cao, ở Việt Nam mình giờ mới trồng nên mọi người cũng nên thận trọng. Làm nông nghiệp đúng là tính rủi ro cao. Bán cây giống cũng không dễ ăn đâu các bác ạ. Cây đàn hương đạt chuẩn phải nhân giống hết 1 năm, tỷ lệ nảy mầm cũng được khoảng 50% và đến khi bán giống cũng chỉ được còn 30% thôi. Mà giống cũng chỉ khoảng 80 K/ 1 cây nhưng phải qua nhiều công đoạn xử lý để sau này cây không bị bệnh xoăn lá (spike disease). Mà trồng cây này được rồi, bảo vệ nó cả 1 vấn đề lớn các bác ạ
Bên Viện nghiên cứu cây đàn hương có chương trình cùng đầu tư để trồng và sau này họ lo đầu ra. Bác nào có trên 10 hecta có thể hợp tác để trồng
Nhìn chung các bác trồng một vài trăm cây xen canh vào vườn có sẵn cây khác, tôi khuyên các bác nên trồng vì độ rủi ro thấp. Các bác trồng nhiều thì phải tính toán cẩn thận vì 3 yếu tố thành công của trồng cây đàn hương là cây giống, kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ khi gần giai đoạn thu hoạch. Bên tôi có trồng khoảng 100 hecta tại đảo Thẻ Vàng, Quảng Ninh. Bác nào gần đó, tôi mời các bác ra thăm quan. Nhìn chung là rất tốn kém, vừa tiền trồng, kỹ thuật vì bên tôi thường xuyên phải mời chuyên gia Ấn Độ về để giúp cho vấn đề chăm sóc và phát triển cây. Nhìn chung không cái gì dễ dàng đâu ạ nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
Tôi có đi thăm trang trại của anh Hùng (0977505529) tại Bắc Giang tôi thấy rất hay. Tất cả các loại cây quý anh ấy đều trồng một vài trăm cây. Nhãn mọi người đang bán 20K/ 1 cân, anh ấy trồng nhãn muộn Đại Thành bán 35 K/ 1 cân. Anh ấy trồng cây sưa đỏ từ năm 2007 và đợt vừa qua anh ấy bán được trên 20 triệu một cây. Bác nào ở Miền Bắc có thể liên hệ với anh Hùng để thăm quan, học hỏi ạ
 
Last edited by a moderator:
Chả biết thế nào vì em trồng vui mấy cây quoanh nhà nên không sao chứ nói làm giàu thì cũng hên xui, đầu ra chưa thấy đâu , giống cây thì nhập ngoại khi vể việt nam khác khí hậu quá trình phát triển chất lượng gỗ lại không đảm bảo , đàn hương ấn độ nó có thương hiệu của nó rồi với lại cây đó thích hợp trồng bên đó sẽ cho ra chất lượng gỗ và tinh dầu tốt , trồng chơi thì không nói , trồng nhiều thì hơi mù mịt vì đâu phải trồng một hai năm là được mà ít cũng 12 năm đến 15 năm , nhiều thì 20 năm mới thu được , giống cây thì 120- -> 150/một cây giống , trồng nhiều số vốn bỏ ra không ít , tiền giống + công chăm sóc nữa thì cao khỏi nói
mua hạt cây thì tỷ lệ nảy mầm lại thấp, quy trình chăm sóc không tốt , cây chậm phát triển ,
Sau 12-> 15 năm đầu ra ở đâu , khi thương lái đến mua có được như những lời nói
+ Lõi gỗ: Khoảng 350 USD / 1 kg

`+ Rễ cây: Khoảng 250 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Cành nhỏ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Lá: Khoảng 4 / 1 kg

+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống) : Khoảng 150 USD/ 1 kg
1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm , tiển để đâu cho hết bây giờ
nếu được như vây thì mỗi bác trồng 1 ha để 10 -> 15năm sau thu 27 tỷ , thành tỷ phú hết , rồi ăn chơi nhảy múa , vì lúc này không phải lo cái ăn cái mặc , cơm áo gạo tiền nữa
Trước mắt muốn kiếm tiền nhanh ta nên tìm cách nhập hạt cây về bán là có tiền ngay vì cây này nhu cầu đang cao sẽ rất chạy , bán được hạt là có tiền ngay , còn đầu ra cho cây này thì để 15 năm sau ta tính tiếp

Cây này quý thì quý nhưng cũng phải cân nhắc
Em thấy không phải chê bai gì về cây này chỉ , vào chém gió tý , mong mấy bác đừng ném đá quá
Dân ta bản tính tham ăn nhát làm..cứ lao vào giành nhau mà ăn đi kẻo trễ.
Đơn giản là cây sưa..bao nhiêu người trồng nó mà giàu ..không thấy báo đăng:D:D
 
Cây đàn hương quý hiếm – Nên trồng loại giống nào.

Như chúng ta biết, cây đàn hương là một loại cây trồng rất quý hiếm và cho giá trị kinh tế rất cao. Cây đàn hương vừa là cây gỗ, vừa là cây dược liệu, vùa la cây phục vụ ngành mỹ phẩm cao cấp và vừa là cây gỗ tâm linh. Rất nhiều bạn viết thư cho tôi hỏi về việc nên trồng cây đàn hương trắng hay đàn hương đỏ để mang lại giá trị kinh tế cao.

Với chút kiến thức có được trong quãng thời gian 5 năm học tập và nghiên cứu tại Ấn Độ, tôi xin trả lời các bạn là trồng cây đàn hương trắng đưa lại giá trị kinh tế hơn rất nhiều lần so với việc trồng cây đàn hương đỏ. Tôi xin đưa ra một số so sánh để các bạn có thể hiểu cụ thể hơn về loại hai cây này cũng như hiệu quả của nó:

  1. Cây đàn hương trắng
a. Tên khoa học: Santalum Album

b. Chủng loại: Có 16 loại đàn hương trắng tuy nhiên chỉ có 2 loại cho giá trị kinh tế cao là đàn hương trắng Ấn Độ (Santalum Album) và đàn hương trắng Úc (Santalum Spicatum). Đàn hương trắng tại vùng Kerala, Mysore và Karnataka được đánh giá cao nhất

c. Nhân giống: Nhân giống chủ yếu bằng hạt. Tỷ lệ nảy mầm khoảng từ 20% - 60%. Không nên dùng chất GA3 để kích thích nảy mần cho hạt đàn hương vì GA3 làm dãn tế bào cây, ảnh hưởng đến việc phát triển lõi gỗ và lượng tinh dầu

d. Thời gian thu hoạch: Sau 12 năm nếu trồng có cây ký chủ tốt và tỷ lệ cây ký chủ tương xứng

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 5 trở đi nếu chọn được dòng giống tốt. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém không quá 15%

f. Mục đích sử dụng: + Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp, dùng trong ngành xe hơi cao cấp, máy bay, chiết xuất tinh dầu

+ Rễ cây: Chiết xuất tinh dầu, nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Rác gỗ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Cành nhỏ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm

+ Lá: Sản xuất trà sạch chất lượng cao

+ Hạt: Chiết xuất tinh dầu, sản xuất rượu, nhân giống

g. Giá thành (Giá năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 350 USD / 1 kg

`+ Rễ cây: Khoảng 250 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Cành nhỏ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Lá: Khoảng 4 / 1 kg

+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống) : Khoảng 150 USD/ 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Hầu như không có vì là cây trồng xen canh nên vẫn có nguồn thu từ các cây trồng xen canh khác

  1. Cây đàn hương đỏ
a. Tên khoa học: Pterocarpus santalinus

b. Chủng loại: Có 2 loại đàn hương đỏ là đàn hương đỏ là đàn hương đỏ lá nhỏ (Lobular red sandalwood) và đàn hương đỏ lá to (Ấn Độ gọi là Rosewood). Đàn hương đỏ lá nhỏ có giá trị hơn nhiều so với đàn hương đỏ lá to và thường phân bố tại phía Nam Ấn như vùng Andhra Pradesh, Tamil Nadu.

c. Nhân giống: Nhân giống bằng hạt và hom rễ cây. Tỷ lệ nảy mầm khoảng 30%- 70%

d. Thời gian thu hoạch: Sau 22 năm

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 9 trở đi. Nếu trồng ở vùng mưa nhiều hay tưới nhiều nước, cây hình thành lõi gỗ rất kém thậm chí không có lõi. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém có thể lên đến 30% - 40%

f. Mục đích sử dụng: + Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rễ cây: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Để nhân giống

g. Giá thành (Giá năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 65 USD / 1 kg

+ Rễ cây: Khoảng 35 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Khoảng 25 USD/ 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Có sự rủi ro cao hơn trồng đàn hương trắng vì nếu trồng ở vùng nhiều mưa và đất màu mỡ, việc hình thành lõi rất kém.

Tóm lại cây đàn hương cả 2 loại nếu xét về giá trị kinh tế đều là những cây cho giá trị kinh tế cao so với trồng các cây gỗ khác. Tuy nhiên nếu trồng cây đàn hương trắng, giá trị kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều đàn hương đổ, nhanh có nguồn thu và độ rủi ro thấp hơn. Cây đàn hương đỏ thuộc họ Đậu, cùng họ với cây gỗ Sưa nên có thể trồng làm cây ký chủ cho cây đàn hương trắng nhưng giá thành hiện tại của gỗ Sưa cao hơn giá thành của gỗ đàn hương đỏ. Vì thế, khi trồng cây đàn hương, người trồng nên có sự tìm hiểu, tham khảo thông tin để quyết định chọn giống đàn hương nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất.

TS. Vũ Văn Thoại

Viện nghiên cứu cây đàn hương
TS ơi nếu tôi muốn trồng loại này thì ở việt nam chỗ nào cung cấp giống Hương đỏ ạ? Cảm ơn TS.
Không hề xạo tý nào. Sở dĩ mình không để lại số đt là vì nghĩ rằng những bạn nào có thiện chí thì sẽ chủ động để lại số đt cho mình ở đây
Bên bạn còn giống không, mình ở củ chi muốn trồng thử: mayman24h@gmail.com
 
Cũng có nhiều chỗ bán anh ạ nhưng bên Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm có giống chuẩn 100% từ Ấn Độ đó ạ. Anh liên hệ với chị Hiếu (0973407000) để hỏi. Nếu anh có thời gian và có nhân lực, anh mua hạt về ươm thì sẽ đỡ tốn kém hơn anh ạ.
Anh trồng nên trồng đàn hương trắng tốt hơn. Hiện tại nếu như giai đoạn này, thì trồng cây sưa đỏ giá trị kinh tế còn cao hơn đàn hương đỏ ạ. Nhưng sau 10 năm nữa thì không thể biết được anh ạ. Giá cây giống sưa đỏ cũng rất rẻ, chỉ mấy nghìn đồng 1 cây thôi. Mà cũng có thể sau 10 năm nữa, mọi người trồng cây sưa nhiều thì giá trị lại thấp.Nhìn chung không ai có thể nói trước điều gì về việc trồng cây lâu năm. Như phong trào trồng cây xanh, người thì kiếm được nhiều tiền mấy năm trước. Người thì đốt đi chẳng xong vào giai đoạn này. Thôi đam mê thì trồng ít cây cho vui ạ. Còn ai dám chấp nhận rủi ro thì có thể thành công, không ai dám chắc được ạ. Còn bà con nông dân thì thôi trồng những cây lương thực ngắn ngày để rủi ro thấp hơn ạ.
 
Anh thoại ơi có đàn hương đỏ chưa anh thoại em lấy ít về sưu tầm ,
 
Cũng có nhiều chỗ bán anh ạ nhưng bên Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm có giống chuẩn 100% từ Ấn Độ đó ạ. Anh liên hệ với chị Hiếu (0973407000) để hỏi. Nếu anh có thời gian và có nhân lực, anh mua hạt về ươm thì sẽ đỡ tốn kém hơn anh ạ.
Anh trồng nên trồng đàn hương trắng tốt hơn. Hiện tại nếu như giai đoạn này, thì trồng cây sưa đỏ giá trị kinh tế còn cao hơn đàn hương đỏ ạ. Nhưng sau 10 năm nữa thì không thể biết được anh ạ. Giá cây giống sưa đỏ cũng rất rẻ, chỉ mấy nghìn đồng 1 cây thôi. Mà cũng có thể sau 10 năm nữa, mọi người trồng cây sưa nhiều thì giá trị lại thấp.Nhìn chung không ai có thể nói trước điều gì về việc trồng cây lâu năm. Như phong trào trồng cây xanh, người thì kiếm được nhiều tiền mấy năm trước. Người thì đốt đi chẳng xong vào giai đoạn này. Thôi đam mê thì trồng ít cây cho vui ạ. Còn ai dám chấp nhận rủi ro thì có thể thành công, không ai dám chắc được ạ. Còn bà con nông dân thì thôi trồng những cây lương thực ngắn ngày để rủi ro thấp hơn ạ.
Em cảm ơn A, hiện tại đất ở Củ Chi em đang trồng cỏ voi, tình cờ đọc trên diễn đàn thấy cây này hay quá em muốn tìm hiểu thêm trước khi trồng. Nếu tiện anh có thể gửi tài liệu kỹ thuật của bên anh cho em coi được không ạ. Em đang sinh sống và làm việc tại Tp HCM nhưng quê thì ở Ninh Bình. Để em tìm hiểu kỹ rồi có dịp ra HN gặp anh luôn để mua giống trồng thử. Trân trọng. Email: mayman24h@gmail.com
 
Bên Viện họ có hạt giống đàn hương đỏ nhưng vừa qua nhân giống tỷ lệ nảy mầm thấp nên họ không bán ra ngoài hạt giống đó đâu ạ. Chắc anh đợi thời gian nữa họ nhập đợt mới về mới có anh ạ

Nếu anh sưu tầm, anh qua Viện, tôi bảo họ tặng anh mấy hạt, chứ không phải mua đâu ạ
 
Back
Top