Đất 1000 m2 ở miền Trung cần tư vấn!

  • Thread starter ngocphuc003
  • Ngày gửi
Nhà em có mảnh đất 1000 m2 đang trồng những thứ không ra gì, nay em nhờ các nhà nông tư vấn giúp em nên sử dụng như thế nào?

Ở quê em mùa nước lụt thì ngập úng, vậy mình nên trồng cây gì hay nuôi con gì mà khi đến mùa mưa bão có thể chịu đựng được đây.

Có người khuyên nên trồng cây tràm hoa vàng, không biết cây này có khả thi không, xin mọi người chỉ giáo thêm,
 


Tràm là cây chịu úng, hình như cần đất mặn thì phải,
mà năng suất và giá trị cũng không cao. Bạn có thể cho
biết cái hay của trồng Tràm so với Lúa, Mía được không?
*
Tôi chỉ biết trồng Lúa hay Mía thôi. Mía thì có thể
chịu úng vài ngày, còn lâu dài thì gốc phải cao hơn
mực nước ngầm dưới gốc ít nhất 1 gang tay.
*
Bạn có thể đào ao nuôi Cá, Ếch, Ba ba, Cá Sấu. Đất đổ
lên thì trồng Mía, mỗi năm chỉ trồng 1 lần chứ không
nhiều lần như Lúa. Đó là những thứ duy trì sản xuất và
chi tiêu cho đời sống hàng ngày. Một góc vườn thật nhỏ
bạn dành ra trồng cây cảnh, ví dụ cây Sanh. Chỉ cần
trồng 10 cây Sanh thôi. Sau 2 chục năm, mỗi cây bán
được 1 trăm triệu, thì bạn thừa tiền về hưu. Trang trại
thì vẫn có hoa lợi đều đều, chẳng thua kém bây giờ.
*
Kế hoạch ấy thì cũng phải cần 10 héc ta, chứ 1 sào tây
thì khó xoay xở lắm. Chỉ được vài luống mía ngắn.
*
 
Cảm ơn anhmytran, ý em là mình đầu tư như thế nào để đến mùa mưa lũ thì đã thu hoạch rồi, sau mưa lũ phù sa nhiều mình lại canh tác tiếp. Nếu mà làm được như vậy thì bà con quê em cũng như những vùng lụt lội ở miềng Trung sẽ đỡ lắm đấy, chứ mỗi năm cứ đến mùa này là mất gà, mất vịt, trâu bò..... rồi lúa nữa thì em thấy xót lắm, không lẽ cứ làm rồi mất hết cứ đợi cứu trợ hoài.............Mà chuyện cứu trợ thì cũng gian nan lắm àh....
 
Bác ở chỗ nào miền trung vậy. Em cũng ở miền trung nè. Điều kiện cũng giống bạn vậy đó
 
Tôi lớn lên ở Hưng Yên, ven bờ sông Hồng .
Dân ở trong đê, ngày xưa chỉ có một mùa lúa .
Sau khi Pháp rút đi, hoà bình lập lại, chính
phủ tổ chức làm thuỷ lợi Bắc Hưng Hải, thì
Hưng yên mới có 2 mùa lúa. Dân ở ngoài đê,
không ngập nước, chỉ trồng màu, nhưng khi
nước lên, thì ngập băng. Cuộc sống ở đây khác
hẳn dân trong đê. Bà con rất giỏi đào đất,
gánh đất, vác đất làm vườn. Nhà nào cũng có
ít nhất một cái ao sâu thẳm, hình máng lợn,
trên loe, dưới thót. Mùa nước lũ, ao này ngập
và cả làng đều ngập, trừ vườn và nền nhà.
Đi lại trong làng đều bằng thuyền nan. Nhà
nào cũng có 1 chiếc thuyền nan . Có nhà 2 chiếc.
Đến thăm ai, bạn cứ đứng trên đê mà hò: "Nhà
bác Nông có bác Triết đến chơi. Chèo thuyền ra
đón!" Tiếng hò vọng trên mặt nước đi khắp làng.
Một chốc có thuyền ra đón bạn vào tận thềm nhà.
Quanh nhà là vườn, cũng cao hơn mặt nước lũ .
Nhãn, Mít, Chuối, Tre, Trầu không, Cam, Chanh,
là những thứ đặc sản ở đây. To, thơm, và ngon,
mang lên Hà Nội đều sánh vai với các nông sản
khắp miền bắc. Ao nhà, trừ lúc lũ, đều thả cá,
năng suất cao. Mùa khô, tát ao bán cá, rồi đào
đáy ao (đã có phù sa lấp dày hàng mét khối) đắp
lên cho vườn. Đó là cuộc sống dân ngoài đê,
hàng năm lũ sông Hồng đỏ ngàu phù sa bồi đắp .
Trung bình một nhà có diện tích vài Sào Tây .
Nghe nói sông Hồng bây giờ không còn Lũ nữa,
lại là cái hoạ cho bà con.
*
 
Mình ở Phong Hoà, Phong Điền Thừa Thiên Huế, nếu bạn ở miền Trung thì thấu hiểu được hoàn cảnh rồi. Mà anh dentk bán gì vậy?? Chỉ thấy giá mà không biết "em" nó là gì?
 
- Tràm mà bác anhmytran nói đó là tràm trồng ở vùng ngập nước có tên khoa học là Melaleuca cajuputi. Cây này trồng nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người dân hay gọi là tràm nước (VD: rừng U Minh). Thường dùng làm cừ trong các công trình xây dựng. Hiện giá khá rẻ nên người dân không còn mặn mà với cây này nữa.
- Tràm mà bạn nói tràm bông vàng hay là keo lá tràm có tên khoa học là Acasia ariculiformis. Cây này nếu trồng từ hạt thì có thể chịu được úng một thời gian nhưng phải 7,8 năm mới thu hoạch được. Hiện nay đa số trồng từ cây giâm hom hoặc cấy mô, thời gian thu hoạch ngắn hơn, cỡ khoảng 5,6 năm. Sản phẩm dùng trong chế biến hàng mộc hoặc nguyên liệu giấy, giá hiện tương đối cao.
 

miền trung thì thua rồi , trồng cây chưa kịp lớn , lũ nó đến thì phá sản hả
theo mình thì bạn nên trồng cây ngắn ngày
khoai lang , đậu phọng v..v cây ngô cũng là 1 lợi thế có thể dùng làm thực phẩm cho những ngày lũ như vừa rồi.
nếu bạn cảm thấy không thể rời bỏ mảnh đất đó , thì bạn phải tính đến những cây cung cấp lương thực ngắn ngày thôi.thu hoạch cho nó nhanh.
chứ như trận lũ vừa rồi thì có phải vườn tràm hay keo gì đó của bạn mất trắng hết ko.
cũng may là con bão Meji nó quay qua trung quốc đó , nó mà ập đến với sức gió cấp 17 phạm vi hoạt động 200km thì miền trung tan nát luôn
trồng khoai lan nhật đi bạn , thu nhập khá lắm đó.
 
Last edited by a moderator:
miền trung thì thua rồi , trồng cây chưa kịp lớn , lũ nó đến thì phá sản hả
theo mình thì bạn nên trồng cây ngắn ngày
khoai lang , đậu phọng v..v cây ngô cũng là 1 lợi thế có thể dùng làm thực phẩm cho những ngày lũ như vừa rồi.

trồng khoai lan nhật đi bạn , thu nhập khá lắm đó.

Bạn có biết ở đâu cung cấp giống không? Tôi cũng muốn thử nghiệm giống khoai này.
 
Anh thử trồng các loai rau xanh và các loai rau gia vi xem sao. thời gian thu hoạch ngắn mà hiệu quả kinh tế cũng kha khá. nước lũ đi qua để lại trên nền đất một lượng phù sa nhỏ,chắc trông dau tốt đó anh.

Tất Cả Vì đồng Bào Miền Trung Thân Thương!
 
Last edited by a moderator:


Back
Top