Để có được một vườn dừa như ý

  • Thread starter DatPhuSa
  • Ngày gửi
Hôm nay được nghỉ tết, tui lập đề tài này để Anh Chị Em ( ACE) ai có kinh nghiệm thì vào đây cùng góp ý, để giúp cho bà con nào đang muốn trồng dừa đọc tham khảo, với mong muốn duy nhất : Có một vườn dừa như ý.
Đây là kinh nghiệm của tui:
VD: Tui chọn dừa xiêm xanh ( giống lùn)
Theo tui cái khâu chọn giống là quan trong nhất. Trên Google ACE thấy có rất nhiều đọc mệt nghỉ luôn. Ở đây tui nói theo kinh nghiệm của một người nông dân đi chọn giống cho vườn của mình, đầu tiên tui đến vườn dừa xem khắp vườn rồi chọn cây nào ưng ý tui đặt mua trái của cây đó. Thế nào là ưng ý? là cây đó phải tươi tốt sum xuê, không phải là dừa tơ ( < 5 năm ) , không phài là dừa lão ( > 30 năm ) đặc biệt là không đứng gần chuồng heo vì nếu lấy trái của cây đó sau này nó sẻ cho trái nước chua không ngon.
chọn lọc lại lần 1:
Chọn những trái no tròn và loại ngay những trái nhỏ, lép và ở gần cuống của quài dừa ( phần bám vào thân cây mẹ) bởi vì kinh ngiệm cho thấy sự hình thành cơm dừa của của những trái gần cuống chậm hơn. sau khi chọn lọc xong thì cho vào vườn ươm, tốt nhất là đất cát tưới ẩm và có bóng râm, nhớ là nên đặt phần mầu dừa hướng lên trên, 2 ngày tưới 1 lần, tui thấy nếu đất ẩm không tưới nó cũng lên :)
Chọn lọc lại lần 2:
Sau bao ngày chờ đợi thì nó cũng nhú lên và hình thành cái lá đầu tiên, lúc này mình chọn lại lần nữa nếu là dừa xiêm xanh giống lùn thì lá phài xanh, cuống lá ngắn, lá xòe rộng, những em này sẻ rất là hứa hẹn cho vườn dừa tương lai. Các ACE biết là cứ 100 trái dừa đem vào vườn ươm thì sẽ có trên dưới 5 trái bi lai. Theo tài liệu nói thì dừa xiêm lùn tự thu phấn chứ không thụ phấn chéo như giống dừa cao, nhưng thực tế tui thấy nó lén lén nó lai hoài hà. Nếu không phát hiện mà loại ra thì khi lớn lên nó sẻ thành 1 cây dừa ta hay 1 cây dừa đỏ khác hoàn toàn với cây mẹ, nhìn ức chế lắm.
Một chúc kinh nghiệm mong rằng không bổ bề ngang thì cũng bổ bề dọc. Rất mong ACE vào góp ý để giúp bà con có được một vườn dừa như ý.
Chúc BQT và ACE ăn tết vui vẻ.
 


Last edited by a moderator:
Cám ơn kinh nghiệm của bạn.
Nói chung, bạn chọn rất kỹ, nhất là kinh nghiệm không chọn những trái ở gần quài dừa.
Tôi thì không rành về dừa, nhưng chọn giống các cây khác cũng như vậy.
*
Tuy vậy, bạn không chọn giống ở những cây gần chuồng heo thì quá kỹ.
Tôi cho rằng những cây này sẽ tốt hơn các cây khác, và trái của nó cũng tốt.
Đứng về mặt Di truyền học, thì trái và hạt tốt không mấy ảnh hưởng đến đặc tính
di truyền cho cây con, nhưng ảnh hưởng tốt trực tiếp đến sự tăng trưởng của nó.
Nói vậy có nghĩa là chọn giống ở những cây mẹ gần chuồng heo, thì vẫn có thể
có trái ngon ngọt chứ không chua, mặc dù chính trái đó chua.
*
 
Cám ơn góp ý của AnhMyTran. Để có vườn dừa tốt thì phải làm như vậy mới chắc ăn, chứ mua ở ngoài mà không rỏ nguồn gốc, gặp phải người làm ăn không đạo đức, cứ dừa nào cũng ươm, đưa hết vào bầu xịt thuốc nhìn cây nào cũng đẹp, cũng xinh, ai không biết mua về trồng sau 3 năm nhìn lại là muốn đem nó vào làm món gỏi củ hũ dừa trộn tôm thịt và lổ tai deo thôi.
Còn những cây đứng gần chuồn heo vì dưới quê không có điều kiện phân tích nên không biết nó dư chất gì mà nó làm ảnh hưởng cây dừa ghê lắm, nhẹ thì nước chua, nặng thì nứt trái rụng sạch trơn. Có thể Anh nói đúng nhưng chưa có ai dám mạo hiểm bỏ ra 3 năm mà lấy trái ở đó trồng thử hihi.
 
tôi có khoảng 1ha, đang định trồng dừa, tôi đang kiếm giống, nhung kô có tgian để ươm như anh được. a có thể cho tôi biết nơi nào tin cậy được để mua giống kô?
tks.
ah, xin hỏi ACE nào có kinh nghiệm về trồng dừa, đất Củ Chi, Trảng Bàngn nắng nó ng gắt, trồng dừa có được kô ạ?
tks.
 
tôi có khoảng 1ha, đang định trồng dừa, tôi đang kiếm giống, nhung kô có tgian để ươm như anh được. a có thể cho tôi biết nơi nào tin cậy được để mua giống kô?
tks.
ah, xin hỏi ACE nào có kinh nghiệm về trồng dừa, đất Củ Chi, Trảng Bàngn nắng nó ng gắt, trồng dừa có được kô ạ?
tks.

CHỌN GIỐNG DỪA?
Xin trao đổi với các bác về giống dừa như sau:
Việc chọn giống dừa tốt ngày nay không có gì quá khó, ngoài việc chú ý yếu tố bên ngoài như trái to, cây tốt, chất lượng ngon...Tuy nhiên, không ít trường hợp nông dân chọn giống dừa này về trồng nhưng khi ra trái là giống dừa khác. Điều này có thật nhưng xảy ra nhiều nhất là ở nhóm dừa lấy dầu.
Ở nhóm dừa lấy dầu (nhóm dừa cao) do chúng thụ phấn chéo với nhau nên tỷ lệ lai rất cao, có khi trồng giống dừa ta vàng nhưng khi có trái ra màu vàng xanh. Hoặc khi lấy giống trái vàng, cơm dày, trái to nhưng về trồng chung với giống dừa trái nhỏ, cơm mỏng thì không lâu sau chúng cũng mỏng cơm và nhỏ trái.

Riêng nhóm dừa lùn (dừa uống nước) thì việc trồng cây này ra cây kia hầu như không xảy ra. Vì nhóm dừa lùn tự thụ phấn, vì vậy trồng dừa uống nước yên tâm hơn khả năng trồng "cây này ra ông nọ".

Nhóm dừa uống nước làm giống khó hơn, sau khi chọn trái khô, lắc nước, đem ươm, tỷ lệ nảy mầm trung bình 70 - 80%, những cây nảy mầm này sau đỏ tùy mức độ lớn mà đem ra vườn ươm, có mầm hư luôn. Như vậy qua trình ươm cũng đã thanh lọc cây khỏe.

Nhóm dừa sáp, nếu trồng trong quần thể dừa sáp thì tỷ lệ sáp cao hơn, nếu trồng vài cây dừa sáp trong quần thể dừa lấy dầu...thì trỷ lệ trái sáp không nhiều.

Trồng dừa ở Củ Chi, Trảng Bàng? Nếu vùng đất có điều kiện thuận lợi như đất tốt, có nguồn cấp thoát nước tốt thì trồng dừa không khó (cây dừa thích nghi rộng). Tuy nhiên, quan trọng là khâu chăm sóc. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, nên làm hố trồng, chăm sóc tốt thì khả năng cây cho trái nhanh hơn. Cây dừa ưa nắng, bạn thấy cây dừa ven biển Bình Thuận, chúng hứng chịu cả năng và gió nhưng vẫn vươn cao. Cần tìm hiểu thêm về giống dừa, anh có thể tham khảo thêm tại: http://agriviet.com/home/showthread.php?t=23621

Vài ý chia sẻ với các bác
Thanh Duy BT
 
Last edited by a moderator:
đất Củ Chi, Trảng Bàngn nắng nó ng gắt, trồng dừa có được kô ạ?
Điều kiện về nước là hàng đầu. Nếu nơi bạn ở đảm bảo về nước thường xuyên thì cứ tiến hành.

Ngoài Phú Yên hay Bình Định,...cũng là đất trồng dừa trong điều kiện nắng nóng, gió khô gay gắt đấy chứ...
---------------
Hôm nay được nghỉ tết, tui lập đề tài này để Anh Chị Em ( ACE) ai có kinh nghiệm thì vào đây cùng góp ý, để giúp cho bà con nào đang muốn trồng dừa đọc tham khảo, với mong muốn duy nhất : Có một vườn dừa như ý.
Đây là kinh nghiệm của tui:
VD: Tui chọn dừa xiêm xanh ( giống lùn)
Theo tui cái khâu chọn giống là quan trong nhất. Trên Google ACE thấy có rất nhiều đọc mệt nghỉ luôn. Ở đây tui nói theo kinh nghiệm của một người nông dân đi chọn giống cho vườn của mình, đầu tiên tui đến vườn dừa xem khắp vườn rồi chọn cây nào ưng ý tui đặt mua trái của cây đó. Thế nào là ưng ý? là cây đó phải tươi tốt sum xuê, không phải là dừa tơ ( < 5 năm ) , không phài là dừa lão ( > 30 năm ) đặc biệt là không đứng gần chuồng heo vì nếu lấy trái của cây đó sau này nó sẻ cho trái nước chua không ngon.
chọn lọc lại lần 1:
Chọn những trái no tròn và loại ngay những trái nhỏ, lép và ở gần cuống của quài dừa ( phần bám vào thân cây mẹ) bởi vì kinh ngiệm cho thấy sự hình thành cơm dừa của của những trái gần cuống chậm hơn. sau khi chọn lọc xong thì cho vào vườn ươm, tốt nhất là đất cát tưới ẩm và có bóng râm, nhớ là nên đặt phần mầu dừa hướng lên trên, 2 ngày tưới 1 lần, tui thấy nếu đất ẩm không tưới nó cũng lên
Chọn lọc lại lần 2:
Sau bao ngày chờ đợi thì nó cũng nhú lên và hình thành cái lá đầu tiên, lúc này mình chọn lại lần nữa nếu là dừa xiêm xanh giống lùn thì lá phài xanh, cuống lá ngắn, lá xòe rộng, những em này sẻ rất là hứa hẹn cho vườn dừa tương lai. Các ACE biết là cứ 100 trái dừa đem vào vườn ươm thì sẽ có trên dưới 5 trái bi lai. Theo tài liệu nói thì dừa xiêm lùn tự thu phấn chứ không thụ phấn chéo như giống dừa cao, nhưng thực tế tui thấy nó lén lén nó lai hoài hà. Nếu không phát hiện mà loại ra thì khi lớn lên nó sẻ thành 1 cây dừa ta hay 1 cây dừa đỏ khác hoàn toàn với cây mẹ, nhìn ức chế lắm.
Một chúc kinh nghiệm mong rằng không bổ bề ngang thì cũng bổ bề dọc. Rất mong ACE vào góp ý để giúp bà con có được một vườn dừa như ý.

Theo em thấy thì trước hết cần phân loại được loại dừa nào trên thị trường đang cần , hút khách và dự đoán được xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Ví dụ, dừa sáp thì chỉ có ở Trà Vinh là đảm bảo vị ngon vốn có, giá trị hàng hóa của nó cao; tuy nhiên lại chỉ thích hợp tròng ở đây. Vậy có nên đầu tư và trồng đại trà loại này không ?

Thứ nữa, dừa rất phổ biến, nếu trồng để chế biến thực phẩm (thành phâm) công nghiệp thì cần loại có sản lượng lớn... Vấn đề phân biệt (phân loại tốt) từng giống dừa, chủng loại cũng rất quan trọng. Vậy hiện nay có bao nhiêu loại dừa, trị giá của nó, dự đoán xu hướng tiêu dùng sao... ??

Mong được chia sẻ !
 
Last edited by a moderator:
tui có chút ý kiến
về kỹ thuật: bạn nên tiến hành theo các bước sau (cụ thể như thế nào thì tự tìm hiểu nhiều vô số kể)
B1: chọn giống (nên đến vườn dừa chọn từng trái) => B2: ươm giống (kết thúc sẽ thu được 2/3 cây giống) => B3 chăm sóc tại vườn cây con (kết thúc sẽ thu được 2/3 cây của bước 2) => B4 đem ra vườn trồng ( trồng cây cách cây và hàng cách hàng 8 đến 10m, nếu có trồng xen canh với cây khác thì khoảng cách này là 10m, thường cây xen canh với dừa là cây ca cao).
về phân loại hiện nay có nhiều cách phân loại nhưng chủ yếu áp dụng cách sau:
loại dừa cao: thân cao to, gốc không phình to, lá dài , trái lớn nhiều nước, độ tinh dầu thấp dùng để uống tươi.
loại dừa lùn: thân thấp, nhỏ, gốc phình to hơn phần giữa, lá ngắn, trái nhỏ độ tinh dầu cao dùng để làm đâu dừa
loại dừa lai: là sản phẩm lai của 2 loại dừa trên
chúc bạn thành công
 

em đã bắt đầu có cảm giác câu "người người trồng dừa, nhà nhà trồng dừa" có vẻ đúng rồi đó.
 
em đã bắt đầu có cảm giác câu "người người trồng dừa, nhà nhà trồng dừa" có vẻ đúng rồi đó.

Cả nhà cứ yên tâm trồng dừa, vài năm nữa la dân Việt Nam minh không còn uống Pepsi, Coca cola và các loại nước đóng chai nữa mà là uống dừa không đó.
 
Cả nhà cứ yên tâm trồng dừa, vài năm nữa la dân Việt Nam minh không còn uống Pepsi, Coca cola và các loại nước đóng chai nữa mà là uống dừa không đó.

Hiện giá 1 trái dừa đã cao hơn 1 lon nước ngọt này rồi đó, nếu muốn thay thế thì dừa phải giảm giá. cái này e không phải không có cơ sở vì hiện tại ai giờ cũng thích trồng dừa mà ::p, quy luật cung cầu không chừa 1 ai

Bài học vẫn còn đó thôi, chưa đầy 10 năm trước, người dân bến tre phải chặt bỏ dừa vì có bán rẻ mấy lái cũng không mua. Nhưng so với đợt khủng hoảng đầu những năm 90 thì đợt chặt bỏ dừa năm 2002 ở bến tre cũng chưa nhằm nhò gì, khi đó tỉnh phải có chủ trương đại loại "hãy cứu lấy cây dừa"

có lúc giá 1 trái dừa chỉ là 500 đồng, giờ thì cao hơn 1 kg gạo.

Cũng có người thức thời rồi nè


Nông dân Chợ Lách đốn dừa trồng sầu riêng

Anh Phạm Văn Long, 50 tuổi, ấp Hòa Thạnh, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách có 5000m2 đất vườn, gồm 500m2 nhà ở và trước đây trồng 3500m2 sầu riêng Mongthong, còn một công mà cha mẹ anh đã trồng dừa từ lâu. Hiện nay thu hoạch mỗi tháng trong 20 cây dừa khoảng 150 trái x 4.000 đồng = 600.000 đồng, so với một 1000m2 đất trồng sầu riêng Mongthong 20 cây sau 8 năm tuổi, mỗi cây cho bình quân 30 trái, mỗi trái 3 Kg, mỗi Kg 22.000 đồng ta có mỗi năm sẽ cho: 20 cây x 30 trái x 3 Kg x 22.000 đồng=39.600.000 đồng.

Dừa bị đốn bỏ trồng sầu riêng. Ảnh Tác giả

Không đâu! Nghe nói Ông Nguyễn Văn Thặng ngụ cùng ấp Hòa Thành có cây sầu riêng Mongthong 10 tuổi, lúc đầu mùa năm nay bá được giá 32.000 đồng/Kg x 135 trái x 3Kg=12.960.000 đồng(gần 13 triệu đồng).
Vùng cách trên huyện Chợ Lách nước ngọt quanh năm rất thích hợp việc trồng sầu riêng mà trồng dừa là điều phí đất. Như vậy, Anh Phạm Văn Long đốn dừa trồng lại sầu riêng Mongthong là đúng hướng.

>>>>

dù là vậy em vẫn mong rằng dừa vẫn cứ đứng giá ở mức cao thế này 1 thời gian thật là dài để dân bớt khổ
 
bomcon nói đúng, theo tôi thấy hiện tại thì loại thức uống an toàn nhất vẫn là dừa. tôi thấy nếu có hạ giá 1 trái dừa xuống bằng 1lon coca thì vẫn hợp lý. nhưng xu hướng thời tiết hiện nay là mỗi năm mỗi nóng hơn, cộng thêm những sản phẩm từ dừa ngày một nhiều thì tương lai cây dừa vẫn có chổ đứng đó chứ. trồng dừa cũng dể chăm sóc, kết hợp trồng xen cây khác, và chăn nuôi thêm. tận dụng đc tối đa diện tích đất. có ai đồng ý với tôi không? ;)
 
TRỒNG DỪA???
Xin trao đổi thêm vài ý với các bác
- Các bác ạ, không phải muốn "nhà nhà trồng dừa" như trồng cột điện được đâu. Trồng dừa phải tùy vùng đất (dù cây dừa thích nghi rất rộng), ngoài ra phải giống tốt, năng suất cao thì mang lại hiệu quả. Mặt khác, ngày nay trong vườn dừa bao giờ cũng kết hợp trồng xen (bưởi da xanh, chanh không hạt, ca cao...) và kết hợp nuôi heo, bò, dưới ao mương thả cá, nuôi tôm...tăng giá trị kinh tế. Đây là mô hình đang phát triển mạnh ở ĐBSCL.

- Trồng dừa có sợ ế: Không riêng cây dừa, bất cứ cây nông nghiệp nào cũng thăng - trầm theo mùa vụ, thời giá. Tuy nhiên, điều đáng mừng là người dân đang chú ý đến các sản phẩm thiên nhiên (trái dừa là loại nước uống tinh khiết giải nhiệt rất tốt). Nhiều người bây giờ thích nước dừa lắm nhưng còn ngại vì giá cao mà thu nhập chưa cao.

- Xuất khẩu dừa tươi: Hiện đã có 3 công ty đang thử nghiệm xuất khẩu dừa tươi sang Mỹ, thị trường xuất khẩu dừa tươi Việt Nam rất tiềm năng nhưng bao năm qua chỉ có mình Thái Lan chiếm lĩnh thị trường. Hy vọng trái dừa Việt Nam sẽ vươn xa...

Thanh Duy BT
 
Bạn Thanh Duy nói: Riêng nhóm dừa lùn (dừa uống nước) thì việc trồng cây này ra cây kia hầu như không xảy ra. Vì nhóm dừa lùn tự thụ phấn, vì vậy trồng dừa uống nước yên tâm hơn khả năng trồng "cây này ra ông nọ". là không chính xác rồi.
trên lý thuyết nói là giống dừa lùn tự thụ phấn là đúng, nhưng thưc tế tại vườn ươm là sai, bởi vì tuy là nó tự thụ phấn, nhưng do ong đi lấy mật đi từ cây này sang cây khác làm nó bị lai, thực tế khi mình đem ươm 1000 trái thì trong đó thấp nhất là có 100 trái bị lai, trong 100 trái đó khoản 90 trái có màu xanh méc ( chổ mình gọi là dừa méc) còn lại là đỏ đậm luôn. Mình cũng thử trồng mấy cây bị lai xanh méc này, nó vẩn cho trái sai và nước ngon ngọt bình thường.

@Bạn anphuoc :
em đã bắt đầu có cảm giác câu "người người trồng dừa, nhà nhà trồng dừa" có vẻ đúng rồi đó.

Bạn yên tâm đi chuyện đó không bao giờ có đâu, bởi cây dừa chỉ thích hợp trồng ở những vùng nước lợ thôi, những vùng khác trồng được nhưng chất lượng dầu và nước không cao, vậy thì đốn trồng cây khác kinh tế hơn.

@đất Củ Chi, Trảng Bàngn nắng nó ng gắt, trồng dừa có được kô ạ?

Mình thấy tốy nhất bạn tìm hiểu chất lượng dừa ở vùng bạn ở thế nào? thì bạn thấy nên hay không nên trồng dừa.

Mình có một ý thật điên rồ là có thể trồng dừa trên mọi loại đất, mình nói ra bạn ở Củ Chi thích thì cứ thử nhé : rễ cây dừa ăn dày đặc bán kính là 2 m, ăn sâu dày đặc khoảng 1m, như vậy mình đào 1 hố như vây, rồi vận chuyển đất từ vùng nước lợ tới lấp đầy hố, mình nghỉ chất lượng trái cây dừa ở cái hố này sẻ rất là ...ok :) nói cho vui chứ ai lại làm thế.
 
CHỌN GIỐNG DỪA
Chào bác "DatPhuSa" và các bạn, đúng là về nguyên tắc nhóm dừa lùn tự thụ phấn nên hầu như ít có khả năng lai tạp. Tuy nhiên, nếu chúng không được trồng trong quần thể với nhau thì dẫn đến khả năng lai do nguyên nhân khách quan (ong bướm, gió...). Do vậy, việc chọn giống phụ thuộc nhiều vào quần thể nhóm dừa đang trồng. Nếu trong khu vực lớn của quần thể dừa cùng giống lấy trái làm giống thì tỷ lệ lai hầu như rất ít. Ngược lại sẽ cao hơn, điều này tùy thuộc môi trường xung quanh.

Theo kinh nghiệm của "DatPhuSa" thì nên chọn trái ngoài cùng của buồng trái, kinh nghiệm này rất có tính khoa học. Theo nguyên lý, những bông bên ngoài thường nở trước (thời điểm này bông đực và bông cái nở song song nên chúng tự thụ phấn với nhau). Đến khi những hoa bên trong (gần thân) nở sau thì hoa đực "nhà mình" đã hết "xí quách". Thế là, nàng hoa cái này thoải mái lựa chọn "anh chàng hoa đực" khác nhờ "môi giới" là các loài côn trùng. Vì vậy, thế hệ trái "sinh sau đẻ muộn" này dễ có "hai dòng máu", nghĩa là không chắc "cháu nội" nhà mình nữa rồi!!!

Việc chọn giống là cả quy trình phức tạp nếu làm đúng bài bản, giống như mình đã nói, qua việc ươm giống là thanh lọc một lần nữa để chọn giống tốt. Tại vườn ươm, qua theo dõi cũng có thể phát hiện cá thể lai qua khả năng sinh trưởng hay cảm quan màu sắc.

Các bạn khi trồng dừa lùn, cần chú ý, đúng chuẩn dừa lùn thường là thân cây thon nhỏ, cây giống thon thon như mấy cô gái "ăn kiêng", chứ còn béo béo quá là coi chừng lai đấy! Tàu lá nhặt, không bỏ khoảng xa như giống dừa cao.

Ở chỗ bác "DatPhuSa" có sưu tầm giống dừa gì mới không, hôm nào xuống bác tham quan nhé. Rất mong được trao đổi, làm quen! (À, nếu bác có trồng dừa xiêm lục thì cho hay nhé)

Chúc sức khỏe, thành công
Thanh Duy BT
0918 714 969
 
Last edited by a moderator:
CHỌN GIỐNG DỪA
Chào bác "DatPhuSa" và các bạn, đúng là về nguyên tắc nhóm dừa lùn tự thụ phấn nên hầu như ít có khả năng lai tạp. Tuy nhiên, nếu chúng không được trồng trong quần thể với nhau thì dẫn đến khả năng lai do nguyên nhân khách quan (ong bướm, gió...). Do vậy, việc chọn giống phụ thuộc nhiều vào quần thể nhóm dừa đang trồng. Nếu trong khu vực lớn của quần thể dừa cùng giống lấy trái làm giống thì tỷ lệ lai hầu như rất ít. Ngược lại sẽ cao hơn, điều này tùy thuộc môi trường xung quanh.

Theo kinh nghiệm của "DatPhuSa" thì nên chọn trái ngoài cùng của buồng trái, kinh nghiệm này rất có tính khoa học. Theo nguyên lý, những bông bên ngoài thường nở trước (thời điểm này bông đực và bông cái nở song song nên chúng tự thụ phấn với nhau). Đến khi những hoa bên trong (gần thân) nở sau thì hoa đực "nhà mình" đã hết "xí quách". Thế là, nàng hoa cái này thoải mái lựa chọn "anh chàng hoa đực" khác nhờ "môi giới" là các loài côn trùng. Vì vậy, thế hệ trái "sinh sau đẻ muộn" này dễ có "hai dòng máu", nghĩa là không chắc "cháu nội" nhà mình nữa rồi!!!

Việc chọn giống là cả quy trình phức tạp nếu làm đúng bài bản, giống như mình đã nói, qua việc ươm giống là thanh lọc một lần nữa để chọn giống tốt. Tại vườn ươm, qua theo dõi cũng có thể phát hiện cá thể lai qua khả năng sinh trưởng hay cảm quan màu sắc.

Các bạn khi trồng dừa lùn, cần chú ý, đúng chuẩn dừa lùn thường là thân cây thon nhỏ, cây giống thon thon như mấy cô gái "ăn kiêng", chứ còn béo béo quá là coi chừng lai đấy! Tàu lá nhặt, không bỏ khoảng xa như giống dừa cao.

Ở chỗ bác "DatPhuSa" có sưu tầm giống dừa gì mới không, hôm nào xuống bác tham quan nhé. Rất mong được trao đổi, làm quen! (À, nếu bác có trồng dừa xiêm lục thì cho hay nhé)

Chúc sức khỏe, thành công
Thanh Duy BT
0918 714 969

Chào bạn Thanh Duy, hôm nay nói chính chính xác rồi đó :D . nhà mình chỉ trồng hơn 100 cây dừa xiêm lùn à, mình chủ yêu sống ờ thành phố HCM, lâu lâu mới về quê 1 lần, hôm nào mình về alo nếu Thanh Duy có thời gian thì chạy qua chơi, trao đổi kinh nghiệm, nếu nói về vấn đề dừa xiêm thì nói hoài không chán :D
mình trồng dừa này đây:
<img src='http://cB1.upanh.com/21.960.28923790.5Bl0/duaxiemlun.jpg' border='0' alt='%name' />
 
xin được đóng góp chút ý kiến:
thứ nhất: bộ rễ cây dừa có bán kính là 8m chứ không phải 2m như bạn đất phù sa nói đâu. vì vậy muốn cây dừa phát triển tốt thì khoãng cách trồng phải là 8 đến 10m (theo phó giáo sư tiến sĩ Trần Văn Hâu, đại học Cần Thơ),
thứ hai: vì cây dừa là cây đa niên nên khuyến khích việc trồng xen cây hằng niên vào vườn dừa
thứ ba: cây dừa rất dễ bị lai nên cần tạo quần thể đủ rộng cho cây dừa không bị lai
thứ tư: dừa lùn có dầu nhiều nhưng nước ít nên múc đích trồng là lấy dầu, dừa cao có nước nhiều nhưng ít dầu nên mục đích trồng là để lấy nước tươi (vấn đề này cần được lưu ý).
cuối cùng cây dừa có phổ thích nghi rộng nên rất dễ trồng, ở những vùng không có nước lợ chỉ cần bổ sung thêm chất Kali cho cây dừa là ok rùi
 
xin được đóng góp chút ý kiến:
thứ nhất: bộ rễ cây dừa có bán kính là 8m chứ không phải 2m như bạn đất phù sa nói đâu. vì vậy muốn cây dừa phát triển tốt thì khoãng cách trồng phải là 8 đến 10m (theo phó giáo sư tiến sĩ Trần Văn Hâu, đại học Cần Thơ),
thứ hai: vì cây dừa là cây đa niên nên khuyến khích việc trồng xen cây hằng niên vào vườn dừa
thứ ba: cây dừa rất dễ bị lai nên cần tạo quần thể đủ rộng cho cây dừa không bị lai
thứ tư: dừa lùn có dầu nhiều nhưng nước ít nên múc đích trồng là lấy dầu, dừa cao có nước nhiều nhưng ít dầu nên mục đích trồng là để lấy nước tươi (vấn đề này cần được lưu ý).
cuối cùng cây dừa có phổ thích nghi rộng nên rất dễ trồng, ở những vùng không có nước lợ chỉ cần bổ sung thêm chất Kali cho cây dừa là ok rùi

hê hê bạn vui lòng đọc kĩ bài rồi cho ý kiến nha, mình nói là : rễ cây dừa ăn dày đặc bán kính là 2 m , còn bán kính bộ rễ của 1 cây dừa lão thì 10m đào xuống cũng thấy nhưng rất thưa.
Không biết bạn đọc tài liệu ở đâu ? mình thấy bạn viết sai về 2 lọai dừa cao và dừa lùn
mình nói tóm lại:
.giống dừa cao (dừa ta) trái to,có nhiều loại, thụ phấn chéo nên dễ lai, trồng để lấy dầu.
.dừa xiêm ( giống xiêm cao) trái to, thụ phấn chéo cũng dễ lai, trồng để uống nước ( loại này trái không nhiều nhưng chất lượng nước được đánh giá là số 1 hiện nay)
.dừa xiêm (xanh, giống lùn) trái nhỏ hơn xiêm cao, tự thụ phấn nên tỉ lệ lai thấp, nhưng cho nhiều trái và cũng là giống đang hot hiện nay.
. còn nhiều giống dừa xiêm ( giống lùn) khácc nữa...
.ở những vùng không có nước lợ trồng dừa được, nhưng chất lượng không cao, không kinh tế bằng cây khác bạn ạ.
 
em thấy cây dừa này rất hay phù hợp để trồng ở các bờ ao , vừa tạo bóng mát vừa có thu nhập, nhất là ở vùng núi tự trồng ra được dừa sẽ có được giá cao hơn do không tốn chi phí vận chuyển có thể cạnh tranh tốt với các thức uống đóng lon khác
 
xin được đóng góp chút ý kiến:
thứ nhất: bộ rễ cây dừa có bán kính là 8m chứ không phải 2m như bạn đất phù sa nói đâu. vì vậy muốn cây dừa phát triển tốt thì khoãng cách trồng phải là 8 đến 10m (theo phó giáo sư tiến sĩ Trần Văn Hâu, đại học Cần Thơ),
thứ hai: vì cây dừa là cây đa niên nên khuyến khích việc trồng xen cây hằng niên vào vườn dừa
thứ ba: cây dừa rất dễ bị lai nên cần tạo quần thể đủ rộng cho cây dừa không bị lai
thứ tư: dừa lùn có dầu nhiều nhưng nước ít nên múc đích trồng là lấy dầu, dừa cao có nước nhiều nhưng ít dầu nên mục đích trồng là để lấy nước tươi (vấn đề này cần được lưu ý).
cuối cùng cây dừa có phổ thích nghi rộng nên rất dễ trồng, ở những vùng không có nước lợ chỉ cần bổ sung thêm chất Kali cho cây dừa là ok rùi

Nhờ các anh em chỉ giúp cách bón phân Kali cho cây dừa, bón thời điểm nào và chu kỳ bón là lúc nào vậy? xin cám ơn.
 


Back
Top