“Chơi đồ cổ để giữ thần, chơi cây để giữ lễ, chơi chim để luyện trí.” - Cả nghìn năm nay, câu nói của cổ nhân vẫn được truyền tụng trên đất Thăng Long văn vật.
Gian nan một thú chơi Với bao người yêu chim đất Hà Thành, những lồng chim khuyên vứt lăn lóc tại phiên chợ phố Hoàng Hoa Thám mỗi độ mùng chín, mười chín, hai chín hàng tháng đôi khi lại chứa bảo vật. Nghề chơi cũng lắm công phu, “cửa ải” đầu tiên của thú chơi là chọn khuyên nghe chừng cũng lắm điều rắm rối. Dù ai cũng biết trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim “mộc” bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con, nhưng người chơi thực thụ vẫn tự làm khổ mình trong cuộc “đãi cát tìm vàng”, tìm ra con chim có tố chất hơn là bỏ tiền mua sẵn một “đệ nhất” vành khuyên đã được tôi luyện. Dương Văn Chiến nhà ở ngõ Dân Chủ một tay chơi khuyên lâu năm chia sẻ: “Phải có con mắt “nhà nghề” mới nhận ra những điểm khác biệt của một chú khuyên hay trong trăm vạn chú chim cùng bị nhốt trong lồng. Chim được chọn nhất định phải là chim đực để giọng mạnh mẽ, mang âm hưởng "chiến binh": âm cao, trong, đanh tiếng. Lông tươi màu, lông yếm, lông cổ phải có màu xanh tươi, sáng. Dáng vóc thon nhỏ khuôn mặt nhìn có góc cạnh, dữ dằn…” Với nhiều người khác, chọn chim đầu tiên phải loại bỏ những con mắc các dị tật như lộn cầu, ngoái, ngoái ngửa. Những tật xấu này sẽ làm cho người chơi rối mắt, khó chịu. Sau đó đến bước chọn hình dáng: Gồm mặt, mỏ, bóng bộ. Về khuôn mặt, yêu cầu mỏ dưới phải thẳng, mỏng. Đầu phải tròn, gáy dài, rộng tảng. Chọn chim có cổ to, vai to, nở hậu, bản đuôi to. Cuối cùng bàn chân phải khô, quắp, bé và đủ móng... Chơi chim để luyện trí Để chọn được chim Vành khuyên hót dân chơi chim thường chọn chim theo bộ (gồm bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp). Cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ, trong khi chim già thường rất lâu công và khó. Nhưng ngược lại chim già có giọng hót hay hơn, có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên, tối đa lên đến 40 mỏ. Người chơi thường nhìn vào chân chim, con nào có vẩy sừng cứng và nhiều để biết đó là chim già. Nếu có “kỳ duyên”, người chơi còn có thể tìm được một chú khuyên đen, một chú khuyên đột biến gen lốm đốm như bảo vật. Còn một khi hội tụ được những ưu điểm trên là chim đẹp, có sức khoẻ, người chơi chuẩn bị một công đoạn mới luyện đủ ít nhất 365 ngày. Nghề nuôi chim đòi hỏi sự công phu chính từ yếu tối này, các cao thủ đi trước thường khuyên răn lớp trẻ có khi 365 ngày chăm sóc chim đúng theo một quy chuẩn và chỉ lơi là 1 ngày coi như chú chim đó mất giá trị, trở về con số không như mới được mang từ thiên nhiên về. "Dãi chim" cũng là nơi để tăng thêm yếu tố cộng đồng Muốn chim trở thành chiến binh thực thụ người chơi phải thường xuyên cho chim đi dãi. Dãi chim tức là nhiều người chơi cùng mang đến những lồng chim, để cạnh nhau, để chúng thật đông vui, nhìn nhau mà hót, mà múa. Con nọ kích thích con kia, con này mừng con khác sau đó người ta mới ấn định ngày thi cho chúng. Nơi dãi chim là nơi yên tĩnh, để có thể phân biệt được giọng hót của nhau. Chịu khó mang chim đi dãi cũng là tăng thêm yếu tố cộng đồng trong hội. Còn gì thú bằng khi các chú chim đang dãi, các ông chủ lồng chim kê ghế, ngồi nhâm nhi ly trà, tách café ngắm nghía bình luận. Một địa chỉ đem chim đi dãi được ưa thích hiện nay là góc quán hồ Hale giáp với đường Nguyễn Du, Trần Bình Trọng của anh Hùng Hale. Còn những người chơi lâu năm vẫn thích tạt ngang phố cổ ngồi quán anh Hùng “Nguyễn Siêu” và lên sân thượng nhà các tay chơi trên phố Hàng Đồng, Hàng Dầu bắc lồng lên để dõi mắt như dán vào từng cử động của chú chim "bảo bối" Và những cuộc chơi trứ danh Tự tin đem chim đi thi là “cửa ải” thứ 2 nhưng vô cùng quan trọng để khẳng định đẳng cấp dân chơi. Hiện tại Hà Nội đang hội tụ 5 CLB chim khuyên mang tên Thăng Long, Bách Thảo, Hale, Gia Lâm, Hà Đông để thường xuyên tổ chức những cuộc thi tiếng hót vành khuyên vào mỗi ban mai cuối tuần. Cuộc thi không phân biệt đẳng cấp, hội tụ tất cả những chú chim khuyên đã được tôi luyện, miễn là người chơi tự tin đem chim qúy của mình ra phô diễn. Theo anh Hùng "Hale", thủ lĩnh CLB chim “vành khuyên Hale”, để tìm ra được chú chim hay nhất trong vô vàn những thanh âm, người chơi có một quy ước tính theo tiếng hót. Cứ một hót bằng 5 tiếng líu lo, trong cuộc thi con nào có nhiều hót nhất sẽ dành chiến thắng và cũng là để loại những chú chim chưa được luyện bài bản. Ví như chú chim đó khỏe có thể hót lên một tràng dài hơn chục tiếng nhưng vẫn chỉ tính là một hót mà thôi, vì những chú chim này nếu thi đấu dài hơi sẽ bị loại vì giọng sẽ yếu và lạc tiếng đi… Dân chơi còn truyền tục về những chú khuyên Líu xoè của các “nghệ nhân” Tuấn “Hàng Giấy”, Huy “Liên Xô", hay như khuyên “Công nông giật cánh” của anh Hùng “Nguyễn Siêu”. Chỉ trong vòng 2 năm 2007- 2008, chú khuyên này đã “rinh” về không dưới 3 giải nhất, 6 giải nhì, chục giải hàng "Top". Thế hệ 8X, 9X cũng hào hứng tham gia Nguồn gốc của chú chim này càng độc đáo hơn khi được nhặt từ chợ chim Tăng Bạt Hổ. Ban đầu con “Công nông giật cánh” chỉ là chú khuyên bẩn bẩn, xấu xấu... không ai thèm mua. Nó chỉ lọt vào “mắt xanh” của “nghệ nhân” Hoàng Minh Quang, hay còn gọi là Quang "phố Huế". Sau một năm, qua bàn tay vàng của chủ nhân, chú khuyên xấu xí ngày nào đã lên ngôi đệ nhất. Điểm dị biệt của chú khuyên này chính là khả năng “líu” không biết mệt, lúc líu cả thân mình rung lên bần bật thành biệt danh “Công nông giật cánh” danh bất hư truyền. Lại nói về công việc của người trọng tài. Trong cuộc thi chim đây là khâu khó nhất và đòi hỏi trách nhiệm cao khi người “cầm cân nẩy mực”. Người đó phải có uy tín trong hội hay chí ít ra họ cũng sở hữu một chú chim hay và có danh tiếng. Nguyễn Tuấn Anh, người trong hội vẫn gọi là Tuấn "Thuế", vì anh công tác ở Tổng Cục thuế, là một người như vậy. Vành khuyên của Tuấn Anh dù chưa được xếp hàng đệ nhất nhưng cũng một thời vang bóng. Đó là con vành khuyên của Linh “Kim Liên” - một trong những hào thủ làng chơi chim, con khuyên này có giọng hót lanh lảnh mà theo các cao thủ là mang chất giọng Opera. Ngày trước khi dân chơi Hà thành chưa mạnh và quy mô như bây giờ, chú chim này đã từng làm mưa làm gió trong giới chơi chim. Nó chỉ chịu lép vế vài ba năm trươc khi mắc căn bệnh hiểm nghèo... tiêu chảy. Dù yêu và luyến tiếc con chim quý đến thắt gan ruột nhưng hầu hết những cao thủ trong làng đều bó tay trước căn bệnh này. Đến khi Tuấn "Thuế" biết chuyện đến xin rước chim về chữa bằng một cái giá nhượng "cắt cổ" mà ai cũng cho là điên rồ. Nhưng bằng tình yêu thực sự, chú vành khuyên có chất giọng opera danh tiếng đã hồi sinh bằng chế độ chăm sóc đặc biệt như điều trị cho con người. Không chỉ cứu được một chú chim quý, biệt tài của Tuấn "Thuế" còn lai tạo thành công giống cá chọi ta và cá chọi Thái cho ra những chú cá đẹp như cá chọi Nghi Tàm với đuôi quả đào thướt tha, khăn quàng và vây dài quét đất, mạnh mẽ diêm dúa như cá chọi Thái Lan. Danh tiếng của Tuấn "Thuế" nổi lên từ đó và khi được ngồi vào bàn trọng tài trong cuộc thi “Tiếng hót vành khuyên” cuối năm 2009 thì không có hào thủ nào phàn nàn nửa tiếng. Tuấn cho biết, anh đang luyện để chú khuyên này có thể “tái xuất giang hồ” đúng vào dịp 1.000 năm Thăng Long như một món quà nhỏ của người con Hà Nội mừng thành phố thân yêu. Cũng theo các hào thủ làng chơi chim, họ đang âm thầm tập hợp đúng 1.000 chú chim khuyên hay nhất để mở cuộc thi “tiếng hót vành khuyên” lớn nhất từ trước đến nay cũng vì sự kiện Hà Nội bước vào ngưỡng cửa 2010 tròn 1.000 năm tuổi. Phần “thứ ba” trong thú chơi Lồng chim trạm trổ độc đáo Luyện chim và thi chim đã từng bước khẳng định một thú chơi. Nhưng với những người chơi lâu năm trên Hà Thành vẫn âm thầm một thú khẳng định một cách chơi mới. Chơi lồng chim. Những chiếc lồng khuyên bình thường vốn đã được trau chuốt tỉ mẩn bằng thứ tre già ngâm nước ao hàng tháng giờ còn có thêm cách chơi mới trang trí thêm cho lồng thêm tinh xả, thêm bắt mắt thành những chiếc lồng son đích thực. Nhiều người đến cuộc thi không chỉ để khoe chim mà còn làm cho “người trong giới” trầm trồ về chiếc lồng “hàng khủng”. Cách đây khoảng 20 năm trên phố Hàng Dầu, Hàng Đồng từng có 2 cao thủ tiên phong cho cách chơi hình thức này. Vào thời điểm đó giá vàng cũng chỉ dao động vào độ 400 nghìn đồng/chỉ mà dẫy lồng của các cao thủ này theo thời giá đó ước chừng đã vài chục triệu. Dạo ấy, chiếc độc nhất vô nhị thuộc về ông Phúc “Hàng Dầu” làm theo tích Quan Công và thày trò Tôn Ngộ Không lên đến gần chục triệu. Ngày nay, có những dân chơi Hà Thành đang sở hữu những chiếc "lồng khủng" vô giá, được trau chuốt từ ngà voi, đồi mồi nhưng những chiếc lồng gần như đầu tiên, khai sáng cho một cách chơi tài tử đó vẫn là câu chuyện đáng nể phục. Vẫn theo lối hoài cổ, dựa theo các tích trong Tam Quốc, các hình Bát Tiên, bát Mã, phong cảnh, chim hoa chiếc lồng vẫn chưa đi hết tận cùng cuộc chơi khi ngày càng được sáng tạo đưa thêm vào những tiện ích xa hoa cho chú chim. Kéo theo đó là đẳng cấp chim cũng tăng lên. Đựng trong một chiếc lồng son có giá từ vài chục triệu đồng trở lên đương nhiên không phải là chú chim khuyên có giá vài nghìn đồng mới mua ngoài chợ phiên Hoàng Hoa Thám. Theo Tuấn “Thuế” chiếc lồng đơn sơ bằng tre mà anh đang sở hữu có giá hơn chục triệu đồng bởi không đơn giản khi nó được chọn lựa ra từ những đốt tre đực có kích thước bằng nhau, chiếc lồng này lại được người nghệ nhân ngâm tẩm, trau đi chuốt lại cho thật vững chãi, bền bỉ với thời gian. Lồng chim khuyên Những cao thủ vành khuyên thực sự của Hà Thành như Sơn “Gia Lâm”, Linh “Kim Liên”... từng khuynh đảo sàn đấu một thời giờ đã lui về "ẩn dật". Họ ít xuất hiện tại các sàn đấu, nhường đất cho một lớp trẻ, chọn cho mình nhiều thú chơi mới như nuôi gà, làm giống cá chọi... Niềm đam mê như dòng chảy bất tận, góp một tiếng hót, một thú vui cho đời vẫn như ngọn lửa đam mê cháy mãi trong họ khi truyền cho các thế hệ đàn em 8X, 9X hôm nay. Những dân chơi mới này, lửa nhiệt huyết cũng không hề kém các thế hệ đi trước, họ yêu chim săn tìm những chú vành khuyên danh tiếng và sẵn sàng bỏ ra vài chục vài trăm triệu đồng rước về tạo tăm tiếng! Cách làm này đang gây tranh cãi khi bị nhiều người đi trước phản đối. Nhưng dẫu vậy trong cộng đồng chim khuyên đang lớn mạnh của Hà Thành việc góp một tiếng hót cho đời, góp một sắc hương cho Thăng Long - Hà Nội mãi tỏa sáng tinh hoa dù bằng cách làm nào cũng đều được đáng nể trọng.
Gian nan một thú chơi Với bao người yêu chim đất Hà Thành, những lồng chim khuyên vứt lăn lóc tại phiên chợ phố Hoàng Hoa Thám mỗi độ mùng chín, mười chín, hai chín hàng tháng đôi khi lại chứa bảo vật. Nghề chơi cũng lắm công phu, “cửa ải” đầu tiên của thú chơi là chọn khuyên nghe chừng cũng lắm điều rắm rối. Dù ai cũng biết trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim “mộc” bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con, nhưng người chơi thực thụ vẫn tự làm khổ mình trong cuộc “đãi cát tìm vàng”, tìm ra con chim có tố chất hơn là bỏ tiền mua sẵn một “đệ nhất” vành khuyên đã được tôi luyện. Dương Văn Chiến nhà ở ngõ Dân Chủ một tay chơi khuyên lâu năm chia sẻ: “Phải có con mắt “nhà nghề” mới nhận ra những điểm khác biệt của một chú khuyên hay trong trăm vạn chú chim cùng bị nhốt trong lồng. Chim được chọn nhất định phải là chim đực để giọng mạnh mẽ, mang âm hưởng "chiến binh": âm cao, trong, đanh tiếng. Lông tươi màu, lông yếm, lông cổ phải có màu xanh tươi, sáng. Dáng vóc thon nhỏ khuôn mặt nhìn có góc cạnh, dữ dằn…” Với nhiều người khác, chọn chim đầu tiên phải loại bỏ những con mắc các dị tật như lộn cầu, ngoái, ngoái ngửa. Những tật xấu này sẽ làm cho người chơi rối mắt, khó chịu. Sau đó đến bước chọn hình dáng: Gồm mặt, mỏ, bóng bộ. Về khuôn mặt, yêu cầu mỏ dưới phải thẳng, mỏng. Đầu phải tròn, gáy dài, rộng tảng. Chọn chim có cổ to, vai to, nở hậu, bản đuôi to. Cuối cùng bàn chân phải khô, quắp, bé và đủ móng... Chơi chim để luyện trí Để chọn được chim Vành khuyên hót dân chơi chim thường chọn chim theo bộ (gồm bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp). Cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ, trong khi chim già thường rất lâu công và khó. Nhưng ngược lại chim già có giọng hót hay hơn, có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên, tối đa lên đến 40 mỏ. Người chơi thường nhìn vào chân chim, con nào có vẩy sừng cứng và nhiều để biết đó là chim già. Nếu có “kỳ duyên”, người chơi còn có thể tìm được một chú khuyên đen, một chú khuyên đột biến gen lốm đốm như bảo vật. Còn một khi hội tụ được những ưu điểm trên là chim đẹp, có sức khoẻ, người chơi chuẩn bị một công đoạn mới luyện đủ ít nhất 365 ngày. Nghề nuôi chim đòi hỏi sự công phu chính từ yếu tối này, các cao thủ đi trước thường khuyên răn lớp trẻ có khi 365 ngày chăm sóc chim đúng theo một quy chuẩn và chỉ lơi là 1 ngày coi như chú chim đó mất giá trị, trở về con số không như mới được mang từ thiên nhiên về. "Dãi chim" cũng là nơi để tăng thêm yếu tố cộng đồng Muốn chim trở thành chiến binh thực thụ người chơi phải thường xuyên cho chim đi dãi. Dãi chim tức là nhiều người chơi cùng mang đến những lồng chim, để cạnh nhau, để chúng thật đông vui, nhìn nhau mà hót, mà múa. Con nọ kích thích con kia, con này mừng con khác sau đó người ta mới ấn định ngày thi cho chúng. Nơi dãi chim là nơi yên tĩnh, để có thể phân biệt được giọng hót của nhau. Chịu khó mang chim đi dãi cũng là tăng thêm yếu tố cộng đồng trong hội. Còn gì thú bằng khi các chú chim đang dãi, các ông chủ lồng chim kê ghế, ngồi nhâm nhi ly trà, tách café ngắm nghía bình luận. Một địa chỉ đem chim đi dãi được ưa thích hiện nay là góc quán hồ Hale giáp với đường Nguyễn Du, Trần Bình Trọng của anh Hùng Hale. Còn những người chơi lâu năm vẫn thích tạt ngang phố cổ ngồi quán anh Hùng “Nguyễn Siêu” và lên sân thượng nhà các tay chơi trên phố Hàng Đồng, Hàng Dầu bắc lồng lên để dõi mắt như dán vào từng cử động của chú chim "bảo bối" Và những cuộc chơi trứ danh Tự tin đem chim đi thi là “cửa ải” thứ 2 nhưng vô cùng quan trọng để khẳng định đẳng cấp dân chơi. Hiện tại Hà Nội đang hội tụ 5 CLB chim khuyên mang tên Thăng Long, Bách Thảo, Hale, Gia Lâm, Hà Đông để thường xuyên tổ chức những cuộc thi tiếng hót vành khuyên vào mỗi ban mai cuối tuần. Cuộc thi không phân biệt đẳng cấp, hội tụ tất cả những chú chim khuyên đã được tôi luyện, miễn là người chơi tự tin đem chim qúy của mình ra phô diễn. Theo anh Hùng "Hale", thủ lĩnh CLB chim “vành khuyên Hale”, để tìm ra được chú chim hay nhất trong vô vàn những thanh âm, người chơi có một quy ước tính theo tiếng hót. Cứ một hót bằng 5 tiếng líu lo, trong cuộc thi con nào có nhiều hót nhất sẽ dành chiến thắng và cũng là để loại những chú chim chưa được luyện bài bản. Ví như chú chim đó khỏe có thể hót lên một tràng dài hơn chục tiếng nhưng vẫn chỉ tính là một hót mà thôi, vì những chú chim này nếu thi đấu dài hơi sẽ bị loại vì giọng sẽ yếu và lạc tiếng đi… Dân chơi còn truyền tục về những chú khuyên Líu xoè của các “nghệ nhân” Tuấn “Hàng Giấy”, Huy “Liên Xô", hay như khuyên “Công nông giật cánh” của anh Hùng “Nguyễn Siêu”. Chỉ trong vòng 2 năm 2007- 2008, chú khuyên này đã “rinh” về không dưới 3 giải nhất, 6 giải nhì, chục giải hàng "Top". Thế hệ 8X, 9X cũng hào hứng tham gia Nguồn gốc của chú chim này càng độc đáo hơn khi được nhặt từ chợ chim Tăng Bạt Hổ. Ban đầu con “Công nông giật cánh” chỉ là chú khuyên bẩn bẩn, xấu xấu... không ai thèm mua. Nó chỉ lọt vào “mắt xanh” của “nghệ nhân” Hoàng Minh Quang, hay còn gọi là Quang "phố Huế". Sau một năm, qua bàn tay vàng của chủ nhân, chú khuyên xấu xí ngày nào đã lên ngôi đệ nhất. Điểm dị biệt của chú khuyên này chính là khả năng “líu” không biết mệt, lúc líu cả thân mình rung lên bần bật thành biệt danh “Công nông giật cánh” danh bất hư truyền. Lại nói về công việc của người trọng tài. Trong cuộc thi chim đây là khâu khó nhất và đòi hỏi trách nhiệm cao khi người “cầm cân nẩy mực”. Người đó phải có uy tín trong hội hay chí ít ra họ cũng sở hữu một chú chim hay và có danh tiếng. Nguyễn Tuấn Anh, người trong hội vẫn gọi là Tuấn "Thuế", vì anh công tác ở Tổng Cục thuế, là một người như vậy. Vành khuyên của Tuấn Anh dù chưa được xếp hàng đệ nhất nhưng cũng một thời vang bóng. Đó là con vành khuyên của Linh “Kim Liên” - một trong những hào thủ làng chơi chim, con khuyên này có giọng hót lanh lảnh mà theo các cao thủ là mang chất giọng Opera. Ngày trước khi dân chơi Hà thành chưa mạnh và quy mô như bây giờ, chú chim này đã từng làm mưa làm gió trong giới chơi chim. Nó chỉ chịu lép vế vài ba năm trươc khi mắc căn bệnh hiểm nghèo... tiêu chảy. Dù yêu và luyến tiếc con chim quý đến thắt gan ruột nhưng hầu hết những cao thủ trong làng đều bó tay trước căn bệnh này. Đến khi Tuấn "Thuế" biết chuyện đến xin rước chim về chữa bằng một cái giá nhượng "cắt cổ" mà ai cũng cho là điên rồ. Nhưng bằng tình yêu thực sự, chú vành khuyên có chất giọng opera danh tiếng đã hồi sinh bằng chế độ chăm sóc đặc biệt như điều trị cho con người. Không chỉ cứu được một chú chim quý, biệt tài của Tuấn "Thuế" còn lai tạo thành công giống cá chọi ta và cá chọi Thái cho ra những chú cá đẹp như cá chọi Nghi Tàm với đuôi quả đào thướt tha, khăn quàng và vây dài quét đất, mạnh mẽ diêm dúa như cá chọi Thái Lan. Danh tiếng của Tuấn "Thuế" nổi lên từ đó và khi được ngồi vào bàn trọng tài trong cuộc thi “Tiếng hót vành khuyên” cuối năm 2009 thì không có hào thủ nào phàn nàn nửa tiếng. Tuấn cho biết, anh đang luyện để chú khuyên này có thể “tái xuất giang hồ” đúng vào dịp 1.000 năm Thăng Long như một món quà nhỏ của người con Hà Nội mừng thành phố thân yêu. Cũng theo các hào thủ làng chơi chim, họ đang âm thầm tập hợp đúng 1.000 chú chim khuyên hay nhất để mở cuộc thi “tiếng hót vành khuyên” lớn nhất từ trước đến nay cũng vì sự kiện Hà Nội bước vào ngưỡng cửa 2010 tròn 1.000 năm tuổi. Phần “thứ ba” trong thú chơi Lồng chim trạm trổ độc đáo Luyện chim và thi chim đã từng bước khẳng định một thú chơi. Nhưng với những người chơi lâu năm trên Hà Thành vẫn âm thầm một thú khẳng định một cách chơi mới. Chơi lồng chim. Những chiếc lồng khuyên bình thường vốn đã được trau chuốt tỉ mẩn bằng thứ tre già ngâm nước ao hàng tháng giờ còn có thêm cách chơi mới trang trí thêm cho lồng thêm tinh xả, thêm bắt mắt thành những chiếc lồng son đích thực. Nhiều người đến cuộc thi không chỉ để khoe chim mà còn làm cho “người trong giới” trầm trồ về chiếc lồng “hàng khủng”. Cách đây khoảng 20 năm trên phố Hàng Dầu, Hàng Đồng từng có 2 cao thủ tiên phong cho cách chơi hình thức này. Vào thời điểm đó giá vàng cũng chỉ dao động vào độ 400 nghìn đồng/chỉ mà dẫy lồng của các cao thủ này theo thời giá đó ước chừng đã vài chục triệu. Dạo ấy, chiếc độc nhất vô nhị thuộc về ông Phúc “Hàng Dầu” làm theo tích Quan Công và thày trò Tôn Ngộ Không lên đến gần chục triệu. Ngày nay, có những dân chơi Hà Thành đang sở hữu những chiếc "lồng khủng" vô giá, được trau chuốt từ ngà voi, đồi mồi nhưng những chiếc lồng gần như đầu tiên, khai sáng cho một cách chơi tài tử đó vẫn là câu chuyện đáng nể phục. Vẫn theo lối hoài cổ, dựa theo các tích trong Tam Quốc, các hình Bát Tiên, bát Mã, phong cảnh, chim hoa chiếc lồng vẫn chưa đi hết tận cùng cuộc chơi khi ngày càng được sáng tạo đưa thêm vào những tiện ích xa hoa cho chú chim. Kéo theo đó là đẳng cấp chim cũng tăng lên. Đựng trong một chiếc lồng son có giá từ vài chục triệu đồng trở lên đương nhiên không phải là chú chim khuyên có giá vài nghìn đồng mới mua ngoài chợ phiên Hoàng Hoa Thám. Theo Tuấn “Thuế” chiếc lồng đơn sơ bằng tre mà anh đang sở hữu có giá hơn chục triệu đồng bởi không đơn giản khi nó được chọn lựa ra từ những đốt tre đực có kích thước bằng nhau, chiếc lồng này lại được người nghệ nhân ngâm tẩm, trau đi chuốt lại cho thật vững chãi, bền bỉ với thời gian. Lồng chim khuyên Những cao thủ vành khuyên thực sự của Hà Thành như Sơn “Gia Lâm”, Linh “Kim Liên”... từng khuynh đảo sàn đấu một thời giờ đã lui về "ẩn dật". Họ ít xuất hiện tại các sàn đấu, nhường đất cho một lớp trẻ, chọn cho mình nhiều thú chơi mới như nuôi gà, làm giống cá chọi... Niềm đam mê như dòng chảy bất tận, góp một tiếng hót, một thú vui cho đời vẫn như ngọn lửa đam mê cháy mãi trong họ khi truyền cho các thế hệ đàn em 8X, 9X hôm nay. Những dân chơi mới này, lửa nhiệt huyết cũng không hề kém các thế hệ đi trước, họ yêu chim săn tìm những chú vành khuyên danh tiếng và sẵn sàng bỏ ra vài chục vài trăm triệu đồng rước về tạo tăm tiếng! Cách làm này đang gây tranh cãi khi bị nhiều người đi trước phản đối. Nhưng dẫu vậy trong cộng đồng chim khuyên đang lớn mạnh của Hà Thành việc góp một tiếng hót cho đời, góp một sắc hương cho Thăng Long - Hà Nội mãi tỏa sáng tinh hoa dù bằng cách làm nào cũng đều được đáng nể trọng.