Hợp tác Đệm lót sinh thái – Nuôi Heo Không Tắm - Nuôi Gà Không Dọn Phân

  • Thread starter chephamsinhhocbalasa
  • Ngày gửi
C

chephamsinhhocbalasa

Guest
Đệm Lót Sinh Thái - Chế Phẩm Sinh Học Balasa-N01

ĐỆM LÓT SINH THÁI – LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN
Ô NHIỂM MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

heo-tren-nen-dem-lot-sinh-thai(1).jpg

Dưới đây là những chia sẽ khi áp dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi :





Những năm qua, chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì chăn nuôi cũng đang nảy sinh rất nhiều vấn đề về môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư địa phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên.

Theo thống kê năm 2010 của Cục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung. Với tổng đàn 300 triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, nguồn chất thải từ chăn nuôi ra môi trường lên tới 84,45 triệu tấn. Trong đó, nhiều nhất là chất thải từ lợn (24,96 triệu tấn), tiếp đến gia cầm (21,96 triệu tấn) và bò (21,61 triệu tấn).

Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ở nông thôn. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn có liên quan tới nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài da, mắt…
Trong một thời gian dài chúng ta phải chịu cảnh “sống chung với ô nhiễm” nhưng trong mỗi người chăn nuôi chúng ta đều trăn trở:
- Làm cách nào để vẫn chăn nuôi, vẫn đảm bảo kinh tế gia đình trong khi gia đình mình, bạn bè mình và bà con hàng xóm không phải chịu cảnh hôi thối, tránh xa mầm bệnh ?
- Làm gì để mình giải quyết được ô nhiễm khi mở rộng quy mô chuồng trại ?
- Làm thế nào để chăn nuôi trong khu dân cư mà không có mùi hôi?
- Làm sao để có thời gian đi ra ngoài vì bình thường mình phải rửa chuồng, dọn phân ?
- Với một người về hưu hay một bạn trẻ vẫn đủ sức chăm sóc tốt cho hàng trăm con heo hay hàng nghìn con gà ?
- Làm thế nào để mình giảm chi phí và tăng thu nhập ?
Để giải quyết ô nhiễm từ chăn nuôi, giúp bà con yên tâm phát triển kinh tế, Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã phối hợp nhiều cơ quan để cho ra đời sản phẩm Chế phẩm sinh học Balasa-N01 dùng làm Đệm lót sinh thái trong chăn nuôi (hay còn gọi là đệm lót lên men).

Vậy đệm lót sinh thái (đệm lót lên men) là gì?

Đệm lót lên men là đệm lót trên nền chuồng chăn nuôi. Đệm này hiện đang được khuyến cáo là mùn cưa. Mùn cưa được thu gom từ các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ. Mùn này được đưa vào nền chuồng nuôi, sau đó được rải lên trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích. Hệ men này có tác dụng chủ yếu:
- Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối;
- Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự lên men sinh khí hôi thối;
- Phân giải một phần mùn cưa;
- Giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ men vi sinh vật.

* Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Nếu việc mua mùn cưa quá khó khăn thì người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn chất xơ khác thay thế như: bột ngô, bã sắn …
Đệm lót sinh thái giúp môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm vì:
- Không có chất thải từ chăn nuôi ra môi trường (phân, nước thải của vật nuôi được hệ vi sinh vật trong đệm lót phân giải thành thức ăn lẫn với đệm lót);
- Không có mùi hôi thối từ phân, nước tiểu của vật nuôi do hệ men vi sinh vật trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và diệt hết các vi sinh vật có hại và và các vi sinh vật sinh mùi khó chịu, …;
- Hạn chế ruồi, muỗi (vì không có nước để muỗi sinh sản, không có phân để ruồi đẻ trứng).
- Các mầm bệnh nguyên nhân lây lan dịch bệnh bị tiêu diệt hoặc hạn chế tới mức thấp nhất.

Đệm lót sinh thái giúp tiết kiệm 80% nước trong chăn nuôi vì:
- Không sử dụng nước rửa chuồng;
- Không sử dụng nước để tắm, rửa cho vật nuôi;
- Nước sử dụng duy nhất cho vật nuôi uống và phun giữ độ ẩm. cho nền chuồng (đệm lót chuồng luôn có độ ẩm 30%).

Đệm lót sinh thái giúp tiết kiệm 60% nhân lực vì:
- Không sử dụng nhân lực dọn, rửa chuồng hàng ngày;
- Không sử dụng nhân lực để tắm rửa cho vật nuôi;
- Chỉ sử dụng nhân lực để cho vật ăn, quan sát diễn biến trạng thái của vật nuôi.

Đệm lót sinh thái giúp tiết kiệm 10% thức ăn vì:
- Vật nuôi không bị stress từ môi trường và hoạt động tự do;
- Vật nuôi thu nhận được một số chất từ nền đệm lót sinh thái do sự lên men phân giải phân, nước tiểu, mùn cưa;
- Khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn do con vật ăn, hít được một số vi sinh vật có lợi, vật hoạt động nhiều hơn.

Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh thái với kỹ thuật làm chuồng, chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản vì vậy người chăn nuôi có thể dễ dàng áp dụng, mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi mà lại giải quyết được vấn đề về ô nhiễm môi trường.


*Mọi Chi Tiết Vui Lòng Liên Hệ:
TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC
Địa chỉ: 504 Nơ Trang Long, Phường 13, Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.35.150.209 - 0941.973.888
- 0934.521.403 - 0933.293.445
(Mr. Đào)
Email: chephamsinhhoc195@gmail.com
 


Last edited by a moderator:
đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gà

ĐỆM LÓT SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI GÀ

Sau một thời gian dài sử dụng, mọi người đều thừa nhận BALASA-N01 có hiệu quả sử dụng rất tốt, tuy nhiên một số ý kiến vẫn muốn cách làm đệm lót nuôi gà được cải tiến cho đơn giản hơn và giảm được chi phí. Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi xin thông báo một số thay đổi như sau:

1. Kỹ thuật làm đệm lót chuồng nuôi gà trực tiếp trên nền (chuồng kín hoặc hở)
- 1kg chế phẩm BALASA-N01 sẽ làm đệm lót cho diện tích chuồng nuôi từ 30-50 m2.

2. Làm đệm lót sinh thái có diện tích chuồng từ 35 m2 trở xuống theo các bước sau:
Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dầy 10cm (gà thịt) hoặc trên 15cm (gà đẻ), sau đó thả gà vào nuôi.
Bước 2: Sau một thời gian (sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2-3 ngày đối với gà lớn) quan sát thấy khi nào phân rải khắp trên bề mặt chuồng thì rắc men.
Cách rắc men: Lấy 1kg BALASA-N01 đem trộn thật đều với 1 kg bột ngô (có thể là cám gạo, bột sắn hay bột ngô đều được), sau đó đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt đệm lót là được.

3. Làm đệm lót sinh thái có diện tích nền chuồng từ 35-50 m2:
- Tiến hành các bước 1 và 2 như trên, chỉ khác ở cách rắc men: Đem 1kg chế phẩm BALASA-N01 trộn đều với 3kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 1,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều (bột phải ẩm nhưng vẫn tơi rời mới đạt yêu cầu), sau đó cho vào túi hoặc thùng đậy kín và để chỗ ẩm ủ trên dưới 2 ngày, khi nào có mùi thơm hơi chua thì đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt độn lót.
Chú ý:
- Thực hiện làm đệm lót có diện tích nền chuồng từ 35-50 m2 phải trộn BALASA-N01 với bột ẩm ủ chỗ ấm để len men với mục đích làm tăng lượng men do đó làm tăng hiệu quả sử dụng trên diện tích chuồng nuôi rộng và giảm chi tiền men.
- Làm đệm lót bằng mùn cưa giống như làm bằng trấu. Nếu mùn cưa khô bụi thì phun nước sạch cho hơi ẩm. Làm đệm lót nuôi vịt, ngan bằng mùn cưa và cần dầy hơn.

4. Phương pháp sử dụng và bảo dưỡng đệm lót sinh thái:
- Chỉ cần rắc men một lần trong suốt quá trình nuôi.
- Cứ sau một vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít) cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng để thoát mùi hăng hắc do tiêu hủy phân sinh ra.
- Tránh làm đệm lót bị ướt (nước uống và nước mưa hắt…). Nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót ở khu vực máng uống thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
- Đệm lót lên men có sự khử trùng tốt nên không cần phun thuốc khử trùng định kỳ lên mặt đệm lót.
- Ở tháng nóng nhất trong mùa hè phải có biện pháp chống nóng.
- Nếu nuôi với mật độ gà thích hợp, phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tốt thì đệm lót có thể kéo dài hàng năm.

5. Chú ý trong việc chống nóng:
Vấn đề tồn tại lớn nhất cần giải quyết khi nuôi gà trên đệm lót lên men là việc chống nóng trong mùa hè. Do đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh thì nuôi gà rất tốt hoặc ở tháng có nhiệt độ không quá nóng mà có biện pháp chống nóng tốt cũng sẽ ảnh hưởng nhiều.

Vấn đề chống nóng cũng không đặt ra đối với úm gà và nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín. Bởi vì:
- Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên làm đệm lót lên men chuồng để úm gà sẽ có được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm.
- Nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín cũng có thể duy trì đệm lót chuồng quanh năm, gà không trực tiếp sống trên đệm lót.

Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi thịt, gà đẻ trên nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch. Cụ thể:
- Cần mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thoát hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh bị om nhiệt trong chuồng làm cho gà bị sỉu, có thể bị chết.
- Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên đệm lót mỏng định kỳ thay mới. Chú ý: nếu nên chuồng là đất nện thì cần lót ni lông để thu phân cho dễ và tránh nền bị nhiểm bẩn.

* Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Nếu việc mua mùn cưa quá khó khăn thì người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn chất xơ khác thay thế như: bột ngô, bã sắn …
 
Mình nuôi thỏ ,không biết nếu áp dụng đệm lót này thì như thế nào nhỉ.và đã có ai sữ dụng vào nuôi thỏ chưa
 
Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Thỏ

Mình nuôi thỏ ,không biết nếu áp dụng đệm lót này thì như thế nào nhỉ.và đã có ai sữ dụng vào nuôi thỏ chưa
Chào bạn!
Bạn có thể tham khảo mô hình nuôi thỏ sau đây:


Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ

Thỏ đang là vật nuôi khá phổ biến, đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân. Nhưng để nuôi thỏ đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như giảm thiểu công lao động là một bài toán mà nhiều hộ chăn nuôi còn trăn trở. Mới đây, một số hộ chăn nuôi thỏ ở huyện Tân Yên - Bắc Giang đã áp dụng thành công công nghệ sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh trên giống vật nuôi này.
Giảm công chăm sóc, ô nhiễm môi trường
Mùn cưa, trấu với cám ngô và chế phẩm vi sinh là nguyên liệu chính được sử dụng làm đệm lót dưới chuồng nuôi thỏ.Bằng cách sử dụng đệm lót sinh học này, hiện nay công việc chăn nuôi thỏ của gia đình anh Nguyên Văn Sang, xã Việt Ngọc, Tân Yên, Bắc Giang không phải vất vả như trước đây.
Quy mô trang trại của anh Sang lên đến hàng nghìn con thỏ. Vì vậy, lượng phân thải ra hàng ngày là rất lớn. Từ ngày sử dụng đệm lót, anh không còn bị ở trạng thái khó thở mỗi khi vào chuồng nuôi.
“Trước đây mình chưa dùng đệm lót thì mình xả nước vào và hót phân. Mặc dù thế nhưng công nhân cứ làm việc được 1 tiếng lại phải ra ngoài hít thở không khí. Vì chất thải của con thỏ không như các con vật khác là rất nồng.”- Anh Sang chia sẻ.

dem_lot_sinh_thai_trong_chan_nuoi_tho.jpg

Sử dụng đệm lót sinh học bên dưới lồng nuôi thỏ
Đệm lót có hiệu quả cao trong việc xử lý phân thỏ, mùi hôi thối không còn. Công việc chăm sóc thỏ cũng vì vậy được giảm thiểu đi rất nhiều.
So với trước đây, mỗi ngày anh Sang phải rửa chuồng liên tục từ 3 đến 4 lần. Mỗi lần rửa chuồng này mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Như vậy với phương thức chăn nuôi cũ, anh Sang vừa tốn công lao động, lại còn mất tiền điện, tiền nước.
“ Khi sử dụng đệm lót thì mình không phải làm công việc hót phân, rửa chuồng nữa. Mình chỉ cần đảo thôi. Cũng vì thế mà mình giảm được công nhân. Trước đây là 3 công nhân nhưng giờ chỉ cần 2 công nhân thôi.” – Anh Sang nói trong niềm vui.
Lớp đệm lót lên men có thể tiết kiệm 80% lượng nước trong chăn nuôi do không phải rửa chuồng. Môi trường đệm lót cũng sẽ giúp thỏ hít vào cơ thể một số vi sinh vật có lợi, giúp thỏ có khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Cách làm đơn giản, chi phí thấp
Nói về cách tạo lớp đệm lót, anh Sang cho biết: “Ngoài mùn cưa, trấu thì cần có một nguyên liệu rất quan trọng là chế phẩm vi sinh, mình đặt mua. Một cân chế phẩm thì mình rải được 6m2. Mình ủ theo hướng dẫn của đại lý. .”
Để phát huy hiệu quả khi sử dụng đệm lót sinh học, cứ 3- 4 ngày anh Sang lại tiến hành xáo trộn lớp đệm lót 1 lần, sau 6- 7 tháng thì dọn chuồng và thay lớp mới.
dem_lot_sinh_thai_.cham_soc_cho_tho.jpg

Anh Sang chăm sóc thỏ
Sử dụng đệm lót trong chăn nuôi thỏ yếu tố nền chuồng cũng rất quan trọng, bởi các loại nền khác nhau sẽ ảnh hưởng tới quá trình lên men .
Với những nền chuồng bằng đất thì các loại vi sinh vật có khả năng phân giải phân và nước tiểu của thỏ nhanh hơn. Tuy nhiên, với những nền chuồng làm bằng nền gạch và xi măng thì cần phải làm rãnh nước thải.
Quá trình thỏ thải phân và nước giải xuống nền đệm lót, nếu không có rãnh thoát nước sẽ gây ứ đọng và làm hỏng men vi sinh. Khi đó, việc khứ mùi cũng kém hơn.
Anh Sang thiết kế lồng nuôi có gầm cao từ 80cm đến 1m so với nền đệm lót để thuận lợi trong quá trình dọn vệ sinh.
Sàn nuôi thỏ của anh được làm bằng ống nhựa. Theo anh, nếu sàn chuồng thiết kế bằng tre hoặc sắt thì phân thỏ không rơi xuống hết, đọng lại khiến cho nền chuồng ẩm ướt. Đây cũng là tác nhân gây ra một số bệnh trên thỏ như đau mắt, nấm.
Còn với sàn chuồng bằng ống nhựa, lồng nuôi luôn được sạch sẽ và thông thoáng. Ống nhựa hình tròn, trơn giúp chất thải của thỏ dễ dàng rơi xuống nền chuồng.
“Dùng ống nhựa tốt hơn dùng tre rất nhiều, nếu dùng tre, phân hay bị dính lại xuống sàn, mà thỏ lại có thể gặm nhấm được. Còn dùng ống nhựa thì thỏ không thể gặm nhấm được. Khoảng cách giữa các ống nhựa là 1cm đủ để phân, nước thải chảy xuống nền mà thỏ vẫn đi lại dễ dàng trong chuồng.”- Anh Sang chia sẻ.
dem_lot_sinh_thai_chuong_nuoi_tho.jpg

Với cách thiết kế sàn chuồng bằng ống nhựa và sử dụng đệm lót bên dưới, anh Sang đã giảm thiểu được chi phí chăn nuôi, công chăm sóc và đặc biệt là giảm được ô nhiễm môi trường. Phương pháp chăn nuôi này vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao cho người nuôi thỏ.

 
Last edited by a moderator:
Đệm lót sinh thái trong chăn nuôi heo có đòi hỏi gì về vị trí xây chuồng trại không?

Vị trí để làm trại nuôi bằng đệm lót sinh thái trên cơ bản cũng giống như trại nuôi thông thường, nhưng cũng có vài điểm cần lưu ý khi chọn vị trí xây trại:
+ Nên chọn vị trí có giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, không có nguồn ô nhiễm công nghiệp, nơi có mặt bằng rộng rãi, nếu có thể đặt ở ví trí hướng Bắc quay về hường Nam thì càng tốt.
+ Đối với vùng đất trũng, nên chọn kiểu đệm lót nằm trên mặt đất. Ngược lại thì ta có thể chọn kiểu nửa trên nửa dưới hoặc hoàn toàn dưới đất.
+ Về chiều cao của chuồng nuôi, từ mái hiên xuống mặt nền ít nhất phải cao từ 2,5m trở lên nhằm đảm bảo trao đổi không khí trong mùa hè oi bức.
 
Cách xác định đệm lót sinh thái cần phải thay mới và cách thay mới?

Cách xác định đệm lót sinh thái cần phải thay mới và cách thay mới?
- Đệm lót sinh thái sau thời gian sử dụng khoảng một năm, thì ta nên tiến hành thay mới lớp đệm, việc thay mới lớp đệm cũng như số lần thay mới được quyết định bởi nhiều yếu tố như chất xơ của lớp đệm quá thấp, quá mịn, mật độ nuôi quá lớn sẽ gây nên tình trạng quá tải đối với lớp đệm. Vì vậy, thời gian thay mới và số lần thay mới lớp đệm nên tùy vào từng trường hợp cụ thể để áp dụng cho hiệu quả.

- Đối với trại gà: lần 1:Ta lấy đi một phần, và bổ sung lớp đệm mới và rải men bổ sung; Lần 2 Ta thay mới hoàn toàn.

- Đối với trại heo: Lần 1:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 10-15cm, và bổ sung lớp đệm mới khoảng 12-18cm; Lần 2:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 20-30cm, và bổ sung lớp đệm mới khoảng 25-35cm. Lần 3: Ta thay mới hoàn toàn.

Về thời gian thay mới, ta tùy vào loại hình trại nuôi(gà,heo) để xác định thời gian thích hợp để thay lớp đệm lót sinh thái.

 

Cách quản lý thành phần nước trong lớp đệm lót sinh thái

Cách quản lý thành phần nước trong lớp đệm lót sinh thái:

- Vào mùa xuân hoặc mùa mưa có độ ẩm cao, cứ 10-15 ngày là ta có thể tiến hành bổ sung nước cho lớp đệm lót sinh thái, chú ý không nên bổ sung nước vào những ngày có nhiệt độ quá thấp.

Vào mùa giá rét, ta nên dựa vào độ ẩm của bề mặt lớp đệm để quyết định bổ sung nước, thông thường cứ 5-7 ngày một lần.

Nói chung chỉ cần đảm bảo độ ẩm nhất định cho bề mặt lớp đệm là được, hoặc ta có thể quan xác bằng mắt thường với hàm lượng nước vào khoảng 30%, lớp đệm có độ xốp và không vón cục là tốt nhất. Với độ ẩm này sẽ không gây ảnh hưởng xấu và cũng không tạo cảm giác quá mát đối với vật nuôi(như gà,heo), ngược lại sẽ rất có ích đối với lớp da của heo.

Như ta thường thấy với chuồng nuôi bằng nền xi măng truyền thống, trên lớp da của con heo thường có các đốm đỏ như Đậu, nhưng khi nuôi trên đệm lót sinh thái với một độ ẩm thích hợp thì hầu như không thấy xuất hiện tình trạng này, ngược lại còn tạo cho ta một cảm giác thoải mái khi chăn nuôi.
 
Duy trì cân bằng cho nấm vi sinh trong lớp đệm lót sinh thái

DUY TRÍ CÂN BẰNG CHO NẤM VI SINH TRONG LỚT ĐỆM LÓT SINH THÁI

Về vấn đề này, ngoài việc duy trì bằng cách bổ sung nước, ta có thể dựa vào mùi (hoặc độ PH của lớp đệm, độ PH tốt nhất là vào khoảng 5, vì độ PH của phân heo vào khoảng 8.5) để đánh giá xem lớp đệm có hoạt động bình thường hay không.

Với lớp đệm hoạt đồng bình thường thì ta có thể ngửi thấy mùi hương nhẹ hoặc có mùi của nguyên liệu làm đệm lót(mùn cưa, dăm bào,trấu v.v...), nhưng khi sử dụng một thời gian thì mùi của nguyên liệu sẽ giảm đi và dần được thay thế bởi mùi của phân khi bị phân hủy, nhưng không hôi thối. Trường hợp khi ngửi thấy mùi của amoniac hoặc mùi hôi nhẹ, thì chứng tỏ phân chưa được phân hủy hoàn toàn, hoặc lượng phân và nước tiểu vượt quá khả năng phân hủy của nấm vi sinh, trong trường hợp này ta có thể tiến hành những bước sau đây:

1. Tăng thêm độ dày cho lớp đệm lót sinh thái, nhất là vào mùa lạnh, hoặc những ngày thời tiết chuyển lạnh(áp thấp) và tăng thêm một lượng nhỏ cám bắp.
2. Tăng thêm men vi sinh.
3. Xới cho tơi xốp lớp đệm để tăng thêm lượng ôxy, tăng khả năng lên men. Cách làm này thường dùng khi lớp đệm có tình trạng vón cục hoặc thành phần nước quá cao.
4. Giảm mật độ nuôi.
5. Tăng thêm nguyên liệu cho lớp đệm bằng dăm bào (vì có kích thước lớn hơn mùn cưa) như vậy lớp đệm sẽ trở nên tơi xốp hơn.
 
ĐỆM LÓT SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI GÀ

Sau một thời gian dài sử dụng, mọi người đều thừa nhận BALASA-N01 có hiệu quả sử dụng rất tốt, tuy nhiên một số ý kiến vẫn muốn cách làm đệm lót nuôi gà được cải tiến cho đơn giản hơn và giảm được chi phí. Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi xin thông báo một số thay đổi như sau:

1. Kỹ thuật làm đệm lót chuồng nuôi gà trực tiếp trên nền (chuồng kín hoặc hở)
- 1kg chế phẩm BALASA-N01 sẽ làm đệm lót cho diện tích chuồng nuôi từ 30-50 m2.

2. Làm đệm lót sinh thái có diện tích chuồng từ 35 m2 trở xuống theo các bước sau:
Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dầy 10cm (gà thịt) hoặc trên 15cm (gà đẻ), sau đó thả gà vào nuôi.
Bước 2: Sau một thời gian (sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2-3 ngày đối với gà lớn) quan sát thấy khi nào phân rải khắp trên bề mặt chuồng thì rắc men.
Cách rắc men: Lấy 1kg BALASA-N01 đem trộn thật đều với 1 kg bột ngô (có thể là cám gạo, bột sắn hay bột ngô đều được), sau đó đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt đệm lót là được.

3. Làm đệm lót sinh thái có diện tích nền chuồng từ 35-50 m2:
- Tiến hành các bước 1 và 2 như trên, chỉ khác ở cách rắc men: Đem 1kg chế phẩm BALASA-N01 trộn đều với 3kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 1,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều (bột phải ẩm nhưng vẫn tơi rời mới đạt yêu cầu), sau đó cho vào túi hoặc thùng đậy kín và để chỗ ẩm ủ trên dưới 2 ngày, khi nào có mùi thơm hơi chua thì đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt độn lót.
Chú ý:
- Thực hiện làm đệm lót có diện tích nền chuồng từ 35-50 m2 phải trộn BALASA-N01 với bột ẩm ủ chỗ ấm để len men với mục đích làm tăng lượng men do đó làm tăng hiệu quả sử dụng trên diện tích chuồng nuôi rộng và giảm chi tiền men.
- Làm đệm lót bằng mùn cưa giống như làm bằng trấu. Nếu mùn cưa khô bụi thì phun nước sạch cho hơi ẩm. Làm đệm lót nuôi vịt, ngan bằng mùn cưa và cần dầy hơn.

4. Phương pháp sử dụng và bảo dưỡng đệm lót sinh thái:
- Chỉ cần rắc men một lần trong suốt quá trình nuôi.
- Cứ sau một vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít) cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng để thoát mùi hăng hắc do tiêu hủy phân sinh ra.
- Tránh làm đệm lót bị ướt (nước uống và nước mưa hắt…). Nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót ở khu vực máng uống thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
- Đệm lót lên men có sự khử trùng tốt nên không cần phun thuốc khử trùng định kỳ lên mặt đệm lót.
- Ở tháng nóng nhất trong mùa hè phải có biện pháp chống nóng.
- Nếu nuôi với mật độ gà thích hợp, phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tốt thì đệm lót có thể kéo dài hàng năm.

5. Chú ý trong việc chống nóng:
Vấn đề tồn tại lớn nhất cần giải quyết khi nuôi gà trên đệm lót lên men là việc chống nóng trong mùa hè. Do đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh thì nuôi gà rất tốt hoặc ở tháng có nhiệt độ không quá nóng mà có biện pháp chống nóng tốt cũng sẽ ảnh hưởng nhiều.

Vấn đề chống nóng cũng không đặt ra đối với úm gà và nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín. Bởi vì:
- Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên làm đệm lót lên men chuồng để úm gà sẽ có được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm.
- Nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín cũng có thể duy trì đệm lót chuồng quanh năm, gà không trực tiếp sống trên đệm lót.

Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi thịt, gà đẻ trên nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch. Cụ thể:
- Cần mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thoát hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh bị om nhiệt trong chuồng làm cho gà bị sỉu, có thể bị chết.
- Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên đệm lót mỏng định kỳ thay mới. Chú ý: nếu nên chuồng là đất nện thì cần lót ni lông để thu phân cho dễ và tránh nền bị nhiểm bẩn.

* Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Nếu việc mua mùn cưa quá khó khăn thì người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn chất xơ khác thay thế như: bột ngô, bã sắn …

Chào bạn! Chế phẩm sinh học này được bán với giá là bao nhiêu vậy bạn? Mình ở Cần Thơ thì gửi hàng về bằng cách nào, cước phí bao nhiêu? Mua với số lượng nhiều có giảm giá không vậy ban?
 
Chào Nguyenjapfa!
Nguyên có thể liên hệ với đại lý ở Cần Thơ hoặc ở Tp Hồ Chí Minh cũng được.
Về giá và cước phí thì Nguyê báo lại cho bên mình số lượng cần lấy thì bên mình sẽ có chính sách hổ trợ riêng.
Chúc Nguyên và anh em cuối tuần vui vẻ!
............
Cần Thơ
Hotline : 0166.4500.323 - 01255.256.222

Thành Phố Hồ Chí Minh
126D Trần Kế Xương, Phường 7, Quận Phú Nhuận
Hotline : 0835.104.001 - 0168.545.9868
 
Last edited by a moderator:
Sự thay đổi nhiệt độ bên trong đệm lót sinh thái

SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BÊN TRONG ĐỆM LÓT SINH THÁI

- Đa số chúng ta khi sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi đều rất lo lắng khi bước vào mùa hè oi bức, lớp đệm sẽ không thể hoạt động bình thường, chúng ta thường rất sợ nhiệt độ của lớp đệm tăng quá cao sẽ dẫn đến các ảnh hưởng xấu cho vật nuôi. Trên thực tế chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng đến vấn đề này.

Qua quá trình sử dụng thực tế đã chứng minh, những thay đổi của nhiệt độ trong lớp đệm như sau:
Giai đoạn đầu khi ta phối trộn nguyên liệu cho nền chuồng(chưa cho vật nuôi vào nuôi) thì nhiệt độ thường từ 35-50 độ C, chủ yếu là nhiệt độ của bột ngô trong quá trình lên men. Sau khi nhiệt lượng của bột ngô đã tiêu hao hết, trong lớp đệm không còn thức ăn cần thiết cho nấm, lúc đó đàn nấm sẽ tồn tại ở dạng ngủ đông(không sinh nhiệt) và sẽ tái sinh nhiệt một khi được cung cấp thêm thức ăn cần thiết như phân heo, phân gà, nhưng số lượng phân này sẽ không thể giúp cho lớp đệm sinh nhiệt một cách toàn diện như giai đoạn đầu khi lên men, và nhiệt độ sẽ không thể cao hơn khi lên men bằng bột ngô, vì vậy bên trong lớp đệm luôn luôn có nhiệt(chủ yếu là do đàn nấm bên trong lớp đệm gặp phải nguồn thức ăn từ phân của heo,gà).

Ghi chú: Ta lấy nhiệt độ lớp đệm ở độ sâu 30cm, vá cứ càng sâu thì nhiệt độ sẽ càng cao.
 
Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi heo có yêu cầu gì đối với thức ăn không?

Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi heo có yêu cầu gì đối với thức ăn không?
- Về cơ bản, thức ăn cho heo khi chúng ta nuôi trên đệm lót sinh thái không khác biệt gí so với cách nuôi thông thường. Chúng ta có thể dùng hoàn toàn bằng cám công nghiệp hoặc cám tự phối trộn đều được.
 
Tốc độ sinh trưởng của heo nuôi trên đệm lót sinh thái

Tốc độ sinh trưởng của heo nuôi trên đệm lót sinh thái có nhanh hơn so với cách nuôi thông thường không?
- Về cơ bản thì heo nuôi trên đệm lót sinh thái thường tăng trọng nhanh hơn so với cách nuôi thông thường do môi trường sinh sống được cải thiện, giảm thiểu một số dịch bệnh, và quan trọng hơn là có thể tiết kiệm được từ 5-10% lượng thức ăn cũng như nhân công vệ sinh.
 
Last edited by a moderator:
Công việc hàng ngày khi nuôi heo trên đệm lót sinh thái

Công việc hàng ngày khi nuôi heo trên đệm lót sinh thái

- Vào buổi sáng khi cho heo ăn, ta kiểm tra xem có phân heo trên bề mặt đệm lót hay không, nếu có, ta chôn số phân đó vào giữa lớp đệm để nấm vi sinh tiến hành phân hủy, nếu đệm lót có tình trạng vón cục thì ta đánh cho tơi ra là được.

- Vệ sinh máng ăn cho sạch sẽ trước khi cho ăn, đồng thời kiểm tra xem đàn heo có ăn uống bình thường không, nếu có ta dùng những biện pháp tương ứng để khắc phục. Nếu cần thiết thì cứ 3 đến 5 ngày ta tiến hành tiêu độc một lần.

- Sau 10-15 ngày ta kiểm tra xem độ ẩm của lớp đệm có đạt chuẩn không(nắm một lớp mùn cưa trên thì và thổi nhẹ, nếu mùn cưa tản ra thì chứng tỏ lớp đệm quá khô cần bổ sung nước), cần chú ý là nếu nhiệt độ thấp hơn 25 độ C thì không nên bổ sung nước.
 
Last edited by a moderator:
Những vấn đề quan trọng cần chú ý khi sử dụng đệm lót sinh thái?

Những vấn đề quan trọng cần chú ý khi sử dụng đệm lót sinh thái?​
Tuy rằng mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái có nhiều ưu điểm cũng như lơi ích hơn so với cách nuôi truyền thống, nhưng cũng cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:

1. Khi bắt đầu bước vào mùa hè oi bức, nền chuồng tối kỵ nhất là lót quá dày, thường thì độ dày chỉ nên lót từ 30-40cm, nếu lớp độn chuồng quá dày thì trong quá trình lên men cộng với nhiệt độ ngoài tự nhiên sẽ dẫn đến nhiệt độ trong chuồng nuôi tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của vật nuôi.

2. Hàm lượng nước trong đệm lót sinh thái rất quan trọng, một đệm lót đạt chuẩn thì khi đào xuống giữa lớp độn mà không thấy nấm trắng là được, ngoài ra, lớp đệm phải luôn luôn duy trì độ ẩm thích hợp, nghĩa là không gây bụi bẩn trong chuồng nuôi. Trường hợp hàm lượng nước không đủ sẽ gây ra một số hậu quả như sau:
- Đệm lót không thể hoạt động bình thường.
- Vào mùa hè vật nuôi không thể yên nghỉ trên lớp đệm.
 
cách sử lý đệm lót sinh học trong chăn nuôi.

Chào chetphamsinhhocbalasa
Đệm lót sinh học có thể dùng được cho hầm biogas không?bằng cách nào.mình muốn tận dụng đệm lót đó tối đa nhất.sau khi dùng rồi thường thì bón cho cây trồng nhưng bón không hết thì mình bỏ vào hầm biogas đc không.
chân thành cảm ơn
 
Cảm ơn bạn Huynhtruong đã quan tâm!

Sau khi mình dùng đệm lót để chăn nuôi, bên cạnh phân heo đã phân hủy, còn có những chất độn khác như trấu, mùn cưa...những chất này khó phân hủy nên mình không đưa vào hầm Biogas được; mặc khác phân trong chuồng sử dụng đệm lót sinh thái đã phân hủy, đưa vào Biogas thì hiệu quả cũng không cao.

Trường hợp bạn Huynhtruong sau khi dùng đệm lót sinh thái thì thì có thể dùng để bán phân vi sinh để mọi người dùng bón cây là thuận tiện rồi ^_^

Chúc Huynhtruong nhiều thành công!
 
Chú ý khi sử dụng đệm lót sinh thái

Tránh tình trạng phân heo hoặc nước tiểu ủ đóng, nguyên nhân do heo có thói quen thải phân và nước tiểu ở một khu cố định, gây nên tình trạng phân dồn cục bộ, mặt nền quá ướt, vì vậy cần có sự can thiệp kịp thời.

Tuy áp dụng mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh thái, nhưng các quy trình về chủng ngừa vaccine tuyệt đối phải nghiêm chỉnh chấp hành.
 


Back
Top