Cuộc đời chú mèo của bạn có những thời khắc sinh học đáng nhớ như sau:
1.Lúc chào đời:
-Không mở mắt, không nghe được tiếng động( mù điếc tự nhiên ), hoàn toàn không tự chủ cá thể trừ phản xạ bú mẹ, và tiếng kêu khóc yếu ớt chào đời.
-Bạn cần quan tâm, chăm sóc đặc biệt mèo con trong vòng 48 giờ sau khi sinh.
2.Từ 5-10 ngày:-Bắt đầu mở mắt"ti hí"!!!
3.8-12 ngày: Mở mắt hoàn toàn.
4. 16-20 ngày :Biết bò trườn, nhoài ra khỏi ổ.
5. 3-4 tuần :-Nhai, gặm được đồ ăn, vật cứng. Thay một số răng sữa đầu tiên. Có thể luyện tập toilet đúng chỗ.
6. 6 tuần :
-Có thể "cai sữa" mẹ, thích ăn đồ ăn của mẹ và thích bắt chước những động tác, cử chỉ của mẹ hoặc mèo trưởng thành.
7. 8 tuần : Thích sống độc lập, không muốn bám theo, phụ thuộc mèo mẹ.
8. 6 tháng tuổi :-Thay tiếp răng để có bộ răng hoàn chỉnh của loài vật ăn thịt.
9. Từ 7- 9 tháng tuổi :
-Cả đực và cái bắt đầu có dấu hiệu động dục, thích đùa nghịch, vờn âu yếm nhau. Mèo cái bắt đầu hành kinh lần đầu tiên "là con gái", có thể mang thai và sinnh con.Thời gian này nếu không có nhu cầu nhân giống, thiến và triệt sản là tốt nhất để phòng tránh nhiều bệnh sinh sản hoặc u, ung thư đường sinh dục. Mèo dễ bị mất, thất lạc khi đi tìm bạn tình.
10.Trên 1 năm tuổi :-Cơ thể hoàn chỉnh, có thể cho phối giống hoặc sinh sản.
11.Từ 6-8 năm tuổi:Bắt đầu biểu hiện "lão hóa": chậm chạp, vụng nuôi con, mắt và phản xạ kém, béo phì sinh học. Bộ răng ngả màu vàng từ chân gốc răng.
12. Trên 12 năm tuổi : Già yếu,l ú lẫn, dễ rơi, ngã. Vẫn toilet có thể đúng chỗ nhưng hay bị dây bẩn ra ngoài do cơ vòng hậu môn và bàng quang yếu. Răng vàng ố toàn bộ, rụng tự nhiên. Mèo cần phải được chăm sóc rất cẩn thận, ăn thức ăn dễ tiêu hóa giảm chất đạm, mỡ trong khẩu phần. Cần khám BSTY nếu có những dấu hiệu đặc biệt.
13. Từ 15-18 năm tuổi :
-Là giới hạn tuổi thọ của mèo. Dễ phát sinh nhiều bệnh về tim mạch, gan thận hoặc ung thư để...về với "cát bụi". Bạn đừng quá buồn khi phải vĩnh biệt chúng vì ở tuổi này mới "ra đi", mèo của bạn đã hạnh phúc vì có nhưng ông bà chủ tuyệt vời đấy!
Bài viết này của tôi có tham khảo tài liệu của"Hiệp Hội Phòng Mạch Thú Y Hoa- Kỳ"-The American Hospital Association- và một số kinh nghiệm cá nhân. Thiết nghĩ hữu ích cho việc chăm sóc mèo yêu của bạn. Mong được các bạn trao đổi,góp ý thêm.
Tác giả : BS THÚ Y HOÀNG NGỌC BÁU GREENVET-HANOI
1.Lúc chào đời:
-Không mở mắt, không nghe được tiếng động( mù điếc tự nhiên ), hoàn toàn không tự chủ cá thể trừ phản xạ bú mẹ, và tiếng kêu khóc yếu ớt chào đời.
-Bạn cần quan tâm, chăm sóc đặc biệt mèo con trong vòng 48 giờ sau khi sinh.
2.Từ 5-10 ngày:-Bắt đầu mở mắt"ti hí"!!!
3.8-12 ngày: Mở mắt hoàn toàn.
4. 16-20 ngày :Biết bò trườn, nhoài ra khỏi ổ.
5. 3-4 tuần :-Nhai, gặm được đồ ăn, vật cứng. Thay một số răng sữa đầu tiên. Có thể luyện tập toilet đúng chỗ.
6. 6 tuần :
-Có thể "cai sữa" mẹ, thích ăn đồ ăn của mẹ và thích bắt chước những động tác, cử chỉ của mẹ hoặc mèo trưởng thành.
7. 8 tuần : Thích sống độc lập, không muốn bám theo, phụ thuộc mèo mẹ.
8. 6 tháng tuổi :-Thay tiếp răng để có bộ răng hoàn chỉnh của loài vật ăn thịt.
9. Từ 7- 9 tháng tuổi :
-Cả đực và cái bắt đầu có dấu hiệu động dục, thích đùa nghịch, vờn âu yếm nhau. Mèo cái bắt đầu hành kinh lần đầu tiên "là con gái", có thể mang thai và sinnh con.Thời gian này nếu không có nhu cầu nhân giống, thiến và triệt sản là tốt nhất để phòng tránh nhiều bệnh sinh sản hoặc u, ung thư đường sinh dục. Mèo dễ bị mất, thất lạc khi đi tìm bạn tình.
10.Trên 1 năm tuổi :-Cơ thể hoàn chỉnh, có thể cho phối giống hoặc sinh sản.
11.Từ 6-8 năm tuổi:Bắt đầu biểu hiện "lão hóa": chậm chạp, vụng nuôi con, mắt và phản xạ kém, béo phì sinh học. Bộ răng ngả màu vàng từ chân gốc răng.
12. Trên 12 năm tuổi : Già yếu,l ú lẫn, dễ rơi, ngã. Vẫn toilet có thể đúng chỗ nhưng hay bị dây bẩn ra ngoài do cơ vòng hậu môn và bàng quang yếu. Răng vàng ố toàn bộ, rụng tự nhiên. Mèo cần phải được chăm sóc rất cẩn thận, ăn thức ăn dễ tiêu hóa giảm chất đạm, mỡ trong khẩu phần. Cần khám BSTY nếu có những dấu hiệu đặc biệt.
13. Từ 15-18 năm tuổi :
-Là giới hạn tuổi thọ của mèo. Dễ phát sinh nhiều bệnh về tim mạch, gan thận hoặc ung thư để...về với "cát bụi". Bạn đừng quá buồn khi phải vĩnh biệt chúng vì ở tuổi này mới "ra đi", mèo của bạn đã hạnh phúc vì có nhưng ông bà chủ tuyệt vời đấy!
Bài viết này của tôi có tham khảo tài liệu của"Hiệp Hội Phòng Mạch Thú Y Hoa- Kỳ"-The American Hospital Association- và một số kinh nghiệm cá nhân. Thiết nghĩ hữu ích cho việc chăm sóc mèo yêu của bạn. Mong được các bạn trao đổi,góp ý thêm.
Tác giả : BS THÚ Y HOÀNG NGỌC BÁU GREENVET-HANOI
Last edited: