Hàng chục hécta chuối già hương xuất khẩu tại huyện Trảng Bom, Thống Nhất... đang bước vào mùa thu hoạch nhưng nông dân trồng chuối như “đứng đống lửa, ngồi đống than” vì giá chuối rẻ như cho mà vẫn không kiếm được ai mua.
Ông Chu Văn Vũ (xã Sông Thao, huyện Trảng Bom) bên những quầy chuối già hương chín vàng. Ảnh: Hữu ThắngNhiều vườn chuối đã chín rụng vàng, nông dân cũng đành bỏ mặc vì thu hoạch lại sợ lỗ tiền công. Những nông dân đổ xô trồng chuối già xuất khẩu với kỳ vọng làm giàu đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.
Vỡ nợ vì chuối
Trồng tiêu kém hiệu quả do cây chết nhiều, ông Chống Xìn Sắm (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) quyết định mua hơn 2 ngàn cây giống chuối cấy mô về trồng thay cho vườn tiêu vừa bị chặt bỏ. Thấy chuối già xuất khẩu có giá cao nên ông mạnh tay đầu tư cây giống, phân tro và cho lắp hệ thống tưới nước tiết kiệm... Chuối phát triển đẹp, đến khi thu hoạch ông gọi thương lái nhiều nơi nhưng không ai đến thu mua. Ông Chống Xìn Sắm ngậm ngùi: “Vụ này, dự kiến tôi thu được 20 tấn chuối. Vườn chuối của tôi đang chín rộ từng ngày, giống chuối này khi già thì chín rất nhanh nên nếu không thu hoạch kịp chỉ còn cách đổ bỏ. Trồng 1 hécta chuối, gia đình tôi đầu tư cả trăm triệu đồng vào cây giống, phân bón, vật tư… nhưng giờ đành bỏ mặc chuối chín rụng vàng gốc. Xót lắm nhưng phải bỏ, vì có mướn công thu hoạch lại lỗ thêm tiền công”.
Bà Nguyễn Thị Loan, chủ vựa chuối xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom) mua chuối già hương về không bán được, đành phải xẻ nhỏ bán lẻ, nhưng cũng khó tiêu thụ. Khi mua giống chuối cấy mô về trồng, chủ vựa chuối có hứa với ông Sắm sẽ bao tiêu sản phẩm, còn giá sẽ tùy thuộc thị trường. Nhưng giờ chuối chín đầy vườn, ông gọi thì thương lái từ chối vì Trung Quốc không nhập hàng, thị trường nội địa lại tiêu thụ không bao nhiêu. Các vựa chuối hầu như đều ngưng thu mua giống chuối này, nông dân cũng đành chịu vì việc hứa bao tiêu chỉ là “câu cửa miệng”.
Thấy trồng chuối có ăn, gia đình ông Chống Sìn Sáng, cũng ngụ tại xã Thanh Bình chặt bỏ vườn cà phê già cỗi, đầu tư khoảng 120 triệu đồng trồng chuối già hương xuất khẩu. “Gia đình chúng tôi hiện đang rất khó khăn. Vay mượn tiền ngân hàng để đầu tư trồng chuối, giờ rơi vào cảnh này chắc phải bán nhà mà trả nợ” - ông Sáng nói như khóc.
Chuối đổ đống, cơ sở chế biến lại thiếu nguyên liệu
Khi bán cây giống chuối cấy mô, đa số các vựa đều hứa sẽ bao tiêu đầu ra cho nông dân. Nhưng khi mặt hàng này dội chợ vì Trung Quốc không mua, các chủ vựa lại “làm lơ” vì họ và nông dân không có hợp đồng cam kết, bao tiêu. Bà Trương Thị Thùy Trang, chủ vựa chuối Tiến Trang (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom), cho biết: “Thời điểm này năm ngoái, trung bình mỗi ngày tôi mua hàng chục đến cả trăm tấn chuối già để đóng container xuất đi Trung Quốc. Nhưng hiện mỗi ngày vựa chỉ mua được đôi ba tấn để bán lẻ vì thị trường nội địa chủ yếu vẫn chuộng các giống chuối truyền thống, như: chuối cau, chuối sứ... Chúng tôi cũng rất muốn thu mua cho nông dân nhưng giờ mặt hàng này không có nơi tiêu thụ, chúng tôi cũng không thể ôm nợ vì mua giúp dân”.
Theo nhiều nông dân cho biết, trước đây một số vùng ở Trảng Bom, Thống Nhất cũng chuyên canh cây chuối, nhưng chủ yếu trồng các loại chuối bơm, chuối sứ... Tuy giá cả những loại chuối này có lúc trồi, lúc sụt nhưng người trồng không lo đầu ra vì ngoài ăn tươi, đây còn là nguồn nguyên liệu chế biến chuối sấy, chuối chiên.
Bà Trần Thị Hoa, chủ Cơ sở chế biến chuối Cường Hoa (xã Quang Trung, huyện Thống Nhất), nhận xét khi thấy chuối già xuất khẩu bán được giá cao, nông dân đổ xô qua trồng giống mới làm cho diện tích trồng các giống chuối địa phương, như: chuối bơm, chuối cau, chuối sứ giảm mạnh... khiến các cơ sở chế biến gặp không ít khó khăn. Bà Hoa so sánh: “Chỉ riêng giống chuối bơm hiện sản lượng đã giảm khoảng 30%. Để đủ nguồn chuối đưa vào chế biến, chúng tôi phải cố gắng tìm mua tại các địa phương xa hơn với giá cao hơn mọi năm. Trước đây trung bình mỗi ngày lò sấy khoảng 4 tấn chuối bơm, thì nay chỉ còn một nửa vì nguyên liệu khan hiếm”.
Bình Nguyên - Hữu Thắng
Báo Đồng Nai
Ông Chu Văn Vũ (xã Sông Thao, huyện Trảng Bom) bên những quầy chuối già hương chín vàng. Ảnh: Hữu Thắng
Vỡ nợ vì chuối
Trồng tiêu kém hiệu quả do cây chết nhiều, ông Chống Xìn Sắm (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) quyết định mua hơn 2 ngàn cây giống chuối cấy mô về trồng thay cho vườn tiêu vừa bị chặt bỏ. Thấy chuối già xuất khẩu có giá cao nên ông mạnh tay đầu tư cây giống, phân tro và cho lắp hệ thống tưới nước tiết kiệm... Chuối phát triển đẹp, đến khi thu hoạch ông gọi thương lái nhiều nơi nhưng không ai đến thu mua. Ông Chống Xìn Sắm ngậm ngùi: “Vụ này, dự kiến tôi thu được 20 tấn chuối. Vườn chuối của tôi đang chín rộ từng ngày, giống chuối này khi già thì chín rất nhanh nên nếu không thu hoạch kịp chỉ còn cách đổ bỏ. Trồng 1 hécta chuối, gia đình tôi đầu tư cả trăm triệu đồng vào cây giống, phân bón, vật tư… nhưng giờ đành bỏ mặc chuối chín rụng vàng gốc. Xót lắm nhưng phải bỏ, vì có mướn công thu hoạch lại lỗ thêm tiền công”.
Bà Nguyễn Thị Loan, chủ vựa chuối xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom) mua chuối già hương về không bán được, đành phải xẻ nhỏ bán lẻ, nhưng cũng khó tiêu thụ.
Thấy trồng chuối có ăn, gia đình ông Chống Sìn Sáng, cũng ngụ tại xã Thanh Bình chặt bỏ vườn cà phê già cỗi, đầu tư khoảng 120 triệu đồng trồng chuối già hương xuất khẩu. “Gia đình chúng tôi hiện đang rất khó khăn. Vay mượn tiền ngân hàng để đầu tư trồng chuối, giờ rơi vào cảnh này chắc phải bán nhà mà trả nợ” - ông Sáng nói như khóc.
Chuối đổ đống, cơ sở chế biến lại thiếu nguyên liệu
Khi bán cây giống chuối cấy mô, đa số các vựa đều hứa sẽ bao tiêu đầu ra cho nông dân. Nhưng khi mặt hàng này dội chợ vì Trung Quốc không mua, các chủ vựa lại “làm lơ” vì họ và nông dân không có hợp đồng cam kết, bao tiêu. Bà Trương Thị Thùy Trang, chủ vựa chuối Tiến Trang (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom), cho biết: “Thời điểm này năm ngoái, trung bình mỗi ngày tôi mua hàng chục đến cả trăm tấn chuối già để đóng container xuất đi Trung Quốc. Nhưng hiện mỗi ngày vựa chỉ mua được đôi ba tấn để bán lẻ vì thị trường nội địa chủ yếu vẫn chuộng các giống chuối truyền thống, như: chuối cau, chuối sứ... Chúng tôi cũng rất muốn thu mua cho nông dân nhưng giờ mặt hàng này không có nơi tiêu thụ, chúng tôi cũng không thể ôm nợ vì mua giúp dân”.
Theo nhiều nông dân cho biết, trước đây một số vùng ở Trảng Bom, Thống Nhất cũng chuyên canh cây chuối, nhưng chủ yếu trồng các loại chuối bơm, chuối sứ... Tuy giá cả những loại chuối này có lúc trồi, lúc sụt nhưng người trồng không lo đầu ra vì ngoài ăn tươi, đây còn là nguồn nguyên liệu chế biến chuối sấy, chuối chiên.
Bà Trần Thị Hoa, chủ Cơ sở chế biến chuối Cường Hoa (xã Quang Trung, huyện Thống Nhất), nhận xét khi thấy chuối già xuất khẩu bán được giá cao, nông dân đổ xô qua trồng giống mới làm cho diện tích trồng các giống chuối địa phương, như: chuối bơm, chuối cau, chuối sứ giảm mạnh... khiến các cơ sở chế biến gặp không ít khó khăn. Bà Hoa so sánh: “Chỉ riêng giống chuối bơm hiện sản lượng đã giảm khoảng 30%. Để đủ nguồn chuối đưa vào chế biến, chúng tôi phải cố gắng tìm mua tại các địa phương xa hơn với giá cao hơn mọi năm. Trước đây trung bình mỗi ngày lò sấy khoảng 4 tấn chuối bơm, thì nay chỉ còn một nửa vì nguyên liệu khan hiếm”.
Bình Nguyên - Hữu Thắng
Báo Đồng Nai