Dự đoán: Xu thế chăn nuôi mới

Thân chào các Mod và quý ACE trên diễn đàn
Nông nghiệp - Vi
ệt Nam (agriviet.com)


* Lời đầu tiên cho tôi gửi lời chúc sức khoẻ đến tất cả các mod quý ACE trên diễn đàn, chúc ACE chăn nuôi thuận lợi, thành đạt.

* Tôi Viết Topic “Xu thế chăn nuôi mới” này nhằm mục đích tạo ra nơi không những tôi mà nhiều ACE khác có thể học hỏi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin về những giống vật nuôi mới, mô hình mới.

* Rất mong ACE sau khi đọc song bài viết hãy chia sẻ cho tôi cũng như tất cả những người đang chăn nuôi một vài ý kiến, một vài kinh nghiệm…

Xin cảm ơn những lời chia sẽ của quý ACE rất nhiều.

Xu Thế Chăn Nuôi Mới.

Khi kinh tế phát triển, nhu cầu được thưởng thức các loại thịt động vật ngoài những gia súc truyền thống (trâu,bò, lợn, gà) càng tăng cao. Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi một số loài động vật quý hiếm đã trở thành hướng đi mới đem lại lợi nhuận cao.
22. Nuôi Trâu.
images

Con trâu vốn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Từ xa xưa trâu đã được nuôi để phục vụ cho việc sản xuất của nhà nông. Con trâu trong đời sống được xét lên hàng đầu “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Nhưng do tình hình kinh tế đất nước phát triển, con trâu lại được sử dụng thêm vào nhiều mục đích khác. Ngoài mục đích khai thác sức kéo, trâu còn được nuôi để lấy thịt, và lấy sữa.
21. Nuôi Bò.
images
images


Chăn nuôi bò thịt và bò sữa mang lại thu nhập cao cho người nông dân. tuy nhiên để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật.


20. Nuôi Gà Rừng.
800-nuoi-ga.jpg

Vào năm 2004, trong lúc đi làm rẫy, ông Đào Xuân Biên, ở thôn Phú Xuân, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa - Đăk Nông) nhặt được 6 quả trứng gà rừng, rồi mang về cho gà nhà ấp. Hơn hai tuần sau, trứng nở thành những con gà con khỏe mạnh, ông giữ lại nuôi, lúc đầu cũng chỉ để cho vui. Sau 2 năm nhân giống, đàn gà rừng của gia đình ông phát triển lên 25 con và bắt đầu thả được vào môi trường tự nhiên. Đến nay đàn gà của ông có gần 50 con, mỗi năm xuất bán 30-40 con gà trống trưởng thành, với giá hiện tại dao động từ 1 đến 1,5 triệu đồng/con, với chi phí đầu tư không đáng kể nên mỗi năm ông thu lãi trên 30 triệu đồng. Theo ông Biên thì việc nuôi gà rừng hết sức đơn giản vì gà có sức đề kháng cao nên hầu như ít bị dịch bệnh. Mỗi năm gà đẻ 2 lứa, mỗi lứa khoảng 6-7 trứng, ấp khoảng 18 ngày thì nở con. Gà rừng con phải được nuôi trong lồng, để cách ly với mặt đất, cho ăn bằng côn trùng và cỏ, rau. Sau hơn 1 tháng khi gà cứng cáp thì mới thả ra ngoài, nơi nuôi gà rừng phải có nhiều bụi rậm hoặc cây cối để tạo môi trường gần gũi cho gà.
19. Nuôi Cóc.
300_2_nui_coc.jpg

Thịt cóc có hàm lượng đạm và calci rất cao, là nguồn thức ăn không thể thiếu cho các loài động vật hoang dã. Những năm gần đây, các trang trại nuôi trăn, rắn, kỳ đà, phát triển mạnh ở các tỉnh thành trong cả nước vì vậy nguồn cóc trong thiên nhiên ngày một cạn kiệt.

18. Nuôi Gà Tò.
t673568.jpg

Gà Tò là một giống gà nuôi, có xuất xứ từ làng Tò (nay thuộc xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh **** Bình). Gà Tò phù hợp với hình thức chăn nuôi chăn thả, cho thịt đặc biệt thơm ngon. Tương truyền, gà Tò xưa kia là sản vật quý báu để dân làng nơi đây dâng tiến lên vua Trần.
Hình dáng
Gà Tò có dáng vóc to cao hơn các giống gà khác. Con trống có trọng lượng trung bình đạt từ sáu tới bảy kilôgam. Con mái có trọng lượng trung bình đạt từ ba tới bốn kilôgam. Khi trưởng thành, gà trống thường có lông màu cánh gián, mã tím, có chút pha hoa mơ. Gà mái có lông màu trứng cà cuống.

Gà Tò từ lúc mới nở tới khi đạt bốn tuần tuổi đạt khoảng 0,67 kilogam. Đến thời kì này, lông chân gà có hiện tượng thưa dần. Và đến tận kì **** sản, lông mới mọc lại như thường. Lúc này, gà Tò trống có da đỏ như gà Trọi.


Gà Tò có một đặc điểm đặc biệt là có lông phần chân (từ bàn chân tới nơi tiếp giáp với đùi). Kẽ chân có màu đỏ tía.

Gà Tò đẻ một lần từ mười lăm tới mười tám trứng. Một năm đạt khoảng một trăm ba mươi tới một trăm năm mươi trứng. Gà Tò không có hiện tượng ấp bóng như một số giống gà khác, sau mỗi lần đẻ chúng nghỉ từ năm tới bảy ngày sau đó đẻ tiếp. Gà mái khi đẻ trứng đạt tới trọng lượng khoảng hai phảy năm kilôgam. Từ khi ấp nở tới lúc xuất chuồng khoảng bảy tháng.
Gà Tò mái do có lông chân dễ bị ngấm nước, làm ảnh hưởng đến quá trình ấp nở trứng, nên tỷ lệ nở trứng ở gà Tò không cao. Cũng có ý kiến cho rằng, với thể hình quá khổ làm cho gà Tò mái trở nên vụng về trong việc ấp trứng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm cho gà Tò trở nên hiếm. Dân gian có câu : Gà Tò ăn khỏe đẻ vụng.
17. Nuôi ong mật.
images

Thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa tự nhiên, do đó phải đặt thùng ong ở nơi có nguồn hoa phong phú. Vào thời gian địa phương thiếu nguồn hoa tự nhiên hay những ngày thời tiết không thuận lợi, ong không thể rời tổ tìm thức ăn được thì phải cho ong ăn nước đường có bổ sung via- min. Cần che chắn cẩn thận không để mưa gió táp vào thùng ong.

16. Nuôi Cầy Hương.
images

Con cầy hương (có nhiều người gọi là chồn hương) là một loài động vật sống phổ biến ở các vùng đồi núi trung du và hải đảo của chúng ta. Thịt cầy hương rất ngon. Da của nó dùng trong may mặc. Cầy hương còn cho ta một loại xạ rất thơm để dùng trong mỹ phẩm và dược liệu. Đặc biệt, cầy hương còn có một sản phẩm kỳ lạ mà nói ra nhiều người không tin. Đó là việc người ta đi nhặt những hạt cà phê lẫn trong phân của con cầy hương để làm ra loại cà phê ngon nhất thế giới - cà phê chồn!

15. Nuôi Ếch.
images

Ếch là động vật lưỡng cư sống được cả trên cạn và dưới nước, ếch có khả năng hô hấp bằng phổi và qua da. Ếch phân bố khắp nơi ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. Thịt ếch trắng hồng, dai, thơm ngon là nguồn cung cấp đạm rất tốt cho con người.


14. Nuôi Chim Bồ Câu.
images

Trước đây, người ta thường nuôi chim bồ câu để làm cảnh, ngày nay việc nuôi bồ câu lấy thịt đã trở nên phổ biến. Nuôi chim bồ câu không đòi hỏi đầu tư nhiều mà lại nhanh thu hồi vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều người đã thành công với mô hình còn khá mới mẻ này

13. Nuôi Rúi.
nuoi.jpg

Con dúi hay còn gọi là nu (tiếng địa phương) có tên khoa học là Atherurus macrourus. Dúi là một loại vật nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Nuôi dúi rất đơn giản, vì sức đề kháng của chúng khá tốt nên ít bị dịch bệnh. Nguồn thức ăn chính của dúi lại khá đơn giản và dễ kiếm, chủ yếu là các cây thuộc họ nhà tre, mía, thậm chí cả lõi ngô.10 con dúi chỉ ăn hết khoảng 5.000 đồng thức ăn mỗi ngày.
12. Nuôi Giun đất.
images

Giun đất có rất nhiều giống, trên thế giới có đến 8000 giống ở nước ta phát hiện trên 100 giống và nhiều vùng nuôi giun làm thức ăn cho gà, vịt, ngan, ngỗng từ những 1950. Giống giun chọn nuôi là giun quắn và giun quế. Giun quế (còn gọi là giun đỏ) **** sản rất nhanh, có tỷ lệ protein cao, thân màu tím sẫm có ánh kim, thân dẹt, hai đầu hơi nhọn, dài 10- 15cm, ăn tạp các loại phân gia súc, gia cầm, ưa hoạt động. Giun quắn ít hơn giun quế, màu tím sẫm, nhọn hai đầu, sống ở nơi ẩm nhiều trong rác, rãnh nước, ao. Giun là loài lưỡng tính nhưng bắt buộc phải giao phối. Mỗi tuần đẻ ra một lần, đẻ ra một nang trứng có 2-20 kén, sau 3 tuần trở thành giun con, sau 3 tháng thành giun mẹ đẻ trứng.

11. Nuôi Hươu.
images

Người dân Hương Sơn nuôi hươu từ những năm 50 của thế kỷ trước. Đến những năm 70, ở đây có hẳn một trại nuôi hươu tập trung đến vài trăm con của Nhà nước ở Sông Con (xã Sơn Quang). Nhung hươu thời đó thu hoạch xong chuyển ra Hà Nội chế biến thành thuốc bổ cao cấp phát cho cán bộ cấp cao. Thịnh vượng nhất là vào đầu những năm 90, khi đó giá mỗi con hươu cái ba tháng tuổi khoảng 50-60 triệu đồng (tương đương với giá 10 lượng vàng vào thời điểm đó).

10. Nuôi thỏ.
images

Thông thường một con thỏ cái đẻ từ 5 – 7 lứa/năm, mỗi lứa được từ 5 – 9 con thỏ con. Tuy nhiên vào mùa hè nóng bức thì người nuôi chỉ nên giữ lại tối đa 7 con thỏ con/lứa, còn mùa đông không nên để quá 8 con/lứa, làm vậy để giữ gìn sức khỏe cho thỏ mẹ tốt. Về các bệnh thường gặp của thỏ cũng dễ nhận biết và điều trị không khó. Duy nhất chỉ có bệnh ghẻ mới ở thỏ là điều trị phức tạp hơn.

9. Nuôi Rắn.
images
images

Nếu so với một người làm 40 - 50 công ruộng chưa chắc đạt hiệu quả cao bằng…1 công đất **** dùng để nuôi rắn.
nghề nuôi rắn ri voi không cần nhiều vốn, không tốn công sức đầu tư xây chuồng trại, bà con có thể tận dụng gầm giường hay xó xỉnh nào đó trong nhà là có thể thả nuôi rắn trong các thau, chậu, thùng. Thức ăn của rắn là ếch nhái, lươn, các loại cá trơn... Rắn con nuôi đúng một năm sẽ đạt trọng lượng trên 1kg là có thể bán được. Thông thường vào cận Tết là rắn có giá cao nhất. Ở thời điểm này làng rắn sôi động hẳn lên, thương lái tới mua rắn ì xèo, giá rắn lên đến 190.000-270.000đ/kg. Trừ chi phí, tùy theo nuôi nhiều hay ít mà các hộ nuôi có thể lời từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng.

8. Nuôi Dế.
images

Chỉ cần có vài m2 đất, thậm chí tận dụng cả gầm nhà sàn hay trên sân thượng đều có thể nuôi được dế. Nuôi dế vốn đầu tư thấp, hiệu quả cao, ít bị dịch bệnh và ai cũng có thể nuôi được. Con dế đang trở nên có giá trị, giúp nông dân làm giầu!
Nuôi dế rất đơn giản, chỉ cần người nuôi chăm chút một tý, nắm rõ tập tục **** hoạt của chúng là có hiệu quả kinh tế ngay. Vốn đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, khoảng 45-50 ngày là đã có thể xuất bán. Thức ăn cho dế cũng rất đơn giản chỉ là cám ngô, cám gạo và các loại rau cỏ quanh nhà, ngoài ****. Quan trọng là người nuôi phải biết cho trứng nở vào thời điểm nào để có sản phẩm bán ra hàng ngày.

Dế không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất bán sang Trung Quốc, **** Lan bởi thịt dế giàu dinh dưỡng, không béo, có tác dụng làm giảm lượng colesterol trong máu và lại có hương vị hấp dẫn.

7. Nuôi Ngựa Bạch.

images

7492064860_beb73fb5cd_z.jpg


Ngựa bạch đang trở thành vật nuôi đem lại lợi nhuận cao cho hàng trăm hộ ND xã Dương Thành, huyện Phú Bình, **** Nguyên. Nhờ ngựa bạch mà Dương Thành ngày càng “lên hương”. Dương Thành nằm trong vùng bán sơn địa. Nuôi ngựa là truyền thống của người dân trong xã. Trước kia, người dân thường nuôi ngựa nâu, ngựa xám, ngựa bạch cũng có nhưng hiếm. Và dù là ngựa màu gì cũng phục vụ cày ruộng, kéo xe, hoặc làm thịt. Nuôi ngựa bạch mới thành phong trào ở Dương Thành hơn chục năm nay.
Ông Dương Văn Thặng, một trong những hộ nuôi nhiều ngựa bạch nhất trong xã (lúc nhiều có 10 con, ít cũng 5 con), cho biết: “Ngựa nâu, ngựa xám giá tiền chỉ gần bằng con trâu, con bò. Ngựa bạch là ngựa thuốc, ngựa nấu cao nên giá trị gấp chục lần ngựa thường. Bình quân, mỗi con ngựa bạch **** lời hơn 1 triệu đồng/tháng. Nuôi ngựa bạch giờ là hướng đi mới của tôi cũng như nhiều hộ ở Dương Thành”- ông Thặng thổ lộ.
Theo một chủ hộ nuôi ngựa bạch thực tế, một con ngựa bạch 3 tháng tuổi, ngựa đực giá 30 triệu đồng, ngựa cái từ 24-25 triệu đồng/con. Ngựa giống 3 tháng tuổi nuôi 1,5 năm bán. Lúc đó, ngựa đực giá 60-70 triệu đồng/con, ngựa cái giá 50 triệu đồng/con. Ngựa cái nuôi 1,5-2 năm động dục, mang thai 12 tháng thì đẻ. Trâu, bò giống con đực rẻ hơn con cái; ngựa bạch ngược lại, con cái rẻ hơn con đực, bởi ngựa bạch đực “lốt” (khung), tim to, xương nhiều hơn ngựa cái.
Theo anh Dương Văn Bách, một trong những hộ nuôi ngựa bạch có tiếng ở xã Dương Thành: Ngựa bạch đúng tiêu chuẩn phải đáp ứng được “4 trắng” (da trắng, lông trắng, móng trắng và mõm trắng). Đồ ăn, thức uống, kỹ thuật nuôi ngựa bạch giống nuôi ngựa nâu, ngựa xám. Nhưng đến kỳ động dục, ngựa đực, cái phải được giám sát chặt chẽ, đảm bảo ngựa đực phối giống phải là ngựa bạch. Nếu lỡ may, ngựa đực phối giống là ngựa nâu, ngựa xám coi như “xôi hỏng bỏng không”, bởi ngựa con **** ra chẳng đáng mấy đồng”.
Lo thiếu vốn

Xã Dương Thành có 20 thôn, xóm; thôn, xóm nào cũng có gia đình nuôi ngựa bạch. Số lượng ngựa bạch trong xã hiện ước khoảng hơn 600 con. Gọi ước khoảng, vì vài năm trở lại đây, Dương Thành không chỉ là nơi nuôi, **** sản mà còn là điểm buôn bán, trung chuyển ngựa bạch.
Ông Dương Văn Bách, một người có tiếng về nuôi ngựa bạch thương phẩm ở Dương Thành, cho biết: “Ngựa bạch mua từ Trung Quốc qua ngả Cao Bằng. Ngựa bạch qua biên giới phải làm thủ tục hải quan, kiểm dịch thú y…”.
Những năm trước, một số hộ nuôi ngựa bạch quy mô trên 4 con tập hợp lại thành hội nuôi ngựa bạch. Đầu năm 2011, xã Dương Thành thành lập HTX chăn nuôi ngựa bạch do ông Dương Văn Bộ làm chủ nhiệm với 48 thành viên, tổng đàn ngựa bạch hơn 100 con.
“HTX xác định phát triển theo 4 hướng chính: Bảo tồn gen ngựa bạch; nâng số lượng, chất lượng ngựa thương phẩm; mở dịch vụ buôn bán ngựa và chế biến các sản phẩm từ ngựa bạch.

6. Nuôi Lợn rừng
.
images


Được nuôi từ năm 2000. Có 2 loại: lợn rừng Việt Nam, **** Lan. Phổ biến là lợn rừng **** Lan và con lai giữa hai loại lợn rừng đó với nhau hoặc với các loại lợn đen miền núi.
Nuôi lợn rừng thịnh hành từ năm 2003 đến 2009. Giá bán con giống năm 2003 khoảng 100-150 ngàn đồng / kg, đến 2005 lên đến 250 ngàn đồng, cá biệt là 300 – 400 ngàn; hiện nay còn 180-200 ngàn đồng. Năm 2007 có khoảng 150 hộ nuôi từ 10 nái trở lên. Có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh ít giá trị dinh dưỡng. Tăng trọng: 3-5 kg/con / tháng. Số con đẻ ra 5-7 con.

Tai vạ nhất của lợn rừng đó là hàng giả: lợn rừng giống giả và thịt lợn rừng giả được làm từ thịt lợn nái sề. Người tiêu dùng bị nhầm: đó là lợn rừng nuôi thường được bán lúc 20-30 kg, tức độ tuổi thịt ngon nhất, chứ không thể lợn già, da dày.

5. Nuôi Nhím.
images

Loài vật này được nuôi từ 1999, phát triển thành cao trào từ năm 2003 kéo dai đến năm 2010. Giá con giống được đẩy từ 100 – 150 ngàn đồng / kg năm 2003 lên 1-2 triệu đồng năm 2010. Hiện nay đã giảm xuống 2/3 thậm chí ½. Ước tính trên cả nước có đến 5000 hộ nuôi nhím, riêng Sơn La đã có đến 200 hộ.
Đặc điểm: tăng trọng 1-2 kg / tháng. Một năm đẻ 3-4 con. Thức ăn đa dạng, chủ yếu là cây củ quả. Bệnh tật: rất ít. Thịt: ngon vừa phải. Có thể nuôi nhiều vùng. Do đặc điểm ăn tạp, dễ nuôi, ít bệnh nên như ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), một nông dân có tính: giá có xuống đến 5 trăm ngàn đồng con – vẫn nuôi được. Người mua giống đôi lúc vẫn mua nhầm phải nhím bắt trong rừng ra. Để mua được giống tốt phải căn cứ vào lai lịch của nó. Thịt nhím cũng giống thịt lợn nên dễ làm giả

4. Nuôi Gà H'mông.
images

Gà Mông có da, xương, thịt đều đen, xuất xứ từ vùng núi cao, đã được Viện Chăn nuôi thuần hoá thành công từ nhiều năm nay và được nhiều trang trại đưa vào chăn nuôi, đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Thịt gà Mông xuất hiện đầu tiên trong các nhà hàng, quán ăn ở Sơn La, Hà Giang, Lào Cai; nay đã tràn về Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vinh (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hoà), TP. Hồ Chí Minh... và nhanh chóng trở thành món ăn “khoái khẩu” của nhiều thực khách.
Năm 1999, cán bộ của Viện Chăn nuôi đã phát hiện giống gà Mông tại Trung tâm Khoa học và Sản xuất Tây Bắc (Sơn La), ngay sau đó, đoàn cán bộ này đã lên vùng cao Sơn La để điều tra về chúng. TS. Sự cho biết: “Về mặt dinh dưỡng, gà Mông giá trị gấp nhiều lần gà ác. Người vùng cao Tây Bắc có món truyền thống là gà Mông tần thuốc Bắc, dành để tẩm bổ cho những người ốm yếu”.

Năm 2000, với kinh phí của dự án “Bảo tồn các giống vật nuôi có vốn gien quý hiếm tại Việt Nam”, ông Sự đã chủ trì đề tài nghiên cứu và đã chăn nuôi thành công giống gà này tại Hà Nội.

3. Nuôi Đà điểu.

images

Năm 1997, Trại nghiên cứu đà điểu đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương (Viện chăn nuôi) sau khi Nhà nước chính thức phê duyệt Dự án Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam. Cùng với đàn đà điểu con ban đầu, năm 1998, trại nhập thêm 150 đà điểu bố mẹ gốc từ Australia. Mấy năm qua, đã có trên 3.000 đà điểu giống được ấp nở từ Viện chăn nuôi, cung cấp cho các trang trại chăn nuôi của 23 tỉnh thành trên cả nước. Con trống lớn nhất có chiều cao hơn 2m, nặng khoảng 140kg; con mái thường cao 1,7 - 1,9m, nặng khoảng 110kg. Đà điểu là giống ưa chạy, chúng càng chạy nhiều thì cặp đùi càng săn chắc và thịt càng thơm ngon. Thịt đà điểu có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt không có gân và hàm lượng cholesterol rất thấp.

Giá thịt đà điểu khá đắt, tại Hà Nội là 200.000 đồng/kg, tại TP. Hồ Chí Minh là 270.000 đồng/kg. Không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng, da đà điểu còn được dùng để sản xuất các sản phẩm như: túi xách, ví, áo, giày... Trên thị trường quốc tế, 1m2 da đà điểu có giá 400 USD.

2. Nuôi Cá sấu.
images

Da cá sấu là mặt hàng rất giá trị, dùng để sản xuất các vật dụng: xắc tay, ví, thắt lưng, giày dép, va - li.... Do đó, cá sấu hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng vì sự săn lùng của con người. Riêng cá sấu hoa cà Crocodine porosus ở nước ta đang trở nên rất hiếm. Vì vậy, nuôi cá sấu ngoài mục đích bảo tồn loài động vật hoang dã còn là nguồn lợi kinh tế; đặc biệt thích hợp với vùng ven biển do lượng thức ăn (cá) nhiều, giá rẻ. Hiện, nước ta có 75 trại và gia đình nuôi cá sấu nước ngọt **** sản có đăng ký với cơ quan kiểm lâm địa phương. Nhưng hầu hết các trại và gia đình nuôi ở quy mô nhỏ, từ vài con đến vài chục con, một số ít nuôi với số lượng trên 1.000 con.

Thịt cá sấu rất ngon và bổ dưỡng, có tới 17 loại axit amin, đặc biệt chứa 7 loại axit amin mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Thịt cá sấu rất hữu ích nếu dùng để bồi dưỡng cho người bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. So với những loại thịt thông thường (lợn, gà, bò...), thịt cá sấu ít năng lượng và chất béo hơn, hàm lượng mỡ chỉ chiếm 1,4%, đồng thời chất khoáng nhiều hơn hẳn, chiếm tới 1,3%. Mật cá sấu dùng làm thuốc chữa bệnh xuyễn, được đóng gói dưới dạng tươi hoặc sấy khô. Xương cá sấu phối hợp với một số loại dược thảo dùng nấu cao, có tác dụng trị các chứng đau nhức khớp xương, biếng ăn, viêm xoang, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Giá bán của thịt cá sấu tuỳ theo từng loại: thịt nạc phần cổ có giá 70.000 đồng/kg; thịt nạc đuôi 112.000 đồng/kg; chà bông (ruốc) khô 260.000 đồng/kg; khô cá sấu 220.000 đồng/kg...

1. Nuôi Lợn Móng Cái. (Quảng Ninh)
images

Lợn Móng Cái có xuất xứ từ những con lợn rừng nhiệt đới Châu á, được người dân địa phương đưa về thuần hoá và nuôi tại nhà. Có ý kiến cho rằng, giống lợn này được tạo ra cách nay ít nhất 150 năm. Vùng biển với khí hậu trong lành, giầu thức ăn có lẽ là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra giống lợn có màu lông đặc thù đen, trắng và hồng tím không có ở nơi khác. Lợn Móng Cái có 3 loại: xương to, xương nhỡ và xương nhỏ. Những con xương càng nhỏ thì thịt càng thơm ngon. Hiện nay, những con lợn Móng Cái còn lại chủ yếu là loại xương nhỡ. Thịt thơm ngon, dễ nuôi, đẻ mắn, đẻ sai, thân thiện với con người, chịu được kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt là những đặc điểm của lợn Móng Cái.

Trong các giống lợn nội như lợn ỉ, lợn Mường Khương, lợn mẹo… thì lợn nái Móng Cáicó nhiều ưu điểm nổi trội trong việc **** sản. Đây có lẽ là giống lợn đẻ sai nhất, mỗi lứa trung bình từ 14 đến 16 con, kỷ lục đến 20 đến 22 con, trong khi các giống lợn khác, kể cả các giống lai cũng chỉ đẻ được từ 10 đến 12 con mỗi lứa.Không chỉ đẻ sai, lợn nái Móng Cái còn đẻ sớm và đẻ dai. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, lợn nái Móng Cái chỉ cần nuôi từ 6 đến 8 tháng là cho phối giống được và thời gian đẻ có thể kéo dài tới 10 năm, thậm chí lâu hơn. Đây còn là giống lợn đẻ dày, trung bình mỗi năm có thể đẻ được từ 1,9 đến 2,2 lứa. Nhưng lợn Móng Cái cũng có một hạn chế là tỷ lệ thịt nạc hơi thấp so với các giống khác. Tỷ lệ nạc của thịt lợn do nái Móng Cái lai với đực ngoại chiếm từ 35% đến 38%, nếu do nái F1 phối với đực ngoại cũng chỉ đạt đến 45%. Còn tỷ lệ nạc của thịt lợn Móng Cái thuần thì còn thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 28% đến 29% là cùng. Người dân Móng Cái ngày nay nếu không có công ăn việc làm thì đi chở hàng thuê hay làm những công việc khác, chứ không mấy ai đầu tư cho chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn. Có lẽ đấy là lý do chính khiến giống lợn Móng Cái ở đây mai một đi.

- Xin cảm ơn ACE đã theo dõi bài viết!

- Chúc ACE chăn nuôi thuận lợi và thành đạt!

- Chúc ACE luôn thành công trên con đường sự nghiệp!


(Rất mong ACE chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi về những giống vật nuôi ở trên)
 
Last edited:
gsh

Nhà tôi hiện có nuôi 4 con lợn rừng, (1 đực + 3 cái)hôm vừa rồi có 2 con lợn mẹ đẻ. 1 đàn 7 con, 1 đàn 9 con. mừng nhưng cũng thấy no no, .

Bác này là chuyên gia viết sai chính tả
 
Cá hồi là cá nước mặn hay nước ngọt vậy?mình k nhìn thấy cá hồi bao giờ.


Cá hồi sống và phát triển ở ngoài biển nhưng khi sinh sản lại bơi ngược lên suối ( chính nơi ngày xưa nó được sinh ra) để đẻ trứng.Hiện nước mình đã nuôi được cá hồi.
 
Em không đồng tình với ý kiến của bác huebkhcm. Mục đích topic này của bác Vũ Mạnh Huy là để chúng ta cùng chia sẻ, cùng góp ý cho nhau. Tât nhiên không phải thấy ai nói mình cũng theo ngay. Mình phải suy nghĩ, tính toán chứ? Quan điểm của em là "nhiều cái đầu chắc chắn phải hơn một cái đầu". Có bác nào nghe thấy mô hình nuôi Vịt trời chưa? Chỗ em có rồi đấy! Nuôi đẻ đàng hoàng.
 
Em không đồng tình với ý kiến của bác huebkhcm. Mục đích topic này của bác Vũ Mạnh Huy là để chúng ta cùng chia sẻ, cùng góp ý cho nhau. Tât nhiên không phải thấy ai nói mình cũng theo ngay. Mình phải suy nghĩ, tính toán chứ? Quan điểm của em là "nhiều cái đầu chắc chắn phải hơn một cái đầu". Có bác nào nghe thấy mô hình nuôi Vịt trời chưa? Chỗ em có rồi đấy! Nuôi đẻ đàng hoàng.

:9^: Cảm ơn bạn Vana Đinh. bạn hãy cho biết k đồng ý với bạn huebkhcm ở điểm nào(Reply With Quote Thanks )
 
Last edited:
Bác Vu Manh Huy cho em hỏi ở trong nam nuôi chim trĩ được không, em cũng thích nuôi cho vui nhưng không biết thời tiết thích hợp không nữa?
 
Bác Vu Manh Huy cho em hỏi ở trong nam nuôi chim trĩ được không, em cũng thích nuôi cho vui nhưng không biết thời tiết thích hợp không nữa?
Chào bạn hailua2010ag.
Nói trung thì chim trĩ có thể nuôi trên các vùng miền của việt nam, nhưng với khí hậu trong nam nếu nuôi sẽ thuận lợi hơn.vì ngoài miền bắc khí hậu khắc nghiệt hơn trong miền nam.
 
Em thấy nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao

ở Thái Nguyên cũng tôi cũng đã đi thăm quan 1 vài mô hình nuôi chồn nhung đen.tôi thấy loại này nuôi cũng không khó lắm.
gọi là chồn nhung đen nhưng có con lại mầu trắng, con lại mầu vàng,con thì khoang đen trắng.
Mấy lần tôi định mua vài đôi về nuôi để thịt, nhưng đến giờ vẫn trưa mua đôi nào.không biết thịt ăn có ngon không.
 
Last edited:
đọc một hồi mà vẫn chưa tìm ra hướng đi thích hợp cho mình, mong các bác giúp em xem em nên nuôi con gì? Nhà em có 20ha rừng đang chồng bạch đàn và keo. Em muốn nuôi thêm còn gì đó có hiệu quả kinh tế, nhưng chưa biết nuôi con gì? Mong các bác giúp đỡ.
 
đọc một hồi mà vẫn chưa tìm ra hướng đi thích hợp cho mình, mong các bác giúp em xem em nên nuôi con gì? Nhà em có 20ha rừng đang chồng bạch đàn và keo. Em muốn nuôi thêm còn gì đó có hiệu quả kinh tế, nhưng chưa biết nuôi con gì? Mong các bác giúp đỡ.
Rừng rộng như thế nuôi gà thả đồi kết hợp với nuôi dòi hoặc trùn quế làm thức ăn cũng ổn. Nuôi thỏ cũng được nhưng hiện giờ đầu ra đang khó khăn.
Nói chung chăn nuôi cái gì cũng cần đầu tư vốn cao và rủi ro cũng nhiều, làm ăn được thì nhiều người làm mà bài toán đầu ra thì vô cùng nan giải!
Có thể làm khu nuối chim bồ câu rồi thả cho nó tự kiếm ăn cũng được đấy chứ, đất nhiều thế làm gì chả được, ở Chí Linh thì thuê tôi đến làm thuê cho!

 
Last edited by a moderator:
đọc một hồi mà vẫn chưa tìm ra hướng đi thích hợp cho mình, mong các bác giúp em xem em nên nuôi con gì? Nhà em có 20ha rừng đang chồng bạch đàn và keo. Em muốn nuôi thêm còn gì đó có hiệu quả kinh tế, nhưng chưa biết nuôi con gì? Mong các bác giúp đỡ.

Theo mình nuôi con gì mà đầu ra rễ và ổn định thì đều có thể mang lại hiệu quả kinh tế.
không cần thiết phải nuôi những con đặc sản mới thì mới mang lại hiệu quả kinh tế
Nhưng nuôi con gì cũng vậy trong quá trình nuôi cần phải chú ý áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, mới có thể thành công.
 
Last edited:
anh ở Chí Linh à, anh ở chỗ nào vậy. Nhà em cũng ở Chí Linh mà. em trước đây nuôi con ba ba rồi, chết không kịp ngáp. Giờ tính làm gì cũng thấy sợ, với lại em làm ở QN cơ, tính kế để làm kinh tế ở nhà cho bố mẹ. Anh có nuôi con gì không?

--------

Trước đây em cũng nghiên cứu nhiều về con thỏ và cả con dê nữa, thấy 2 con này vốn ít và cũng ít tiền vốn chăm sóc. Nên tính định nuôi, em muốn nghiên cứu thật sâu về nó đã. Nuôi con gì mà mất nhiều vốn là khiếp rồi, lãi bằng mấy cũng vẫn sợ. Em cũng đã biết vài địa chỉ nuôi thỏ đang muốn đi thăm quan học hỏi rồi đưa ra quyết định, thấy con thỏ bệnh tật cũng gớm lắm nên cũng sợ. Anh đã đi thăm mô hình kinh tế nào chưa, cho em lời khuyên nhé.
 
Last edited:
theo em nuôi rắn hỗ mang lợi nhuận cao

--------

Làng rắn Phụng Thượng thuộc huyện Phúc Thọ (Hà Nội), giáp Sơn Tây. Nghề nuôi rắn ở làng mới có khoảng 20 năm nay. Tuổi nghề của làng chưa thấm tháp gì so với vài chục năm ở Lệ Mật (Gia Lâm) hay Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, ngôi làng này lại đặc biệt hơn, vì chỉ nuôi độc một loại là rắn hổ chúa, loài rắn khổng lồ trong sách đỏ.
ran-1.JPG

<tbody>
</tbody>
Pháp luật cấm buôn bán, sở hữu loài rắn này, nên người Phụng Thượng phải nuôi một cách bí mật, buôn bán bí mật. Nếu giới thiệu là phóng viên thì chỉ nhận được những cái lắc đầu hoặc câu trả lời "không biết". Trong vai một tay buôn rắn, tìm nguồn hàng cho các nhà hàng đặc sản ở Hà Nội, tôi có cuộc thâm nhập khá thú vị vào làng rắn. Những người nông dân chân chất cứ thao thao kể về thành tích nuôi rắn của làng. Cũng đúng thôi, vì nó đem lại sự giàu có cho những người nông dân chân chất của ngôi làng này.
ran-2.JPG
Chuồng nuôi rắn được lợp mái che mưa, nắng.

<tbody>
</tbody>
Chị hàng nước ở đầu đường khoát tay: "Những ngôi nhà cao tầng, những con đường trải nhựa kia, những ngõ xóm bê tông kia đều từ con rắn mà ra cả đó. Chú mua bao nhiêu chả có, nhưng muốn mua hàng tấn thì phải gặp bọn buôn rắn nhờ họ thu thập cho. Gom rắn chúa của cả xã này thì có mà chả được cả chục tấn. Nhưng mua ít thôi, chứ nhiều thế nhỡ bị bắt thì có mà sạt nghiệp, tù mọt gông". Vòng vèo khắp mấy ngôi làng Đông, Tây, tôi thấy nổi lên cái tên Nguyễn Văn Kh. Anh Kh. được dân làng coi là đại gia, nuôi nhiều rắn chúa nhất.
ran-3.JPG
ran-4.JPG
Mỗi rắn chúa được nhốt riêng một chuồng để chúng không ăn thịt nhau.

<tbody>
</tbody>
Gặp người lạ, anh tỏ ra không mặn mà lắm, cứ cắm cúi làm việc. Trò chuyện một hồi, tin tôi có nhà hàng đặc sản rắn và đi tìm nguồn rắn thật sự, anh mới cởi mở hơn. Tôi yêu cầu được xem chất lượng rắn trước khi tính đến chuyện mua bán. Anh dẫn tôi vòng ra phía sau nhà. Sau nhà anh là khu vườn khá rộng với hàng trăm chiếc bể có diện tích mỗi bể khoảng 1m2 và đào sâu xuống lòng đất chừng 1,5m. Mỗi chuồng được đậy bởi một tấm bê tông, có lỗ thông hơi nhỏ.
ran-5.JPG
Pháp luật nghiêm cấm nuôi, nhốt, buôn bán, giết mổ rắn chúa nên người Phụng Thượng nuôi lén lút.

<tbody>
</tbody>
Khu nuôi rắn của anh gồm 3 dãy, lợp mái hẳn hoi. Theo lời anh, tất cả rắn trong chuồng đều là hổ chúa. Hiện tại trong nhà anh vẫn còn tích trữ hơn tấn rắn. Thời điểm này người dân đang vỗ béo cho rắn. Tháng 7 đến 9 dương lịch thì xuất rắn rầm rộ. Tôi hỏi anh Kh. về giá cả, anh bảo, nếu lấy nhiều thì giá 2 triệu/ kg, còn lấy mỗi đợt vài con thì phải 2,2 triệu đồng.
ran-6.JPG
"Đại xà" hoang dã khổng lồ nặng 21kg, dài 7m của một đại gia ở Lào Cai.

<tbody>
</tbody>
Tôi tỏ ý ngại ngần chuyện vận chuyển, vì sợ vướng vào pháp luật, thì anh Kh. trấn an: "Chú yên tâm đi. Bọn anh làm nghề đã gần hai chục năm, quá nhiều kinh nghiệm rồi. Bọn anh đánh cả xe tải sang Trung Quốc được, chứ loanh quanh ở miền Bắc ngại gì. Chú lấy nhiều bọn anh làm luật, còn lấy một vài con sẽ có quân vận chuyển bằng xe máy đến tận nhà. Chưa quen thân chú đặt cọc một nửa, còn quen nhau rồi, cần bao nhiêu, cứ gọi, anh sẽ chuyển đến tận nơi mới phải trả tiền". Rời nhà anh Kh. với một hợp đồng miệng tôi đến nhà anh C. ở đầu xã, nằm bên đường cái. Anh C. vừa là chủ của hơn trăm chuồng rắn vừa là tay buôn rắn cừ khôi của xã.
ran-7.JPG

<tbody>
</tbody>
Anh C. khoe: "Chẳng mấy khi tớ ở nhà. Hôm nay ở trong Nam, ngày mai đã ở bên Lào, Campuchia rồi Trung Quốc. Rắn chúa đắt nên dân trong nước xài ít lắm. 95% xuất sang Trung Quốc chú ạ. Người Trung Quốc mê ăn rắn lắm, nhất là rắn chúa. Họ bảo xơi rắn bổ "rắn", anh cũng không biết thực hư thế nào".
Anh C. chuyên thu mua rắn ở xã và ở những vùng khác để xuất sang Trung Quốc. Ra giêng lại bôn ba vào Nam hoặc lên Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc) và Tứ Xã (làng chuyên nuôi rắn giống thuộc huyện Tam Nông, Phú Thọ) tìm rắn giống bán lại cho làng.
Ngôi nhà 5 tầng khang trang mọc lên giữa vùng quê này cũng là nhờ con rắn. Tôi ngỏ ý làm hợp đồng hẳn hoi để có một lượng rắn lớn, anh lắc đầu nguây nguẩy: "Không cần hợp đồng hợp điếc gì cả. Chú thích một tấn hay chục tấn cũng có. Cứ hẹn ngày giờ, địa điểm chính xác tớ sẽ mang đến đầy đủ không thiếu một cân. Chú chỉ việc đặt một phần ba. Khi nào nhận rắn thì trả nốt là ô kê".
ran-8.JPG
ran-9.JPG

<tbody>
</tbody>
Anh C. dẫn tôi đi tham quan trại rắn của anh. Kỹ thuật xây chuồng cũng chẳng khác gì những hộ gia đình khác. Phía góc vườn có mấy chuồng nhỏ chứa rắn nước, chuột, ếch nhái, cóc… Anh giải thích rắn nước là thức ăn của rắn chúa, còn cóc nhái, chuột dành cho hổ mang phì. Anh khoe số rắn này sắp được xuất đi Trung Quốc và sẽ mang lại cho anh hàng tỉ đồng. Nói rồi, anh C. khiêng tấm bê tông, thản nhiên thò tay xuống đáy chuồng, nhấc lên một khối tròn đen xì to như lốp xe máy. Con rắn khổng lồ ngóc đầu lên phì phò.
Tôi cảm thấy hơi lạnh chạy dọc sống lưng, rùng cả mình. Anh bảo, anh đã nuôi con rắn này 7 năm. Nó nặng chừng 17kg, đã có đại gia trả 50 triệu đồng để ngâm rượu nhưng anh không bán, giữ lại làm kỷ niệm. Khi nào rắn già, anh sẽ cho nó vào bình. Khoe con rắn khổng lồ, to nhất làng xong, anh dẫn tôi vào nhà, chỉ tôi la liệt bình rượu ngâm rắn, đủ các loại tam xà, ngũ xà, cửu xà. Nhưng anh C. quý nhất bình “đại xà”, ngâm duy nhất chú rắn chúa nặng 18kg. Theo anh, đây là con rắn to nhất từ trước đến nay của Phụng Thượng.
 
Last edited by a moderator:
Những hình ảnh trên rất ấn tượng, cảm ơn bạn anuong689 đã chia sẻ.
Mình trưa nhìn thấy rắn gì mà to như vậy, không biết họ nuôi rắn thì cho nó ăn gì mà sao to thế?
Mình thấy nuôi rắn có vẻ mang lại lợi nhuận cao nhưng nguy hiểm lắm. không may bị rắn cắn thì chết....
 
Last edited:
Nuôi rắn dưới đất như vậy sao dọn phân cho sạch sẽ ta? Thấy chuồng cũng sạch sẽ mà! Mọi người cũng giỏi thật!
 
Những hình ảnh trên rất ấn tượng, cảm ơn bạn anuong689 đã chia sẻ.
Mình trưa nhìn thấy rắn gì mà to như vậy, không biết họ nuôi rắn thì cho nó ăn gì mà sao to thế?
Mình thấy nuôi rắn có vẻ mang lại lợi nhuận cao nhưng nguy hiểm lắm. không may bị rắn cắn thì chết....

Mỗi loại rắn có chứa độc tố riêng, có loại gây rối loạn đông máu nạn nhân bị xuất huyết đa cơ quan; Có loại tác động lên thần kinh gây liệt cơ, đặc biệt là cơ tim và cơ hô hấp làm nạn nhân tử vong nhanh chóng nếu không cứu chữa kịp thời.
Trong trường hợp bị rắn cắn phải được xử lý sớm bằng cách băng ép bằng băng vải thun bảng rộng với một lực vừa phải, không nên garot quá chặt và kéo dài dễ làm “chết” vùng xa của chi do thiếu máu nuôi. Sau khi tiến hành sơ cứu phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân cùng xác rắn đã cắn người (nếu đã bị đánh chết) đến bệnh viện để bác sĩ nhanh chóng xác định loại rắn và chọn lựa huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
 
Nói chung là nắm vững kỹ thuật chăm sóc. chứ lơ tơ mơ em nó cắn 1 phát là chạy không kịp luôn!:8^:
 
tôi thấy rằng con gì cũng tốt nhưng nuôi con gì mà nguồn thức ăn chúng ta luôn chủ động được sẽ mang lại cơ hội thành công cao.
 
Last edited:
Back
Top